Xem mẫu

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG PHỐI HỢP CỦA MỘT SỐ LOẠI HÓA CHẤT: BISPHENOL A (BPA), 4-TERT-OCTYLPHENOL (OP), 4-NONYLPHENOL (NP) VÀ ISOBUTYL PARABENS (IBP) ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC CỦA CHUỘT SWISS-ALBINO THẾ HỆ F1 Mai Thị Kim Tuyến, Lương Thị Lan Hương Lớp K60TN, Khoa Sinh học GVHD: TS. Võ Thị Bích Thủy, TS. Dương Thị Anh Đào Tóm tắt: Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về tác dụng hiệp đồng của các hóa chất môi trường có hoạt tính sinh học gây ảnh hưởng hoặc có thể phá hủy hệ thống nội tiết trong cơ thể người và động vật. Đó là hóa chất môi trường gây rối loạn nội tiết (EDCs). Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự tương tác bổ sung giữa bisphenol A (BPA), 4-nonylphenol (NP), 4-tert Octylphenol (OP) và Isobutyl parabens (IBP) trong mô hình động vật trên đối tượng là chuột cái Swiss  Albino bắt đầu từ giai đoạn mang thai đến ngày chửa thứ 21 ở các liều lượng hóa chất khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các EDCs kết hợp đã gây ra các biến động về thời gian mang thai của chuột mẹ (giảm 0,85 đến 1,87 ngày), tỉ lệ sống ở chuột con (giảm từ 11,65 % đến 13,4 %), sự sinh trưởng ở chuột con giảm và thay đổi các chỉ tiêu sinh lí trong cơ thể chuột Swiss- Albino thế hệ F1 so với chuột đối chứng. Từ khóa: EDCs, bisphenol A, 4- nonylphenol, 4- tert-octylphenol, isobutyl parabens. I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong thời gian gần đây có nhiều nghiên cứu cho thấy các hóa chất tự nhiên hoặc nhân tạo trong môi trƣờng đã tác động đến hệ thống nội tiết của con ngƣời, động vật hoang dã và gây ra nhiều tác động phụ không mong muốn. Hằng ngày, động vật hoang dã và con ngƣời chúng ta phơi nhiễm với hàng nghìn hóa chất, 86% trong tổng số 2500 hóa chất đƣợc sử dụng với số lƣợng lớn không có đủ thông tin an toàn, công khai để đánh giá. BPA, OP, NP, Parabens đều là những hóa chất có trong môi trƣờng nhƣ bình nhựa, son môi, kem dƣỡng da, nƣớc rửa bát, đồ chơi trẻ em, phẩm màu… con ngƣời có thể tiếp xúc với các loại hóa chất này qua nhiều con đƣờng nhƣ tiếp xúc, hô hấp, tiêu hóa, thậm chí con đƣờng tình dục. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng làm giảm khả năng sinh sản nam giới, suy giảm số lƣợng cá thể đực đƣợc sinh ra, gây bất thƣờng trong cơ quan sinh sản nam giới, bệnh sinh sản của nữ giới (dậy thì sớm, lão hóa sớm, ung thƣ buồng trứng) [7]. Các chất có khả năng gây phá vỡ hệ thống nội tiết (EDCs) bao gồm DES, dioxin và các hợp chất của dioxin, các chất thải rắn PCBs, DDT, các loại thuốc trừ sâu, chất dẻo nhƣ OP, NP, BPA hoặc DEHP, parabens cũng đƣợc coi là chất phá hủy nội tiết dựa trên các nghiên cứu động vật [7]. BPA ảnh hƣởng trên động vật còn non, cho thấy việc tiếp xúc sớm với các hợp chất này có thể gây ra một loạt các tác dụng nhƣ não kém phát triển, rối loạn hành vi, suy giảm chức năng miễn dịch [6]. Tại Việt Nam, thực trạng ô nhiễm hóa chất môi trƣờng, hóa chất gây rối loạn nội tiết có ảnh hƣởng đến đời sống con ngƣời đang rất nghiêm trọng. Việc nghiên cứu ảnh hƣởng 117
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 đơn lẻ của các EDCs với cơ thể đã đƣợc đề cập. Tuy nhiên, cơ thể không chỉ tiếp nhận và hấp thụ từng loại hóa chất riêng biệt mà là tổng hòa của nhiều loại hóa chất, với liều lƣợng thấp cho phép; nhƣng trong thời gian dài thì mức độ ảnh hƣởng sẽ nhƣ thế nào, đặc biệt là những ảnh hƣởng đối với hệ nội tiết, đó là câu hỏi mở. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của một số loại hóa chất: Bisphenol A (BPA), 4-tert-octylphenol (OP), 4- nonylphenol (NP) và isobutyl parabens (IBP) đến một số chỉ tiêu sinh học của chuột SwissAlbino thế hệ F1”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá mức ảnh hƣởng của hóa chất môi trƣờng BPA, NP, OP, IBP tới thời gian mang thai của chuột mẹ, tỉ lệ sống sót của chuột con, hệ thống sinh sản và nội tiết của chuột con có chuột mẹ bị tác động bởi các loại hóa chất này trong giai đoạn mang thai. II. NỘI DUNG 1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu - Thời gian tiến hành từ tháng 11/2012 đến tháng 5/2013. - Địa điểm: Viện Nghiên cứu Hệ Gen  Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt chất đến khả năng sinh sản và nuôi con của chuột cái (thời gian mang thai, tỉ lệ sảy thai, đẻ non, số lƣợng con/ổ, tỉ lệ sống sót của chuột con). - Nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt chất đến sự sinh trƣởng và phát triển của chuột con thế hệ F1 (tỉ lệ sống, khả năng sinh trƣởng và phát triển của cơ thể, biến đổi của các cơ quan sản sinh hormone, biến đổi tế bào của cơ quan sinh sản). 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Nguyên liệu - Hóa chất: Bisphenol A (BPA), 4- nonylphenol (NP), 4-tert octylphenol (OP) và isobutyl paraben (IBP). - Động vật: Chuột đực (8 tuần tuổi) và chuột cái (8 tuần tuổi) giống Swiss Albino. 3.2. Công thức phối hợp hoạt chất, bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần. Đề tài thực hiện ở lần thứ 3. - Đối chứng âm (dung dịch natri saline 0,9%)  VE; đối chứng dƣơng (17αethynylestradiol)  EE. Nhóm VE EE BPA+BN BPA+OP BPA+IBP Nồng độ hóa chất/kg khối 0 5 5 50 500 5 50 500 5 50 500 lƣợng cơ thể /ngày (mg) Liều tiêm 0,1 mL/con/ngày Thiết kế nhóm 11 nhóm (3 chuột cái chửa/nhóm) 118
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 - Các hóa chất đƣợc kết hợp tƣơng đƣơng nhau về nồng độ và liều lƣợng. - Thời gian tiêm: Chuột cái từ ngày chửa thứ nhất đến ngày chửa thứ 21 - Thời gian theo dõi thí nghiệm: Chuột F1 (đực và cái) từ 1 ngày tuổi đến 41 ngày tuổi. 3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ số - Ghép đôi, tiến hành kiểm tra chất nhày âm đạo chuột cái để phát hiện ngày chửa đầu tiên của chuột cái thí nghiệm. - Chuột mẹ đƣợc cân khối lƣợng hàng ngày để xác định lƣợng hóa chất đƣa vào cơ thể, đồng thời quan sát và ghi chép các biểu hiện bệnh lí (thời gian mang thai, sảy thai, tỉ lệ đẻ non). - Kiểm tra tổng số con non đƣợc sinh ra/ổ, số con sống/ổ, khối lƣợng con con. - Từ ngày 1  21 sau đẻ, kiểm tra hàng ngày các biến đổi của con non (thời điểm mở mắt, khả năng sống, khối lƣợng con non vào ngày tách mẹ). - Ngày 41 sau đẻ, kiểm tra khối lƣợng con con, tỉ lệ sống/ổ, mổ lấy bệnh phẩm (cơ quan sản sinh nội tiết, gan, lách và cơ quan sinh sản) kiểm tra khối lƣợng các cơ quan đó. 3.4. Phương pháp xử lí số liệu Các số liệu đƣợc thống kê bằng phƣơng pháp One  way ANOVA. Sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm tiêm hóa chất và các nhóm đối chứng đƣợc phân tích bằng Tukey‟s Multiple Regression Test với độ sai khác p < 0,05. 4. Các kết quả đạt đƣợc- ý nghĩa khoa học 4.1. Kết quả Hóa chất phối hợp trong nghiên cứu tác động làm giảm thời gian mang thai của chuột mẹ ở hầu hết các nhóm thí nghiệm (giảm 0,85 đến 1,87 ngày), giảm tỉ lệ sống sót và khả năng sinh trƣởng – phát triển của chuột con F1, gây ra sự phát triển bất thƣờng trong các cơ quan sản sinh nội tiết, gan, lách, cơ quan sinh sản của cơ thể chuột con F1. Đồng thời hoạt chất tác động làm thay đổi cấu trúc mô bào trong các cơ quan sinh sản của chuột cái (tử cung và buồng trứng). 4.2. Ý nghĩa khoa học Qua nghiên cứu này cho thấy để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của con ngƣời thì cần khuyến cáo tới phụ nữ và đặc biệt là ngƣời phụ nữ trong giai đoạn mang thai nên tránh hoặc hạn chế việc tiếp xúc với các hóa chất gây rối loạn hệ thống nội tiết nói chung và một số hóa chất trong nghiên cứu dƣới đây nói riêng vì chúng sẽ tƣơng tác với nhau, tác động đến sự phát triển của bào thai, ảnh hƣởng đến sự phát triển của cơ thể, gây rối loạn hệ thống nội tiết, thay đổi cấu trúc mô bào trong cấu tạo cơ quan sinh sản của các thế hệ sau này. 5. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 5.1. Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới thời gian mang thai của chuột mẹ và tỉ lệ sống sót của chuột thế hệ F1 119
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Sự tác động của các hóa chất môi trƣờng đến thời gian mang thai của chuột mẹ và tỉ lệ sống sót của chuột con thế hệ F1 đƣợc thể hiện qua Bảng 1 và Hình 1. Nhóm kết hợp BPA+IBP (ở cả ba nồng độ): thời gian mang thai của chuột mẹ đều giảm. Nhóm BPA + NP có ảnh hƣởng tập trung chủ yếu ở nồng độ 500 và 50 (mg/kg khối lƣợng cơ thể/ngày), và nhóm BPA + OP nồng độ 500 và 5 (mg/kg khối lƣợng cơ thể/ngày). Thời gian mang thai của chuột mẹ giảm từ 0,85 đến 1,87 ngày so với chuột đối chứng. Tỉ lệ sống của chuột F1 đều giảm so với lô đối chứng. Rõ nhất là nhóm BPA+OP 5 (mg/kg khối lƣợng cơ thể/ngày). Một số nghiên cứu gần đây đã cho rằng khi tử cung tiếp xúc với các hóa chất môi trƣờng gây rối loạn nội tiết đã gây ra một loạt các ảnh hƣởng xấu đến bào thai đang phát triển [4]. Riêng hóa chất BPA cũng làm giảm khả năng sinh sản, giảm số lƣợng con đẻ ra, khối lƣợng sơ sinh của con non; nên khi có sự kết hợp các hóa chất gây rối loạn hệ thống nội tiết thì sẽ đồng thời gây ra nhiều biến đổi làm ảnh hƣởng đến các đặc điểm sinh lí của chuột thí nghiệm [6]. Nhƣ vậy, sự phối hợp của các hóa chất môi trƣờng gây rối loạn nội tiết sẽ làm giảm thời gian mang thai của chuột mẹ và giảm tỉ lệ sống sót của chuột con thế hệ F1. 5.2. Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới khối lượng chuột F1 ở 3 giai đoạn 0, 21, và 41 ngày tuổi Ảnh hƣởng của các hóa chất phối hợp tới khối lƣợng của chuột F1 ở 3 giai đoạn 0, 21, 41 ngày tuổi đƣợc thể hiện qua Bảng 2a, 2b và Hình 2. 120
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 121
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Hình 2. Ảnh hưởng của các hoá chất phối hợp tới lượng chuột F1 ở 3 giai đoạn 0, 21 và 31 ngày tuổi Khối lƣợng chuột cái F1 thí nghiệm đều giảm so với đối chứng (VE và EE). Ở chuột cái F1 thể hiện rõ hơn ở chuột đực F1 (p
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 của các hóa chất môi trƣờng có hoạt tính sinh học đối với sự phát triển của các cơ quan sản sinh hormone và cơ quan chuyển hóa hormone, đào thải chất độc của cơ thể. Ảnh hƣởng của các hóa chất phối hợp tới khối lƣợng các cơ quan sản sinh nội tiết, gan và lách của chuột F1 trƣởng thành 41 ngày tuổi đƣợc thể hiện qua Bảng 3a, 3b và Hình 3. 123
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Hình 3: Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới khối lượng các cơ quan sinh nội tiết (tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận), gan và lách ở chuột F1 trưởng thành 41 ngày tuổi (hình a: Chuột cái; hình b: Chuột đực) 5.4. Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới khối lượng các cơ quan sinh sản của chuột F1 trưởng thành 41 ngày tuổi (buồng trứng, tử cung và tinh hoàn) Ảnh hƣởng của các hóa chất kết hợp tới khối lƣợng các cơ quan sinh sản chuột F1 trƣởng thành 41 ngày tuổi đƣợc thể hiện qua Bảng 4 và Hình 4. 124
  9. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Mặc dù, kết quả phân tích khối lƣợng cơ thể (kết quả phần 3.2) cho thấy chuột F1 thí nghiệm nhẹ hơn chuột F1 đối chứng, xong khối lƣợng các cơ quan trong hệ sinh dục lại tƣơng đƣơng nhau. Điều đó thể hiện sự phát triển không cân xứng giữa các cơ quan trong một cơ thể. Các nghiên cứu cả động vật trong phòng thí nghiệm và các nghiên cứu dịch tễ học của con ngƣời đã chỉ ra rằng ảnh hƣởng đơn lẻ của BPA có thể ảnh hƣởng đến cơ quan sinh sản và sự phát triển [7, 10, 11, 15]. Một nghiên cứu năm 2009 cũng đã khẳng định chuột con F1 có chuột mẹ chịu tác động của các hóa chất gây rối loạn nội tiết (nhƣ BPA) làm ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển não bộ và hệ thống các cơ quan trong cơ thể [3]. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy BPA có thể tƣơng tác với các thụ thể tế bào gây ảnh hƣởng tới sức khỏe sinh sản [7, 9, 14]. Nhƣ vậy, khi BPA kết hợp cùng với các hóa chất có hoạt tính estrogen thì nó càng tác động mạnh hơn, gây nên sự phát triển không bình thƣờng ở các cơ quan sinh sản của chuột F1. 5.5. Ảnh hưởng của các hóa chất phối hợp tới biến đổi mô học các cơ quan sinh sản của chuột F1 trưởng thành 41 ngày tuổi (buồng trứng, tử cung) Ảnh hƣởng của các hóa chất phối hợp tới biến đổi mô học các cơ quan sinh sản của chuột F1 trƣởng thành 41 ngày tuổi đƣợc thể hiện qua Hình 5. Hình 5a Hình 5b Hình 5: Ảnh hưởng các hóa chất phối hợp trên phân tích mô bệnh học tử cung và buồng trứng ở chuột F1 (Hình 5a: Mô học tử cung phóng đại 100X (mũi tên: nội mạc tử cung, dấu*: cơ tử cung; Hình 5b: Mô học buồng trứng phóng đại 40X (mũi tên: các noãn nang, dấu*: thể vàng) Qua kết quả trên cho thấy, sự thay đổi trong cấu trúc lớp nội mạc và cấu trúc lớp cơ tử cung ở tất cả các nhóm chuột F1. Sự rối loạn trong cấu trúc lớp nội mạc tử cung tăng 125
  10. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 dần theo nồng độ hóa chất tiêm vào cơ thể chuột mẹ từ 5-50-500 (mg/kg khối lƣợng cơ thể/ngày). Ở buồng trứng chuột cái F1 có sự gia tăng số lƣợng noãn nang, tăng thể vàng, và gây rối loạn sự hoạt động của hệ sinh dục. Những biến đổi bệnh lí phát hiện ở mô tử cung và buồng trứng tỉ lệ thuận với liều lƣợng hóa chất nghiên cứu. Một số nhà khoa học đã cho rằng khi tử cung tiếp xúc với hóa chất paraben có thể đƣợc kết hợp với một loạt các ảnh hƣởng xấu đến bào thai đang phát triển, trong đó có những bất thƣờng trên cơ quan sinh sản [12]. Nhƣ vậy, đã có sự thay đổi bất thƣờng trong cấu tạo sinh lí của tử cung và buồng trứng ở chuột cái F1. III. KẾT LUẬN - Các hóa chất gây rối loạn nội tiết khi kết hợp đã gây ra các biến động về thời gian mang thai của chuột mẹ (giảm 0,85 đến 1,87 ngày so với chuột đối chứng), tỉ lệ sống của chuột con (giảm từ 11,65 % đến 13,4 %), khối lƣợng cơ thể chuột con và khối lƣợng các cơ quan sinh sản, cơ quan sản sinh nội tiết của chuột con vào 41 ngày tuổi. - Các hóa chất kết hợp cũng tác động đến cấu trúc mô bào các cơ quan sinh sản của chuột cái F1.  Tóm lại, những kết quả này cho thấy tác dụng khi có sự phối hợp của chất độc gây rối loạn nội tiết đối với hệ thống cơ quan sinh sản và hệ thống nội tiết trong cơ thể chuột thí nghiệm Swiss  Albino thế hệ F1. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Rubin B.S, Soto AM, Bisphenol A: Perinatal exposure and body weight, Mol Cell Endocrinol; 304(1-2): 55. doi:10.1016/j.mce.2009.02.023, 2009. [2] Choi K.C, Jeung E.B, Molecular mechanism of regulation of the calcium-binding protein calbindin-D9k, and its physiological role(s) in mammals: a review of current research, J Cell Mol Med 12, 409-20, 2008. [3] Gary Ginsberg, Deborah C.R, Does Rapid Metabolism Ensure Negligible Risk from Bisphenol A?, Environ Health Perspect, 117(11): 1639-1643, 2009. [4] Golub M.S, Wu K.L, Kaufman F.L, Li L.H, Moran-Messen F, Zeise L, Alexeeff G.V, Donald J.M. Bisphenol A: developmental toxicity from early prenatal exposure, Birth Defects Res B Dev Reprod Toxicol, 89(6):441-66. doi: 10.1002/bdrb.20275, 2010. [5] http://voer.edu.vn/module/khoa-hoc-va-cong-nghe/bisphenol-a.htmL, Sự ra đời của Bisphenol A. [6] Kundakovic M, Champagne F.A, Epigenetic perspective on the developmental effects of bisphenol A. 2011 Aug; 25(6):1084-93. doi: 10.1016/ j.bbi.2011. 02.005, 2011. [7] Lang I.A, Galloway TS, Scarlett A, Henley W.E, Depledge M, Wallace R.B et al, Association of urinary bisphenol A concentrations with medical disorders and laboratory abnormalities in adults, JAMA 300:1303-1310, 2008. [8] Lintelmann, A. Katayama, N. Kurihara, L. Shore, A. Wenzel, Endocrine disruptors in the environment, IUPAC Technical Report, J. Pure Appl. Chem, Vol. 75, No. 5, pp. 631-681, 2003. 126
  11. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 [9] Meeker J.D, Calafat A.M, Hauser R, Urinary bisphenol A concentrations in relation to serum thyroid and reproductive hormone levels in men from an infertility clinic, Environ Sci Technol 44:1458-1463, 2010. [10] Morphology and β-Cells Function in Isolated Rat Islets, J Endocrinol, JOE-12-0219, 2012. [11] Ritcher C.A, Birnbaum L.S, Farabollini F, Newbold R.R, Rubin B.S, Talsness C.E et al, In vivo effects of bisphenol A in laboratory rodent studies, Reprod Toxicol 24:199-224, 2007. [12] Soni M.G, Carabin I.G, Burdock G.A, Safety assessment of esters of p- hydroxibenzoic acid (parabens), Food Chem, Toxicol, 43, 985-1015, 2005. [13] Tinnanooru P, Dang V.H, Nguyen T.H, Lee G.S, Choi K.C, Jeung E.B, Estrogen regulates the localization and expression of calbindin-D9k in the pituitary gland of immature male rats via the ERalpha-pathway, Mol. Cell. Endocrinol. 285, 26-33. [14] Vandenberg L.N, Maffini M.V, Sonnenschein C, Rubin B.S, Soto A.M, Bisphenol-A and the great divide: a review of controversies in the field of endocrine disruption, Endocrine Rev 30:75-95, 2009. [15] Welshons W.V, Nagel S.C, vom Saal F.S, Large effects from small exposures III. Endocrine mechanisms mediating effects of bisphenol A at levels of human exposure, Endocrinology 147: S56–S6, 2006. 127
nguon tai.lieu . vn