Xem mẫu

  1. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 NÂNG CAO CHẤT LƯ NG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO SINH VIÊN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ M I TRƯỜNG Lê Thị Thanh Thúy Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh 236B Lê Văn sỹ, Phường 1, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Email: lttthuy@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu trong thế kỷ XXI. Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội, trong đó sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò là lực lượng tiên phong. Trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, công tác truyền thông về biến đổi khí hậu được xem là một công cụ quan trọng cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình biến đổi khí hậu cho sinh viên, đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, hình thành và bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp cho sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường. Từ khóa: công tác truyền thông, biến đổi khí hậu, sinh viên ngành tài nguyên và môi trường. 1. MỞ ĐẦU Hai thập niên đầu của thế kỉ XXI nhân loại đang phải chứng kiến những biến chuyển nhanh chóng trên các lĩnh vực, làm thay đổi mọi mặt đời sống của xã hội, thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia và làm nóng lên sự tranh luận tại các đàm phán khu vực và thế giới. Đó chính vấn đề toàn cầu hóa về biến đổi khí hậu khi người ta bàn đến việc cắt giảm khí thải, lổ thủng tầng ozon, nước biển dâng,… Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu các đợt thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất. Trong tương lai xu thế nóng lên toàn cầu kéo theo sự dâng lên của mực nước biển, biến động của thời tiết sẽ còn tiếp tục tăng lên nếu con người không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Ở Việt Nam, biến đổi khí hậu không còn là “nguy cơ”, không chỉ là “hiện tượng” đơn lẻ mà đã là thực tế hiện hữu, tác động một cách toàn diện, rộng khắp ở các vùng miền. Biến đổi khí hậu đang đe dọa đến sinh kế của hàng chục triệu người, đặc biệt đối với cuộc sống của nhóm người nghèo, người cận nghèo sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó, công tác nghiên cứu, đánh giá về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhằm đưa ra các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa sống còn đối với nước ta. Trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển, thế giới phẳng, con người liên kết bằng hệ thống toàn cầu thông qua mạng internet khi chỉ cần một trạng thái like hay cú click chuột sẽ tạo được hiệu ứng sức mạnh to lớn, cho nên không thể phủ nhận vai trò to lớn của sức mạnh truyền thông trong các vấn đề nhất là những vấn đề có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu. Vì vậy, trong phạm vi bài viết tác giả đề cập đến việc phát huy hơn nữa sức mạnh của công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên trong các trường đại học ngành Tài nguyên và Môi trường. 566
  2. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài báo tác giả sử dụng kết hợp hệ thống các phương pháp: logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, khái quát hóa, thu thập và thống kê các số liệu từ các nguồn: các báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo của các cơ sở giáo dục đại học: Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUNRE), Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (HUNRE). Ngoài ra, tác giả đã kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các công trình nghiên cứu (bài báo, hội thảo khoa học, sách chuyên khảo,…) có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. 3. NỘI DUNG 3.1. Vai trò của truyền thông với biến đổi khí hậu Trong những thập kỷ gần đây, thuật ngữ truyền thông (Communication) trở nên phổ biến và được nhiều người nhắc đến. Theo Berelson và Steiner (1964), truyền thông là sự chuyển tải thông tin, ý tưởng, tình cảm, kỹ năng,… và bản thân hành động của quá trình truyền tải được gọi là truyền thông. Theo Gerald R. Miller (1966), về cơ bản, truyền thông quan tâm tới tình huống hành vi, trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi của họ. Ngoài ra, còn có hàng trăm định nghĩa về truyền thông. Mỗi quan điểm, định nghĩa đều có những khía cạnh hợp lý riêng. Theo tác giả, có thể xác định khái niệm chung về truyền thông theo quan điểm của PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn: “Truyền thông là quá trình trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau” [1]. Truyền thông bao gồm 6 yếu tố chính: - Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông; - Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận; - Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp trong quá trình truyền thông; - Phản hồi/hiệu quả: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở về nguồn phát; - Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong quá trình truyền thông (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý,…). Cùng với các công tác khác, công tác truyền thông nói chung, truyền thông về biến đổi khí hậu nói riêng có vai trò rất quan trọng, giữ vị trí là “chìa khóa” trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Hiện nay trên thế giới, tất cả các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế đều đang rất tích cực hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu cho các nhóm đối tượng khác nhau. Điều 6 của Công ước Khung về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) kêu gọi các quốc gia tăng cường công tác đào tạo, giáo dục và nâng cao nhận thức và tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia và tiếp cận các thông tin về biến đổi khí hậu. Nghị định thư Kyoto cũng đề xuất các bên liên quan cùng nhau hợp tác cấp quốc gia và quốc tế nhằm xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục đào tạo bao gồm tăng cường năng lực quốc gia, đồng thời điều phối các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu. Theo kết quả điều tra của UNFCCC, tại các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thì các nhà quản lý và hoạch định chính sách đã công nhận giáo dục về biến đổi khí hậu là ưu tiên hàng đầu và truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng đứng vị trí thứ hai, khẳng định vai trò của cộng đồng trong cuộc chiến bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 567
  3. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7 oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán ngày càng ác liệt. Theo Kịch bản biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên khoảng 2-3 oC và mực nước biển có thể dâng khoảng từ 75 cm đến 1m vào năm 2100. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40 % diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11 % diện tích Đồng bằng Sông Hồng và 3 % diện tích các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Khoảng 10-12 % dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất 10 % GDP[2]. Như vậy, hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và cho sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khỏe; các vùng đồng bằng và dải ven biển. Nhận thức rõ những thách thức của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, đồng thời chỉ đạo từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu. Mục tiêu của Chương trình này là đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành, địa phương; tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh; Chiến lược Quản lý tổng hợp chất thải rắn,… Tháng 6/ 2013, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa XI đã thông qua Nghị quyết về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” (Nghị quyết số 24-NQ/TW). Nghị quyết tiếp tục khẳng định: “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội” [3]. Đồng thời đề ra mục tiêu đến năm 2020, hình thành cho mỗi thành viên trong xã hội ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Giảm dần thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện các Nghị quyết, chương trình, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu của Đảng, Nhà nước là công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Thông qua các kênh truyền thông, đặc biệt là truyền thông đại chúng (sách, báo, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, internet,…), truyền thông về biến đổi khí hậu sẽ cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ, toàn diện, kịp thời về tình hình biến đổi khí hậu cho cộng đồng như: nguyên nhân, diễn biến và dự đoán kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai; những kiến thức về các tác động của biến đổi khí hậu đến cộng đồng và môi trường; các chính sách và biện pháp cho cộng đồng để phòng chống và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu,… Từ đó góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức khoa học cho cộng đồng về khí hậu và biến đổi khí hậu. Truyền thông với vai trò là phương tiện giáo dục nhận thức cho cộng đồng thông qua việc truyền tải, giải thích, tuyên truyền, vận động góp phần tạo dư luận xã hội và môi trường thuận lợi cho việc thay đổi thái độ và hành vi cho cộng đồng theo hướng bảo vệ môi trường, ứng phó thích hợp và có hiệu quả với biến đổi khí hậu trong mọi hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của con người; ngoài ra truyền thông còn là phương tiện tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà 568
  4. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 nước liên quan đến biến đổi khí hậu, là kênh tiếp thu các ý kiến phản hồi của các tầng lớp nhân dân; truyền thông tạo dựng các diễn đàn thảo luận về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu đối với từng khu vực và cộng đồng cụ thể. Tóm lại, thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, cộng đồng không những sẽ tích cực hơn trong việc tham gia vào các hoạt động thực tiễn và có những đóng góp cho các nỗ lực thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu. 3.2. Công tác truyền th ng trong trƣờng đại học ngành Tài nguyên và M i trƣờng đối với vấn đề biến đổi khí hậu Công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên nói chung và sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường nói riêng có vai trò rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào thực hiện các mục tiêu của Chính phủ trong công tác phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ là các cán bộ, các nhà quản lý và những chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu. Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức viên chức ngành Tài nguyên Và Môi trường không chỉ có chuyên môn giỏi mà phải có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh và trách nhiệm đối với nghề nghiệp; là những thành viên tích cực, tự giác và luôn đi tiên phong trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy, công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững. Là các trường đại học chuyên ngành về tài nguyên và môi trường (HCMUNRE, HUNRE) nên công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên được các trường thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, qua đó đã trang bị cho sinh viên các kiến thức về khí hậu và biến đổi khí hậu; các hoạt động nhằm phòng, tránh và khắc phục những hậu quả do biến đổi khí hậu; về vị trí, tầm quan trọng của sinh viên trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.Trên cơ sở đó hình thành cho sinh viên niềm tin, tình cảm, có thái độ và hành vi ứng xử thân thiện với môi trường thiên nhiên. Công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với các sinh viên trường khác, do đặc thù là trường chuyên ngành nên trong quá trình học tập sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về biến đổi khí hậu như: thực trạng và nguyên nhân biến đổi khí hậu; các kỹ năng đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, các lĩnh vực khác nhau; thống kê, xử lý số liệu về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; sử dụng hiệu quả năng lượng, đề xuất các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu… Những thông tin, kiến thức đó được mỗi sinh viên tích lũy sẽ nuôi dưỡng và nâng cao ý thức tinh thần trách nhiệm trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo nên những động cơ mạnh mẽ, những cam kết vững chắc hướng về một môi trường trong lành và phát triển trong tương lai. Sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường không chỉ được coi là một bộ phận của đối tượng cần được giáo dục, truyền đạt tri thức về môi trường và biến đổi khí hậu mà phải thấy ở lực lượng đó vai trò khuếch tán, lan tỏa và quảng bá những tri thức tiếp nhận được từ giảng đường đại học vào trong đời sống xã hội và trong quá trình công tác sau này. Đó là một trong những con đường xã hội hóa, phổ biến rộng rãi những kiến thức về biến đổi khí hậu - cơ sở hình thành ý thức và làm dấy lên những phong trào quần chúng tham gia phòng, tránh và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực tiễn vừa qua, các trường đã nghiêm túc quán triệt và thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Dưới sự lãnh 569
  5. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đã thực hiện tốt công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên và đạt được những kết quả tích cực. Nội dung công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên bao gồm: chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; thông tin, tuyên truyền về các kịch bản biến đổi khí hậu và các hệ quả của nó ở Việt Nam cũng như trên thế giới; tuyên truyền về các kết quả nghiên cứu khoa học, các dự báo, cảnh báo liên quan đến biến đổi khí hậu; thông tin về các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu; phản ánh các vi phạm trong chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu, đồng thời biểu dương những tấm gương điển hình, có những cách thức sáng tạo để phòng, tránh và khắc phục những hậu quả của biến đổi khí hậu trong sản xuất và đời sống. Các hình thức truyền thông được sử dụng khá đa dạng, phong phú. Trước hết là hoạt động dạy và học. Biến đổi khí hậu đưa vào chương trình giảng dạy ở các khoa chuyên ngành như Khoa Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu, Khoa Trắc địa, bản đồ và GIS, Khoa Địa chất và khoáng sản, Khoa Môi trường,… và lồng ghép tích hợp vào một số môn học của khoa Lý luận chính trị, khoa Khoa học đại cương. Thông qua chương trình giảng dạy, giảng viên sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức khoa học cơ bản về biến đổi khí hậu, cập nhật thông tin liên hệ thực tiễn vào bài giảng, từ đó nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức cho sinh viên về vai trò của con người và những kỹ năng ứng phó với những tình huống có thể xảy ra đối với sự thay đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu và ở Việt Nam. Ngoài ra, công tác truyền thông được thực hiện thông qua các hình thức treo băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích trong khuôn viên trường học; tuyên truyền online thông qua hệ thống tin bài trên website Đoàn - Hội, mạng xã hội do Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên quản lý; chủ động xây dựng các buổi tập huấn ngoài giờ lên lớp, các chuyên đề, các buổi seminar, tọa đàm về môi trường và biến đổi khí hậu. Tiêu biểu trong 5 năm liền (2012-2016), HUNRE đã tổ chức được hơn 20 lớp tập huấn với hơn 500 sinh viên đến từ 8 khoa/bộ môn chuyên ngành trong trường [4]. HCMUNRE cũng tổ chức nhiều buổi seminar, tọa đàm về biến đổi khí hậu và môi trường cho sinh viên. Điển hình trong năm 2016 trường đã phối hợp với cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc tổ chức buổi seminar với chủ đề “Giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thay thế trong ứng dụng năng lượng”, “Mô hình ô nhiễm không khí và xây dựng chỉ số ô nhiễm không khí” (2017), tọa đàm “Năng lượng sinh khối từ chất thải rắn”, “Biển đảo Việt Nam quê hương tôi” với chủ đề “Sống và sóng”,… Kết quả đánh giá nhanh sau các đợt tập huấn, seminar, tọa đàm,… cho thấy sinh viên tham gia không chỉ được bổ trợ, nâng cao kiến thức vào các bài học trên lớp mà còn có nhận thức và thái độ tích cực trong bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu, là hạt nhân tuyên truyền cho người dân và cộng đồng xung quanh. Ngoài hoạt động tập huấn, các bạn sinh viên còn được tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề với những chuyên gia nhiều kinh nghiệm, những anh chị cựu sinh viên đang hoạt động tại các doanh nghiệp về tư vấn môi trường và các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Công tác truyền thông về biến đổi khí hậu còn được thể hiện rõ nét trong các hoạt động ngoại khóa do Đoàn trường phối hợp với các khoa chuyên ngành, Trung tâm Hướng nghiệp sinh viên tổ chức. Đây được xem là một trong những con đường để sinh viên bổ sung, mở rộng thêm những kiến thức thực tế cần thiết về biến đổi khí hậu. Một số hoạt động điển hình của các trường như: Mùa hè xanh, Chiến dịch “Giờ Trái đất”, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học,… Các phong trào trên đã thu hút được rất nhiều sinh viên tham gia. Tiêu biểu là chiến dịch “Mùa hè xanh HCMUNRE 2017” ra quân cùng với hơn 600 chiến sĩ tình nguyện tham gia các hoạt động dọn sạch vệ sinh, xây dựng các tuyến kênh cầu, góp phần xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Chánh. Hưởng ứng chiến dịch “Giờ Trái đất DTM 2017” với thông điệp “Tắt đèn bật tương lai” thu hút 570
  6. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 1.600 sinh viên của trường tham gia [5], với hoạt động diễu hành bằng xe đạp và đi bộ qua các tuyến đường nhằm kêu gọi cộng đồng cùng nhau thay đổi những hành động nhỏ nhặt như cùng nhau tắt các thiết bị điện trong vòng một giờ, để sau đó cùng đồng hành xa hơn, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng chung tay ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. Chiến dịch truyền thông với hoạt động Tuần lễ không tác động - “No Impact week” được thực hiện với sự tham gia của hơn 100 giảng viên và hơn 400 sinh viên HUNRE dưới sự hỗ trợ của tổ chức Redrawtheline. Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên về biến đổi khí hậu; cung cấp góc nhìn đa chiều, thúc đẩy sáng kiến và chia sẻ lối sống bền vững hơn cho giới trẻ và làm thay đổi nhận thức và hành động của con người hướng tới sản phẩm thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, còn phải đánh giá cao ý nghĩa của hoạt động truyền thông được thực hiện thông qua các cuộc thi viết, thi vẽ, nhiếp ảnh, trình diễn ca múa nhạc và các tư liệu về môi trường và biến đổi khí hậu. Các cuộc thi đã tạo ra sân chơi vui vẻ, bổ ích cho sinh viên trong các hoạt động ngoại khóa để tuyên truyền phổ biến kiến thức về môi trường và biến đổi khí hậu. Kết quả đạt được cũng đáng ghi nhận, đặc biệt cuộc thi “360 giây bảo vệ môi trường” (HUNRE); cuộc thi “Tương lai xanh”, cuộc thi ảnh “Check in Fanpage” (HCMUNRE) đã thu hút hàng chục triệu like ủng hộ các thí sinh tham gia cuộc thi. Nhìn chung, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học, sự hoạt động tích cực của tổ chức Đoàn, các khoa và giảng viên, công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường đã đạt được những kết quả quan trọng. Lượng thông tin lớn về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường được cập nhật đến cho sinh viên. Một bộ phận lớn sinh viên đã tự ý thức được tầm quan trọng của việc ứng phó, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra. Đồng thời nắm được nội dung phương pháp cơ bản về ứng phó với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở kiến thức đã học, các em đã biết vận dụng đề xuất những ý tưởng, mô hình thực hiện trong thực tiễn như: xây dựng quy hoạch chất thải rắn cho một tỉnh hoặc các giải pháp cụ thể để thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ thay đổi nhận thức đến thay đổi hành vi, sinh viên đã bước đầu thay đổi thói quen trong sinh hoạt hàng ngày theo hướng thân thiện với môi trường như: thói quen đổ rác đúng nơi quy định, gìn giữ vệ sinh trường lớp, khu ký túc xá, sử dụng tiết kiệm điện, nước, lương thực thực phẩm,… Các em đã biết hạn chế sử dụng bao túi nylon, ưu tiên sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường, đi xe đạp, xe buýt hoặc đi chung xe đến trường, biết mua sắm tiết kiệm,… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác truyền thông biến đổi khí hậu cho sinh viên ở các trường vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập như: Các hình thức truyền thông về biến đổi khí hậu chưa phong phú, đa dạng, chưa tận dụng được sức mạnh của mạng internet và truyền thông xã hội mà vẫn chủ yếu sử dụng hình thức truyền thông miệng; thông điệp truyền thông về biến đổi khí hậu vẫn mang nặng tính tuyên truyền, một chiều; nhiều hoạt động chưa thực sự thu hút, lôi cuốn được sự quan tâm đông đảo của sinh viên về các vấn đề biến đổi khí hậu; nhận thức của một bộ phận sinh viên về biến đổi khí hậu còn rất mơ hồ, chung chung, chưa thấy được mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu đối với bản thân, do vậy chưa thấy được vai trò của cá nhân trong việc chung tay cùng cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu. Từ đó còn tồn tại những hành vi, thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường học tập ở giảng đường, ký túc xá cũng như đối với cộng đồng, xã hội. 3.3. Kiến nghị Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, nâng cao chất lượng công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên ngành Tài nguyên và Môi 571
  7. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 trường trong những năm tới phải thực hiện hệ thống những giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện. Phải thực sự coi đây là một nội dung, biện pháp quan trọng của giáo dục, được tổ chức thực hiện thường xuyên, có kiểm tra đánh giá kết quả nhận thức của sinh viên. Trên cơ sở của bài viết, tác giả xin đưa ra một vài kiến nghị sau: Thứ nhất, phát huy tốt hơn nữa vai trò của Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường đại học và các tổ chức Đoàn thể trong công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường. Để nâng cao ý thức phòng, tránh và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho sinh viên phụ thuộc rất lớn vào công tác tuyên truyền giáo dục của các cấp, các ngành nói chung và của các trường đại học nói riêng. Trong đó công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu sẽ định hướng chủ trương kế hoạch, trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đoàn trường, Hội Sinh viên và các Trung tâm, phòng, khoa thực hiện theo từng chương trình kế hoạch cụ thể, theo nhiệm vụ của từng năm học. Trong đó, chú trọng vào vai trò của đoàn trường. Thứ hai, cần phát huy tốt vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ giảng viên, trong đó chú trọng thực hiện việc lồng ghép tuyên truyền, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu vào trong bài giảng của từng môn học, phù hợp với chuyên ngành đào tạo nhằm góp phần nâng cao nhận thức cho sinh viên về biến đổi khí hậu thông qua hoạt động dạy và học. Việc trang bị kiến thức về biến đổi khí hậu, phương pháp, kỹ năng giảng dạy cho đội ngũ giảng viên là rất cần thiết và quan trọng. Đối với cán bộ, giảng viên không chuyên ngành cần được tập huấn về nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức đa dạng và thiết thực như mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, các hội thảo khoa học về biến đổi khí hậu,… Thông qua các hình thức này sẽ giúp cho các cán bộ, giảng viên cập nhật kiến thức mới, cũng như thông tin mới về thực trạng và các giải pháp phòng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu ở nước ta. Từ đó, trong quá trình dạy học, tùy từng nội dung môn học mà giảng viên liên hệ thực tiễn vào bài giảng giúp cho sinh viên có nhận thức đầy đủ, kịp thời về biến đổi khí hậu. Đối với các khoa chuyên ngành cần tiến hành biên soạn, chỉnh sửa nội dung các môn học sao cho đáp ứng với yêu cầu thực tiễn xã hội và trình độ phát triển khoa học công nghệ. Đặc biệt là bộ môn Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững cần hoàn thiện chương trình giảng dạy, phối hợp với nhà trường, các tổ chức nghiên cứu và đề ra các dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến kinh tế - xã hội và môi trường. Việc xây dựng, thiết kế bài giảng, tài liệu học tập cho sinh viên cần có nội dung sinh động gắn liền với thực tiễn, các giải pháp đưa ra cần gắn liền với lối sống của sinh viên. Đối với những môn học không chuyên ngành cần phải lựa chọn, lồng ghép đưa vào chương trình giáo dục - đào tạo các kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu. Từ những giờ học trên lớp, những gợi ý trong tài liệu sẽ giúp sinh viên chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức thực tế, xây dựng cho mình thái độ tích cực trong mỗi việc làm, mỗi hành vi cụ thể để sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường luôn là những nhân tố tích cực nhất, chủ động nhất, có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất trong cộng về ý thức bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thứ ba, vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên. Hình thức và phương pháp truyền thông là những yếu tố quan trọng mang lại thành công và hiệu quả của truyền thông nói chung và truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên nói riêng. Vì vậy, hình thức truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên cần phải có những thay đổi theo hướng ngắn gọn, ấn tượng, nhiều thông tin, dễ tiếp nhận chứ không phải mang tính tuyên truyền, thụ động, một chiều, tránh “giáo điều” để đưa các bạn sinh viên đến gần hơn với việc thực hiện hành động phòng tránh và thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng tới lối sống bền vững. 572
  8. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Phương pháp thực hiện phải phù hợp, sáng tạo, kết hợp giữa các hoạt động chính khóa và hoạt động ngoại khóa. Đối với hoạt động dạy và học, cần kết hợp giữa bài giảng lý thuyết với tham quan thực tế; tổ chức các câu lạc bộ, mời các chuyên gia về môi trường, tuyên truyền viên về biến đổi khí hậu đến nói chuyện với sinh viên; đưa nội dung tuyên truyền giáo dục về biến đổi khí hậu vào hoạt động thi đua của khoa, của lớp và đánh giá xếp loại cho sinh viên,… Đối với hoạt động ngoại khóa, cần phát huy hơn nữa vai trò của Đoàn trường, Trung tâm Hướng nghiệp sinh viên và các khoa tổ chức nhiều hoạt động thiết thực gắn với các ngày kỷ niệm như: Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Nước thế giới (22/3), Giờ Trái đất (20.30 - 21.30 ngày thứ 7 cuối cùng tháng 3 hàng năm), Ngày Truyền thống phòng, chống bão lụt Việt Nam (22/5),… Bên cạnh đó, cần xây dựng lối sống, mô hình tiêu thụ thân thiện với khí hậu cho mọi thành viên trong nhà trường, khuyến khích, nhân rộng các điển hình tốt trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Kết hợp các biện pháp cổ động bằng hệ thống khẩu hiệu panô, áp phích có nội dung thiết thực gắn với từng chủ đề cụ thể để động viên khích lệ sinh viên. Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, các trường phải tận dụng triệt để sức mạnh của internet và sử dụng có hiệu quả truyền thông xã hội trong truyền tải các thông điệp liên quan đến biến đổi khí hậu cho sinh viên. Đa dạng hóa, tận dụng mọi kênh truyền thông xã hội (Facebook, Youtube, Blog,…) để tạo ra được dư luận xã hội và môi trường thuận lợi cho sự thay đổi thái độ và hành vi của sinh viên cũng như cộng đồng xã hội chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu. 4. KẾT LUẬN Để công tác truyền thông về biến đổi khí hậu được phát triển bền vững, lâu dài cần phải có những hình thức, phương pháp phong phú, đa dạng và không nhàm chán để có thể thu hút và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho mỗi sinh viên. Bên cạnh đưa nội dung biến đổi khí hậu vào các bài học chuyên ngành cần tăng cường các hoạt động trong và ngoài trường để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên. Các hoạt động đó cần phải được thực hiện thường xuyên với nội dung cụ thể, thiết thực để sinh viên hưởng ứng và tham gia hiệu quả. Tuyên truyền, giáo dục về biến đổi khí hậu phải trở thành nếp sống thường trực trong các trường đại học, đặc biệt sinh viên các trường đại học ngành Tài nguyên và Môi trường - lực lượng không nhỏ tham gia tích cực trong công tác phòng chống, thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, hướng tới sự phát triển bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạ Ngọc Tấn - Truyền thông đại chúng, Nxb. CTQG, HN, 2007, tr8. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2016, tr15,16. 3. Bộ Chính trị - Nghị quyết số 24 - NQ/TW Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, 2013, tr1. 4. Phan Thị Hồng Phương, Lê Thị Trinh - Thực hành giáo dục ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hướng đến lối sống xanh, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 2017, tr96. 5. Đoàn trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM - Báo cáo tổng kết chiến dịch mùa hè xanh, 2017, tr2. 573
  9. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 IMPROVING THE QUALITY OF COMMUNICATION ON CLIMATE CHANGE TO THE STUDENTS IN THE SECTOR OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT Le Thi Thanh Thuy Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment 236B, Le Văn Sy, Ward 1, Tan Binh dictrict, Ho Chi Minh City Email: lttthuy@hcmunre.edu.vn ABSTRACT Climate change has become an urgent global problem in the 21 st century. Vietnam is considered one of the five most vulnerable countries which are easily affected by climate change. Therefore, actively responding to climate change is the responsibility of the entire political system, agencies, organizations, enterprises and social community, in which the students in the sector of Natural Resources and Environment are the pioneering force. In the era of technological advances, the communication on climate change is considered an important tool which provides students with essential information on climate change situation and contributes to raising the sense of responsibility, forming and fostering the career ideals for students in the sector of Natural Resources and Environment. Key words: communication, climate change, students in the sector of Natural Resources and Environment. 574
nguon tai.lieu . vn