Xem mẫu

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI ðỊA CHÍ QUẢNG NGÃI Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 1
  2. BAN CHỈ ðẠO BIÊN SOẠN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI * CỐ VẤN HỘI ðỒNG BIÊN SOẠN PGS. TRẦN NGHĨA GS. TS. PHAN NGỌC LIÊN * HỘI ðỒNG BIÊN SOẠN TS. NGUYỄN KIM HIỆU Chủ tịch Hội ñồng NGUYỄN HOÀNG SƠN Phó Chủ tịch Hội ñồng HOÀNG NAM CHU Phó Chủ tịch Hội ñồng PHẠM ðÌNH PHÚC Ủy viên Thường trực Hội ñồng CAO CHƯ Ủy viên Thường trực Hội ñồng LÊ HỒNG KHÁNH Ủy viên Hội ñồng TS. VÕ TUẤN NHÂN Ủy viên Hội ñồng THANH THẢO Ủy viên Hội ñồng TS. NGUYỄN ðĂNG VŨ Ủy viên Hội ñồng Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 2
  3. PHÂN CÔNG BIÊN SOẠN Phần I: ðịa lý hành chính, tự nhiên và dân cư VÕ TUẤN NHÂN (Biên soạn chính) ðOÀN NGỌC KHÔI - VÕ VĂN TOÀN - KIỀU QUÝ CẢNH TRẦN NGỌC BÌNH - NGUYỄN TẠ QUYỀN - TRẦN CÔNG HOÀ Phần II: Truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc LÊ HỒNG KHÁNH (Biên soạn chính) TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ - TẠ THANH Phần III: Kinh tế PHẠM ðÌNH PHÚC (Biên soạn chính) PHẠM VĂN SƠN - LÊ HẠNH - PHAN HUY HOÀNG NGUYỄN KHOA THÀNH - CAO CHƯ - NGUYỄN AN LÊ ðÔNG THUỶ - TẠ THANH Phần IV: Văn hoá - xã hội THANH THẢO - NGUYỄN ðĂNG VŨ (Tổ chức bản thảo, Biên soạn chính) VÕ TUẤN NHÂN - TRƯƠNG LÊ HOÀI VŨ LÊ VĂN SƠN - NGUYỄN XUÂN DŨNG NGUYỄN DIÊN XƯỚNG - ðOÀN NGỌC KHÔI HỒNG NHÂN - TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ LÝ VĂN HIỀN - TRẦN BÁ PHƯỚC - HUỲNH THẾ CÙ ðÌNH HÒA - NGUYỄN XUÂN MẾN - BÙI NAM (Cộng tác viên) Phần V: Thành phố Quảng Ngãi và các huyện trong tỉnh CAO CHƯ (Biên soạn chính) HỒNG NHÂN - TRẦN VĂN THẬN DƯƠNG THỊ HẢO - CAO THỊ HỒNG HẠNH  Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 3
  4. Lời nói ñầu QUẢNG NGÃI - quê hương của nhà cách mạng, nhà văn hóa lớn Phạm Văn ðồng - là một mảnh ñất giàu truyền thống yêu nước, hiếu học, ñoàn kết, lao ñộng cần cù, sáng tạo. Tiếp xúc với tiến trình phát triển của ñất Quảng Ngãi theo suốt chiều dài lịch sử, người ta không khỏi ngạc nhiên bởi những ñóng góp của mảnh ñất này vào sự phát triển kinh tế xã hội - văn hóa của cộng ñồng các dân tộc Việt Nam. Nơi ñây các nhà khảo cổ học ñã tìm ñược nhiều hiện vật về thời kỳ ñồ ñá, chứng tỏ mảnh ñất này từng có con người sinh tụ và ñã có sự hiện diện của một nền văn minh từ thời thượng cổ. Quảng Ngãi là nơi phát hiện ñầu tiên, cũng là cái nôi của nền văn minh - văn hóa Sa Huỳnh, có niên ñại cách nay 2.500 - 3.000 năm, với những di chỉ hết sức phong phú ở Sa Huỳnh, Thạnh ðức, Lý Sơn. Kế tiếp Văn hóa Sa Huỳnh là Văn hóa Chămpa với kiến trúc thành Châu Sa, tháp Chánh Lộ quy mô, bề thế, mang một phong cách riêng, cùng nhiều di chỉ, di tích khác có niên ñại cách ñây hàng ngàn năm. Kế sau Chămpa, văn hóa Việt trở thành dòng chủ ñạo của nền văn hóa ña dân tộc, tiếp tục phát triển từ thế kỷ XV trở về sau. Trong sự giao thoa, chuyển tiếp với Văn hóa Chămpa, sự giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em bản ñịa miền núi là các dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong, pha trộn với người Hoa và một số dân tộc khác, ñã nhào nặn nơi ñất này một sắc thái văn hóa khá ñộc ñáo, góp phần làm phong phú cho nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trải qua những thời kỳ lịch sử lâu dài, lam sơn chướng khí bị ñẩy lùi, hình thành nên làng mạc, ruộng ñồng, kênh mương, nhà cửa, cây ña, bến nước, ñình làng, thành quách, phố xá, nơi lưu dấu biết bao mồ hôi, xương máu, nước mắt và nụ cười của lớp lớp thế hệ chủ nhân ñất Quảng Ngãi. Các dân tộc ở Quảng Ngãi là người dân Việt Nam, mang ñặc tính chung của người Việt Nam và với sự nỗ lực của mình, người Quảng Ngãi ñã góp phần tô ñậm những nét ñẹp quý báu của người Việt Nam. Qua thử thách trong môi trường tự nhiên và xã hội khắc nghiệt, người Quảng Ngãi ñã rèn ñúc cho mình thêm sự cứng cỏi, dẻo dai, không chỉ có sức chịu ñựng mà còn ñủ ý chí, nghị lực, sức sáng tạo ñể cải biến tự nhiên, xây dựng xã hội ngày càng tốt ñẹp hơn. Ngược dòng lịch sử, vào thế kỷ XVIII, cùng với Bình ðịnh, Quảng Ngãi cũng ñược xem là cái nôi của phong trào nông dân Tây Sơn ngay từ khi nó mới khởi phát và sau ñó ñã có những ñóng góp không nhỏ vào các cuộc chống ngoại xâm của dân tộc, tạo lập nên các chiến công oanh liệt ñánh tan quân Xiêm, ñại phá quân Thanh. Quảng Ngãi là quê hương của Trần Quang Diệu, Trương ðăng ðồ Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 4
  5. và nhiều vị văn thần, võ tướng khác của nhà Tây Sơn. Thời Pháp khởi sự xâm lược Việt Nam, Quảng Ngãi có Hộ ñốc Võ Duy Ninh là vị chỉ huy cao cấp ñầu tiên của triều ñình Huế tử tiết vì thành Gia ðịnh (1859); tiếp sau có Bình Tây ðại nguyên soái Trương ðịnh trở thành một thủ lĩnh nghĩa quân Nam Kỳ chống Pháp. Sau ngày Kinh ñô Huế thất thủ (1885), Quảng Ngãi là nơi phất cờ khởi nghĩa Cần vương chống Pháp ñầu tiên ở Nam Trung Kỳ, dưới sự lãnh ñạo của Lê Trung ðình, Nguyễn Tự Tân và mặc dù bị kẻ ñịch dìm trong bể máu, phong trào Cần vương ở Quảng Ngãi vẫn liên tục tồn tại hàng chục năm sau. ðầu thế kỷ XX, Quảng Ngãi ghi dấu vào lịch sử Việt Nam bằng những hoạt ñộng mạnh mẽ, tích cực của Duy tân Hội, với các chí sĩ yêu nước Lê ðình Cẩn, Nguyễn Bá Loan, Lê Tựu Khiết… ñặc biệt là phong trào cự sưu, khất thuế rầm rộ, có tiếng vang trong khắp cả nước thời bấy giờ. Mặc dù bị kẻ ñịch ñàn áp khốc liệt, nhiều nhà yêu nước và quần chúng bị ñịch giết hại, tù ñày nhưng phong trào yêu nước ở Quảng Ngãi vẫn ñược tiếp nối với Việt Nam Quang phục Hội, xuất hiện hàng loạt chí sĩ, như Lê Ngung, Nguyễn Thụy, Phạm Cao Chẩm... trong cuộc khởi nghĩa bất thành năm 1916. Các phong trào, hoạt ñộng yêu nước cuối thế kỷ XIX, ñầu thế kỷ XX tuy bị ñàn áp ñẫm máu, khốc liệt, nhưng lòng yêu nước của người dân Quảng Ngãi không vì thế mà bị dập tắt, nguội lạnh; ngược lại, nó ñã liên tục bùng lên mạnh mẽ, nhất là sau khi Ðảng Cộng sản Việt Nam rồi ðảng bộ tỉnh Quảng Ngãi ñược thành lập. Tiếng trống ðức Phổ vang ñộng ngay từ năm 1930 ñã lan ra toàn tỉnh. Người Bí thư ñầu tiên của ðảng bộ tỉnh Quảng Ngãi là ñồng chí Nguyễn Nghiêm hy sinh, nhưng cuộc ñấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc vẫn tiếp tục phát triển. Nhiều cán bộ Quảng Ngãi cũng góp sức cho phong trào cách mạng ở các tỉnh bạn, nhất là các tỉnh Nam Trung Kỳ. Nhiều chiến sĩ cộng sản xuất hiện như những tấm gương sáng ngời trong ñấu tranh cách mạng. Quảng Ngãi là nơi bùng nổ của Khởi nghĩa Ba Tơ và thành lập ðội du kích Ba Tơ - tiền thân của lực lượng vũ trang Liên khu V. Trong Cách mạng tháng Tám, Quảng Ngãi là nơi diễn ra cuộc Tổng khởi nghĩa sớm trong cả nước (14.8.1945) và trở thành cái nôi của vùng tự do Liên khu V trong kháng chiến chống Pháp. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quảng Ngãi có những sự kiện quan trọng như cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi tháng 8.1959, Chiến thắng Ba Gia 31.5.1965, Chiến thắng Vạn Tường 18.8.1965, ñánh dấu ñược những chiến công huy hoàng; ñồng thời, Quảng Ngãi cũng là nơi chịu nhiều ñau thương mất mát, ñiển hình là vụ thảm sát Sơn Mỹ 16.3.1968, làm chấn ñộng dư luận thế giới và lương tâm loài người. Trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc, Quảng Ngãi ñã xuất hiện biết bao tấm gương hy sinh vì nước, rèn ñúc ñược nhiều nhà lãnh ñạo, nhiều vị tướng lĩnh tài ba thao lược, như Nguyễn Chánh, Trần Văn Trà, Phạm Kiệt, Trần Quý Hai, Trần Nam Trung, Nguyễn ðôn… và nổi bật là ñồng chí Phạm Văn ðồng, người hiến dâng cả cuộc ñời cho cách mạng và ñể lại dấu ấn sâu ñậm trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong suốt nhiều thập niên của thế kỷ XX. Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 5
  6. Quảng Ngãi không chỉ nổi bật ở truyền thống yêu nước và cách mạng, mảnh ñất này còn nổi bật ở truyền thống lao ñộng sáng tạo, truyền thống văn hóa, tinh thần hiếu học. Từ nhiều thế kỷ trước, hàng trăm guồng xe nước trên sông Trà Khúc và sông Vệ ñã ñược xây dựng kỳ vĩ giữa non sông, khiến khách qua ñây không khỏi ngạc nhiên, khâm phục và liên tưởng ñến hình ảnh của sự nhẫn nại, ñức cần cù và tiềm năng sáng tạo lớn lao của người dân miền Ấn - Trà. Từ một vùng quê nhiều giông bão, lũ lụt, hạn hán, bằng bàn tay và khối óc của mình, con người nơi ñây ñã cải biến cả vùng ñất thiên nhiên khắc nghiệt này thành nơi ñất lành. Sản vật của tự nhiên qua bàn tay con người ñã trở thành những món ăn ñậm phong vị quê hương. Từ loài cá bống, cá thài bai nhỏ nhoi trên sông Trà mà khiến người nơi xa phải nhớ. Từ loài nhuyễn thể vùng nước lợ mà thành món don ñậm hương quê nhà. Quảng Ngãi còn nổi tiếng là xứ sở mía ñường, là nơi sản xuất ñường phèn, ñường phổi, kẹo gương, mạch nha và rất nhiều món ăn ñặc sản khác. Ở miền núi thì có ốc ñá, cá niêng, có rượu ñót, rượu cần. Ở hải ñảo thì có hải sâm và nhiều loài hải sản mặn mà vị biển. ðồng bằng có vị ngọt của mía thì miền núi có vị thơm nồng của quế Trà Bồng, vị thơm cay của cau Sơn Hà, Sơn Tây, vị ngọt chát của chè Minh Long, vị ngọt lịm của dứa Ba Tơ. Vượt lên những lo toan cơm áo hằng ngày, người Quảng Ngãi biết tạo dựng nhà rường, nhà lá mái ở miền xuôi, nhà sàn ở miền núi. Những câu ca dao, ñiệu hò, ñiệu lý, hát bả trạo, sắc bùa, bài chòi ở miền xuôi; những khúc dân ca, dân nhạc miền núi; những lễ hội… cùng tạo cho cuộc sống người dân ñất này thêm phần ñáng yêu và mang nhiều dáng nét riêng. Quảng Ngãi là nơi sinh thành của một số nhà thơ, của các nghệ sĩ lớn của ñất nước. Quảng Ngãi nổi tiếng là ñất học từ xưa với nhiều nhà khoa bảng Nho học, sang thời kỳ Tân học và nền giáo dục cách mạng càng nổi lên truyền thống hiếu học với nhiều người học giỏi, nhiều người trở thành những nhà học thuật nổi tiếng trong nước. Từ sau khi ñất nước hòa bình, thống nhất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là từ sau khi ðảng Cộng sản Việt Nam chủ trương ñổi mới (1986), mở cửa hội nhập khu vực, quốc tế, Quảng Ngãi ñã có những bước phát triển căn bản về nhiều mặt. Quảng Ngãi ñã hoàn thành công trình ñại thủy nông Thạch Nham, tưới cho 50.000ha ñất canh tác, tạo nên một sức bật mới cho kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Các Khu công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong hình thành. ðặc biệt, Khu Kinh tế Dung Quất trong vùng kinh tế trọng ñiểm miền Trung ñược xây dựng, tạo ra một bước ñột phá mới cho kinh tế của tỉnh. Thị xã Quảng Ngãi ñã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội không ngừng phát triển. Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều chuyển biến ñi lên. ðời sống mọi mặt của người dân Quảng Ngãi ngày càng ñược nâng cao. Sự phát triển sinh ñộng, phong phú về nhiều mặt của Quảng Ngãi trong sự phát triển chung của ñất nước là thuận lợi rất lớn nhưng ñồng thời tự thân nó cũng là một thử thách không nhỏ ñối với người nghiên cứu. Vấn ñề ñầu tiên mà những Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 6
  7. người thực hiện tự hỏi là mình nghiên cứu như thế là ñã ñúng, ñầy ñủ, tương xứng, phù hợp với hiện thực của Quảng Ngãi trong quá khứ và hiện tại hay chưa? ðây lại là công trình ñịa chí Quảng Ngãi ñầu tiên kể từ sau Cách mạng tháng Tám ñến nay. Hiểu ñược những khó khăn ấy, ñể các nhà nghiên cứu thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, Hội ñồng Biên soạn công trình ñã bàn bạc, ñề ra nhiều giải pháp, biện pháp thực hiện ñúng ñịnh hướng và có hiệu quả theo chỉ ñạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Hội ñồng ñã mời Phó Giáo sư Trần Nghĩa, Giáo sư Phan Ngọc Liên làm cố vấn chuyên môn và giúp chỉnh biên toàn bộ công trình; ñã mời các nhà nghiên cứu, các cán bộ có chuyên môn vững trong tỉnh và trong nước hình thành các tổ tham gia nghiên cứu, biên soạn các phần của công trình. Một khối lượng công việc rất lớn, nhưng quỹ thời gian và ñiều kiện lại rất có hạn. Trong hai năm 2004 - 2005, những người thực hiện ñã làm việc cật lực ñể công trình hoàn thành ñúng tiến ñộ, ñảm bảo chất lượng. Cho ñến cuối năm 2005, công trình ñã cơ bản hoàn thành khối lượng như kế hoạch ñề ra, kịp ra mắt chào mừng ðại hội ðảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVII. "ðịa chí Quảng Ngãi" là một công trình khoa học lớn của tỉnh nhà, với rất nhiều nội dung, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. ðối với loại công trình như thế này, bản thân những người nghiên cứu dù ñã hết sức cố gắng vẫn không dám quả quyết rằng mọi thứ ñều ñã tốt ñẹp. Dù ñã nghiên cứu nghiêm túc, nhưng cho ñến sau khi xuất bản, công trình vẫn rất cần sự chỉnh sửa, bổ khuyết, rất cần sự ñóng góp chân thành của ñộc giả ñể ngày càng tiến ñến hoàn thiện. Thay mặt Hội ñồng Biên soạn công trình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Chỉ ñạo công trình, cảm ơn các cơ quan, ñơn vị, cá nhân, ñịa phương ñã hết sức giúp ñỡ, ñặc biệt cảm ơn các nhà nghiên cứu ñã không quản gian khó, ñem hết tâm lực của mình ñể công trình ñạt kết quả cao nhất. TS. NGUYỄN KIM HIỆU Chủ tịch Hội ñồng Biên soạn Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 7
  8. Phàm lệ I. VỀ DANH XƯNG (TÊN GỌI) CÁC DÂN TỘC Tỉnh Quảng Ngãi là ñịa bàn cư trú lâu ñời của 4 dân tộc anh em Việt (Kinh), Hrê, Cor, và Ca Dong. Do nhiều nguyên nhân, cách gọi tên và cách viết tên các dân tộc có tình trạng không thống nhất. Trong ðịa chí Quảng Ngãi, chúng tôi thống nhất viết tên các dân tộc như sau: 1) Dân tộc Việt; 2) dân tộc Hrê; 3) Dân tộc Cor; 4) Dân tộc Ca Dong. Ngoài ra, các từ "Kinh", "Thượng" cũng ñược sử dụng khi ñề cập ñến quan hệ giữa dân tộc chiếm ña số cư dân (người Việt, sống chủ yếu ở vùng ñồng bằng) và cộng ñồng các dân tộc thiểu số anh em sống chủ yếu ở miền núi, vùng cao. Cách gọi như trên hiện nay ñã trở nên phổ biến trong giao tiếp giữa các dân tộc, sử dụng trong các văn bản hành chính, tài liệu và phương tiện thông tin ñại chúng ở Quảng Ngãi, ñồng thời ñược ñồng bào các dân tộc thừa nhận. ðể tiện cho việc tìm hiểu, tra cứu của ñông ñảo bạn ñọc và các nhà chuyên môn, những cách gọi khác cũng như nhiều vấn ñề liên quan ñến các dân tộc anh em ở Quảng Ngãi, chúng tôi trình bày cụ thể tại chương VI, phần I của ðịa chí Quảng Ngãi. Các dân tộc trên ñây sẽ ñược trình bày theo thứ tự về quy mô dân số; dân tộc có số dân ñông hơn sẽ giới thiệu trước, dân tộc có số dân ít hơn sẽ giới thiệu sau, cụ thể là: Việt, Hrê, Cor, Ca Dong. Trường hợp ñề cập ñến một dân tộc cụ thể trong mối quan hệ với các dân tộc khác, thì dân tộc này ñược nêu trước, các dân tộc có quan hệ sẽ nêu sau, tùy văn cảnh cụ thể. II. VỀ NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ðịa chí Quảng Ngãi không sử dụng những chữ viết tắt, khi cần thiết chỉ viết tắt những cụm từ ñã trở nên thông dụng, quen thuộc trong phạm vi cả nước, ñược cộng ñồng sử dụng quốc ngữ chấp nhận, như tên gọi viết tắt chính thức của các tổ chức quốc tế, hoặc tên gọi ñối ngoại của các tổ chức trong nước (ASEAN, UNICEF, UNESCO, VIETCOMBANK,…) ñược sử dụng như tên gọi chính thức của tổ chức ñó. III. VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO Mục "Tài liệu tham khảo" ở cuối sách liệt kê các tài liệu, sách, văn bản, báo, tạp chí… (gọi chung là tài liệu) ñược các tác giả tham khảo trong quá trình biên soạn ðịa chí Quảng Ngãi. Sách tham khảo ñược sắp xếp theo thứ tự A, B, C, ñược ghi rõ các yếu tố (nếu có) như: tên tác giả (hoặc nhóm tác giả); tên tác phẩm; tên nhà xuất bản (hoặc cơ Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 8
  9. quan xuất bản); tên nơi xuất bản; năm xuất bản; số tập (nếu là tác phẩm nhiều tập); số kỳ (nếu là tạp chí), vv. Báo, tạp chí dùng tham khảo viết theo thứ tự tên báo (tạp chí, ñặc san, chuyên san), số, ngày, tháng, năm phát hành, ñịa ñiểm phát hành. Nếu tác phẩm có nhiều người viết thì ở mục tác giả có thể ghi ñủ tên các tác giả (nếu không quá 3 người), hoặc chỉ ghi tên người chủ biên (hoặc chủ trương), tiếp theo ñó là cụm từ "và nhiều người khác". Trường hợp tên cơ quan xuất bản ñã chỉ ñịnh ñịa phương nơi xuất bản (ví dụ Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xuất bản; Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,…) thì có thể loại bớt phần tên tỉnh, thành phố nơi ñóng trụ sở cơ quan xuất bản, nhà xuất bản. Ngoài ra, các tác phẩm chỉ dùng tham khảo chuyên biệt trong phạm vi một chương thì không liệt kê vào mục "Tài liệu tham khảo" mà chỉ chú thích ngay phía dưới trang sách. Thứ tự kê cứu nguồn chú thích như mục "Tài liệu tham khảo" nhưng ghi rõ số trang ở cuối dòng chú thích (nếu là sách, tài liệu có ñánh số trang) hoặc mục (nếu tác phẩm không kê số trang). Trường hợp chú thích là của tác phẩm dẫn nguồn thì ñánh dấu hoa thị (*) và ghi rõ tên nguồn có chú thích. IV. VỀ PHIÊN ÂM Trừ một số thuật ngữ mang tính chuyên môn sâu, tất cả các từ nước ngoài còn lại (kể cả tên người, tên ñất) ñều ñược phiên âm sang quốc ngữ. ðối với các ngôn ngữ ña âm (tiếng Anh, tiếng Pháp,…), các âm tiết trong một từ khi phiên âm ñều viết liền nhau, liền sau từ phiên âm là từ gốc, ñược viết trong ngoặc ñơn, ví dụ Giơnevơ (Genève), ðờ Gôn (De Gaule)… ðối với các từ lặp lại nhiều lần thì chỉ chuẩn từ gốc vào lần ñầu tiên. Các ngôn ngữ sử dụng mẫu tự Xlavơ (Slave) như tiếng Nga, tiếng Hungari thì khi cần viết lại từ gốc sẽ chuyển sang mẫu tự Latinh (Latin) theo thông lệ quốc tế. ðối với tiếng Hán hiện ñại (tiếng Trung Quốc) thì việc phiên âm (thường là tên người, tên ñất) dùng cách phiên âm Latinh theo cách phiên âm ñược Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chấp nhận. V. VỀ CÁCH VIẾT HOA Theo thông lệ, ðịa chí Quảng Ngãi viết hoa tất cả các thành phần cấu tạo ñịa danh, nhân danh; ví dụ: Quảng Ngãi, Ba Tơ, Ba Làng An… (ñịa danh); Mai Bá, Phạm Văn ðồng, Lê Trung ðình, Trịnh Thị Tuyết Anh… (nhân danh). ðối với các danh từ chung ñặt trước ñịa danh khi ñịa danh ấy dùng ñể gọi tên thì không viết hoa; ví dụ: sông Vệ, sông Rinh, núi Ấn… (ñịa hình thiên nhiên); chợ Mới, cầu Cháy, ngã ba Thạch Trụ, ñường Lê Ngung… (công trình xây dựng); thôn 1, thành phố Quảng Ngãi, huyện Lý Sơn… (ñơn vị hành chính); vùng An Ba, khu vực Dung Quất, chòm Miếu Bà… (một khu vực không có ranh giới rõ rệt). Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 9
  10. Thành phần nằm sau danh từ của một kết hợp từ kiểu Hán - Việt hiện còn sử dụng hạn chế, cũng không viết hoa, ví dụ: Trà giang, Ấn sơn…; nhưng khi thành phần này ñã chuyển ñổi thành danh từ riêng (ñịa danh) thì viết hoa, ví dụ: sông Bàu Giang, núi Dương Sơn… Viết hoa các thành phần cấu tạo ñịa danh vốn ban ñầu chỉ có tác dụng phân biệt, nhưng về sau ñã chuyển ñổi thành bộ phận của ñịa danh, ví dụ: ðại An ðông, Tịnh Ấn Tây, Thi Phổ Nhất,… Viết hoa tên cụ thể của các cơ quan, ñơn vị, mặc dù gốc từ là danh từ chung, ví dụ Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi, Trường Cao ñẳng Tài chính - Kế toán… VI. VỀ SẮP XẾP THỨ TỰ CÁC ðƠN VỊ HUYỆN, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH Khi liệt kê tên hoặc trình bày nội dung về các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, ðịa chí Quảng Ngãi sắp xếp theo thứ tự: ñầu tiên là thành phố Quảng Ngãi (tỉnh lỵ), tiếp theo là các huyện ñồng bằng, rồi ñến các huyện miền núi (kể từ Bắc vào Nam), sau cùng là huyện ñảo Lý Sơn. VII. VỀ ẢNH TƯ LIỆU Tranh ảnh minh họa trong ðịa chí Quảng Ngãi ñược lấy từ các nguồn như cơ quan lưu trữ trung ương và ñịa phương, tài liệu nước ngoài, kể cả một số tư liệu cá nhân hoặc tập thể, tất cả ñều ñược ghi rõ xuất xứ. Cụ thể, nguồn ảnh tư liệu có thể chia thành hai nhóm: 1) Ảnh của các tác giả: Nguyễn Ngọc Trinh, ðăng Lâm, ðăng Vũ, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Hy, Lê Văn Sơn, Lý Văn Hiền, Cao Chư, Thanh Long, Huỳnh Thế, Hồng Khánh, Trần ðăng, ðặng Tùng, ðoàn Ngọc Khôi và các tác giả khác; 2) Ảnh tư liệu của các cơ quan, tổ chức: Thông tấn xã Việt Nam, Tạp chí Cẩm Thành, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi, Bảo tàng Chăm ðà Nẵng, Trung tâm Văn hoá - Thông tin Quảng Ngãi, vv. Ngoài những vấn ñề ñã nêu, trong từng phần, từng chương nếu có biệt lệ thì có chú thích cụ thể ở ngay phía dưới trang sách ñể người ñọc tiện theo dõi. Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 10
  11. Tổng luận về “ðịa chí Quảng Ngãi ” ðể làm nền cho một cái nhìn toàn cảnh về "ðịa chí Quảng Ngãi", hãy nói một chút về khái niệm ñịa chí, các loại ñịa chí và lịch sử ñịa chí Việt Nam. NGHĨA CHỮ "ðỊA CHÍ" "ðịa chí" là gì? Xét theo nghĩa gốc thì "ñịa" (地) là ñịa, "chí" (志 ,誌) là ghi chép; "ñịa chí" là ghi chép về ñịa. Nhưng thế nào là "ñịa"? Trong tiếng Việt, "ñịa" và "thổ" (土) thường ñược dịch chung là ñất. ðiều này làm lu mờ sự khác nhau về ngữ nghĩa của chúng. Trong tiếng Hán, nếu "thổ" chỉ có mỗi một cách viết là 土, phác họa hình một ñống ñất ñược tuyến hóa, thì "ñịa" lại có ñến 6 ký tự là , , , , và 地. Ngoại trừ "地", dạng cuối cùng của chữ "ñịa" ñược cấu tạo theo kiểu hình thanh, các trường hợp còn lại ñều cấu tạo theo kiểu hội ý: " " gồm sơn (núi) + thủy (nước) + thổ (ñất); " " gồm phụ (gò) + thỉ (lợn) + thổ (ñất); " " gồm phụ (gò) + phương (bang, quốc) + thổ (ñất); " " gồm nhân (người) + lưỡng thỉ (hai con lợn, viết bớt nét) + thổ (ñất); " " gồm sơn (núi) + thỉ (lợn) + lưỡng thổ (hai ñống ñất). Có thể thấy trong quan niệm người xưa, "ñịa" không chỉ là ñất, mà còn bao gồm cả nhiều thứ liên quan ñến ñất như núi, nước, gò, lợn, bang quốc, con người... Những thành tố tạo nên chữ "ñịa" ở ñây phần lớn mang tính biểu trưng. Thí dụ "thỉ" (lợn) ñại diện cho gia súc, kể cả các loài ñộng vật tồn tại trên quả ñất nói chung. "Nhân" (người) ñại diện cho dân cư, chủng tộc. Chính bởi các lẽ trên mà trong một số cuốn từ ñiển, "ñịa chí" ñược ñịnh nghĩa là "sách viết về ñịa dư; phàm là phương vực, sơn xuyên, phong tục, sản vật ñều ñược ghi chép" (Từ nguyên); hay "sách miêu thuật tường tận về ñịa hình, khí hậu, dân cư, chính trị, sản vật, văn hóa của một nước hay một vùng miền" (Từ hải). CÁC LOẠI "ðỊA CHÍ" ðịa chí (về sau phát triển thành khoa học ñịa lý hay ñịa lý học, cách trình bày tuy ít nhiều có khác, nhưng về tính chất thì cơ bản vẫn thống nhất với nhau, vì vậy có thể gọi chung là ñịa chí) bao gồm nhiều loại: Nếu lấy không gian làm tiêu chí ñể phân biệt, ta có ñịa chí thế giới, ñịa chí châu lục, ñịa chí khu vực, ñịa chí quốc gia. Trong phạm vi ñịa chí quốc gia, lại có thể chia thành ñịa chí toàn quốc (nhất thống chí) và ñịa chí ñịa phương (ñịa phương chí). Trong ñịa chí ñịa phương lại còn có thể chia thành những ñơn vị không gian nhỏ hơn nữa như: ñịa chí một tỉnh (tỉnh chí), ñịa chí một huyện (huyện chí), ñịa chí một xã (xã chí), vv. Nếu lấy thời gian làm tiêu chí ñể phân biệt, ta có ñịa chí cổ ñại, ñịa chí trung ñại và ñịa chí hiện ñại. ðịa chí cổ ñại chủ yếu tìm hiểu về vị trí, hình dạng, kích cỡ và cách thức miêu thuật các yếu tố ñịa lý. ðịa chí trung ñại (cuối thế kỷ XVIII ñến ñầu thế kỷ XIX) ñặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ nhân quả giữa các Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 11
  12. yếu tố ñịa lý. Còn ñịa chí hiện ñại thì từ chỗ miêu thuật ñịnh tính theo trạng thái tĩnh vươn tới phân tích ñịnh lượng theo trạng thái ñộng, không ngoài mục ñích trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ñịa lý, từng bước lý giải và tạo lập sự hòa hợp giữa con người và môi trường. Bởi vì vấn ñề ñang ñặt lên hàng "nghị trình" không phải là con người kiểm soát thiên nhiên, mà là thiên nhiên kiểm soát con người, con người phải biết cách "ăn ở" với thiên nhiên và mong ñược thiên nhiên "phù hộ"! Nếu lấy ñối tượng khảo sát làm tiêu chí, ta có ñịa chí tự nhiên và ñịa chí nhân văn. ðịa chí tự nhiên nghiên cứu ñặc ñiểm, cấu trúc của môi trường ñịa lý, cùng sự hình thành và diễn biến của các vùng hay tiểu vùng ñịa lý khác nhau. ðịa chí nhân văn, dựa vào lý thuyết tương quan giữa con người và ñịa bàn cư trú, tìm hiểu sự phân bố, thay ñổi của các hiện tượng nhân văn, cùng ảnh hưởng của chúng ñối với hoạt ñộng xã hội của con người. Có thể chia ñịa chí nhân văn ra làm nhiều mảng ñể tiếp cận như ñịa chí kinh tế, ñịa chí chính trị, ñịa chí dân cư, ñịa chí văn hóa xã hội, vv. LƯỢC SỬ ðỊA CHÍ VIỆT NAM Trên thế giới, lịch sử ñịa chí ñược bắt ñầu từ rất sớm. Ở phương ðông, môn "ñịa lý" ñã thấy nói tới trong Kinh Dịch: "Ngước lên ñể xem thiên văn, cúi xuống ñể xét ñịa lý" (Hệ từ thượng). Tác phẩm ñịa chí cổ nhất Trung Quốc là thiên Vũ cống trong sách Thượng Thư ñược biên soạn vào thời Chiến quốc (475 - 221 trước Công nguyên), và muộn hơn một chút là cuốn Sơn hải kinh. Ở phương Tây, người ñầu tiên dùng từ "ñịa lý học" là nhà ñịa lý cổ ñại Hy Lạp Êratôxtênêt (Eratosthenês) sống vào khoảng cuối thế kỷ III, ñầu thế kỷ II trước Công nguyên. Ở Việt Nam, tuy là nước "ñất không rộng, người không ñông", chúng ta cũng có một lịch sử ñịa chí ñáng ghi nhận. Về ñịa chí toàn quốc, có các tác phẩm ñáng chú ý như Nam Bắc phiên giới ñịa ñồ (1172) hiện ñã mất, chưa rõ tác giả; An Nam chí lược (1339) của Lê Trắc; ðịa dư chí (1435) của Nguyễn Trãi; Thiên hạ bản ñồ (1490) ñời Lê Thánh Tông; Kiền khôn nhất lãm (cuối thế kỷ XVIII, ñầu thế kỷ XIX) của Phạm ðình Hổ, có chép cả ñịa lý một số nước trong khu vực; Hoàng Việt nhất thống ñịa dư chí (1806) của Lê Quang ðịnh; Thiên tải nhàn ñàm (1810) của ðàm Nghĩa Am; Hoàng Việt ñịa dư chí (1833) của Phan Huy Chú; ðại Việt ñịa dư toàn biên (1882) của Nguyễn Văn Siêu; ðại Nam nhất thống chí (1882) của Quốc Sử quán triều Nguyễn; ðồng Khánh ñịa dư chí (1886 - 1888), gồm ñịa lý 25 tỉnh từ Cao Bằng ñến Bình Thuận (không có các tỉnh vùng Nam Bộ vì hồi này, Nam Bộ ñang ñặt dưới quyền trực tiếp cai trị của thực dân Pháp), vv. Về ñịa chí vùng miền, có thể kể các sách Ô Châu cận lục (1555) của Dương Văn An; Hải ðông chí lược (1772) của Ngô Thì Nhậm; Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý ðôn; Hưng Hóa xứ phong thổ lục (1778) của Hoàng Bình Chính; Cao Bằng lục (thế kỷ XVIII) của Phan Trọng Phiên; Gia ðịnh thành thông chí (cuối thế kỷ XVIII, ñầu thế kỷ XIX) của Trịnh Hoài ðức; Cao Bằng thực lục (1810) của Nguyễn Hựu Cung; Nghệ An ký (ñầu thế kỷ XIX) của Bùi Dương Lịch; Bắc Thành Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 12
  13. ñịa dư chí lục (1845) của Lê Chất; Hưng Hóa ký lược (1856) của Phạm Thận Duật; Cao Bằng tạp chí (1920) của Bế Huỳnh, vv. ðể có một ý niệm nào ñó về các nội dung thường ñược ñề cập trong một tác phẩm ñịa chí thời trước, ta có thể dẫn ra ñây ba trường hợp tương ñối tiêu biểu là bộ ðại Nam nhất thống chí do Quốc Sử quán triều Nguyễn chủ trì, cuốn Nghệ An ký do Bùi Dương Lịch biên soạn, và cuốn Cao Bằng tạp chí do Bế Huỳnh phác thảo. ðại Nam nhất thống chí thuộc loại sách viết về ñịa lý của một nước, ñây là ñịa lý Việt Nam, gồm 12 tập, 28 quyển. Sách chép riêng từng tỉnh hoặc thành phố theo kiểu Nhất thống chí của nhà Thanh. Cụ thể là: Tập 1 viết về Cao Bằng, Lạng Sơn, Hưng Hóa; Tập 2 viết về Hà Nội, Bắc Ninh; Tập 3 viết về Hưng Yên, Ninh Bình; Tập 4 viết về Hải Dương, Quảng Yên; Tập 5 viết về Tuyên Quang, Thái Nguyên, Sơn Tây; Tập 6 viết về Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh; Tập 7 viết về Quảng Bình, Quảng Trị; Tập 8 viết về Thừa Thiên; Tập 9 viết về Kinh sư (Huế), Quảng Nam, Quảng Ngãi; Tập 10 viết về Bình ðịnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Cao Miên; Tập 11 viết về Gia ðịnh, ðịnh Tường, Hà Tiên; Tập 12 viết về An Giang, Vĩnh Long, Biên Hòa. Có một dị bản còn chép cả Xiêm La, Thủy Xá, Hỏa Xá, Miến ðiện, Nam Chưởng và Vạn Tượng. Mỗi tỉnh hoặc thành phố ñược lần lượt trình bày theo các mục sau ñây: 1) Phận dã (vị trí vùng trời, lấy các ngôi sao ổn ñịnh làm mốc); 2) Kiến trí diên cách (quá trình lập tỉnh và những thay ñổi về ñịa bàn tỉnh nếu có); 3) Hình thế (tọa ñộ và ñịa hình); 4) Khí hậu (thời tiết, lượng mưa, nhiệt ñộ); 5) Phong tục (thói quen, tục lệ); 6) Thành trì (thành và hào, có bản ñồ minh họa); 7) Học hiệu (trường học); 8) Hộ khẩu (số ñinh); 9) ðiền phú (thuế ruộng); 10) Sơn xuyên (núi sông); 11) Cổ tích (di tích lịch sử - văn hóa); 12) Quan tấn (cửa ải, ñồn biển); 13) Thị tập (chợ búa); 14) Tân lương (bến sông, cầu ñập); 15) ðê yển (ñê ñiều); 16) Lăng mộ (mồ mả vua chúa); 17) Từ miếu (ñền miếu); 18) Tự quán (chùa thờ Phật, quán ðạo giáo); 19) Nhân vật (người có tên tuổi trong lịch sử); 20) Liệt nữ (phụ nữ lừng danh); 21) Tiên thích (ñạo sĩ, tăng lữ); 22) Thổ sản (sản vật ñịa phương); 23) Giang ñạo (ñường sông); 24) Tân ñộ (ñò ngang, ñò dọc). Nghệ An ký thuộc loại sách viết về ñịa lý vùng miền, ñây là tỉnh Nghệ An. Sách gồm 3 quyển, ñược sắp xếp theo trật tự "tam tài", tức "thiên, ñịa, nhân" hay "thiên văn, ñịa lý, nhân sự". Cụ thể là: Thiên chí (Quyển 1), gồm 2 mục: 1) Thiên dã (vị trí vùng trời, lấy sao làm ñiểm mốc); 2) Thiên khí (khí hậu). ðịa chí (Quyển 2), gồm 4 mục: 1) Cương vực (bờ cõi và vấn ñề diên cách); 2) ðiều lý (mạch ñất, vùng thấp, vùng cao); 3) Sơn (núi); 4) Thủy (sông ngòi, hồ, ñầm, khơi). Nhân chí (Quyển 3), gồm 3 mục: 1) Khí chất (thể trọng, tính cách);2) Sinh lý (ñời sống vật chất); 3) Nhân vật (người danh tiếng, trong ñó có ñế vương, văn nhân, võ tướng...). Cao Bằng tạp chí cũng thuộc loại sách viết về ñịa lý vùng miền, ñây là tỉnh Cao Bằng. Sách cũng gồm 3 quyển, nhưng lại ñược sắp xếp theo trật tự "tam quang", tức "nhật, nguyệt, tinh". Cụ thể là: Nhật (Quyển 1), gồm 4 mục: 1) ðịa danh Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 13
  14. nguyên thủy dĩ cập canh trương (nguồn gốc ñịa danh và việc thay ñổi qua các thời kỳ lịch sử); 2) Tỉnh hạt danh sơn (núi có tiếng trong tỉnh); 3) Tỉnh hạt ñại xuyên (sông lớn trong tỉnh); 4) Tỉnh hạt danh nham (hang ñộng có tiếng trong tỉnh). Nguyệt (Quyển 2), gồm 3 mục: 1) Tiền chiến kỷ (các trận ñánh thời trước); 2) Bản triều chiến kỷ (các trận ñánh vào triều Nguyễn); 3) Quý bảo hộ thời kỳ chiến kỷ (các trận ñánh dưới thời Pháp thuộc). Tinh (Quyển 3), gồm 6 mục: 1) Thần từ cổ tích (ñền thờ các vị thần); 2) Nhân vật lục (sự tích các nhân vật có tên tuổi trong lịch sử); 3) Dị ñoan lục (các tục lệ mê tín dị ñoan như phù thủy, ñạo sư, ñồng bóng); 4) Kỹ nghệ thổ sản (các nghề thủ công và sản vật ñịa phương); 5) Giải ñộc chỉ nam (cách cứu chữa người bị trúng ñộc); 6) Chủng loại nguyên nhân (nguồn gốc các dân tộc thiểu số như người Thổ, người Nùng, người Ngạn, người Mường Hạo, người Mán Tiền, người Mán Cóc, người Mèo ðăm cùng nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng, nhà ở, trang phục, cách ăn uống, cưới xin, ma chay, giao tiếp, tết nhất, mừng thọ, mừng sinh nhật, cúng giỗ, bệnh tật... của họ). Tiếp sang thời Pháp thuộc và thời kỳ hiện ñại, nhiều công trình ñịa chí các ñịa phương trong nước lần lượt ñược nghiên cứu, biên soạn. ðiều ñáng chú ý là ñến nay, vẫn không có hình mẫu chung nào cho toàn bộ các công trình ñịa chí, bởi sự khác nhau về quan niệm và ñặc thù riêng của từng ñịa phương. Từ các kiến giải mang tính chất nền tảng trên ñây, ta có thể ñi vào những vấn ñề bao quát của "ðịa chí Quảng Ngãi". NGUỒN TƯ LIỆU ðỂ VIẾT "ðỊA CHÍ QUẢNG NGÃI" Tư liệu ñể viết "ðịa chí Quảng Ngãi" gồm hai nguồn chính là nguồn tư liệu thành văn và nguồn tư liệu ñiền dã. NGUỒN TƯ LIỆU THÀNH VĂN Không ñợi ñến bây giờ, mà ngay từ những năm ba mươi của thế kỷ XX ñã xuất hiện những công trình ñịa chí nghiêm túc dành riêng cho tỉnh Quảng Ngãi, như Quảng Ngãi tỉnh chí của Nguyễn Bá Trác và Nguyễn ðình Chi ñăng trên tạp chí Nam phong năm 1933; ðịa dư tỉnh Quảng Ngãi của Nguyễn ðóa và Nguyễn ðạt Nhơn, Huế - 1939; ðịa phương chí Quảng Ngãi do chính quyền Sài Gòn soạn thảo vào năm 1968, vv. Gần ñây, Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ngãi lại cho ra mắt bạn ñọc cuốn Quảng Ngãi - ñất nước, con người, văn hóa do Bùi Hồng Nhân chủ biên, Quảng Ngãi - 2001, cũng là một tác phẩm ñịa - văn hóa biên soạn công phu. Tuy nhiên, ñể ñáp ứng nhu cầu hiểu biết về ñồng ñất - con người Quảng Ngãi một cách có hệ thống, với tầm ñộ vừa rộng lại vừa sâu, nhất là tình hình tỉnh Quảng Ngãi từ thế kỷ XIX trở về trước, cần có những nỗ lực mới theo hướng bổ sung, nâng cấp những gì ñã biết về ñịa chí Quảng Ngãi. Muốn thế, phải có thêm tư liệu, nhất là loại tư liệu gốc, tức nguồn thông tin cấp I. Về phương diện này, ngoài những thông tin cập nhật do các ngành khảo cổ học, ñịa chất học, thủy văn học, Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 14
  15. dân tộc học… cung cấp, ta rất cần ñến sự trợ giúp của kho sách Hán Nôm do cha ông ñể lại. Có thể chia số thư tịch Hán Nôm liên quan ñến việc biên soạn ñịa chí Quảng Ngãi mà chúng ta hiện biết ra làm ba loại chính sau ñây: Bản ñồ (gồm ñịa ñồ, lộ ñồ, hải ñồ và bản ñồ tổng hợp) Về ñịa ñồ, có các sách liên quan ñến Quảng Ngãi như: An Nam hình thắng ñồ A.3034(*) (ñời Lê); An Nam quốc Trung ñô tính thập tam thừa tuyên hình thế A.2531 (ñời Lê); Hồng ðức bản ñồ VHt.41 và A.2499 (ñời Lê); Càn khôn nhất lãm A.414 (ñời Lê); Thiên hạ bản ñồ A.2628 (ñời Lê); Thiên hạ bản ñồ tổng mục lục ñại toàn A.1362 (ñời Lê); Bản quốc dư ñịa ñồ lược A.2584 (ñời Nguyễn); Bản quốc dư ñồ A.1106 (ñời Nguyễn); Bản quốc dư ñồ bị lãm A.2026 (ñời Nguyễn); ðại Nam nhất thống dư ñồ A.3142 (ñời Nguyễn); ðại Nam toàn ñồ A.2959 (ñời Nguyễn); ðịa ñồ A.589 (ñời Nguyễn); Nam Bắc Kỳ hội ñồ A.95 (ñời Nguyễn). Về lộ ñồ (bản ñồ ñường bộ) và hải ñồ (bản ñồ ñường biển), có các sách liên quan ñến Quảng Ngãi như: Thiên Nam lộ ñồ A.1081 (ñời Lê); Toàn tập Thiên Nam ñịa ñồ A.1174 (ñời Lê); Thiên Nam tứ chí lộ ñồ thư A.73 (ñời Lê); An Nam thông quốc bản ñồ VHv.1358.2 (ñời Lê). Riêng bản ñồ tổng hợp (gồm cả ñịa ñồ, lộ ñồ, hải ñồ), có Giao Châu dư ñịa chí VHt.30 (ñời Lê) và ðịa chí A.343 (ñời Nguyễn). Trong các bản ñồ trên, vùng ñất thuộc ñịa bàn Quảng Ngãi ngày nay thường xuất hiện dưới các tên gọi như "Chiêm Lũy", "Cổ Lũy" (ñộng), "Tư" (châu) và "Nghĩa" (châu), "Tư Nghĩa" (phủ); "Quảng Nghĩa" hay "Quảng Ngãi" (phủ, dinh, trấn, tỉnh). Về mặt hành chính, vùng ñất này lần lượt nằm dưới sự quản lý của các vua Hùng, tiếp ñến là Chămpa (Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành), và cuối cùng là Việt Nam (ðại Việt). ðịa chí (gồm tỉnh chí, xã chí...) Liên quan ñến Quảng Ngãi ở cấp tỉnh, có các sách như: Dư ñịa chí của Nguyễn Trãi trong bộ Ức Trai di tập VHv.1772.2,3 (ñời Lê); ðại Việt sử ký toàn thư A.3.1- 4 (ñời Lê); Phủ biên tạp lục VHv.1737.1-2 (ñời Lê); ðại Nam nhất thống chí A.69.1-12 (do Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn vào thời Tự ðức; ở Tập 9 có chép về Quảng Ngãi); ðại Nam nhất thống chí A.853.1-8 (do Cao Xuân Dục làm Tổng tài, in năm 1910; ở Quyển 6 có chép về Quảng Ngãi); ðồng Khánh dư ñịa chí A.537.1-24 (do Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn; ở Tập 16 có chép về Quảng Ngãi); Hoàn vũ kỷ văn A.585 (ñời Nguyễn); Nam dư yếu lược A.1518 (ñời Nguyễn); Nam quốc ñịa dư VHv.2742 (ñời Nguyễn); Nam quốc dư ñịa chí lược VHv.1723 (ñời Nguyễn); Nam Việt ñịa dư trích lục A.2139 (ñời Nguyễn); Phủ man tạp lục VHv.1239 (ñời Nguyễn); Quảng Thuận ñạo sử tập VHv.1375 (ñời Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 15
  16. Nguyễn); Tàng thư lâu bạ tịch A.968 (ñời Nguyễn); Thành bảo lược sao A.2746 (ñời Nguyễn); Trung Kỳ dư ñịa chí lược sao A.2516 (ñời Nguyễn). Liên quan ñến Quảng Ngãi ở cấp xã, có Xã chí Quảng Ngãi AJ.24. ðây là các bản ñiều tra, khảo sát trên thực ñịa Quảng Ngãi vào những năm 1943, 1944 theo 11 ñề mục cho sẵn: Bia (Stèle); Thần sắc (Brevets de Génie); Thần tích (Légendes écrites); Cổ chỉ (Archives); Tục lệ (Coutumes écrites); ðình (Description du ðình); Tượng và tự khí (Description des objects de culte); Hội (Date des fêtes); Cổ tích (Vestiges antiques); Quan lộ (Route d'accès); Thổ sản và nghề nghiệp (Production et profession des habitants du village). Ngoài ra, còn có cuốn Quảng Ngãi tỉnh tập  phi... ở các ñền và giấy tờ, công văn của một số xã như Phú Nhơn, Mỹ Khê thuộc phủ Sơn Tịnh cũ; Tiên Sai, Thi Phổ thuộc phủ Tư Nghĩa cũ; Thạch Trụ thuộc phủ Mộ ðức cũ, tỉnh Quảng Ngãi. Tác giả, tác phẩm Trước hết là những tác giả, tác phẩm có nguồn gốc từ Quảng Ngãi ñược chép trong kho sách Hán Nôm: Bùi Phụ Cát (? - ?): người xã Thu Phố, huyện Chương Nghĩa cũ, tỉnh Quảng Ngãi, một danh sĩ triều Nguyễn. Tác phẩm có Sớ bẩm văn sao VHb.75, gồm 6 bài sớ, trình bày những kiến nghị về ñường lối chính sách trị nước. Nguyễn Bá Nghi (1807 - ?): tự Sư Phần, người xã Lạc Phố, huyện Mộ ðức, tỉnh Quảng Ngãi, ñỗ Phó bảng năm Minh Mạng 13 (1832), làm Tổng ñốc. Tác phẩm có Sư Phần thi văn tập VHv.99. Nguyễn Tấn (? - ?): tự Tử Vân, hiệu Ôn Khê, người xã Thạch Trụ, huyện Mộ ðức, tỉnh Quảng Ngãi, ñỗ Cử nhân năm Thiệu Trị 3 (1843), làm Tham tri kiêm Tĩnh man Tiễu phủ sứ. Tác phẩm có Phủ man tạp lục VHv.1239. Quốc sư Nghiễm (? - ?): tên là Nghiễm, chưa rõ họ gì, làm Quốc sư, người xã Sung Tích, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tác phẩm có bài văn tứ lục nhan ñề Thánh triều hỉ ðường Ngu lạc Thương Chu, hiện in trong Ứng chế tứ lục tuyển A.1456. Trần Công Hiến (? - 1817): tước Ân Quang Hầu, người huyện Chương Nghĩa cũ, tỉnh Quảng Ngãi, làm Tổng nhung cai cơ, trấn thủ Hải Dương. Tác phẩm ñược chép trong nhiều sách như Hải Dương phong vật chí A.882; Danh thi hợp tuyển A.212; Danh văn tinh tuyển A.1702; Danh phú hợp tuyển A.2802.1-2, vv. Hiện nay ở thôn ðôn Thư, xã Hậu Bổng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương còn có ñền thờ Trần Công Hiến. Trương ðăng Quế (1793 - 1865): tự Diên Phương, hiệu ðoan Trai, biệt hiệu Quảng Khê, tước Tuy Thịnh Quận công, người xã Mỹ Khê, huyện Bình Sơn, tỉnh Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 16
  17. Quảng Ngãi, ñậu Cử nhân năm Gia Long 18 (1819), làm Phụ chính ñại thần. Tác phẩm có Quảng Khê văn tập A.3045; Trương Quảng Khê văn tập VHv.1142; Trương Quảng Khê tiên sinh thi tập A.777; Sứ trình vạn lý tập A.2769; Duyệt Giáp Thìn khoa ñiện thí văn VHv.78; Phê bình cuốn Diệu Liên thi tập VHv.685; Nhật Bản kiến văn tiểu lục A.1164. Ông còn tham gia chủ trì hoặc biên tập các bộ sách như ðại Nam liệt truyện tiền biên VHv.1320.1-4; ðại Nam thực lục chính biên A.2772.1-67; Hoàng Nguyễn thực lục tiền biên VHv.140; Hoàng Nguyễn thực lục hậu chính biên VHv.141, vv. Trương Quang ðản (? - ?): tự Tử Minh, hiệu Cúc Khê (hoặc Cúc Viên), người xã Mỹ Khê, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, ñỗ Tú tài thời Tự ðức, làm quan ñến ðông các ðại học sĩ. Tác phẩm có Trương Cúc Khê thủ chuyết lục VHv.240; ðại Nam thực lục chính biên ñệ tứ, ñệ ngũ kỷ A.27. Vũ Văn Tiêu (? - ?): người Quảng Ngãi, có dâng cho vua Minh Mạng cuốn Cố sự biên lục (theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim). Nhiều tác giả: Quảng Ngãi tỉnh nữ học trường, gồm một số bài cáo thị, ñáp từ và bài ca nhân dịp mở trường Nữ tiểu học ở tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra còn có những tác phẩm của người nơi khác viết về Quảng Ngãi từng ñược kho sách Hán Nôm giới thiệu, như: Quảng cư ký ngôn, trong sách Nguyễn Hoàng Trung thi sao A.2274, có chép nhiều bài thơ do Nguyễn Hoàng Trung (? - ?), chưa rõ người ở ñâu, sáng tác khi ông dạy học ở Quảng Ngãi. Quảng Nghĩa tỉnh tạ ngự chế thi biểu của Lê Nguyên Trung, người xã Hoạch Trạch, huyện ðường An, tỉnh Hải Dương, ñỗ Cử nhân năm Thành Thái 18 (1906), hiện chép trong Bi ký biểu văn tạp lục A.1470. Quá Tư Nghĩa cựu hạt của ðặng Văn Kham (? - ?), chưa rõ người ở ñâu, hiện chép trong Hy Trương văn tập A.1276. Quảng Nghĩa thập vịnh, gồm 10 bài thơ vịnh về phong cảnh ở Quảng Ngãi như Thiên Bút hoành vân, Long ðầu hí thủy, An Hải sa bàn, La Hà thạch trận... của Trần Huy Tích (1828 - ?), biệt hiệu Quán Sơn Cư Sĩ, người phường Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, nay là vùng phố Mã Mây, Hà Nội, ñỗ Tiến sĩ năm Tự ðức 4 (1851), ñược bổ ðốc học Hải Dương, sau xin từ chức ñể ngao du ñây ñó. Các bài thơ trên hiện chép trong Quán Sơn thi thảo A.1216. Ký ñề Quảng Ngãi thắng tích nhị thủ do Nguyễn Miên Trinh (1820 - 1897), tự Khôn Chương, hiệu Tĩnh Phố, biệt hiệu Vi Dã, tước Tuy Quận công, là con thứ 11 của vua Minh Mạng sáng tác, hiện in trong Tuy Quốc công thi tập VHv.35. Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 17
  18. Bên cạnh các tư liệu chữ Hán, nguồn tư liệu Pháp ngữ và chữ Quốc ngữ cũng hết sức quan trọng. Tư liệu Pháp ngữ chủ yếu xuất hiện trong thời Pháp thuộc, gồm các tư liệu do người Pháp biên soạn. Tiêu biểu như: A.Laborde với Province de Quảng Ngãi (Tỉnh Quảng Ngãi) gồm tư liệu tổng hợp nhiều mặt về tỉnh Quảng Ngãi. Borel với Notes sur les Norias de la Province de Quảng Ngãi (Ghi chép về các guồng xe nước ở tỉnh Quảng Ngãi), ñăng trên tạp chí Kinh tế ðông Dương (B.E.I.C) năm 1906. P. Guilleminet với Une industrie Annamite: Les Norias du Quảng Ngãi (Một ngành công nghiệp An Nam: Các guồng xe nước ở Quảng Ngãi), 1926. H. Haguet với bài viết về dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi ñăng trên tạp chí ðông Dương 1905; Borier viết về trồng và buôn bán quế ở Trung Bộ; Phó ðức Thành viết về ñề tài tương tự (B.E.I.C, 1936), vv. ðó chỉ mới là một số trong khá nhiều tư liệu Pháp ngữ, kể cả các văn bản hành chính, vẫn còn lưu giữ ñược. Về tư liệu Quốc ngữ từ ñầu thế kỷ ñến nay hết sức phong phú, nhất là các sách, báo xuất bản từ thời Pháp thuộc mãi ñến sau 1975, ñã ñược thể hiện khá ñầy ñủ, cụ thể trong các chương và phần danh mục tài liệu tham khảo ở cuối công trình này, chúng tôi xin khỏi phải nhắc lại. NGUỒN TƯ LIỆU ðIỀN DÃ Một nguồn tư liệu cũng không kém phần quan trọng so với tư liệu thành văn là các tư liệu ñiền dã. Những người thực hiện công trình này ñã chú trọng ñúng mức ñến các tư liệu ñiền dã, ñã ñến các ñịa phương trong tỉnh ñể sưu tầm các tư liệu tại chỗ ñể có dịp bổ sung, phối kiểm, giúp công trình thêm ñầy ñủ, phù hợp, sát ñúng. Tóm lại, công trình này dùng nhiều tư liệu khác nhau từ hai nguồn thư tịch thành văn và ñiền dã. Biên soạn một công trình ñịa chí, thì nguồn tư liệu sẽ có vai trò quan trọng ñặc biệt, góp phần quyết ñịnh chất lượng công trình. ðẶC ðIỂM SÁCH "ðỊA CHÍ QUẢNG NGÃI" Tập sách "ðịa chí Quảng Ngãi" do chúng tôi biên soạn có một số ñiểm ñáng chú ý như sau: Về mặt không gian ñịa lý, như tiêu ñề sách ñã xác ñịnh, bao gồm những ghi chép liên quan ñến vùng ñất thuộc ñịa bàn Quảng Ngãi ngày nay. Vùng ñất này qua sự diễn tiến của lịch sử, từng mang các tên gọi khác nhau như "Chiêm Lũy", Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 18
  19. "Cổ Lũy" (ñộng), "Tư" (châu) và "Nghĩa" (châu), "Tư Nghĩa" (phủ), "Hòa Nghĩa" (phủ), "Quảng Nghĩa" hay "Quảng Ngãi" (phủ, dinh, trấn, tỉnh) như trên kia ñã thấy. Về mặt thời gian và chủ thể ñịa lý, sách chia lịch sử vùng ñất Quảng Ngãi ra làm ba thời ñại lớn, tương ứng với ba giai ñoạn phát triển chính yếu của xã hội loài người là thời ñại ñồ ñá, thời ñại ñồ ñồng và thời ñại ñồ sắt ñể tiến hành khảo sát. Cụ thể là: Quảng Ngãi trong thời ñại ñồ ñá: ñược chứng thực bởi các di vật khảo cổ tìm thấy ở các di chỉ Gò Trá (xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh) và di chỉ Gò Vàng ( xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà), có niên ñại cách ñây khoảng 14 ñến 15 vạn năm. Quảng Ngãi trong thời ñại ñồ ñồng: ñược xác nhận qua các di vật khảo cổ tìm thấy ở di chỉ Long Thạnh (xã Phổ Thạnh, huyện ðức Phổ), di chỉ Bình Châu I (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) và Bình Châu II (thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) và di chỉ Sa Huỳnh (ñông nam huyện ðức Phổ). Di chỉ Long Thạnh thuộc sơ kỳ ñồng thau, có niên ñại xác ñịnh 1430 ± 60 năm trước Công nguyên, tức cách ñây khoảng 3500 năm. Di chỉ Bình Châu thuộc trung kỳ ñồng thau, có niên ñại cách ñây khoảng 3000 năm. Di chỉ Sa Huỳnh xuyên suốt từ sơ kỳ ñồng thau ñến sơ kỳ sắt sớm và ñến thời ñại ñồ sắt. Tuy nhiên, do mức ñộ tư liệu thu thập ñược, công trình tập trung chính vào thời kỳ lịch sử cổ - trung ñại trở về sau, cụ thể với Quảng Ngãi gồm 4 thời kỳ chính như sau: Quảng Ngãi dưới thời Vương quốc Chămpa (Lâm Ấp - Hoàn Vương - Chiêm Thành), tức từ cuối thế kỷ II ñến năm 1471. Thời kỳ này chủ yếu căn cứ vào các di vật - di tích khảo cổ và chủ yếu xét về phương diện văn hóa. Quảng Ngãi sau khi trở thành một bộ phận của ðại Việt (Việt Nam sau này), từ 1471 cho ñến năm 1884 - tức ñất Quảng Ngãi nằm dưới chính quyền phong kiến ðại Việt dưới các triều ñại khác nhau trong thời kỳ ñộc lập. Quảng Ngãi dưới thời Pháp thuộc (1885 - 1945), nói cụ thể là từ khi ách ñô hộ của thực dân Pháp ñặt ñến Quảng Ngãi dưới hình thức chế ñộ bảo hộ ñối với Trung Kỳ ñến Cách mạng tháng Tám 1945. Quảng Ngãi dưới chính thể Dân chủ cộng hòa Việt Nam (1945 - 1975) và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 1975 trở ñi), trong ñó có khoảng 20 năm do chính quyền Sài Gòn quản lý (1954 - 1975). Tất nhiên, cách phân ñoạn như trên chỉ dùng cho kết cấu chung nhất; trong những trường hợp cụ thể, việc phân ñoạn có thể linh hoạt ít nhiều. Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 19
  20. Về mặt thể cách, sách không viết theo kiểu một cuốn ñịa chí cổ hay một tác phẩm ñịa lý học hiện ñại, vì một ñằng thì dễ rơi vào tình trạng sơ lược, chung chung, còn một ñằng thì ñòi hỏi phải chuyên sâu, quy chuẩn, cả hai ñều tỏ ra không phù hợp với ñối tượng ñộc giả mà cuốn sách nhắm ñến. ðể cho người bình thường có thể ñọc ñược, mà các nhà chuyên môn, kể cả những người làm công tác quản lý cũng cảm thấy hữu ích, không thể bỏ qua, chúng tôi dùng cách viết dung hợp kim cổ, chia sẻ những mặt thành công của các sách ñịa chí xưa và nay. Nếu nói ở "ðịa chí Quảng Ngãi" có sự giao hòa giữa ñịa chí truyền thống và ñịa lý học hiện ñại thì cũng ñược. "ðịa chí Quảng Ngãi" cũng không trình bày theo kiểu ñoạn ñại hay ñồng ñại, vì như vậy, e sách sẽ mất cân ñối. Có một thực tế là, trong khi mảng "ñịa lý tiền sử" (thời ñại ñồ ñá, thời ñại ñồ ñồng) của Quảng Ngãi hầu như không có tư liệu gì ñể viết ngoài một số ít di vật do khảo cổ học cung cấp, thì mảng còn lại, tức giai ñoạn cư dân Quảng Ngãi từ giã "cuộc sống nguyên thủy" ñể bước vào "cuộc sống văn minh" (thời ñại ñồ sắt), văn hiến lại khá dồi dào! Cách viết lịch ñại, hay ñúng hơn là dung hợp và lịch ñại, do vậy ñã ñược chúng tôi lựa chọn ñể biên soạn sách "ðịa chí Quảng Ngãi". KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG SÁCH "ðỊA CHÍ QUẢNG NGÃI" Sách "ðịa chí Quảng Ngãi" gồm 5 phần chính sau ñây: 1. ðịa lý hành chính, tự nhiên và dân cư Phần này ñược trình bày qua 6 chương ñầu của cuốn sách: Chương I viết về ñịa lý hành chính và ñịa lý lịch sử của Quảng Ngãi; Chương II viết về ñịa hình tỉnh Quảng Ngãi; Chương III viết về ñịa chất, khoáng sản và thổ nhưỡng; Chương IV viết về khí hậu và thủy văn; Chương V viết về ñộng vật và thực vật; Chương VI viết về tình hình dân cư và dân tộc ở Quảng Ngãi. Cách bố trí các chương như vậy, mới nhìn qua có vẻ lủng củng: chương I và VI là thuộc về ñịa lý nhân văn, trong khi các chương II, III, IV và V lại thuộc về ñịa lý tự nhiên. Thật ra ở ñây có dụng ý của người biên soạn: cung ứng trước cho bạn ñọc và cả cho bản thân cuốn sách các tên gọi "ñịa danh hành chính" và "chủ thể ñịa lý" ñể dễ dàng tiếp cận với các phần, các chương còn lại của cuốn sách mà bạn ñọc ñang cầm trên tay, nghĩa là vẫn có chỗ hợp lý của nó. ðặc biệt nếu muốn biết cụ thể về vị trí, giới cận, diện tích của Quảng Ngãi, ta có thể tìm ñọc ở Chương I: "Tỉnh Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa ñộ ñịa lý 14°32´ - 15°25´ vĩ Bắc, 108°06´ - 109°04´ kinh ðông; phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam trên ranh giới các huyện Bình Sơn, Trà Bồng và Tây Trà; phía nam giáp tỉnh Bình ðịnh trên ranh giới các huyện ðức Phổ, Ba Tơ; phía tây, tây bắc giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum trên ranh giới các huyện Tây Trà, Trà Bồng, Sơn Tây và Ba Tơ; phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai trên ranh giới huyện Ba Tơ; phía ñông giáp Biển ðông, có ñường bờ biển dài 130km với 5 cửa biển Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 20
nguon tai.lieu . vn