Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TIỂU HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LÊ THỊ CẨM NHUNG*, PHẠM THỊ PHƯỢNG Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên * Nghiên cứu sinh Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam * Email: nhungltc@tce.edu.vn Tóm tắt: Để dạy học yếu tố hình học, phát triển năng lực cho học sinh cần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Từ đó, cần đổi mới phương tiện dạy học. Bài viết trình bày khái niệm phương tiện dạy học, vai trò, yêu cầu của phương tiện dạy học; giới thiệu các phương tiện dạy học tối thiểu, bổ sung phương tiện dạy học trong dạy học yếu tố hình học ở tiểu học. Từ khóa: Phương tiện dạy học, hình học, tiểu học. 1. MỞ ĐẦU Nguyễn Hữu Châu (2004) [1], cho rằng: Chương trình giáo dục là sự trình bày có hệ thống một kế hoạch tổng thể các hoạt động giáo dục trong một thời gian xác định, trong đó nêu lên các mục tiêu học tập mà người học cần đạt được; đồng thời xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung học tập, các phương pháp, phương tiện, cách tổ chức học tập, cách đánh giá kết quả học tập nhằm đạt được mục tiêu học tập đề ra. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố chương trình phổ thông tổng thể năm 2017 và chương trình các môn học năm 2018, song các vấn đề về “phương tiện” trong chương trình môn Toán chưa được cụ thể hóa. Các tác giả Nguyễn Bá Kim, Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn (2004) [5], đã trình bày về phương tiện, thiết bị dạy học môn Toán nhưng là đối với chương trình dạy học theo tiếp cận nội dung. Đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay hướng đến tiếp cận phát triển năng lực người học. Để đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học (PPDH) cần được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới phương tiện dạy học (PTDH). Bài viết trình bày một số vấn đề về PTDH trong dạy học các yếu tố hình học (HH) ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh (HS). 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm, tầm quan trọng và những yêu cầu khi sử dụng phương tiện dạy học 2.1.1. Khái niệm phương tiện dạy học Theo Nguyễn Văn Đạm (1999) [2]: “Đồ dùng: Vật đáp ứng nhu cầu sử dụng để con người hoàn thành một công việc (công cụ, dụng cụ)”, “Thiết bị: Toàn thể những bộ phận lắp ráp với nhau theo một cơ cấu để hoàn chỉnh một công cụ kỹ thuật”, “Phương tiện: Vật sử dụng để làm một việc đạt một mục đích”. Có nhiều quan niệm khác nhau về PTDH, theo Trần Đức Vượng (2004) [4]:“PTDH còn gọi là PTDH trực quan, và còn gọi là thiết bị dạy học”; theo Vũ Thu Tuấn (2010) [3]: PTDH bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Nguyễn Bá Kim (2006) [4]: “Khái niệm PTDH được hạn chế ở những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và về sự điều khiển quá trình dạy học”. 278
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Từ các quan niệm trên, có thể hiểu: đồ dùng dạy học là dạng vật chất cụ thể được xây dựng mang ý nghĩa giản đơn, còn thiết bị mang tính chất máy móc, sản xuất công nghiệp. Khái niệm phương tiện không chỉ là vật chất cụ thể mà theo chức năng dạy học còn mang tính chất khái quát và trừu tượng. Do đó, đồ dùng dạy học và thiết bị dạy học cũng là PTDH. Từ đó, theo chúng tôi: “PTDH là tất cả những phương tiện có khả năng chứa đựng hay truyền tải thông tin về nội dung dạy học nhằm hỗ trợ giáo viên (GV) và HS tổ chức và tiến hành hợp lý, có hiệu quả quá trình dạy học nhằm đạt được mục đích dạy học”. 2.1.2. Tầm quan trọng của phương tiện dạy học PTDH tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động học tập. Chúng có thể tiếp nối, mở rộng giác quan của con người, mô phỏng các hiện tượng, quá trình hoặc vượt quá những sự hạn chế về thời gian, không gian và chi phí. Trong dạy học ở tiểu học nói chung và dạy học Toán nói riêng, cần tích cực hóa hoạt động của người học, tạo điều kiện cho người học tự phát hiện và lĩnh hội kiến thức. Các nội dung toán học thường có tính trừu tượng và khái quát cao, trong khi đặc điểm nhận thức của HS tiểu học lại mang tính cụ thể, trực giác và cảm tính. Để đạt được yêu cầu đặt ra, các PTDH là một giải pháp sư phạm, tạo cơ sở ban đầu cho quá trình nhận thức của HS, giúp HS lĩnh hội được kiến thức trừu tượng, phù hợp với quy luật nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Do đó, PTDH có vai trò giúp HS tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi, hiệu quả, phát huy năng lực sáng tạo cho HS. Hoạt động nhận thức của HS trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn. PTDH hỗ trợ quá trình hình thành tri thức, phát triển các kỹ năng, hứng thú học tập cho HS và quá trình điều khiển, tổ chức dạy học. Sử dụng PTDH trong dạy học HH giúp HS dễ hiểu, hiểu sâu sắc và ghi nhớ lâu hơn. PTDH giúp HS cụ thể hóa những yếu tố trừu tượng, làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập cho HS. PTDH cũng giúp HS phát triển năng lực nhận thức, khả năng quan sát, tư duy và hình thành cảm xúc thẩm mỹ. 2.1.3. Một số yêu cầu khi sử dụng phương tiện dạy học Theo Vũ Quốc Chung (2004) [5], khi sử dụng PTDH cần đảm bảo các yêu cầu: - Phải có quan niệm đúng đắn về việc sử dụng PTDH, nghĩa là tạo chỗ dựa trực quan để phát triển tư duy trừu tượng cho HS. Cần sử dụng PTDH đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Nếu lạm dụng PTDH sẽ làm mất đi khả năng tư duy trừu tượng, trí tưởng tượng của HS. - Cần sử dụng PTDH đúng cách và mang lại hiệu quả thực sự. Các thao tác trên PTDH cần chứa dụng ý sư phạm gợi mở cho HS hướng tới kiến thức, thao tác trên PTDH phải dứt khoát, rõ ràng. PTDH cần đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn, vệ sinh. - Khi sử dụng PTDH trên lớp, GV cần chú ý tích cực tối đa các hoạt động của HS trên các phương tiện, đồ dùng cá nhân. GV cần huy động những kinh nghiệm và kỹ năng về sử dụng đồ dùng học tập mà HS đã có, quan sát các thao tác và chỉnh sửa những sai sót cho HS. GV chỉ làm mẫu trên đồ dùng khi HS không thực hiện được, xác nhận những kết quả HS đã làm hoặc chính xác hóa các thao tác, đưa ra kết quả, hình ảnh trực quan đẹp nhất. 2.2. Một số phương tiện dạy học trong dạy học hình học ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh PTDH ở tiểu học bao gồm nhiều loại hình khác nhau như: vật thật, phiếu học tập, tranh giáo khoa, biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ, mô hình, dụng cụ, máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, bảng tương tác, thiết bị dạy học điện tử, các phần mềm dạy học, các bộ phim giáo dục, các nguồn thông tin trên internet,... 279
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 PTDH môn Toán chứa đựng, mô tả những tri thức có khả năng hỗ trợ GV hoạt động dạy học và hỗ trợ HS hướng vào đối tượng dạy học nhằm phát hiện, tìm tòi, khắc sâu kiến thức, ứng dụng vào thực tiễn... trong quá trình học tập Toán. Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Toán, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn Danh mục PTDH dùng chung cho từng cấp học. Đây là những PTDH cơ bản trong dạy học môn Toán và không thể thiếu trong dạy học Toán. Bộ PTDH HH trong dạy học môn Toán tiểu học tương ứng với chương trình môn Toán ở mỗi lớp, bao gồm: bộ PTDH về nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm của một số hình phẳng và hình khối; về thực hành đo, vẽ, lắp ghép, tạo hình. Theo [5; tr 117], căn cứ vào tính chất của các PTDH, các nhà lý luận dạy học đã chia các PTDH thành 03 nhóm: - Nhóm 1: Các đồ dùng trực quan cụ thể: mẫu vật, hóa chất, mô hình, tranh ảnh; - Nhóm 2: tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, vở bài tập, phiếu bài học,...; - Nhóm 3: các thiết bị hiện đại: máy vi tính, đĩa CD, đèn chiếu, băng hình,... Trong dạy học Toán ở tiểu học, Bộ GD&ĐT đã quy định các PTDH tối thiểu theo Thông tư số 15/2009/TT-BGDĐT, ngày 16/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT [6]. Song, nếu chỉ sử dụng bộ PTDH tối thiểu thì sẽ không đủ nhất là khi dạy học HH ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực cho HS cần tạo hứng thú học tập cho HS. Cần tổ chức dạy học trong các bối cảnh thực, dạy học dựa trên vốn kinh nghiệm và trải nghiệm của HS. Coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống, tăng cường sử dụng sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm phù hợp với nội dung học và các đối tượng HS. Cần tăng cường kết hợp, sử dụng CNTT và các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại một cách hiệu quả. Theo [7, tr329], GV tiểu học mới chỉ có 25,2% tiết học có sử dụng đồ dùng trực quan, đồ dùng dạy học của GV chưa đầy đủ, GV ít khi cho HS thao tác với đồ dùng dạy học để hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Việc liên hệ nội dung bài học với thực tiễn của GV chiếm 65,04% các tiết học. Xuất phát từ thực trạng sử dụng PTDH của GV như vậy và từ yêu cầu của đổi mới PPDH đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, giúp GV tiểu học có những gợi ý, tham khảo cách xây dựng, sử dụng PTDH trong dạy học HH ở tiểu học chúng tôi giới thiệu bộ PTDH HH ở tiểu học: 2.2.1. Bộ phương tiện dạy học tối thiểu trong dạy học hình học ở tiểu học Đồ dùng của GV và HS giống nhau về số lượng, hình dạng, chỉ khác nhau về kích cỡ. Tất cả các đồ dùng HH đều có gắn nam châm để có thể đính vào bảng cài. Các bộ đồ dùng của HS và một số hình ảnh cụ thể về đồ dùng của HS và GV được quy định như sau: - Lớp 1: Bộ 10 hình vuông kích thước (40 x 40) mm, 8 hình tròn có bán kính 40mm, có 8 hình tam giác đều cạnh 40mm, 2 hình tam giác vuông cân có cạnh góc vuông 50mm, 2 hình tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông 40mm; 60mm, tất cả có màu tươi sáng (H1). H1 H2 H3 H4 H5 Hình 1. Bộ đồ dùng học hình học lớp 1, 2, 3, 4, 5 - Lớp 2: Bộ hình vuông, hình tròn gồm 40 hình vuông, mỗi hình có kích thước (40x40) mm một mặt trắng một mặt in từ 2 đến 5 hình tròn màu xanh hoặc đỏ. Bộ hình chữ nhật, hình tứ giác và hình tam giác gồm: 2 hình chữ nhật có kích thước (40x80)mm, 2 hình tứ giác kích thước cạnh ngắn nhất 30mm, cạnh dài nhất 70mm, 8 hình tam giác vuông cân có cạnh góc vuông 40mm, tất cả có màu tươi sáng (H2). 280
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 - Lớp 3: Bộ hình chữ nhật, hình tứ giác và ghép hình gồm: 2 hình chữ nhật có kích thước (40x80) mm, 2 hình tứ giác kích thước cạnh ngắn nhất 30mm, cạnh dài nhất 70mm, 8 hình tam giác vuông cân có cạnh góc vuông 40mm, tất cả có màu tươi sáng. Lưới ô vuông: tấm phẳng trong suốt, kẻ ô vuông một chiều 10ô, một chiều 20 ô. Ô vuông có kích thước (10x10) mm. Êke: Kích thước các cạnh (300x400x500)mm. Com-pa: Kích thước từ 300mm đến 400mm, 1 chân gắn phấn, 1 chân có kim và bộ phận bảo vệ không làm hỏng mặt bảng (H3). - Lớp 4: Bộ hình bình hành: gồm 2 hình có cạnh dài 80mm, cao 50mm, góc nhọn 600, chiều dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm (trong đó 1 hình nguyên, 1 hình cắt làm hai theo đường cao h=50mm),... Bộ hình thoi: gồm 2 hình có hai đường chéo 80mm và 60mm, chiều dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm (trong đó 1 hình giữ nguyên và 1 hình cắt làm 3 hình tam giác theo đường chéo dài và nửa đường chéo ngắn) (H4). - Lớp 5: Bộ hình thang gồm 2 hình thang bằng nhau, kích thước 2 đáy 8cm và 5cm, chiều cao 4cm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm, màu đỏ, kẻ đường cao (trong đó có 1 hình thang nguyên; 1 hình thang cắt ra 2 phần ghép lại được hình tam giác). Bộ hình tam giác gồm: 2 hình tam giác bằng nhau, kích thước đáy 8cm, cao 4cm, 1 góc 60 độ, độ dày của vật liệu tối thiểu là 1,2mm, màu xanh côban (trong đó có 1 hình tam giác nguyên, có kẻ đường cao; 1 hình tam giác cắt theo đường cao thành 2 tam giác để ghép với hình trên được hình chữ nhật (8x4)cm). Bộ hình hộp chữ nhật gồm: 1 hình hộp chữ nhật kích thước (20x16x10)cm, 4 mặt xung quanh màu trắng, 2 đáy màu đỏ, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm, các mặt liên kết với nhau bằng màng PET 0,05mm, có thể mở ra thành hình khai triển của hình hộp chữ nhật (gắn được trên bảng từ). 1 hình hộp chữ nhật biểu diễn cách tính thể tích, kích thước trong hộp (20x16x10)cm, trong suốt, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm. Bên trong chứa 1 tấm đáy (20x16x1)cm và 1 cột (1x1x9)cm, sơn ô vuông (1x1)cm bằng hai màu trắng, đỏ. Bộ hình lập phương gồm: 1 hình lập phương cạnh 20cm, 4 mặt xung quanh màu trắng, 2 mặt đáy màu đỏ, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm, các mặt liên kết với nhau bằng màng PET 0,05mm, có thể mở ra thành hình khai triển của hình lập phương (gắn được trên bảng từ). 1 hình lập phương cạnh 10cm biểu diễn thể tích 1m3), trong suốt, bên trong chứa 1 tấm đáy có kích thước bằng (10x10x1)cm và 1 cột (1x1x9)cm, ô vuông (1x1)cm có hai màu xanh, trắng; 12 hình lập phương cạnh 4cm (trong đó có 6 hình màu xanh côban, 6 hình màu trắng). Hình trụ: vật liệu trong suốt, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm, đáy có Φ10cm, chiều cao 15cm. Hình cầu: vật liệu màu đỏ trong suốt, độ dày của vật liệu tối thiểu là 3mm, đường kính 20cm; giá đỡ có Φ9cm, chiều cao 2cm, độ dày của vật liệu tối thiểu là 2mm. Thước đo độ dài gồm: chiều dài 20cm, chia vạch đến mm, cm, dm. Chiều dài 50cm, chia vạch đến mm, cm, dm. Chiều dài 1m có tay cầm ở giữa, chia vạch đến cm, dm (H5). 2.2.2. Một số phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học hình học ở tiểu học - Sử dụng đèn chiếu (Overhead) (H2): máy chiếu qua đầu - máy chiếu bản trong để dạy học HH: chuẩn bị trước các câu hỏi, bài tập HH, các hình vẽ HH trên giấy bản trong và chiếu hình để HS thực hiện, giúp GV không mất công vẽ hình hoặc viết bài tập lên bảng, không phải viết ra giấy khổ lớn nhưng HS vẫn nhìn rõ. H1 H2 H3 H4 H5 H6 Hình 2. Phương tiện dạy học hiện đại - Sử dụng máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể (H2, H3), hệ thống đa phương tiện để dạy học HH: công dụng lớn hơn máy chiếu Overhead, có thể chiếu trực tiếp giấy viết bình thường, bài làm trên vở của HS, có thể chiếu không chỉ hình ảnh phẳng. 281
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 - Sử dụng máy tính (H4) và các phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word; phần mềm trình chiếu PowerPoint; phần mềm xử lý ảnh Paintbrush, xử lý phim Moviemaker, phần mềm Logo - thiết kế đồ họa, phần mềm vẽ hình HH động như Geometer’Sketchpad (H5) hoặc CabriGeometry, phần mềm Violet hỗ trợ thiết kế dạy học tích cực. Mỗi phần mềm có công dụng khác nhau và rất có ích trong quá trình dạy học. - Sử dụng máy quay phim, máy chụp ảnh hoặc Smartphone trong dạy học HH. - Sử dụng máy tính có kết nối internet khai thác hình ảnh, phim giáo dục cần thiết cho dạy học HH. Sử dụng mạng giáo dục, mạng xã hội hỗ trợ dạy học HH ở tiểu học từ cộng đồng, phụ huynh HS, đồng nghiệp,... - Sử dụng bảng gắn HH (Geoboard) (H6),... 2.3. Giới thiệu bổ sung một số phương tiện dạy học trong dạy học hình học ở tiểu học Để dạy học phát triển năng lực cho người học thì chỉ sử dụng các PTDH tối thiểu theo quy định sẽ không đạt hiệu quả cao. HH ở tiểu học là HH trực quan, hình ảnh, lượng thông tin thu được qua kênh thông tin thị giác là rất lớn, rất nhanh và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực học tập của HS. HH là môn học phát sinh từ thực tiễn và gắn với thực tiễn nên GV cần thiết sử dụng PTDH khi dạy học HH khai thác từ thực tiễn, tự làm đồ dùng dạy học HH phục vụ các bài dạy học, cùng HS sáng tạo các PTDH từ các vật liệu gần gũi thực tế. Cần sử dụng các PTDH của các môn học khác để làm phong phú PTDH khi dạy học HH. Sau đây, chúng tôi giới thiệu một số hình ảnh, PTDH HH chủ yếu thuộc nhóm 1, các đồ dùng vật dụng trực quan cụ thể gồm: vật tư, mẫu vật, hóa chất, mô hình, tranh ảnh. Khi dạy nhận dạng các hình có thể đưa ra các vật thật cho HS nhận dạng, gọi tên hình. Ở lớp 1, GV cần dạy HS nhận biết gọi đúng tên các hình vuông, hình tam giác, hình tròn, điểm, đoạn thẳng, tia số. Khi dạy học bài: “Hình vuông, hình tròn”, cần giới thiệu hình vuông, hình tròn trong cuộc sống để HS hiểu rõ HH ở mọi nơi, nhận biết được các hình không chỉ trong bộ đồ dùng học tập. H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10 H11 H12 H13 Hình 3. Một số phương tiện dạy bài “Hình vuông, hình tròn” ở lớp 1 Khi dạy bài “Hình tam giác”, GV có thể cho HS xem các hình vẽ sau và tích hợp kiến thức khác tùy theo đối tượng HS: dạy HS nhận biết biển báo giao thông, giới thiệu kiến thức về tự nhiên xã hội, giới thiệu văn hóa, nghệ thuật,... H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10 H11 H12 Hình 4. Một số phương tiện dạy nhận biết “Hình tam giác” 282
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Khi dạy bài “Điểm, đoạn thẳng”: có thể chỉ hình ảnh con chim bay xa, càng xa càng nhìn thấy nhỏ, nhỏ đến khi chỉ còn một chấm rất nhỏ đó là hình ảnh của điểm (H2). Giới thiệu hình ảnh chim di cư (H3), chim cánh cụt ở Nam Cực (H4),... H1 H2 H3 H4 H5 Hình 5. Một số phương tiện dạy nhận biết “Điểm, đoạn thẳng” Ở lớp 2, khi dạy học bài: “Hình chữ nhật, hình tứ giác”, GV có thể yêu cầu HS đọc bài GV đã chuẩn bị, HS chỉ ra đỉnh của các tứ giác, giới thiệu những gì các em đã biết liên quan đến tứ giác đó. Hay giới thiệu mô hình mẫu, yêu cầu HS sưu tầm hình ảnh, tập nêu ý tưởng, vẽ, làm mô hình xây dựng thành phố hiện đại có những hình GV yêu cầu. Giới thiệu mô hình kết nối 4 nhà, HS đọc tên các đỉnh, tìm hiểu nghề nghiệp,... H1 H2 H3 H4 H5 H6 Hình 6. Một số phương tiện dạy nhận biết “Hình chữ nhật, hình tứ giác” Khi dạy bài “Đường thẳng, ba điểm thẳng hàng”, GV có thể sử dụng các hình ảnh hình 7: H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 Hình 7. Một số phương tiện dạy nhận biết “Đường thẳng, ba điểm thẳng hàng” Khi dạy bài “Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc”, bài “Chu vi hình tam giác, tứ giác” có thể sử dụng hình ảnh bản đồ giao thông, bản đồ du lịch (H1) để HS xác định các đường gấp khúc, độ dài các đường gấp khúc, chu vi các hình tam giác, tứ giác (trong số đo HS đã học). Tích hợp giới thiệu lịch sử Tam giác châu huyền thoại Việt Trì - Ninh Bình - Quảng Ninh (H2), đặt bài toán liên quan tính chu vi của tam giác đó. H1 H2 Hình 8. Phương tiện dạy bài “Đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc”, bài “Chu vi hình tam giác, tứ giác” Ở lớp 3, khi dạy bài:“Góc vuông, góc không vuông”, GV có thể dùng các hình ở hình 9: H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 Hình 9. Phương tiện dạy bài “Góc vuông, góc không vuông” 283
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 Khi dạy bài “Hình chữ nhật”, bài “Hình vuông”, GV có thể cho HS nhận ra hình cần tìm ở hình 10, các đặc điểm về cạnh, về góc của chúng qua các hình ảnh, vật thật trong thực tế, thấy được hình HH có ở khắp nơi, trong múa ba lê, trong xây dựng, thể thao, đồ thủ công mỹ nghệ, trong trang trí nội thất, may mặc, ở cả quá khứ, hiện tại, cả truyền thống và hiện đại... H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H10 H11 H12 Hình 10. Phương tiện dạy bài “Hình chữ nhật”, bài “Hình vuông” Khi dạy bài “Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng” có thể cho HS nhận biết và phân biệt được điểm ở giữa và trung điểm của đoạn thẳng, ứng dụng của chúng trong thực tế cuộc sống, tìm trung điểm của các đoạn thẳng trên hình vẽ ngôi sao sáu cánh – ngôi sao ĐaVid, trên trò chơi bập bênh, trên cân đĩa, trên la bàn như hình ảnh ở hình 11... H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10 H11 H12 H13 Hình 11. Phương tiện dạy bài “Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng” Khi dạy bài: “Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính”, để HS nhận biết hình tròn, đường tròn và các yếu tố như tâm, bán kính, đường kính, quan hệ giữa đường kính và bán kính vận dụng được kiến thức kỹ năng vào thực tiễn, GV có thể khai thác các hình ảnh về hình tròn như mặt trống đồng, miệng giếng, vành bánh xe, miệng chén, bát, đĩa... hoặc dạy HS nhận biết các biển báo giao thông có dạng hình tròn, xác định tâm, bán kính, đường kính trong những biển báo đó. H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 Hình 12. Phương tiện dạy bài “Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính” Khi dạy HS vẽ trang trí hình tròn, GV có thể cho HS quan sát cách vẽ trang trí trên đồ gốm cổ hoặc hiện đại của Việt Nam, của các dòng gốm khác nhau, trên đồ gốm các nước để HS yêu thích, hứng thú học tập, thấy được ứng dụng của vẽ trang trí HH. H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10 H11 Hình 13. Hình ảnh hoặc vật thật có dạng hình tròn 284
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Ở lớp 4, để HS nhận biết và gọi đúng tên góc nhọn, góc tù, góc bẹt, biết mối quan hệ với góc vuông, có kỹ năng nhận dạng góc, GV có thể sử dụng các hình ảnh hoặc vật thật có dạng hình tròn ở hình 13 (có thể sử dụng thêm các đồ dùng ở bài góc vuông, góc không vuông). Dạy HS nhận biết các quan hệ giữa hai đường thẳng như cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau, phát triển tư duy trừu tượng, gắn toán học với thực tiễn, GV khai thác các hình ảnh, vật thật có những quan hệ đó và yêu cầu HS miêu tả, giới thiệu đường nằm ngang, đường thẳng đứng. Dạy HS nhận biết vạch kẻ đường với các đường song song, nhất là vạch kẻ cho người đi bộ để HS có thể tham gia giao thông như ở hình 14. H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10 Hình 14. Các hình ảnh, vật thật phát triển tư duy trừu tượng, gắn toán học với thực tiễn Khi dạy bài “Giới thiệu hình bình hành” GV có thể sử dụng các hình ảnh thực tế để HS thấy ý nghĩa của học HH: hình trong trang sức, trên khung xe đạp giúp xe chắc chắn, hình trên cột phản quang, trên ghế da, cho HS xác định các cạnh đối diện, đặc điểm góc, cạnh của hình trên vật thật. H1 H2 H3 H4 H5 H6 Hình 15. Hình ảnh dạy bài “Giới thiệu hình bình hành” H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10 H11 H12 H13 H14 H15 Hình 16. Phương tiện dạy học bài “Giới thiệu hình thoi” H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10 H11 H12 H13 H14 H15 H16 H17 H18 H19 H20 H21 H22 Hình 17. Các hình ảnh trong thực tế giúp nhận biết đặc điểm và phân loại các hình tam giác, nhận biết hình thang 285
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 Khi dạy học bài “Giới thiệu hình thoi”, GV có thể đọc đoạn văn nói về những lá vàng hình thoi có từ thời đồ đồng, cho tới các hình ảnh hình thoi trong cuộc sống hiện nay, hình thoi trong dân gian còn gọi là hình quả trám vì nó gần giống hình quả trám, hình thoi trong khung cửa sổ, trong lưới sắt, trong họa tiết trên vải, thổ cẩm, trên ghế da, áo len như hình 16. Ở lớp 5, khi dạy HS nhận biết đặc điểm và phân loại các hình tam giác, nhận biết hình thang, GV có thể sử dụng các hình ảnh trong thực tế: giới thiệu đồ trang trí, nghệ thuật sắp đặt, giới thiệu tháp nhu cầu, tháp dinh dưỡng của trẻ em, giới thiệu tam giác Pitago,... như hình 17. Khi dạy bài “Hình hộp chữ nhật, hình lập phương”, GV có thể bổ sung các vật thật như hộp bánh kẹo, hộp trà, sau đó giới thiệu thêm các ngành nghề truyền thống ở địa phương gắn với sản vật đó. Cho HS nhận biết đặc điểm, gọi đúng tên hình trên các vật thật. Có thể cho HS cắt dán tạo ra các hình theo yêu cầu như hình 18: H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H10 Hình 18. Phương tiện dạy bài “Hình hộp chữ nhật, hình lập phương” H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10 H11 H12 Hình 19. Các đồ vật thật từ thực tế giúp làm quen với biểu tượng hình cầu, hình trụ Khi cho HS nhận biết, làm quen với biểu tượng hình cầu, hình trụ, GV có thể bổ sung các đồ vật thật từ thực tế, hỏi thêm HS “Em có biết, vì sao nước ngọt thường đóng trong lon hình trụ mà không là hình hộp, thân cây tại sao hình trụ, cột nhà hình trụ. Giới thiệu những ngôi nhà hình trụ: Nhà bán hàng của Apple ở Thượng Hải làm bằng pha lê, Nhà ven hồ gần biển Baltic vùng Svencelė - Lithuania. Kiến trúc nhà đặc sắc, những căn nhà được thiết kế lấy cảm hứng như những khúc ống hình trụ vô cùng bắt mắt. Thiết kế không gian mở hai phía để có thể nhìn thấy ra bên ngoài.Giới thiệu ngọn hải đăng cao nhất thế giới ở cảng Jeddah Arab Saudi, cao 131m, được xây dựng theo kiến trúc tân tiến bằng bê tông và thép, tháp có cả thang máy cho nhân viên và du khách, phát ra 3 tia sáng trắng mỗi 20 giây. Có thể cho HS đọc đoạn văn về cột cờ Hà Nội hoặc cột cờ Lũng Cú rồi cho HS xác định các vị trí, hình ảnh tương ứng với đoạn văn, tích hợp các nội dung về lịch sử, địa lý,... Dạy học HH ở tiểu học không chỉ dạy hình thành khái niệm HH, dạy nhận dạng và thể hiện hình mà còn dạy HS hình thành các quy tắc tính chu vi, diện tích hình, dạy hình thành kỹ năng cắt, ghép, xếp, tạo hình HH... và như vật còn cần rất nhiều các PTDH khác ở cả dạng thông thường lẫn hiện đại, ở cả nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 theo cách phân loại ở trên. Trong khuôn khổ một bài viết, chúng tôi chỉ giới thiệu được một phần trong số các PTDH đó. 3. KẾT LUẬN PTDH là yếu tố không thể thiếu được của quá trình dạy học, nhất là trong dạy học HH ở tiểu học. PTDH được quy định bởi nội dung và PPDH, ngược lại PTDH cũng là điều kiện để thực hiện nội dung và PPDH. Khi đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở phổ thông, cần thiết 286
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 đổi mới PTDH. Trong giai đoạn hiện nay, chương trình và sách giáo khoa đang trong quá trình đổi mới, nhưng với dạy học tiếp cận phát triển năng lực cho HS cũng cần bổ sung các PTDH để tăng hiệu quả của quá trình dạy học, đáp ứng yêu cầu dạy học. Bài viết đã bổ sung một số PTDH trong dạy học HH ở tiểu học giúp GV tiểu học có thể sử dụng trong quá trình dạy học toán tiểu học. Với mỗi cách thiết kế kế hoạch dạy học khác nhau lại cần có những PTDH khác nhau, do vậy các PTDH bổ sung trong quá trình dạy học HH như trên chưa thể là đầy đủ và hoàn thiện, cần không ngừng đổi mới, sáng tạo, hoàn thiện các PTDH để dạy học HH ở tiểu học ngày càng đạt kết quả cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hữu Châu (2004). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục Việt Nam. [2] Nguyễn Văn Đạm (1999). Từ điển Tiếng Việt 1999-2000. NXB Văn hóa thông tin. [3] Nguyễn Thu Tuấn (2010). Mối quan hệ giữa phương pháp dạy học và phương tiện dạy học trong dạy mỹ thuật, Tạp chí Giáo dục, số 251, tr. 60. [4] Nguyễn Bá Kim (2006). Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Vũ Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn (2005). Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học. NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 116. [6] Thông tư 15/2009/TT-BGDĐT, ngày 16/7/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học - môn Toán. [7] Đào Thái Lai (2011). Tìm hiểu thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia về giáo dục toán học ở trường phổ thông, tr.329, 331. Title: TEACHING FACILITIES IN TEACHING THE GEOMETRIC FACTORS IN ELEMENTARY SCHOOL FOR DEVELOPING PUPILS’ COMPETENCIES Abstract: In order to teach geometric elements, capacity development for students needs to renovate teaching content and methods. Therefore, need to renovate teaching facilities. The paper presents the concept of teaching facilities, the role and requirements of teaching facilities; introduces minimum teaching facilities, supplements teaching facilities in teaching geometry elements in elementary schools. Keywords: Means of teaching, geometric, elementary school. 287
nguon tai.lieu . vn