Xem mẫu

  1. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, PHỤC HỒI CẢNH QUAN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN CỤM MỎ CHÂU PHA ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Nguyễn Hải Âu1,*, Hoàng Thị Hồng Hạnh2, Hoàng Thị Thanh Thủy3, 3 Phan Nguyễn Hồng Ngọc, 3Diệp Huệ Mẫn, 3Trần Ngọc Thanh Hòa 1 Viện Môi trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam * Email: haiauvtn@gmail.com TÓM TẮT Cụm đá xây dựng Châu Pha nằm ở phía đông sườn núi Ông Câu, cách trung tâm thành phố Bà Rịa 6 km theo đường Bà Rịa - Châu Pha, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 26 km theo đường QL51. Cụm mỏ bao gồm 7 mỏ đá xây dựng đã và đang được khai thác do 7 đơn vị đầu tư khai thác. Từ khi đi vào hoạt động đã cung cấp nguồn nguyên vật liệu xây dựng cho công trình, giải quyết việc làm cho người lao động và đóng góp không nhỏ cho sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, mặt trái của hoạt động khai thác khoáng sản là gây ô nhiễm môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; đặc biệt là thay đổi giá trị sử dụng đất nếu doanh nghiệp không tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác. Bài báo trình bày một số phương án phục hồi môi trường đề xuất cho cụm mỏ Châu Pha dựa trên các nguyên tắc: Phù hợp với đặc điểm tự nhiên của khu vực có mỏ; Phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội vùng; Đảm bảo an toàn môi trường và hiệu quả kinh tế cao nhất cho cộng đồng, chủ đầu tư và địa phương. Từ khóa: Khai thác khoáng sản, phục hồi môi trường, đá xây dựng, mặt bằng sau khai thác (MBSKT) 1. GIỚI THIỆU Huyện Tân Thành nằm phía tây bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía đông giáp huyện Châu Đức, phía tây giáp thành phố Vũng Tàu và duyên hải của Thành phố Hồ Chí Minh, phía nam giáp thành phố Bà Rịa, phía bắc giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Diện tích tự nhiên (33.793,3 ha), dân số trung bình năm 2009 là 107.000 người. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có nền nhiệt độ trung bình hàng năm cao (26,3 oC) và hầu như không thay đổi nhiều trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa phân bố đều trong năm (trung bình 1356.5 mm/năm). Tân Thành là huyện có tiềm năng lớn về khoáng sản, phong phú về chủng loại và đa dạng về nguồn gốc, đặc biệt là đá xây dựng. Có thể nói ngành công nghiệp khai thác khoáng sản của huyện trong những năm qua đã đóng góp không nhỏ cho ngân sách Nhà nước, góp phần tăng trưởng kinh tế của huyện, giải quyết việc làm cho người lao động và cung cấp nguồn nguyên vật liệu xây dựng các công trình ở địa phương. 36
  2. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Trong những năm gần đây, cùng với nhiều địa phương khác trong nước, địa bàn huyện đã đẩy mạnh phát triển hoạt động khai thác khoáng sản cả về sản lượng và quy mô khai thác phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của hoạt động khai thác khoáng sản là gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, sinh vật và suy giảm chất lượng sống của cộng đồng xung quanh các khu mỏ và dọc theo các tuyến đường vận chuyển; đặc biệt là thay đổi giá trị sử dụng đất nếu không tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường (PHMT) sau khai thác. Hoạt động khai thác khoáng sản là một dạng sử dụng đất tạm thời, việc đề xuất hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác cần được thành lập trước khi khai thác đối với bất kỳ một mỏ nào nhằm gia tăng tính tích cực của hoạt động khoáng sản. Do đó, hoạt động khai thác khoáng sản cần lưu ý đến giá trị sử dụng đất sau khai thác, đảm bảo thu hồi tối đa khoáng sản, lấy hiệu quả kinh tế- xã hội (KT-XH) và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư khai thác. Xuất phát từ những vấn đề trên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất thực hiện đề án “Nghiên cứu giải pháp bảo vệ môi trường, phục hồi cảnh quan trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” để định hướng cho việc thẩm định, phê duyệt phương án CT, PHMT trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. 2. HIỆN TRẠNG VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Hiện trạng hoạt động của cụm mỏ Châu Pha Cụm đá xây dựng Châu Pha bao gồm 7 mỏ đá xây dựng đã và đang được khai thác do các đơn vị đầu tư khai thác như sau: Bảng 1. Hiện trạng hoạt động khai thác khoáng sản của 7 mỏ được khảo sát. Tên lô Diện tích Công suất khai thác Hiện trạng Giấy phép khai thác khai thác cấp phép (ha) (m3/năm) khai thác số 23/GP-UBND ngày lô 0 22,5 750.000 Khai thác xong 19/10/2010 số 26/GP-UBND ngày lô 1 10,67 185.000 Đang khai thác 16/07/2008 số 1481/QĐ/QLTN ngày Đang gia hạn lô 2A 8,9 150.000 13/06/1996 khai thác số 39/GP-UBND ngày lô 2B 7,73 120.000 Đang khai thác 24/11/2008 lô 3A và số 03/GP-UBND ngày 16,46 700.000 Đang khai thác lô 4 16/03/2011 lô 3B - 14,54 350.000 Đang khai thác Về mặt phân bố không gian, đặc trưng của phân bố khoáng sản là các mỏ đã kết thúc khai thác thường nằm xen lẫn trong cụm mỏ đang khai thác hoặc quy hoạch khai thác cho đến năm 2015 và tầm nhìn 2020. Tuy nhiên, hiện nay chưa thể đánh giá và phân tích rõ được thực trạng về môi trường, địa hình hiện trạng moong khai thác của các mỏ và các nguyên nhân, các vướng mắc dẫn đến khả năng thực hiện cải tạo PHMT của các doanh nghiệp, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng trong quản lý cũng như lộ trình thực hiện để giải quyết cơ bản tình hình phục hồi cảnh quan. Mặt khác, thực hiện các đề án cải tạo các khu mỏ đã kết thúc khai 37
  3. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 thác phụ thuộc vào nhiều yếu tố (còn gọi là tiêu chí) bao gồm yếu tố tự nhiên (địa hình, địa mạo, yếu tố thủy văn, địa chất thủy văn, thảm phủ,…) và các yếu tố nhân sinh (định hướng sử dụng đất khu vực, kinh tế - xã hội địa phương,…). Trong đó, địa hình hiện trạng mỏ và khu vực xung quanh là rất quan trọng, trong hoạt động khai thác khoáng sản thường thì đáy moong kết thúc khai thác khá phức tạp, cần phải được đánh giá tính toán cụ thể khối lượng thực hiện cải tạo, PHMT cho từng mỏ, từ đó xác định được phương án thực hiện và lộ trình thực hiện. 2.2. Các nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn phƣơng án PHMT cho cụm mỏ Châu Pha Vấn đề môi trường lớn nhất trong hoạt động khai thác mỏ trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là định hướng sử dụng mặt bằng sau khai thác (MBSKT) của các cụm mỏ. Phương án sử dụng đất hợp lý cho MBSKT mỏ là một mô hình thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ giữa hình thức sử dụng đất và các đặc điểm của khu vực mỏ, các vấn đề môi trường cũng như hiệu quả kinh tế cao nhất mà hình thức sử dụng đất mang lại. Hình thức sử dụng đất sẽ cung cấp lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo an toàn môi trường, phát triển bền vững và không tốn nhiều chi phí cho bảo trì, phù hợp với mục đích sử dụng hiện hữu và tương lai. Do đó phương án PHMT hợp lý phù hợp với các yêu cầu của sử dụng đất ở MBSKT mỏ khi đáp ứng được các nguyên tắc sau: (1) Phù hợp với đặc điểm tự nhiên của khu vực có mỏ; (2) Phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội vùng; (3) Đảm bảo an toàn môi trường; (4) Hiệu quả kinh tế cao nhất cho cộng đồng, chủ đầu tư và địa phương. Các nguyên tắc gồm 22 tiêu chí (TC) trên vừa thể hiện tính quyết định, tính hỗ trợ qua lại nhằm đảm bảo mục tiêu của giải pháp PHMT. 3. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN PHMT 3.1. Phân tích mối tƣơng quan giữa các tiêu chí và các phƣơng án PHMT cụm mỏ Châu Pha Các giải pháp PHMT được đề xuất cho cụm Châu Pha cải tạo MBSKT cụm mỏ đáp ứng được yêu cầu hình thành 1) khu dân cư hoặc 2) mặt bằng sản xuất. Để có thể lựa chọn 01 phương án PHMT phù hợp cho cụm mỏ, cần phân tích, đánh giá mối tương quan giữa các tiêu chí với các phương án đề xuất để chọn phương án hợp lý nhất. • Nguyên tắc 1: Phù hợp với đặc điểm cụm mỏ TC 1. Loại khoáng sản: Đáy moong sau kết thúc khai thác là đá rhyolit cứng rắn, khả năng chịu tải tốt, khi kết thúc khai thác đáy moong ở cao độ 30-40 m gần như ngang bằng với địa hình tự nhiên nên nền cụm mỏ rất thuận lợi cho việc sử dụng MBSKT thành nơi xây dựng các công trình. Các phương án PHMT tiềm năng của cụm mỏ có thể là khu dân cư hoặc mặt bằng sản xuất phục vụ hoạt động tiểu thủ công nghiệp. TC 2. Địa hình khu mỏ: Cụm mỏ có địa hình dương sau kết thúc khai thác, phân bố trên vách núi từ cao độ 130 m đến 30 m. Ranh giới trên sườn các lô ở phía bắc cụm mỏ gồm lô 1, lô 0, 2A, 2B, 3A ở độ cao từ 110-130 m; các lô 3B, lô 4 ở cao độ thấp hơn từ 60-80 m. Khi kết thúc khai thác đáy moong có cao độ từ 30-40 m, ngoại trừ các hố thu nước trong các lô, đáy moong vẫn cao hơn địa hình tự nhiên. Bản đồ hiện trạng kết thúc khai thác và các mặt cắt, thuận lợi cho việc tạo MBSKT thành nơi xây dựng nhà ở, công trình và trồng cây xanh. TC 3. Nước mặt: Trong phạm vi cụm mỏ không có sông, chỉ có suối Ba và các khe núi dẫn nước vào suối Hòa Nước ở phía đông cụm mỏ. Trong quá trình khai thác, nước mặt được dẫn về các hố thu nước và được bơm ra đường thoát tự nhiên ở suối phía tây Bắc cụm mỏ. Các hố thu nước nay có diện tích khá lớn, ở lô 2B hố thu nước có thể tích 20250 m3 và sâu 10m ; lô 3A và 4 nước mặt tự chảy qua hệ thống mương rãnh, cống tới khe cạn. Ở lô 3B, hố thu nước có thể tích khoảng 10.000 m3. Mặc dù có diện tích không lớn, nhưng các hố thu nước này khó có thể được san lấp khi 38
  4. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 kết thúc khai thác do có thể các hồ được tăng diện tích trong quá trình phát triển mỏ. Trong cải tạo PHMT nên giữ các hố thu nước này để tích nước từ lưu vực của núi ông Câu và núi Sương Mù và nước mưa để tạo hồ cho cảnh quan công viên trong sử dụng MBSKT đồng thời điều hòa tiểu khí hậu khu vực. Nước hồ có thể được sử dụng để tưới cây trồng hoặc tạo diện tích mặt nước cho công viên giải trí trong khu dân cư, nhưng là đối tượng không quan trọng trong cải tạo MBSKT mỏ thành mặt bằng sản xuất. TC 4. Nước dưới đất: Nước dưới đất là nước khe nứt nằm trong các trầm tích lục nguyên tuổi Mezozoi (ms) dày > 500 m, mức độ chứa nước trung bình. Khả năng cung cấp nước cho các hố thu nước từ nước dưới đất là rất ít. Yếu tố nước dưới đất cũng quan trọng cho phương án cải tạo PHMT cụm mỏ thành khu dân cư cấp nước sinh hoạt hoặc cho các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. TC 5. Khí hậu: Cụm mỏ nằm trong vùng ven biển khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa trung bình năm 1356.5 mm, nhiệt độ bình quân năm 26,3 oC, có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có chế độ mưa nắng điều hòa ít xảy ra hạn hán, lũ lụt, thuận lợi cho phát triển xã hội các mặt nói chung. Khí hậu ôn hòa thích hợp cho việc cải tạo MBSKT mỏ thành các khu dân cư có nhiều cây xanh hoặc nhà xưởng phục vụ cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. TC 6. Hệ động thực vật: Đặc điểm hệ động thực vật khu mỏ trước khi khai thác có liên quan đến việc bố trí và tái phủ xanh, giúp chọn lựa loại cây phù hợp cho sự phát triển thực vật trong sử dụng MBSKT mỏ. Qua khảo sát, trong khu vực cụm mỏ chỉ có các loại gia súc, gia cầm, thực vật chủ yếu là cây bạch đàn, cây ăn trái xanh tốt do nhân dân sống trong vùng nuôi trồng. Yếu tố này thuận lợi cho phương án cải tạo MBSKT thành khu dân cư có hồ và trồng nhiều cây xanh. TC 7. Quy mô khu mỏ: Quy mô khu mỏ được đánh giá để xem mức độ phù hợp của diện tích mỏ với các mục đích sử dụng MBSKT. Cụm mỏ có diện tích 101,6 ha. Khi kết thúc khai thác, ngoài các hố thu nước, toàn bộ đáy moong có diện tích phù hợp tạo mặt bằng cho các công trình như nhà ở, kho bãi và cây xanh. TC 8. Thông tin địa chất: Các thông tin địa chất lý thú như nếp uốn, đứt gãy hay hóa thạch đặc biệt quan trọng trong việc sử dụng mặt bằng mỏ thành nơi nghiên cứu địa chất khu vực. Trong phạm vi cụm mỏ chỉ có một đứt gãy chắc chắn. Tiêu chí này không ảnh hưởng quan trọng đến phương án cải tạo MBSKT phục vụ cho việc xây dựng khu dân cư hay mặt bằng sản xuất. • Nguyên tắc 2: Phù hợp với đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực Gồm các tiêu chí liên quan đến dân cư, giao thông, công nghiệp, nông nghiệp,…. đảm bảo tính hài hòa giữa hình thức sử dụng MBSKT mỏ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội khu vực. TC 9. Dân cư: Mật độ dân số có liên quan mật thiết đến hiệu quả sử dụng mặt bằng sau PHMT. Cụm mỏ nằm ở phía đông rừng phòng hộ và ở phía tây khu dân cư. Do tác động của hoạt động khai thác mỏ nên xung quanh cụm mỏ rất ít dân sinh sống. Dân cư tập trung chủ yếu ở ven đường Nguyễn Hữu Cảnh, Lê Trọng Tấn ra đường Bà Rịa- Châu Pha cách cụm mỏ về phía Đông khoảng 400 m. Ngoài ra dân cư tập trung đông ở cách cụm mỏ gần 1 km về phía Nam. Trong tương lai, có thể do nhu cầu xây dựng các công trình quan trọng tại những vị trí khác trong tỉnh, MBSKT cụm mỏ hoàn toàn có thể đáp ứng được việc hỗ trợ công tác giải tỏa đền bù cho dân cư bằng cách cải tạo và xây dựng MBSKT mỏ thành khu tái định cư có công viên cây xanh. TC 10. Giao thông: Về đường bộ, cụm mỏ cách tỉnh lộ Châu Pha - Ngãi Giao khoảng 3 km về phía bắc, cách QL 51 khoảng 1 km về phía tây và nhiều tỉnh lộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng MBSKT. Ngoài ra đường cao tốc chạy dọc theo phía đông cụm mỏ sẽ được xây dựng theo quy 39
  5. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 hoạch đến năm 2020. Yếu tố giao thông quan trọng trong cả hai phương án khu dân cư và mặt bằng sản xuất phục vụ cho hoạt động công nghiệp. TC 11. Khu công nghiệp: Trong khu vực chỉ có 01 KCN đô thị Châu Đức nằm khá xa cụm mỏ (3,5 km về phía Đông Bắc) với tổng diện tích 2.288 ha. Các KCN lân cận là nơi cung cấp việc làm cho dân tái định cư, đồng thời KCN cũng cần sự hỗ trợ về mặt bằng cho xưởng sản xuất trong quá trình hoạt động. TC 12. Khu canh tác: Các hộ dân trong vùng trồng cây công nghiệp chủ yếu là bạch đàn ngoài ra còn có cao su, cà phê, các loại cây lương thực thực phẩm như hoa màu, cây ăn trái. Hiện trạng canh tác khu vực thuận lợi cho việc cải tạo MBSKT mỏ thành khu tái định cư có hồ và cây xanh, tạo cảnh quan mảng xanh đồng bộ cho khu vực. TC 13. Sử dụng đất trước khai thác: Loại đất và hình thức sử dụng đất của khu mỏ trước khai thác sẽ giúp hình thức sử dụng đất mới hiệu quả và phù hợp hơn. Phương án cải tạo PHMT thành khu tái định cư có hồ và cây xanh được chọn lựa do phù hợp với cảnh quan và sử dụng đất trước khai thác là đất ở nông thôn. TC 14. Khu giải trí: Ngoài khu du lịch núi Dinh (cách mỏ 3A khoảng 2 km về phía Tây), không có khu giải trí nào gần cụm mỏ. Tiêu chí khu giải trí khá cần thiết cho nhu cầu giải trí của dân trong khu tái định cư. TC 15. Khu chôn lấp chất thải: Không có khu chôn lấp chất thải nào trong khu vực cụm mỏ. Tiêu chí này không ảnh hưởng lớn đến khu tái định cư do chất thải là rác sinh hoạt. Trong quy hoạch cần phải tính đến lượng chất thải do hoạt động sản xuất của phương án. • Nguyên tắc 3: An toàn môi trƣờng Hình thức sử dụng đất mỏ sau khai thác phải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đến các nguồn nước, hạn chế rủi ro về nhân mạng, không tốn chi phí bảo trì. TC 16. Môi trường nước: Hình thức sử dụng đất mới sẽ ít nhất hoặc không gây ô nhiễm môi trường nước. Giữa 2 phương án đề xuất chọn lựa, phương án khu tái định cư có công viên ít khả năng gây ô nhiễm môi trường nước do diện tích mặt nước hồ (hố thu nước cũ) được quản lý so với các hoạt động sản xuất của phương án mặt bằng sản xuất. TC 17. Môi trường đất: Hình thức sử dụng đất mới sẽ ít nhất hoặc không gây ô nhiễm môi trường đất. Khả năng môi trường đất cụm mỏ bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất có xác suất lớn hơn so với phương án khu tái định cư có hồ và cây xanh. TC 18. Môi trường không khí: Hình thức sử dụng đất mới sẽ ít nhất hoặc không gây ô nhiễm môi trường không khí. Phương án khu tái định cư có hồ và cây xanh ít có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí do mật độ cây xanh lớn. Khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn và khí do hoạt động sản xuất. TC 19. Rủi ro: Hình thức sử dụng đất mới hạn chế rủi ro có thể xảy ra liên quan đến việc quản lý hoạt động sản xuất của phương án. Rủi ro (cháy nổ) có khả năng xảy ra do các hoạt động sản xuất lớn hơn so với phương án khu tái định cư. • Nguyên tắc 4: Hiệu quả kinh tế Hình thức sử dụng ĐSKT mỏ có mang lại lợi ích cho chủ đầu tư, chính quyền địa phương và đặc biệt là đáp ứng được lợi ích tinh thần và vật chất của cộng đồng. TC 20. Hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư: Phương án cải tạo MBSKT thành nhà xưởng, kho bãi đem lại lợi nhuận rõ ràng cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, phương án cải tạo PHMT môi trường thành 40
  6. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 khu tái định cư đi vào hoạt động sẽ mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư, đảm bảo tuổi thọ của hình thức sử dụng mặt bằng mỏ và lợi ích của các bên liên quan. TC 21. Lợi ích cho cộng đồng: Phương án khu tái định cư có những ưu điểm như: dân được mua nhà giá rẻ, cơ sở hạ tầng tốt, vị trí tốt, giao thông thuận lợi đến cơ quan, khu công nghiệp và các hoạt động khác trong khu vực. Ngoài ra, hồ nước, cây xanh tạo điều kiện sống thoải mái, thư giản cho dân cư, TC 22. Lợi ích cho địa phương: Hình thức sử dụng MBSKT mỏ phù hợp với quy hoạch và lợi ích của địa phương. Phương án khu tái định cư giúp chính quyền địa phương giải quyết được chính sách về việc đền bù chỗ ở cho các hộ dân bị giải tỏa từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác trong tỉnh, giúp tăng dân số địa phương, cơ sở hạ tầng được cải thiện, khang trang hơn, các rủi ro về môi trường thấp hơn Định hƣớng KTKT cụm Châu Pha Giải pháp: Qua phân tích đánh giá các tiêu chí thể hiện đặc điểm cụm mỏ và đặc điểm TNKTXH khu vực, giải pháp PHMT cho cụm mỏ Châu Pha là cải tạo MBSKT thành khu dân cư. Nội dung: - Vách moong sẽ được cải tạo để đạt độ ổn định, an toàn. - Đáy moong sẽ được san gạt tạo mặt bằng xây dựng khu dân cư. Do diện tích mặt bằng lớn, khu dân cư sẽ được chia làm nhiều khu nhà khác nhau để dễ quản lý và tạo cảnh quan cho khu vực. - Để giảm nhiệt độ và tạo cảnh quan, xen kẽ các khu nhà sẽ được trồng nhiều cây xanh. - Ở khu vực moong khai thác lô 3A sẽ được cải tạo thành 1 công viên nhỏ, trồng cây xanh. Trong khu dân cư các dịch vụ như nhà hàng, cửa hàng tiện lợi và trạm y tế sẽ được xây dựng để phục vụ người dân sinh sống trong khu vực này. Hình 1. Định hướng khai thác Hình 2. Quy hoạch không gian sau khai thác cụm mỏ Châu Pha. cụm mỏ Châu Pha. 41
  7. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 4. KẾT LUẬN Báo cáo đã đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, phục hồi cảnh quan cho cụm mỏ Châu Pha đã khai thác, đang khai thác và các điểm mỏ theo quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt. Giải pháp chủ yếu dựa trên hướng dẫn của Thông tư 38/2015/TT-BTNMT và phương án phục hồi môi trường cho cụm mỏ Châu Pha trên địa bàn huyện Tân Thành nhằm mục đích đảm bảo tính thống nhất, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hiệu quả quỹ đất sau khai thác khắc phục tình trạng khai thác tài nguyên thiếu hợp lý, phương án phục môi trường thiếu tính khả thi, mất cảnh quan môi trường tại các mỏ, cụm mỏ đang khai thác khoáng sản hiện nay. Ngoài các biện pháp kỹ thuật được đề xuất, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường thanh, kiểm tra thực thi chính sách, đảm bảo các đối tượng có liên quan phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, của cơ quan có thẩm quyền. Các đối tương vi phạm, không tuân thủ cải tạo, phục hồi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản cần xử lý nghiêm theo quy định tại Điều 32, Nghị định 155/2016/NĐCP ngày 18/11/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Văn Bát - Giáo trình địa chất môi trường, Hà Nội, 2000. 2. Trần Ngọc Chấn - Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000. 3. Nguyễn Khắc Cường - Giáo trình thủy văn công trình, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1998. 4. Hồ Sỹ Giao - Giáo trình bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên, Hà Nội, 2005. 5. Hồ Sỹ Giao, Bùi Xuân Nam, Nguyễn Anh Tuấn - Khai thác khoáng sản rắn bằng phương pháp lộ thiên, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, 2009. 6. Lê Văn Nãi - Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2000. 7. Lê Minh Châu và cộng sự - Báo cáo tổng kết Dự án điều tra đánh giá hiện trạng công tác hoàn thổ phục hồi môi trường và xây dựng kế hoạch, Dự án thực hiện chương trình hoàn thổ phục hồi môi trường ở các vùng khai thác khoáng sản, Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim, 2007. 8. Hà Quang Hải nnk. - Nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường tổng hợp hoạt động khai thác đá xây dựng thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý khoáng sản, Trường Đại học KHTN, Đại học QG TP. HCM, 2008. 9. Hạnh H. T. H và Hằng H. T. M. - Hoàn thổ mỏ đá xây dựng. Một số giải pháp cho cụm mỏ đá khu vực ĐHQG. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ số 9 & 10 (1998). 42
  8. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 APPLICATION OF GROUNDWATER QUALITY INDEX AND CLUSTER ANALYSIS IN EVALUATION OF THE JURA GROUNDWATER QUALITY IN XUYEN MOC DISTRICT, BA RIA - VUNG TAU PROVINCE Nguyen Hai Au1,*, Pham Thi Tuyet Nhi2, Tat Hong Minh Vy2, Tran Ngoc Thanh Hoa2 1 Institute for Environment and Resources, Vietnam National University of Ho Chi Minh City 2 Geology and Minerals department, Hochiminh City University of Natural Resources and Environment *Email: haiauvtn@gmail.com ABSTRACT Groundwater in Xuyen Moc district is used for many purposes like irrigation, domestic and animal husbandry. In recent years, groundwater quality in the area witnessed a downward trend, especially in dry season. In this study, 06 groundwater samples were collected from mornitoring wells from Pleistocen aquifer in wet and dry seasons during 2017. Cluster Analysis (CA) and Groundwater Quality Index (GWQI) methods were used to assess the suitable level of groundwater quality in the study area. Eleven water quality parameters (pH, TDS, TH, Cl-, F-, NO2-, NO3-, SO42-, Zn2+, Mn2+ và Fe2+) were selected for analysising in this study. The analysis results GWQI indicates 83 % (dry season) and 67 % (wet season) water quality of mornitoring wells in study area increases from moderate to very good. The number of mornitoring wells that have water quality from bad to very bad exchange between dry and wet seasons. Cluster Analysis divides mornitoring data into 3 different groups with homogeneous properties within internal cluster. The research results provide specific information, useful tools for processing complex monitoring data and groundwater quality partition in the study area, helping the authorities to establish appropriate strategies for sustainable development of groundwater resource. Keywords: GWQI, CA, groundwater, water quality. 43
nguon tai.lieu . vn