Xem mẫu

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0021 Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 194-204 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI ĐỘNG LỰC CÁC BÃI BIỂN ĐỒNG BẰNG CỬA SÔNG NAM TRUNG BỘ PHỤC VỤ DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG VÀ QUI HOẠCH BÃI BIỂN Võ Thịnh, Tống Phúc Tuấn và Bùi Quang Dũng Phòng Địa mạo - Địa động lực, Viện Địa lí, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt. Bãi biển được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp hình thái động lực, bao gồm: Khảo sát thực địa, phân tích ảnh vệ tinh, bản đồ địa hình đáy biển…. các yếu tố hình thái địa hình bãi biển được phân tích bao gồm: hình thái mặt cắt ngang (độ dốc, độ rộng, tính phân bậc), hình thái bình đồ (độ uốn khúc, độ lớn khúc uốn, đặc điểm khúc xạ sóng). Hình thái các bãi biển thể hiện khá rõ động lực thành tạo của chúng. Các bãi biển có độ dốc lớn, phân bậc rõ ràng thể hiện động lực thành tạo rất mạnh (mang tính tai biến); các bãi biển có độ dốc trung bình, có độ uốn khúc trung bình và các khúc uốn lớn thể hiện thường xuyên chịu tác động của động lực sóng lớn; và các bãi biển có độ dốc thoải, có hệ số uốn khúc lớn và các khúc uốn nhỏ thể hiện bãi biển chịu tác động của động lực sóng yếu. Các kết quả phân tích động lực hình thái bãi biển của ba đồng bằng cửa sông ven biển (Thu Bồn, Trà Khúc và Ba) cho thấy, hình thái phần lớn các bãi biển phản ánh điều kiện động lực thành tạo mạnh như các bãi biển dốc, hẹp và địa hình biến đổi mạnh. Các khu vực có bãi biển bị xói lở và biến đổi mạnh ở các khu vực: Từ Đức Minh đến Phổ An (Quảng Ngãi), Bình Minh - Bình Dương (Quảng Nam), Nam Cửa Đà Giang (Phú Yên). Khu vực bãi biển có hình thái động lực khá ổn định là phía bắc Cửa Đại (trừ khu vực Hội An). Từ Khóa: Địa hình bãi biển, đặc điểm hình thái động lực, đường bờ Nam Trung Bộ. 1. Mở đầu Bãi biển là một dạng địa hình tích tụ ven bờ được thành tạo bởi các quá trình sóng, thủy triều, dòng chảy… trong đó sóng đóng vai trò chủ yếu để tạo nên dạng địa hình bãi biển [1-3]. Bãi biển là nơi có sự tác động mạnh mẽ và thường xuyên của động lực biển bởi vậy địa hình bãi cũng liên tục biến đổi, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng hiện nay. Nghiên cứu dự báo xu thế biến đổi của địa hình bãi biển là vấn đề phức tạp, đến nay đã có một số tài liệu [4, 5] nghiên cứu sự biến đổi bờ biển nói chung, nhưng những vấn đề về động lực thành tạo và xu thế biến đổi bãi biển trong điều kiện biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng và định hướng sử dụng cho hoạt động du lịch còn đang bỏ ngỏ. Bãi biển là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học khác nhau trong đó có địa mạo học. Lợi thế của khoa học địa mạo là sử dụng phương pháp nghiên cứu hình thái động lực, với chi phí thấp mà có hiệu quả cao trong nghiên cứu biến động bờ biển nói chung, dự báo xu thế biến động bãi biển. Ngày nhận bài: 29/5/2017. Ngày sửa bài: 24/7/2017. Ngày nhận đăng: 2/8/2017. Tác giả liên lạc: Võ Thịnh. Địa chỉ e-mail: vothinhvdl@gmail.com. 194
  2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái động lực các bãi biển đồng bằng cửa sông Nam Trung Bộ… Tình hình thực tế biến động các bãi biển cho thấy, phần lớn bãi biển chỉ bị xói lở trong thời gian biển động do bão hoặc gió mùa mạnh của một năm (hoặc vài năm liên tiếp) nào đó, sau đó một thời gian dài bờ biển lại ổn định, có thể không bồi ra thêm nhưng không bị xói lở tiếp. Điều đó cho thấy, vấn đề dự báo biến động bờ biển mang tính tai biến là rất khó khăn, trong khi đó hình thái hầu hết các bãi biển lại phản ánh động lực thường xuyên thành tạo nên chúng. Sự hình thành các dạng địa hình bãi biển là một quá trình có mức độ ổn định tương đối, cho dù đới bờ là nơi rất bất ổn. Hình thái các bãi biển phản ánh động lực thành tạo của chúng và điều quan trọng là đặc điểm hình thái các bãi biển cũng phản ánh xu thế biến động (phát triển) của chúng. Đó là cơ sở nghiên cứu dự báo biến động cũng như ứng dụng của khoa học địa mạo biển. Mục tiêu của nghiên cứu là làm sáng tỏ đặc điểm động lực thành tạo bãi biển đồng bằng cửa sông ven biển Nam Trung Bộ (NTB) phục vụ dự báo biến động và qui hoạch bãi biển. Bài báo thể hiện cách tiếp cận hoàn toàn mới trong nghiên cứu hình thái động lực bãi biển, đó là việc phân tích các yếu tố hình thái của bãi biển như độ uốn khúc của bãi biển, cùng với việc phân tích các yếu tố động lực sóng để giải thích hình thái của chúng. Các bãi biển NTB khá phong phú và đa dạng, có thể tạm phân làm hai nhóm chính theo vị trí của chúng trên những dạng địa hình lớn là: bãi biển trong vũng vịnh (số lượng khá lớn, phù hợp tổ chức du lịch nhóm nhỏ nhưng mang nét độc đáo) và bãi biển đồng bằng cửa sông ven biển (số lượng nhỏ, kích thước lớn, phù hợp phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay). Các bãi biển thuộc đối tượng nghiên cứu của bài báo này là những bãi biển khu vực ven các đồng bằng lớn thuộc NTB (đồng bằng hạ lưu các sông Thu Bồn, Trà Khúc và Sông Ba) (Hình 1). Nhìn chung, hiện tại các bãi biển ven đồng bằng có điều kiện tiếp cận giao thông khá thuận lợi, nhưng cơ sở hạ tầng còn hạn chế, loại hình du lịch đơn điệu, chưa phát huy được thế tiềm năng phát triển. Mặt khác với quá trình biến động bãi khá mạnh gây thiệt hại đáng kể tới cơ sở hạ tầng đã có cũng gây nên nhiều trở ngại trong phát triển du lịch. Hình 1. Vị trí 3 đồng bằng cửa sông ven biển: Thu Bồn, Trà Khúc và Ba (Đà Rằng) 195
  3. Võ Thịnh, Tống Phúc Tuấn, Bùi Quang Dũng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích hình thái động lực là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu địa mạo khu vực đới bờ, nơi có địa hình biến đổi nhanh chóng với các tác nhân động lực mạnh mẽ như sóng, dòng chảy, dao động mực nước biển… Phương pháp dựa trên cơ sở mối tương quan chặt chẽ giữa hình thái và động lực thành tạo địa hình, trong đó yếu tố hình thái luôn phản ánh động lực thành tạo và ngược lại động lực thành tạo quyết định hình thái của chúng. Các yếu tố hình thái bãi biển (độ dốc, tính phân bậc, chiều, độ uốn khúc, kích thước các khúc uốn) được phân tích dựa trên mặt cắt ngang và bình đồ địa hình bãi biển. Yếu tố hình thái động lực đáy biển được phân tích dựa vào bản đồ địa hình đáy biển (bản đồ đẳng sâu). Việc xây dựng các mặt cắt ngang bãi biển được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp khảo sát thực địa các đợt thực địa của các đề tài khác nhau trong đó có đề tài cấp viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam được tiến hành bởi các nhà địa mạo thuộc Viện Địa lí trong 2 năm 2015 - 2016. Khái niệm về hệ số uốn khúc bãi biển (HSUK= l/L, trong đó l: chiều dài bãi biển; L: độ dài đoạn thẳng nối giữa 2 đầu bãi biển). Chỉ số mới này được đo đạc chủ yếu trên ảnh vệ tinh độ phân giải cao. Các tài liệu cơ sở được sử dụng để phân tích bao gồm bản đồ đẳng sâu đáy biển với khoảng sâu giữa các đường đồng mức là 1m, ảnh vệ tinh: năm 2008 của ALOS có độ phân giải 10 m cho kênh đa phổ và độ phân giải 2,5m cho kênh tổ hợp; năm 2014 của SPOT có độ phân giải 10 m. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Phân tích hình thái mặt cắt ngang bãi biển Về độ cao, đồng bằng cửa sông ven biển được cung cấp vật liệu khá lớn từ sông, tuy vậy, những năm gần đây các đồng bằng cửa sông ven biển bị xói lở mạnh, bởi vậy các bãi biển cửa sông ven biển thường cao và dốc. Về hình thái mặt cắt ngang bãi biển có thể thấy, khu vực bắc cửa Đại bề rộng bãi biển thay đổi theo chiều dài bãi, ở đầu phía bắc bãi khá hẹp, chỉ khoảng 30 - 40 m, đầu phía nam gần cửa sông Thu bồn khoảng trên 40 m, ở trung tâm khá rộng 60 - 70 m, trung bình khoảng 50 m (Hình 2). Trong khi đó ở phía nam Cửa Đại bề rộng bãi ít biến đổi, khoảng 30 - 40 m (Hình 4). Trong khi các bãi phía bắc Cửa Đại có độ dốc khá biến đổi với bãi biển (phần lộ) ở bãi cao tgα~ 0,03 - 0,05, bãi thấp tgα~ 0,03 (Hình 3), còn các bãi nam Cửa Đại tgα~ 0,05 (Hình 5). Hình 2. Bờ biển bắc Cửa Đại Hình 3. Mặt cắt ngang bãi biển khu vực bắc Cửa Đại (sông Thu Bồn) 196
  4. Nghiên cứu đặc điểm hình thái động lực các bãi biển đồng bằng cửa sông Nam Trung Bộ… Hình 4. Bờ biển nam Cửa Đại (s.Thu Bồn) Hình 5. Mặt cắt ngang bãi biển khu vực nam Cửa Đại Đối với khu vực đồng bằng sông Trà Khúc, mặt cắt ngang đặc trưng của bãi biển ở khu vực Mộ Đức thể hiện ở Hình 6, bãi biển rộng khoảng 30m (bề rộng bãi biển biến đổi, khu vực cửa sông Trà khúc khá hẹp, chỉ 30 - 35 m, về phía nam phần lớn khoảng 40 m) có độ dốc tgα~ 0,05 - 0,07 (Hình 7). Hình 6. Bờ biển khu vực đồng bằng s. Trà Khúc Hình 7. Mặt cắt ngang bãi biển khu vực Mộ Đức Bờ biển đồng bằng ven biển Sông Ba kéo dài từ mũi Bãi Xếp đến cửa Đà Giang với chiều dài khoảng 30km tạo nên một đường cong có dạng vịnh hẹp (Hình 8). Bãi biển ở đây khá rộng, trung bình 70-80m, nhưng có sự khác biệt giữa phía bắc và nam cửa Đà Giang. Phía bắc cửa Đà Giang, bắc bãi biển hẹp nhất, chỉ khoảng 40 m, phần lớn rộng khoảng 50-60m, đôi chỗ gần các cửa sông nhỏ đến trên 100 m. Phía nam cửa Đà Giang có nửa phía bắc bị xói lở nên bãi biển khá hẹp, chỉ 10 - 20 m, phía nam gần cửa sông Đà Nông rộng khá đều khoảng 30 - 40 m. Độ dốc trung bình các bãi đạt giá trị tgα~ 0,05 (Hình 9). 197
  5. Võ Thịnh, Tống Phúc Tuấn, Bùi Quang Dũng Hình 9. Mặt cắt ngang bãi biển Hình 8. Bờ biển khu vực đồng bằng sông Ba khu vực đồng bằng sông Ba Khoa học địa mạo phần lớn dựa trên cơ sở cảm nhận trực quan với phương pháp phân tích hình thái động lực (trên cơ sở hình thái suy ra động lực thành tạo và xu thế phát triển địa hình). Bởi vậy, có thể thấy, có một mối quan hệ khá rõ giữa hình thái mặt cắt bãi biển và động lực sóng thành tạo. Các bãi biển càng dốc và hẹp thì thể hiện động lực sóng biển thành tạo chúng càng mạnh. Có thể thấy hầu hết các bãi biển trên cả ba đồng bằng cửa sông ven biển nêu trên đều có độ dốc lớn, phổ biến tgα > 0,05, các bãi biển khá hẹp, phổ biến < 50 m. Chúng thể hiện xu thế xói lở gia tăng và biển lấn trên hầu hết các bãi biển hiện nay. 2.2.2. Về đặc điểm hình thái bình đồ bãi biển Hình thái bình đồ bãi biển thể hiện sự uốn lượn đường bờ bãi biển. Tuy nhiên mức độ uốn lượn lại hầu như chưa được nghiên cứu và trong bài báo này, hệ số uốn khúc (HSUK) được đề xuất sử dụng với cách tính thể hiện trong Hình 10. Khu vực bờ biển bắc Cửa Đại có đoạn phía bắc uốn khúc dạng “răng cưa” (HSUK = 1,35) với L khá nhỏ (trung bình chỉ 25 m), tuy nhiên, phần lớn trung tâm và phía nam của khu vực này bờ biển chỉ uốn lượn rất nhẹ (HSUK = 1,15) với các khúc uốn lớn (L từ 150 - 200), càng về phía nam bờ biển càng thẳng, doi cát Cửa Đại có bờ biển khá thẳng và bị biến đổi mạnh bởi con người (Hình 11, 12). HSUK= l/L Hình 10. Ví dụ về “hệ số Hình 11. Bãi biển uốn khúc Hình 12. Phần lớn trung và nam của bờ uốn khúc” tại đoạn bờ dạng răng cưa ở khu vực phía biển bắc Cửa Đại chỉ lượn sóng nhẹ phía bắc Cửa Đại bắc của bờ biển bắc Cửa Đại 198
  6. Nghiên cứu đặc điểm hình thái động lực các bãi biển đồng bằng cửa sông Nam Trung Bộ… Khu vực phía nam Cửa Đại có nửa phía bắc uốn khúc mạnh với các khúc uốn khá lớn L = 120 - 140m và HSUK = 1,25, nửa phía nam bờ biển uốn khúc nhẹ với HSUK = 1,15 với các khúc uốn lớn nhưng không đều (L từ 120 - 250 m) (Hình 13 và 14). Hình 13. Bờ biển phía bắc của nam Cửa Đại Hình 14. Bờ biển phía nam của nam Cửa Đại Phần lớn bờ biển đồng bằng sông Trà Khúc uốn lượn nhẹ nhàng với HSUK khoảng 1,1 nhưng với các khúc uốn có chiều dài lớn (L = 180 - 350 m) (Hình 15), phía nam đồng bằng gần cửa Mỹ Á chiều dài khúc uốn ngắn lại đôi chút, từ xung quanh cửa Mỹ Á đến mũi Sa Huỳnh HSUK tăng lên đến 1,2 (Hình 16). Đặc điểm uốn khúc của bờ biển phần bắc cửa Đà Giang (hạ lưu sông Ba) như sau: - Phần cực bắc đồng bằng Sông Ba (khoảng 2,5 km) bờ biển khá thẳng, không bị uốn khúc chia cắt. - Phần trung tâm (8 - 9 km) bờ biển uốn khúc mạnh với phần phía bắc có HSUK = 1,2 và L = 100 - 120 m, càng về phía nam L càng lớn, đến 200 – 220 m và HSUK= 1,15. Đoạn ngắn sát cửa Đà Giang bờ biển hầu như không uốn khúc (Hình 17). - Bờ biển phía nam cửa Đà Giang với chiều dài khoảng 12 km thể hiện uốn khúc nhẹ với HSUK khoảng 1,1, L = 280 - 350 (Hình 18). - Đoạn bờ biển phía nam khoảng 5 km sát cửa sông Đà Nông hơi thẳng. Hình 15. Bờ biển Khu vực Mộ Đức, Đức Phổ Hình 16. Bờ biển khu vực Cửa Mỹ Á 199
  7. Võ Thịnh, Tống Phúc Tuấn, Bùi Quang Dũng Hình 17. Khúc uốn giữa của đoạn bờ biển Hình 18. Khúc uốn bờ biển Bắc Đà Giang phía Nam cửa Đà Giang Về mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái của bờ biển với động lực biển đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới [1, 6, 7]. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì đặc điểm uốn khúc của bờ biển có liên quan với cơ chế thành tạo dòng chảy ven bờ, được gọi là dòng gián đoạn (rip current). Trên thực tế độ cao sóng đổ tại các điểm là không đồng nhất dọc theo bờ, lượng nước dồn vào phía trong vùng sóng đổ là không đồng nhất và chính lượng nước này chảy ngược trở ra khơi thông qua các dải hẹp, được gọi là dòng gián đoạn. Theo Đinh Văn Ưu và nnk (2003), khi độ cao sóng tới lớn lên thì số lượng dòng gián đoạn trên một đơn vị dọc bờ nhỏ nhưng tốc độ của dòng lại lớn, còn khi độ cao sóng tới nhỏ thì số lượng các dòng gián đoạn tăng lên nhưng tốc độ lại giảm đi [6]. Chính đặc điểm động lực này quyết định đến hình thái bờ biển, cụ thể là đặc điểm uốn khúc của đường bờ. Ngược lại, trên cơ sở đặc điểm hình thái bờ biển có thể phán đoán về đặc điểm động lực tác động đến bờ. Từ đó có thể dẫn đến một số nhận định như: Khu vực bờ biển bắc Cửa Đại có đoạn bờ phía bắc có hình thái dạng “răng cưa” được thành tạo bởi động lực sóng biển yếu hơn đoạn bờ phía nam; Hầu hết các bãi biển trên các đồng bằng cửa sông Trà Khúc, Ba đều bị tác động bởi động lực sóng mạnh được thể hiện bởi hình thái bãi biển uốn khúc yếu và các khúc uốn có kích thước lớn. Đặc điểm hình thái và sự phân bố các bãi biển của 3 đồng bằng cửa sông ven biển được thể hiện ở các Hình 19-22. Bảng 1. Một số chỉ số hình thái bãi biển và bờ biển của các đồng bằng cửa sông ven biển Sông Thu Bồn, Trà Khúc và Sông Ba (Đà Rằng) Đồng bằng cửa sông Hệ số độ lõm Chiều rộng bãi Độ dốc HSUK bờ Độ dài ven biển vũng vịnh bãi biển biển khúc (HSVV) uốn (m) THU Phía bắc 0,19 Hẹp ở hai đầu (30 - tgα~ 0,03 Phía bắc 1,35 25 BỒN 40 m) rộng ở khu vực - 0,5 Trung tâm 150 - 200 giữa (60 - 70 m) 1,15 Phía nam 0,10 30 - 40 m tgα~ 0,05 Phía bắc 1,25 120 - 140 Phía nam 1,15 120 - 250 TRÀ KHÚC 0,12 30 - 40 m tgα~ 0,05- 1,1 - 1,2 180 - 350 0,07 BA (ĐÀ Phía bắc 0,10 70 - 80 m tgα~ 0,05 1,15 - 1,2 100 - 120 RẰNG đến 200 - 220 Phía nam 30 - 40 m 1,1 200 - 300 200
  8. Nghiên cứu đặc điểm hình thái động lực các bãi biển đồng bằng cửa sông Nam Trung Bộ… 2.2.3. Một số đặc điểm hình thái động lực phần ngập nước của bãi biển Theo [1] thì giới hạn bãi biển không chỉ là phần trong đới sóng vỗ bờ mà bao gồm cả phần đáy biển thường xuyên ngập nước, mà độ sâu có thể tới 50 m. Theo địa mạo học thì có thể lấy giới hạn ngoài cùng của bãi biển ở độ sâu giới hạn của đới bờ nơi mà động lực sóng biển bắt đầu tác động đến đáy. Theo kinh nghiệm nghiên cứu địa mạo đới bờ ở Việt Nam của nhiều nhà nghiên cứu thì giới hạn đó ở khoảng độ sâu 30 m. Trên cơ sở bản đồ địa hình đáy biển với các đường đồng mức 1 m, tài liệu hải văn khu vực nghiên cứu được tham khảo từ [8], với phương pháp xây dựng các tia sóng khúc xạ tới bờ theo các hướng sóng chính ở các khu vực cửa sông ven biển, các sơ đồ động lực hình thái được thành lập. Ngoài nội dung chính của các sơ đồ là các tia sóng khúc xạ ra thì sơ đồ còn thể hiện đặc điểm hình thái các bãi biển mà trên cơ sở đó có thể giải đoán động lực dòng chảy ven bờ với kết quả biểu diễn trên các Hình 19-22. Hình 19. Sơ đồ phân tích hình thái động lực Hình 20. Sơ đồ phân tích hình thái động lực bãi biển bắc Cửa Đại bãi biển nam Cửa Đại - Trên sơ đồ Hình 19 của khu vực bắc Cửa Đại thể hiện mật độ đường tia sóng tới khá thưa, nhất là khu vực bờ biển phía bắc, nơi sát bán đảo Sơn Trà. Điều đó được giải thích là do quá trình khúc xạ sóng vào trong “vũng vịnh” khá sâu là giảm năng lượng sóng. - Khu vực nam Cửa Đại (Hình 20), phần lớn bờ biển có mật độ tia sóng tới khá lớn, nhất là khu vực các xã Bình Dương, Bình Minh, do bờ biển khu vực này có đặc tính “vũng vịnh” nông hơn khu vực bắc Cửa Đại. Khu vực giáp với Cửa Đại có mật độ thưa là do ảnh hưởng của địa hình đáy biển khu vực cửa Đại. - Bờ biển đồng bằng cửa sông Trà Khúc có mật độ tia sóng tới phân bố khá đều đặn nhưng có xu thế mau dần về phía nam đối với động lực sóng đông bắc và ngược lại, thưa dần đối với sóng hướng đông nam (Hình 21). Điều đó là do ảnh hưởng của địa hình đáy (chủ yếu đối với sóng đông bắc) và đặc tính “vũng vịnh” (chủ yếu với sóng đông nam) tạo nên. - Đặc điểm địa hình đáy biển khu vực đồng bằng Sông Đà Rằng khá đặc biệt ở chỗ, chúng ít làm khúc xạ sóng nhất là sóng hướng đông bắc và ở phía nam cửa Đà Giang (Hình 22). Mật độ tia sóng tới khá giống với khu vực bờ biển đồng bằng sông Trà Khúc là mau dần về phía nam đối với hướng sóng đông bắc và thưa dần đối với hướng sóng đông nam. Phần cực bắc, khu vực các xã An Chấn, An Phú (Tuy Hòa) có mật độ rất thưa. 201
  9. Võ Thịnh, Tống Phúc Tuấn, Bùi Quang Dũng Hình 21. Sơ đồ phân tích hình thái động lực Hình 22. Sơ đồ phân tích hình thái động lực bãi biển đồng bằng cửa sông Trà Khúc bãi biển đồng bằng cửa sông Ba (Đà Rằng) Như vậy, có thể nói đặc điểm hình thái địa hình đáy biển tác động rất lớn đến đặc điểm cũng như mật độ tia sóng tới bờ và chúng ảnh hưởng đến phần cao của địa hình bãi biển, phần địa hình mà có thể quan sát được, và chúng thể hiện rõ trên ảnh. 2.2.4. Đề xuất định hướng qui hoạch bãi tắm trên cơ sở nghiên cứu hình thái động lực bãi biển Như trên đã nêu, có một mối quan hệ giữa hình thái và động lực thành tạo các dạng địa hình nói chung và các bãi biển. Theo một số nhà nghiên cứu [1, 6] thì có mối quan hệ giữa hình thái bãi biển và động lực dòng chảy rip (hay còn gọi là dòng gián đoạn, dòng chảy do sóng tạo nên trong đới sóng phá hủy như sau: - Dòng gián đoạn được phát sinh khi sóng lừng truyền vào bờ với hướng gần vuông góc - Dòng gián đoạn thường xuất hiện trên các bãi biển có độ nghiêng thoải - Khi độ cao sóng tới lớn lên thì số lượng dòng gián đoạn trên một đơn vị dọc bờ nhỏ nhưng tốc độ của dòng lại lớn, còn khi độ cao sóng tới nhỏ thì số lượng các dòng gián đoạn tăng lên nhưng tốc độ lại giảm đi. Cũng theo [1] thì khoảng cách giữa dòng chảy rip tăng lên cùng với chiều cao của sóng đổ (độ rộng vùng sóng nhào) và giảm độ dốc bãi biển. Như vậy, chính đặc điểm động lực này quyết định đến hình thái bờ biển, cụ thể là đặc điểm uốn khúc của đường bờ. Ngược lại, trên cơ sở đặc điểm hình thái bờ biển có thể phán đoán về đặc điểm động lực tác động đến bờ. Bởi vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu hình thái động lực bãi biển thuộc đồng bằng ven biển cửa sông, đề xuất định hướng phát triển du lịch tắm biển như sau: - Hầu hết các bãi biển biến động mạnh trong thời gian gần đây, có xu thế gia tăng độ dốc. Các bãi biển có độ dốc lớn như ở khu vực đồng bằng Sông Trà Khúc (nhất là khu vực từ xã Đức Minh (H. Mộ Đức) đến xã Phổ An (H. Đức Phổ), bờ biển phía nam Cửa Đà Giang (đồng bằng sông Ba) bãi biển bị xói lở rất mạnh, nơi các khúc uốn bờ biển khá thoải và không đều, hoặc dốc và khá thẳng như khu vực bờ biển Hội An. Các khu vực này đều thể hiện xu thế gia tăng xói lở mạnh bãi biển. Những bãi biển này rất khó khăn để phát triển du lịch tắm biển. 202
  10. Nghiên cứu đặc điểm hình thái động lực các bãi biển đồng bằng cửa sông Nam Trung Bộ… - Các bãi biển có độ dốc trung bình, HSUK lớn và khúc uốn lớn ít biến động hơn các khu vực nêu trên (như các khu vực phía bắc Cửa Đà Giang, phía nam Cửa Đại… có thể phát triển du lịch tắm biển được nhưng ở quy mô hạn chế và cần lưu ý đến sự phát triển của dòng ven bờ. - Phần lớn các đoạn bờ bắc Cửa Đại (trừ khu vực Hội An) đều có thể phát triển du lịch tắm biển tốt do bãi biển khá thoải, HSUK lớn, dòng chảy ven bờ yếu, nhất là khu vực cực bắc. 3. Kết luận Ở Việt Nam nghiên cứu hình thái động lực đới bờ đã được tiến hành từ lâu, tuy nhiên đối với các bãi biển còn khá sơ sài. Phương pháp nghiên cứu hình thái động lực đối với đới bờ rất tiện dụng nhưng hiệu quả, bao gồm các nội dung chính như: khảo sát thực địa, phân tích ảnh vệ tinh, bản đồ địa hình đáy biển… Trong nghiên cứu này, tác giả lần đầu tiên ở Việt Nam tiếp cận phân tích chi tiết một số yếu tố hình thái của bãi biển cùng với việc đề xuất sử dụng hai khái niệm mới phục vụ nghiên cứu địa mạo bờ biển gồm: độ lõm vũng vịnh và độ uốn khúc bờ biển. Các kết quả phân tích động lực hình thái bãi biển của ba đồng bằng cửa sông ven biển Thu Bồn, Trà Khúc và Ba cho thấy, hình thái phần lớn các bãi biển phản ánh điều kiện động lực thành tạo mạnh như các bãi biển dốc, hẹp và địa hình biến đổi mạnh. Các khu vực có bãi biển bị xói lở và biến đổi mạnh ở các khu vực: Từ Đức Minh đến Phổ An (Quảng Ngãi), Bình Minh - Bình Dương (Quảng Nam), Nam Cửa Đà Giang (Phú Yên). Khu vực bãi biển có hình thái động lực khá ổn định là phía bắc Cửa Đại (trừ khu vực Hội An). Trong bối cảnh mực nước biển dâng hiện nay hầu hết các bãi biển có xu thế gia tăng xói, ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng các bãi biển, nhất là hoạt động du lịch tắm biển. Vấn đề nghiên cứu xu thế biến động bờ biển nói chung, bãi biển nói riêng rất phức tạp, liên quan đến việc cần phải phân tích nhiều yếu tố như địa chất, kiến tạo, mực nước biển dâng, nhân sinh…. Tuy nhiên, có thể thấy hình thái địa hình là yếu tố phản ánh tổng hợp, thể hiện khá toàn diện những tác nhân ảnh hưởng và thành tạo nên chúng. Những khó khăn của công trình nghiên cứu là thiếu các ảnh viễn thám đa thời kì có độ phân giải cao. Dẫu vậy thì hình thái các bãi biển được phân tích cũng thể hiện (dù là trong ngắn hạn) động lực thành tạo và xu thế phát triển của chúng. Nội dung của bài báo này là kết quả của một số đề tài trong đó có đề tài “Nghiên cứu biến động hình thái một số bãi biển khu vực NTB, đề xuất giải pháp giảm thiểu xói lở, ổn định bãi và định hướng sử dụng phục vụ phát triển bền vững du lịch”, mã số VAST06.06/15-16 cấp viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam được tiến hành bởi các nhà địa mạo thuộc Viện Địa lí trong 2 năm 2015 - 2016. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Eric Bird, 2008. Coastal Geomorphology. Eric Bird, John Wiley & sons. [2] Loghinov. V.V, 1963. Động lực vùng bờ biển không có thủy triều. Nxb Nauka. Bản Tiếng Nga. [3] Zencovich. V.P., 1962. Cơ sở học thuyết về sự phát triển bờ biển. Nxb Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Matxkva (Bản Tiếng Nga). [4] Vũ Văn Phái, 1996. Địa mạo khu bờ biển hiện đại Trung Bộ Việt Nam. Luận án PTS Địa mạo và Cổ Địa lí, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bào, Nguyễn Hiệu, 2001. Báo cáo thành lập bản đồ địa mạo biển nông ven bờ (0 - 30 m nước) Việt Nam tỉ lệ 1/500 000, Hà Nội, tr. 118 (lưu trữ cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam). 203
  11. [6] Đinh văn Ưu, Nguyễn Thọ Sáo, Phùng Đăng Hiếu, 2003. Thủy lực biển. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Nguyễn Bá Xuân và nnk, 2009. Nghiên cứu hiện tượng dòng Rip (Rip Current) khu vực bãi biển Nha Trang, Cam Ranh, đề xuất giải pháp cảnh báo và phòng tránh phục vụ hoạt động du lịch biển. Báo cáo tổng kết đề tài cấp viện KH&CN Việt Nam. [8] Nguyễn Mạnh Hùng (chủ biên), 2010. Biến động bờ biển và cửa sông Việt Nam. Nxb Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội, tr. 243. ABTRACT Coastal delta geo-morphodynamic study at Southern central part of Vietnam for prediction of coastal change and beach planning Vo Thinh, Tong Phuc Tuan and Bui Quang Dung Department of Geomorphology - Geodyanmic, Institute of Geography, Vietnam Academy of Science and Technology Beach was study based on the geo-morphodynamic methodology, involved: field survey, satellite images and bathymetry maps analysis. The analyse factors of the beach are: cross- sectional (slope, width, steepness), surface shape (coastline meandering, meandering curve size, wave refraction characteristics). Beach geomorphology rather represents their forming dynamic. High slope and clearly stepped beach represent of strong forming dynamic (seem as catastrophe events); middle slope, middle meandering rate, and large meandering curve correspond to the effect of regularly high wave energy; low slop, high meandering rate, and small meandering curve show as result of low wave energy. The results of the analysis of geo-morphodynamic dynamics of three beach areas (located at coastal of Thu Bon, Tra Khuc and Ba river delta) show that: almost beach’s topology present the strong deformation processes with high slop, narrow beach and rapid changing beach’s shape. The most deformation coastline are: Duc Minh to Pho An (Quang Ngai province), Binh Minh to Binh Duong (Quang Nam province), and Southern Da Giang mouth (Phu Yen province. The relatively stable coastline is northern Dai mouth (except Hoi An area). Keywords: Sand beach’s geomorphology; southern central part coastline. 204
nguon tai.lieu . vn