Xem mẫu

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT QUANG VÀ TÍNH CHẤT QUANG XÚC TÁC CỦA VẬT LIỆU Nguyễn Thị Thanh Hương, Lớp K60TN, Khoa Vật lí GVHD: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh Tóm tắt: Vật liệu tổ hợp TiO2/MWCNTs đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp thủy phân từ các tiền chất TTiP và MWCNTs. Cấu trúc, tính chất quang, hình thái bề mặt của vật liệu lần lượt được nghiên cứu bằng các phép đo nhiễu xạ tia X, phổ hấp thụ UV-vis, phép đo SEM, HR-TEM. Phổ nhiễu xạ tia X của vật liệu chỉ ra rằng có sự kết tinh đồng thời của các vật liệu TiO2 và MWCNTs. Kết quả phân tích ảnh SEM, HR-TEM, và phổ FTIR cho thấy giữa các hạt nano TiO2 và sợi CNTs hình thành các lớp tiếp xúc và liên kết giữa TiO2 và MWCNTs. Tính chất quang xúc tác của vật liệu được khảo sát thông qua thí nghiệm phân hủy dung dịch xanh metylen (MB) sử dụng bức xạ khả kiến. Kết quả thí nghiệm cho thấy các mẫu tổ hợp TiO2/MWCNTs có khả năng phân hủy MB tốt hơn mẫu TiO2 tinh khiết. Điều này được giải thích là do quá trình tái hợp điện tử - lỗ trống trong vật liệu tổ hợp đã được làm giảm đáng kể bởi sự hình thành các lớp tiếp xúc giữa hạt TiO2 với sợi CNTs. Từ khóa: TiO2, MWCNTs, quang xúc tác. I. MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu về TiO2 Titan oxit (TiO2) đã đƣợc biết đến nhƣ một chất bán dẫn tiêu biểu có khả năng quang xúc tác tốt [1]. Với các tính chất độc đáo (khả năng oxi hóa khử cao, ổn định, không độc hại, và sẵn có) TiO2 đƣợc ứng dụng rộng rãi trong thực tế đời sống, đặc biệt là lĩnh vực xử lí ô nhiễm môi trƣờng nƣớc và không khí. Cơ chế quang xúc tác của vật liệu TiO2 nhƣ sau: Hình 1.1. Cơ chế quang xúc tác Khi TiO2 đƣợc chiếu sáng bởi chùm photon có năng lƣợng lớn hơn năng lƣợng của vùng cấm bán dẫn, các electron trên vùng hóa trị sẽ bị kích thích và nhảy lên vùng dẫn. Kết quả là trên vùng dẫn sẽ có các electron mang điện tích âm và trên vùng hóa trị sẽ xuất hiện các lỗ trống mang điện tích dƣơng. Lỗ trống sẽ bẻ gãy phân tử nƣớc thành khí H2 và gốc OH* tự do, điện tử đã bị kích thích sẽ phản ứng với phân tử O2 để tạo ra supper oxide anion 53
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 (O2-). Chính những gốc tự do và supper oxide anion sẽ bẻ gãy các phân tử hữu cơ tạo thành nƣớc và CO2. Tuy nhiên, hạn chế của vật liệu TiO2 là có năng lƣợng vùng cấm trong khoảng từ 3,0 eV đến 3,2 eV do đó chỉ hấp thụ đƣợc ánh sáng trong vùng tử ngoại [2]. Ngoài ra, sự tái hợp nhanh chóng của cặp điện tử - lỗ trống cũng là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả quang xúc tác của vật liệu TiO2. 2. Giới thiệu về MWCNTs Ống nano cacbon đơn tƣờng (SWCNTs) đƣợc Iijima và Bethune tìm ra vào năm 1993, khá sớm sau khi tìm thấy MWCNTs, đó là các ống rỗng đƣờng kính từ 1,5 – 2 nm, dài cỡ µm. Ống cacbon nano đa tƣờng (MWCNTs) bao gồm nhiều SWCNTs có đƣờng kính khác nhau lồng vào nhau, khoảng cách giữa các SWCNTs này là 0,34 – 0,36 nm, khi pha tạp hoặc có sai hỏng bề mặt, MWCNTs thể hiện một số tính chất của chất bán dẫn [3]. 3. Lí do chọn đề tài Hai hƣớng nghiên cứu nhằm làm tăng hiệu quả quang xúc tác của TiO2 là nghiên cứu làm giảm bề rộng vùng cấm của vật liệu TiO2 và nghiên cứu làm giảm tốc độ tái hợp điện tử - lỗ trống. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành tổ hợp vật liệu TiO2 và MWCNTs nhằm làm giảm tốc độ tái hợp điện tử lỗ trống, từ đó làm tăng hiệu quả quang xúc tác của vật liệu. II. NỘI DUNG 1. Thực nghiệm Chúng tôi chế tạo vật liệu composite TiO2/MWCNTs từ các hóa chất ban đầu là titanium tetraisopropoxide (Ti[OCH(CH3)2]4) 97% (TTiP), multi-walled carbon nanotubes (MWCNTs), axit nitric (HNO3) 65%, isopropanol (2-C3H7OH) 99%. Bột MWCNTs đƣợc hoạt hóa với axit nitric trong 8h ở 120oC. Sau đó, dung dịch đƣợc lọc rửa và li tâm với nƣớc cất rồi đem sấy trong không khí đến khô. Các mẫu composite đƣợc chế tạo bằng cách hòa tan TTiP, MWCNTs trong isopropanol và khuấy từ trong 4h. Sau đó đem lọc rửa li tâm với nƣớc cất rồi sấy ở 90oC thu đƣợc bột màu xám. Nung mẫu bột ở 400oC trong 2h. Các mẫu chế tạo đƣợc có tỉ lệ mTiO2/mMWCNTs là 1, 2, 3, 4, 10 kí hiệu tƣơng ứng TC01, TC02, TC03, TC04, TC10. Chúng tôi kiểm tra khả năng quang xúc tác của các mẫu bằng cách tiến hành xử lí dung dịch xanh metylen (MB) nồng độ 10ppm trong 3h dƣới ánh sáng nhìn thấy đƣợc chiếu xạ bởi đèn Xenon có sử dụng kính lọc sắc. Nồng độ MB còn lại trong dung dịch đƣợc đo sau mỗi giờ chiếu xạ. Cấu trúc vật liệu đƣợc khảo sát thông qua phép đo nhiễu xạ tia X đƣợc khảo sát bởi nhiễu xạ kế Siemens D5000, với bức xạ Cu-K ( = 1,54060 Å) thực hiện tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và phép đo phổ hấp thụ hồng ngoại (FTIR) thực hiện tại Khoa Hoá học – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Hình thái bề mặt mẫu đƣợc chụp bởi kính hiển vi điện tử quét (SEM) Hitachi S-4800 có độ phóng đại từ 20 đến 800.000 lần tại Viện Khoa học Vật liệu thuộc Viện Vệ sinh Dịch tễ. Phổ hấp thụ và nồng độ MB đƣợc khảo sát qua hệ đo Jasco có tại Bộ môn Vật lí Chất rắn, Khoa Vật lí – Trƣờng Đại học Sƣ 54
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 phạm Hà Nội. Ngoài ra, để kiểm tra thành phần các nguyên tố hóa học, chúng tôi đem mẫu đi đo phổ tán sắc năng lƣợng (EDX) tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2. Kết quả và thảo luận 2.1. Cấu trúc vật liệu Hình 2.1. Giản đồ nhiễu xạ tia X của vật liệu tổ hợp TiO2/MWCNTs với các tỉ lệ mTiO2/mMWCNTs khác nhau Hình 2.1 trình bày giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu đã tổng hợp đƣợc. Từ giản đồ, xác định đƣợc các đỉnh nhiễu xạ tại các vị trí 2θ phù hợp với thẻ chuẩn của mẫu TiO2 pha anatase. Quan sát giản đồ nhận thấy, khi tỉ lệ khối lƣợng MWCNTs trong các mẫu tổ hợp tăng dần thì đỉnh nhiễu xạ của các mẫu tại vị trí 25,2o không đối xứng, dịch chuyển và mở rộng về phía góc 2θ lớn hơn so với mẫu TiO2 nano. Đó là do cƣờng độ đỉnh có sự đóng góp từ đỉnh nhiễu xạ tại vị trí 26,60 của MWCNTs. Đồng thời, trên giản đồ nhiễu xạ của mẫu TC01 cũng bắt đầu xuất đỉnh nhiễu xạ tại vị trí 43,60 của MWCNTs. Nhƣ vậy, các mẫu tổ hợp đã xuất hiện đồng thời hai pha TiO2 anatase và MWCNTs. Khi tỉ lệ khối lƣợng MWCNTs tăng dần thì giản đồ xuất hiện thêm các đỉnh nhiễu xạ của MWCNTs. Kích thƣớc tinh thể của hạt TiO2 theo công thức Debye-Scherer trong các mẫu không đồng đều (bảng 2.1). Bảng 2.1. Kích thước tinh thể TiO2 tính bằng công thức Debye-Scherer Mẫu TC01 TC02 TC03 TC04 TC10 Kích thƣớc 6 10 9 - - (nm) 55
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Hình 2.2. Phổ FTIR của vật liệu tổ hợp với hai tỉ lệ mTiO2/mMWCNTs (2:1;3:1) Hình 2.2 là phổ hấp thụ hồng ngoại (FTIR) của các mẫu composite, TiO2, MWCNTs. Các mẫu chế tạo đƣợc đều thấy xuất hiện đỉnh hấp thụ của liên kết Ti-O tại vị trí có số sóng trong khoảng 500 cm-1 [4]. Đồng thời, ta cũng quan sát đƣợc đỉnh hấp thụ của nhóm chức C=O trong vùng từ 1600 cm-1 đến 1700 cm-1 [4]. Sau khi đƣợc hoạt hóa trên bề mặt MWCNTs xuất hiện các nhóm liên kết –C=O giúp cho tinh thể TiO2 dễ dàng hình thành và bám dính xung quanh sợi MWCNTs tạo nên cấu trúc lõi – vỏ. 2.2. Thành phần hóa học Hình 2.3 trình bày phổ tán sắc năng lƣợng của mẫu vật liệu tổ hợp TiO2/MWCNTs với tỉ lệ mTiO2/mMWCNTs là 1:1 (TC01). Đỉnh phổ ứng với các nguyên tố C, Ti, O đều xuất hiện chứng tỏ vật liệu thu đƣợc có chứa các thành phần hóa học mà ta mong muốn. Bên cạnh đó, ta cũng quan sát thấy đỉnh phổ của các nguyên tố tạp chất với cƣờng độ không đáng kể. Dựa vào dữ liệu về khối lƣợng của các nguyên tố ta tính lại đƣợc tỉ lệ mTiO2/mMWCNTs là 0,72. Tỉ lệ này nhỏ hơn một chút so với dự kiến, có nghĩa là khối lƣợng MWCNTs có trong mẫu nhiều hơn khối lƣợng TiO2. Đây là một tỉ lệ tốt trong thực nghiệm. Đối với các mẫu tổ hợp còn lại ta cũng tính toán và có đƣợc tỉ lệ mTiO2/mMWCNTs rất tốt. 001 1000 900 800 C Ti 700 O 600 Counts 500 400 Ti 300 Si 200 TiKesc 100 0 0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 9.00 10.00 keV Hình 2.3. Phổ tán sắc năng lượng (EDX) của mẫu TC01 56
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 2.3. Hình thái bề mặt Để quan sát đƣợc hình thái bề mặt, các mẫu đã đƣợc đem đi chụp ảnh SEM và chụp ảnh HR-TEM. Hình 2.4. Kết quả chụp ảnh SEM của các mẫu TC01 (a), TC02 (b) và kết quả chụp HR-TEM của mẫu TC01 (c) Từ ảnh SEM ta có thể thấy các hạt TiO2 đã bám dính tốt trên sợi MWCNTs. Tuy nhiên, các hạt kết đám nhiều, do lƣợng TiO2 nhiều hơn MWCNTs. Quan sát ảnh HR-TEM của mẫu tổ hợp, ta có thể xác định đƣợc giữa TiO2 và MWCNTSs có lớp tiếp xúc phù hợp với kết quả thu đƣợc từ phổ hấp thụ hồng ngoại FTIR, giữa TiO2 và MWCNTs đã có sự liên kết chặt chẽ. Kích thƣớc hạt TiO2 đƣợc tính trên ảnh HR-TEM của mẫu TC01 trong khoảng từ 9 nm đến 10 nm, lớn hơn kích thƣớc hạt đƣợc tính bằng công thức Debye- Scherer trên giản đồ nhiễu xạ tia X. Đó là do ảnh hƣởng của MWCNTs làm đỉnh nhiễu xạ mở rộng về phía góc 2θ lớn hơn. Hình ảnh mô phỏng hình thái bề mặt của vật liệu tổ hợp TiO2/MWCNTs đƣợc cho dƣới đây: Hình 2.5. Mô phỏng hình thái bề mặt của vật liệu tổ hợp. 2.4. Tính chất quang 57
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Hình 2.6. Phổ hấp thụ của các mẫu vật liệu tổ hợp, TiO2 nano, và MWCNTs Phổ hấp thụ của các mẫu tổ hợp với tỉ lệ khác nhau đƣợc trình bày trên hình 2.6. Quan sát thấy mẫu TC01 có dạng phổ giống với MWCNTs, điều này đƣợc giải thích là do MWCNTs có tỉ lệ khối lƣợng cao hơn trong vật liệu. Phổ hấp thụ của các mẫu còn lại đều có sự dịch chuyển và mở rộng đỉnh về phía vùng ánh sáng có bƣớc sóng dài. Thậm chí các mẫu còn có thể hấp thụ toàn bộ ánh sáng trong vùng nhìn thấy, do có sự đóng góp của MWCNTs. Cƣờng độ hấp thụ phụ thuộc vào tỉ lệ mTiO2/mMWCNTs. 2.5. Khả năng quang xúc tác Một số mẫu đƣợc tiến hành thử khả năng quang xúc tác thông qua việc xử lí dung dịch MB 10 ppm dƣới ánh sáng nhìn thấy. Nồng độ MB còn lại trong dung dịch sau khi đƣợc xử lí trong 3 giờ đƣợc trình bày ở hình 2.7. Từ đồ thị ta thấy các mẫu đều cho hiệu quả xử lí MB tốt hơn so với mẫu TiO2 nano tinh khiết, trong đó mẫu tỉ lệ 3:1 cho kết qủa xử lí tốt nhất, làm giảm đến 86,6%. MWCNTs có khả năng dẫn điện tốt nên các điện tử kích thích trong dải dẫn của tinh thể TiO2 dễ dàng di chuyển vào trong các ống nano cacbon làm giảm thời gian tái hợp điện tử lỗ trống, từ đó làm tăng hiệu quả quang xúc tác của các mẫu tổ hợp. Các mẫu có tỉ lệ TiO2 nhỏ hơn cho hiệu quả quang xúc tác kém hơn mẫu TC03, nguyên nhân đƣợc cho rằng khi đó các sợi cacbon nano không đƣợc bao bọc hoàn toàn bởi hạt TiO2 nên có khả năng hấp thụ ánh sáng kích thích chiếu tới làm giảm số electron đƣợc kích thích lên dải dẫn của tinh thể TiO2. 58
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Hình 2.7. Tổng hợp kết quả xử lí MB của các mẫu theo thời gian Hình 2.8. Sơ đồ mô tả cơ chế tăng hiệu quả quang xúc tác TiO2/MWCNTs III. KẾT LUẬN Vật liệu tổ hợp TiO2/MWCNTs đã đƣợc chế tạo thành công bằng phƣơng pháp thủy phân. Các hạt nano TiO2 có kích thƣớc trung bình 9 nm đến 10 nm, bám dính tốt trên sợi MWCNTs. Vật liệu tổ hợp có khả năng hấp thụ mạnh ánh sáng nhìn thấy. Tính chất dẫn điện đặc biệt tốt của MWCNTs góp phần làm giảm tốc độ tái hợp điện tử - lỗ trống. Từ đó làm tăng khả năng quang xúc tác so với TiO2 tinh khiết. Hiệu quả xử lí MB đạt từ 53% đến 87% sau 3h chiếu xạ dƣới ánh sáng nhìn thấy. Trong đó mẫu có tỉ lệ mTiO2/mMWCNTs = 3:1 có hiệu quả tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Yang J., Mei S., Ferreira, Hydrothermal Synthesis of TiO2 Nanopowders from Tetraalkylammonium Hydroxide Peptized Sols, Mater. Sci. & Eng. C., 15, 183-185, 2001. [2] Samsonov G.V., The oxide handbook, IFI/Plenum Press, New York, 1982. 59
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 [3] Tekleab D., Czerw R., Carroll D.L., Ajayan P.M., Electronic structure of kinked multiwalled carbon nanotubes, App.Phys.Lett., 76, 3594-3597, 2000. [4] Santosh Aryal, Multi-walled carbon nanotubes/TiO2 composite nanofiber by electrospinning, Mater. Sci. & Eng. C., 28, 75-79, 2008. 60
nguon tai.lieu . vn