Xem mẫu

  1. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN “PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI TOÁN” TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Lương Thị Minh Thủy Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế luongthiminhthuy@dhsphue.edu.vn Tóm tắt: Các học phần phương pháp giảng dạy bộ môn đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo ở các trường sư phạm. Vì vậy, nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần này là một việc làm cần thiết. Bài viết trình bày về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học học phần “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Toán”, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên mầm non. Từ khóa: Chất lượng giảng dạy, phương pháp làm quen với Toán, giáo viên mầm non. 1. MỞ ĐẦU Giáo dục và đào tạo là một trong những ngành đón nhận nhiều nhất sự tác động từ làn sóng tiến bộ của khoa học và công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ đã đem lại thách thức mới cho giáo dục Việt Nam, đòi hỏi những nỗ lực hết mình để theo kịp thời đại và để có thể cùng tham gia vào quá trình “kinh tế tri thức”. Trường đại học có thể cung cấp cho học viên những gì trong thời đại 4.0? Câu hỏi được đặt ra khi trường đại học là nơi dẫn dắt tư duy và tạo động lực cho sinh viên. Do đó, cần định vị cụ thể cách thức, phương pháp của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo đó, sự thay đổi về quan niệm, về tư duy của quá trình dạy và học là một trong những yếu tố then chốt để tiến tới đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nói chung và đổi mới theo hướng giáo dục 4.0 nói riêng. Đứng trước xu thế của sự phát triển, phương pháp giảng dạy ở trường đại học cũng phải đổi mới mạnh mẽ. Việc tìm kiếm một phương pháp giảng dạy mới để nâng cao chất lượng giáo dục đại học trước sự đột phá của cách mạng 4.0 là một điều trăn trở của những con người quan tâm tới sự nghiệp giáo dục. Ðội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công đổi mới giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam hiện nay, vai trò của người giáo viên trong nhà trường mầm non, phổ thông lại càng có ý nghĩa quan trọng. Đội ngũ giáo viên luôn là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là nhân tố chủ đạo quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo viên luôn được xem là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học trong đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 là việc làm hết sức cần thiết. 2. HỌC PHẦN “PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI TOÁN” TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON “Cho trẻ làm quen với toán” là một hoạt động không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các trường mầm non. Vì vậy, “phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán” là học phần bắt buộc trong tất cả các chương trình đào tạo giáo viên mầm non ở bất kỳ trình độ nào. Tại 226
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, học phần này gồm 03 tín chỉ, thuộc khối kiến thức chuyên ngành, tính chất lý thuyết, giới thiệu những kiến thức lý luận về biểu tượng toán học sơ đẳng cần hình thành cho trẻ, giúp sinh viên nhận thức được vai trò, nhiệm vụ và các nguyên tắc của hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với Toán. Qua đó, hiểu được nội dung và nắm vững phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Toán. Hình thành và rèn luyện kỹ năng thiết kế giáo án, xây dựng bài giảng và tổ chức hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với Toán. Kỹ năng chuẩn bị đồ dùng đồ chơi trong hoạt động làm quen với Toán. Kỹ năng làm việc theo nhóm và thuyết trình. Thời gian thực hiện là học kỳ 5 của khóa học, là thời điểm mà sinh viên bắt đầu tiếp cận sâu vào việc tìm hiểu về giáo dục mầm non, về phương pháp tổ chức các hoạt động ở trường mầm non trong đó có hoạt động học. Vì vậy, vai trò của học phần không chỉ giới hạn trong “hoạt động làm quen Toán” mà còn tác động mạnh mẽ đến ý thức nghề nghiệp, đến thái độ học tập của sinh viên. Trong năm học 2016-2017, kết quả đánh giá học phần “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Toán” là: 8% sinh viên nhận điểm F (điểm từ 0-3,9), 0% sinh viên nhận điểm D (điểm từ 4,0-5,4), 1,26% điểm C (điểm từ 5,5-6,9), 80,82% điểm B (điểm từ 7,0-8,4) và 9,92% điểm A điểm từ 8,5-10). Kết quả này cho thấy, số sinh viên đạt loại khá giỏi rất cao (trên 90%). Số sinh viên còn lại phần nhiều là điểm không đạt (điểm F), qua tìm hiểu thì đa phần là những sinh viên thường hay nghỉ học, không tham gia hoạt động nhóm. Theo thống kê của Phòng Đào tạo Đại học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, kết quả đánh giá của sinh viên đối với học phần “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Toán” trong các năm từ 2014-2017 (Biểu đồ 1) cho thấy kết quả đánh giá loại A và B (điểm từ 7,0- 10) cũng rất cao trong mỗi năm học và tăng nhẹ qua từng năm. Và dù điểm F của năm sau cũng tăng so với các năm trước nhưng điều này cho thấy sự phân hóa rõ trong học tập của sinh viên, nếu các em không tự giác, tích cực thì các em sẽ không theo kịp với thời đại, với xu hướng phát triển của xã hội và giáo dục. 100 80 60 40 20 0 Điểm F Điểm D Điểm C Điểm B Điểm A 2014 2015 Biểu đồ 1. Kết quả đánh giá của sinh viên đối với học phần “Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với Toán” trong các năm từ 2014-2017 3. BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY HỌC PHẦN “PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ MẦM NON LÀM QUEN VỚI TOÁN” 3.1. Phát huy tính tự giác, tích cực, độc lập của sinh viên Lấy hoạt động nhận thức của sinh viên làm trung tâm của quá trình dạy học. Sinh viên chủ động trong hoạt động tìm kiếm tri thức của mình thông qua việc tự tìm hiểu trước về nội dung, ý nghĩa,... của học phần đối với ngành học. Tự đặt cho mình những câu hỏi nhằm giải đáp những thắc mắc, những mong muốn của bản thân khi tham gia học tập và nghiên cứu học phần. 227
  3. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Yêu cầu sinh viên tự tìm hiểu về “hoạt động làm quen với Toán” ở trong chương trình giáo dục mầm non để biết về mục đích, nội dung và các hình thức tổ chức của hoạt động. Từ đó có những suy nghĩ và định hướng đúng đắn cho việc nghiên cứu của bản thân trước khi bắt đầu tham gia vào các buổi học trên lớp cùng giảng viên. Giúp sinh viên đưa ra những câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời nhằm thỏa mãn những mong muốn, thắc mắc khi nghiên cứu lý luận. Trước mỗi nội dung lý thuyết quan trọng, giảng viên sẽ là người quan sát cách thức tiếp cận và giải quyết của sinh viên, từ đó lựa chọn giải pháp hợp lý nhất giúp các em dễ dàng chấp nhận và ghi nhớ chúng. Đối với quá trình tìm kiếm, rèn luyện và hình thành phương pháp dạy học. Ban đầu, giảng viên sẽ là “người định hướng” mà không phải là “người chỉ đường”, tức là giảng viên chỉ là người giúp sinh viên biết mình sẽ “dạy cái gì” nhưng không nói “dạy như thế nào” để các em chủ động, tự giác và tích cực trong việc suy nghĩ, sáng tạo theo hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân. Sau đó, dựa trên ý tưởng của sinh viên, giảng viên sẽ giúp các em nhìn thấy những điểm đúng, sai, ưu điểm và nhược điểm của mình để tự đều chỉnh và hoàn thiện. 3.2. Tăng cường bồi dưỡng cho người học ý thức, thói quen và phương pháp tự học Tự học có ý nghĩa rất quan trọng để sinh viên trong các trường sư phạm hoàn thiện vốn kiến thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp. Kiến thức mà người thầy cần truyền thụ phải được hoàn thiện trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện của trò. Tự học yêu cầu người học có tính độc lập, tự giác cao. Khi tự học người học không có thầy trực tiếp dạy, không có mẫu trực tiếp để bắt chước, không bị áp đặt từ bên ngoài,... người học hầu như hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp hoạt động, tự kiểm tra, tự đánh giá... Trong xu thế “học suốt đời” hiện nay, hoạt động tự học trở thành một phần cơ bản của hoạt động học tập. Vì vậy, để tăng cường bồi dưỡng tự học cho sinh viên, giảng viên cần cho sinh viên thời gian tự đọc tài liệu trước khi lên lớp, kiểm tra thông tin bằng cách đặt câu hỏi cho sinh viên về kiến thức cần học trước khi giảng bài; đưa ra những gợi ý, chỉ dẫn, nhắc nhở giúp sinh viên biết cách tự học và tìm nguồn tự học khi không có giảng viên, tránh những sai lầm không đáng có; giao bài tập về nhà sau mỗi buổi học, kể cả bài lý thuyết; thông báo trước nội dung và nhiệm vụ học tập của buổi lên lớp tiếp theo. 3.3. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tăng cường sáng tạo và đổi mới sáng tạo cho sinh viên Trong đào tạo giáo viên, hoạt động thực hành, thực tế, thực tập là hết sức quan trọng nhằm hình thành kỹ năng sư phạm, cách thức tổ chức hoạt động cho động thực hành được tổ chức nghiêm túc, bài bản, nhằm không chỉ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng mà còn hình thành ý thức nghề nghiệp nghiêm túc. Đồng thời, trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 đòi hỏi phát huy sáng tạo, đổi mới sáng tạo thì sinh viên giáo dục mầm non cũng phải được rèn luyện theo xu hướng như vậy. Để thực hiện được biện pháp này, sinh viên phải biết vận dụng kiến thức đã học vào việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non, thông qua thực tiễn để củng cố, kiểm chứng kiến thức lý thuyết. Sinh viên tập phân tích nội dung, chương trình môn học mà sau này sinh viên sẽ đảm nhận ở trường mầm non, tập xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ mầm non. Ví dụ: Đối với quá trình cho trẻ mầm non làm quen với Toán thông qua hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng, sinh viên sẽ kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn để lựa chọn và xây dựng nội dung chương trình phù hợp với đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ ở mỗi độ tuổi. Có được hệ thống các đề tài dạy học hợp lý, như: ở độ tuổi 3-4, trẻ được chú trọng nhận biết và gọi tên hình học phẳng nhưng không cần nắm được đặc điểm hình học và phân biệt hình. Tuy nhiên, lên đến 4-5 tuổi, trẻ cần biết cách khảo sát đặc điểm của các hình học phẳng, phân biệt sự 228
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 giống và khác nhau giữa các hình học phẳng và bước đầu làm quen với các hình khối... Đặc biệt, trong các bài dạy về hình dạng, giáo viên mầm non phải tổ chức cho trẻ liên hệ thực tiễn thật tốt để trẻ hiểu và biết cách vận dụng kiến thức của mình vào cuộc sống hàng ngày. Giảng viên hướng dẫn sinh viên voạn giáo án và tổ chức thảo luận, góp ý, chỉnh sửa. Tổ chức giảng tập trên lớp với tâm thế sẵn sàng của một giáo viên mầm non: chuẩn bị không gian, đồ dùng đồ chơi, bố trí và sắp xếp hợp lý, chọn số lượng cháu (sinh viên đóng vai) phù hợp... Giảng viên cùng các sinh viên còn lại sẽ là người quan sát, đánh giá, góp ý,... khách quan, khoa học, không khen ngợi một cách hình thức mà tập trung tìm kiếm những nhược điểm để cùng nhau khắc phục. Thảo luận để cùng nhau lựa chọn và thống nhất phương pháp dạy học tốt nhất có thể. Giảng viên không cứng nhắc buộc sinh viên phải làm theo ý kiến của mình mà dựa trên suy nghĩ, hiểu biết, sự sáng tạo của sinh viên để đưa ra nhận định và lời khuyên. Với một nội dung dạy học, giảng viên khuyến khích sinh viên đưa ra nhiều giáo án với cách thức truyền đạt khác nhau. Ngoài việc tập trung góp ý về kiến thức của học phần, giảng viên dựa trên tiết dạy của sinh viên để chỉ ra những tình huống sư phạm có thể xảy ra và định hướng giúp các e có thể xử lý được khi vào thực tiễn. 3.4. Sử dụng hình thức môđun hóa nội dung dạy học Việc hình thành các môđun dạy học là một trong các hướng nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở đại học hiện nay, đặc biệt là trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Với chương trình các môn học hiện hành, người dạy có thể thiết kế nội dung môn học với hình thức của các môđun dạy học. Nó vừa đảm bảo cho quá trình dạy học tuân thủ đúng chương trình, theo thời lượng quy định, vừa cho phép người dạy tham gia tích cực vào quá trình phát triển chương trình dạy học. Các môđun dạy học tồn tại với tư cách là tài liệu tự học có hướng dẫn. Nếu sử dụng các môđun dạy học, thì phương pháp dạy của người dạy và phương pháp học của người học phải thay đổi tương ứng. Do vậy, với việc định hướng về cách thức thiết kế các môđun dạy học, người dạy sẽ có khả năng tự tạo ra những điều kiện để hoàn thiện cả phương pháp dạy và phương pháp học của cả thầy và trò. Khi sinh viên sư phạm được tiếp cận với hình thức dạy học theo môđun, đến lượt mình họ cũng sẽ có khả năng môđun hóa nội dung dạy học khi họ là giáo viên. 3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy và học Với sự phát triển của thời đại công nghiệp số thì việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học đã là chuyện dễ dàng và quen thuộc. Nhưng để sử dụng CNTT vào trong các hoạt động giáo dục và dạy trẻ mầm non thì người giáo viên mầm non cần phải có sự hiểu biết và những kỹ năng sử dụng CNTT nhất định. Trong quá trình tham gia học tập và rèn luyện, sinh viên không chỉ được làm quen với việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại (máy chiếu, máy quay, băng hình, loa âm thanh,...) trong bài giảng của giảng viên mà còn được hướng dẫn cách sử dụng chúng hiệu quả vào trong các bài dạy dành cho trẻ mầm non. Ví dụ: Trong các bài dạy trẻ về biểu tượng kích thước vật (chiều dài, chiều cao, độ lớn,...) ngoài việc sử dụng các vật thật hợp lý như: dùng thước thẳng, que tính, sợi dây,... để giúp trẻ nhận biết, so sánh chiều dài,... hay dùng chai nước, bình hoa, chậu cây,... để nhận biết, so sánh chiều cao,... thì giáo viên mầm non có thể kết hợp sử dụng máy vi tính để tạo ra những sản phẩm dạy học mang hiệu ứng hình ảnh hấp dẫn tạo hứng thú học tập cho trẻ nhưng vẫn không mất đi tính chính xác của nhận thức. Hay trong các bài dạy về định hướng thời gian thì việc sử dụng băng 229
  5. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA hình, đoạn phim, hình ảnh động,... sẽ đem lại hiệu quả rất tốt cho quá trình nhận biết của trẻ, tuy nhiên nếu không biết sử dụng thì có thể sẽ làm sai lệch biểu tượng trong trẻ. Ví dụ: Buổi sáng là gì? Có thể dùng đồng hồ để đo đếm không?... Chỉ có cảm nhận chính xác nhất là qua hình ảnh và vì vậy sự hỗ trợ của CNTT và phương tiện dạy học là rất cần thiết. 3.6. Linh hoạt trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên Kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động học tập trong và sau mỗi học phần là việc làm cần thiết để giúp giảng viên nhận biết được kết quả dạy học của mình đối với sinh viên. Đồng thời, cũng là yếu tố nhắc nhở sinh viên học tập nghiêm túc, chăm chỉ và hiệu quả. Giảng viên thông báo kế hoạch và hình thức kiểm tra trước, trong và sau mỗi học phần để giúp sinh viên chủ động trong hoạt động học tập. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá nghiêm túc, công bằng các bài tập nhóm, bài tập cá nhân... Có hình thức cộng điểm hoặc trừ điểm theo ý thức, thái độ và công khai khen thưởng xử phạt. 4. KẾT LUẬN Trước thực trạng công tác đào tạo giáo viên hiện nay ở nước ta, nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 là hết sức cấp thiết. Theo đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường/khoa sư phạm phải gắn bó hữu cơ với việc nâng cao chất lượng dạy học trong học phần phương pháp. Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giáo viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nhan-luc-trong-cach-mang-cong-nghiep-40-robot- khong-the-thay-the-duoc-giao-vien-mam-non-20181123204531562.htm. [2] http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=162. [3] http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Ap-dung-cong-nghe-40-trong-day-hoc-mam-non- post186456.gd. [4] http://117.3.4.204/diemsv/ql/. Title: IMPROVING THE TEACHING QUALITY OF THE MODULE “METHODS FOR GETTING PRESCHOOLERS ACQUAINTED WITH MATHS” IN THE PRESCHOOL TEACHERS TRAINING CURRICULUM Luong Thi Minh Thuy University of Education, Hue University luongthiminhthuy@dhsphue.edu.vn Abstract: The modules of teaching methods play an essential role in training curriculum in universities of education. Therefore, improving the quality of teaching these modules is necessary. The paper presents measures to improve the teaching effectiveness of the module “Methods for getting preschoolers acquainted with Maths”, contributing to improving the efficiency of training preschool teachers. Keywords: The teaching quality, get acquainted with maths, preschool teachers. 230
nguon tai.lieu . vn