Xem mẫu

  1. Chương 5 ĐỘNG HỌC NƯỚC BIỂN 5.1. Sóng biển 5.1.1. Các yếu tố sóng Sóng biển được tạo bởi dao động của các phân tử nước xung quanh vị trí cân bằng dưới tác dụng của các ngoại lực. Mỗi sóng tiến hoặc sóng đứng được đặc trưng bởi các yếu tố sóng và một số khái niệm sau: - Prôfin sóng là đường cong do mặt phẳng thẳng đứng cắt mặt biển nổi sóng theo hướng cho trước (hướng truyền sóng). - Ngọn sóng (đầu sóng) là phần sóng nằm cao hơn mức sóng trung bình. - Đỉnh sóng là điểm cao nhất của ngọn sóng. - Bụng sóng là phần nằm thấp hơn mức sóng trung bình. - Chân sóng là điểm thấp nhất của sóng. Mức sóng trung bình là đường thẳng cắt Prôfin sóng sao cho diện tích tổng cộng phía trên và phía dưới đường này bằng nhau. Các yếu tố sóng bao gồm: - Độ cao sóng (h) là khoảng cách theo chiều thẳng đứng giữa đỉnh sóng và chân sóng. - Độ dài sóng (bước sóng - λ) là khoảng cách ngang giữa hai đỉnh sóng kế tiếp nhau trên Prôfin sóng vẽ theo hướng truyền chính. - Độ dốc sóng là tỷ số giữa độ cao sóng với nửa độ dài sóng: h 2h a= = λ λ 2 Trong thực tế, người ta sử dụng tỉ số h/λ làm đặc trưng cho độ dốc sóng và gọi là độ dốc trung bình của sóng. Các yếu tố trên xác định đặc trưng hình học của sóng, đối với sóng tiến cần phải có thêm các đặc trưng sau: - Hướng truyền sóng là hướng từ đâu sóng truyền tới -Vận tốc truyền sóng hoặc vận tốc pha - VS (C) là vận tốc dịch chuyển ngọn sóng theo hướng truyền. λ VS = τ - Chu kỳ sóng (τ) là khoảng thời gian mà hai đỉnh sóng kề nhau đi qua đường thẳng đứng cố định. Các yếu tố cơ bản của sóng được biểu thị ở hình 5.1. 5.1.2. Sự hình thành, phát triển và tắt dần của sóng gió Một cách định tính có thể giải thích sự phát sinh sóng gió như sau: khi gió thổi trên mặt biển phẳng lặng, với vận tốc gió vào khoảng 0,7 m/s, trên mặt biển http://www.ebook.edu.vn 157
  2. hình thành những sóng nhỏ lăn tăn - Sóng mao dẫn với kích thước rất nhỏ. Độ cao sóng cỡ 3- 4 mm và độ dài sóng 40 - 50 mm. Sở dĩ có sóng này vì khi gió tác dụng lên mặt nước yên lặng thì trong lớp không khí sát mặt nước chuyển động không bền vững và phân thành các cuộn xoáy riêng biệt có trục nằm ngang vuông góc với hướng gió. Các xoáy này tạo nên xung áp suất tác dụng lên bề mặt nước, dẫn đến hình thành các sóng mao dẫn sơ cấp. Các sóng được hình thành do xuất hiện sức căng mặt ngoài của nước, chúng xuất hiện tức thời khi gió vừa thổi và cũng biến mất lập tức khi gió tắt (hình 5.2) λ Mức sóng trung bình h α λ Chú thích: : Ngọn sóng : Bụng sóng Hình 5.1. Các yếu tố sóng P1 P2 P1 > P2 Hình 5.2. Sự truyền năng lượng của gió tạo sóng Nếu gió tiếp tục tác dụng lâu dài với vận tốc tăng lên sẽ làm tăng biên độ sóng, sóng mao dẫn sẽ chuyển thành sóng trọng lực. Năng lượng của gió được chuyển cho sóng chủ yếu nhờ áp lực của gió trên sườn phía đón gió của sóng. Sự truyền năng lượng thực hiện cho đến khi vận tốc gió còn vượt vận tốc truyền sóng. Sự truyền năng lượng này phụ thuộc vào đặc điểm của gió thổi trên biển: vận tốc gió, thời gian gió tác dụng, đà gió (khoảng đường trên biển gió thổi qua). Số năng lượng truyền cho mặt biển nổi sóng được tiêu hao trong việc làm tăng thêm độ cao và vận tốc sóng. Do vậy, kích thước các sóng lớn sẽ phụ thuộc http://www.ebook.edu.vn 158
  3. vào thời hạn gió tác dụng, (là thời gian mà gió tác dụng lên sóng với vận tốc và hướng không đổi) và đà gió. Thực tế, ngay khi gió thổi ổn định nhất cũng không bao giờ hoàn toàn đều mà luôn luôn có gió giật và hướng thay đổi (dao động) trong một thời hạn nhất định. Vì vậy, sóng gió trên biển không hoàn toàn giống nhau, vừa có những lưỡi sóng lớn chạy kế tiếp nhau lại xen kẽ những sóng thứ yếu. Khi gió bắt đầu giảm, sóng không phát triển nữa và dần dần chuyển thành tính chất sóng lừng. Sự tắt dần của sóng do hai nguyên nhân chính: thứ nhất là do hiệu ứng “làm phanh” xuất hiện ở đầu các sóng truyền với vận tốc vượt quá vận tốc gió, thể hiện bằng sức cản khi chuyển động sóng gặp gió; thứ hai là do sự tiêu hao năng lượng sóng bằng các xoắn ở bề dày chính lớp nước (hiệu ứng nhớt). Tuy nhiên, do quán tính lớn nên các chuyển động sóng ở biển tắt dần hết sức chậm và vì vậy, các sóng lừng có thể truyền cách xa nguồn phát sinh hàng trăm, thậm chí hàng nghìn km. Độ cao sóng liên quan chặt chẽ đến vận tốc gió. Gió càng mạnh, sóng càng cao. Kết quả tính toán theo lý thuyết thuỷ động học cho thấy, nếu vận tốc gió 20 m/s có thể tạo nên sóng có độ cao 8 mét, vận tốc gió 30 m/s sóng cao 16 mét, trong vùng sát tâm các cơn bão mạnh với vận tốc gió 40 - 50 m/s có thể tạo nên các sóng với độ cao 25 mét. Trong các tạp chí hàng hải đã ghi chép các số liệu về độ cao sóng mà các tàu đã trực tiếp quan trắc được trên các đại dương. Chẳng hạn, tàu Madisechic đã quan sát được độ cao sóng 20 mét tại Tây - Nam Aixơlen ở Bắc Đại Tây Dương, còn ở bờ biển Nam Phi đã quan sát thấy sóng cao 30 mét. Để tính các yếu tố sóng, giáo sư người Nga L.Ph. Titốp đã thành lập các công thức thực nghiệm sau: h = 0,045 . V0,56 . D0,54 (5.1) 0,66 0,64 λ = 0,31 . V . D (5.2) -0,38 0,68 t = 0,533 . V .D (5.3) Ở đây: t - thời gian cần thiết để sóng phát triển, tính bằng giờ; V - vận tốc gió (m/s); D - đà gió (km). 5.1.3. Các kiểu, dạng, thang cấp sóng và trạng thái mặt biển a, Các kiểu, dạng sóng Người ta phân biệt hai kiểu sóng: sóng gió thực thụ là những sóng mà lúc quan trắc chúng chịu tác động trực tiếp của gió gây ra nó ở giai đoạn phát triển. Kiểu sóng thứ hai là sóng ở giai đoạn tắt dần - kiểu sóng lừng. Sóng gió được phân biệt bởi độ dốc ở phía đầu gió lớn hơn phía cuối gió. http://www.ebook.edu.vn 159
  4. Hướng của các sóng gió và hướng gió trùng nhau hoặc chênh lệch nhau không quá 450. Sóng lừng là sóng tồn tại sau khi gió gây ra nó suy yếu đi hay gió đã tắt. Sóng lừng cũng quan trắc thấy khi có gió thổi ở xa (sóng bão). Đặc điểm của sóng lừng là lệch khỏi hướng gió một góc lớn hơn 450, sóng thoải, đều hai chiều, bước sóng dài và chu kỳ dài. Ngoài hai dạng (kiểu) cơ bản là sóng gió, sóng lừng (sóng ngầm là một dạng đặc biệt của sóng lừng), căn cứ vào các yếu tố sóng hoặc nguyên nhân hình thành sóng mà có thể phân loại sóng theo các kiểu dạng riêng biệt. Theo nguyên nhân hình thành: sóng gió - do gió gây ra, sóng triều - do hiện tượng thuỷ triều, sóng động đất - do hoạt động của động đất, núi lửa dưới đáy đại dương .v.v. Căn cứ vào bước sóng (độ dài) có sóng dài, sóng ngắn; vào độ dốc có sóng dốc, sóng thoải. Theo hình dáng riêng biệt có nhiều dạng: sóng đều, hai chiều là những sóng có các đầu sóng và chân sóng phân bố song song và cách đều nhau. Những sóng lừng và sóng gió mạnh là các sóng kiểu này. Sóng không đều, ba chiều được hình thành khi tồn tại đồng thời vài hệ sóng. Các đầu sóng và chân sóng không có độ dài lớn theo tuyến truyền sóng mà nhấp nhô như các ô bàn cờ. Các sóng gió loại mạnh vừa thường là sóng ba chiều. Sóng ba đào là những sóng đứng được tạo thành khi có sự tổng hợp các sóng dồn tới từ mọi hướng (sóng ở tâm xoáy thuận). Trong trường hợp sóng ba đào, biển tập hợp hỗn độn các sóng có đầu sóng theo dạng chóp và chân sóng dạng hình phiễu. Ngoài ra, do ảnh hưởng của địa hình đáy và bờ biển sóng còn bị biến dạng, vấn đề này ta sẽ nghiên cứu tiếp ở phần sau. b, Thang độ cấp sóng và trạng thái mặt biển Tiêu chuẩn để đánh giá cấp sóng là độ cao sóng, người ta chọn những sóng lớn, nổi bật nhất để xác định. Bảng 5.1 dưới đây do các nhà Hải dương học Liên Xô cũ thiết lập từ năm 1953 và sử dụng cho đến nay. Các số liệu về bước sóng và chu kỳ sóng là để tham khảo, không lấy làm chỉ tiêu để đánh giá thang độ cấp sóng. Trong thang độ cấp sóng, phân khoảng “từ” và “đến” ta hiểu như sau: “từ” ý nói kể cả trị số đó, “đến” ý nói không kể trị số đó. Thí dụ từ 3,5 mét đến 6 mét (3,0 - 6,0) nghĩa là từ 3,5 mét trở lên cho đến những trị số nhỏ hơn 6 mét. Thang độ trạng thái mặt biển thể hiện trong bảng (5.2) mang tính mô tả vẻ bên ngoài của mặt biển dưới tác dụng của gió. Thang độ trạng thái mặt biển do Bôpho thiết http://www.ebook.edu.vn 160
  5. lập để đánh giá cường độ gió và được chia là 9 cấp như bảng cấp sóng nhưng không nên nhầm lẫn mối liên quan giữa kích thước sóng và cấp trạng thái mặt biển. Bảng 5.1. Thang độ cấp sóng Cấp Kích thước sóng Đặc trưng vắn tắt sóng Độ cao (m) Bước sóng (m) Chu kỳ (s) 0 Không có sóng 0 0 0 I Sóng yếu đến 0,25 5 2 II Sóng vừa (bình thường) 0,25 - 0,75 5 - 15 2-3 III 0,75 - 1,25 15 -25 3-4 Sóng khá lớn (đáng kể) IV 1,25 - 2,0 25 - 40 4-5 V 2,0 - 3,5 40 - 75 5-7 Sóng lớn (mạnh) VI 3,5 - 6,0 75 - 125 7-9 VII 6,0 - 8,5 125 - 170 9 - 11 Sóng rất lớn (rất mạnh) VIII 8,5 - 11,0 170 - 220 11 - 12 IX Sóng lớn khác thường > 11,0 > 220 > 12 Bảng 5.2. Thang độ trạng thái mặt biển Cấp qui ước Dấu hiệu để xác định trạng thái mặt biển 0 Mặt biển phẳng lặng như gương 1 Sóng lăn tăn, xuất hiện đầu sóng không lớn 2 Các đầu sóng không lớn bắt đầu đổ xuống nhưng bọt không trắng mà trong như thuỷ tinh 3 Đã thấy rõ các sóng không lớn với các đầu sóng đổ xuống tạo thành bọt trắng - sóng bạc đầu 4 Các sóng biểu hiện thành dạng rõ rệt, khắp nơi thấy sóng bạc đầu 5 Xuất hiện đầu sóng cao, các đỉnh sóng có bọt choán diện tích lớn, gió bắt đầu thổi tung bọt khỏi đầu sóng 6 Các đầu sóng vẽ thành những lưỡi sóng bão, bọt sóng bị gió thổi tung khỏi đầu sóng bắt đầu toả thành giải theo sườn sóng 7 Các giải bọt dài bị gió thổi tung phủ khắp sườn sóng và từng chỗ tụ lại tới các chân sóng 8 Các giải bọt rộng, dày, tụ thành từng đám bao phủ các sườn sóng, do đó mặt biển trắng xoá, chỉ có những chỗ chân sóng mới thấy rõ những khoảng không phủ bọt 9 Toàn mặt biển bao phủ bởi lớp bọt dày, không khí đầy bụi nước và giọt nước, tầm nhìn xa giảm nhiều http://www.ebook.edu.vn 161
  6. 5.1.4. Sự tắt dần của sóng theo độ sâu Bằng việc chứng minh các phương trình liên tục, theo đó bán kính quĩ đạo của hạt nước r là hàm số của tung độ (độ sâu Z). Giải bằng phương pháp lượng giác, với điều kiện khi cho Z = 0 (trên mặt biển), ta nhận được công thức (5.4). 2π − − KZ rZ = r0 .e = r0 .e λ (5.4) Trong (5.4) k = 2 π / λ là tỉ lệ góc pha; rz - bán kính quĩ đạo của hạt nước ở độ sâu Z; r0 - bán kính quĩ đạo của hạt nước trên mặt biển. Như vậy, bán kính quĩ đạo của các hạt giảm phụ thuộc vào khoảng cách từ mặt biển (độ sâu) theo qui luật hàm mũ, đồng thời giảm càng nhanh khi sóng càng ngắn (bước sóng λ nhỏ). Qua khảo sát ở độ sâu cho trước, bán kính quĩ đạo bằng nửa độ cao sóng (r = h/2), từ đó ta nhận được biểu thức xác định sự biến đổi độ cao sóng theo chiều sâu - sự tắt dần của sóng. 2π − Z h Z = h 0 .e λ (5.5) Ở đây: h0 - độ cao sóng trên mặt biển; hZ - độ cao sóng ở độ sâu Z; e - cơ số của ln. Từ công thức (5.5) suy ra rằng, ở độ sâu bằng nửa bước sóng (h = λ/2) độ cao sóng giảm đi 23 lần (h = h0/23) còn ở độ sâu bằng bước sóng (h = λ) độ cao sóng giảm đi so với bề mặt 152 lần. Bảng 5.3 dưới đây cho ta kết quả về sự tắt dần của sóng theo độ sâu qua mối quan hệ giữa độ sâu Z và bước sóng λ. Bảng 5.3. Sự suy giảm độ cao sóng theo độ sâu 0 1/9 2/9 3/9 4/9 5/9 6/9 7/9 8/9 Tỷ lệ Z/λ Z=λ Tỉ lệ h0/hZ 1 1/2 1/4 1/8 1/16 1/32 1/64 1/128 1/256 1/512 Từ các kết luận và tính toán trên, trong khi đánh giá độ sâu mà sóng biển thực tế biến mất, ta coi như độ sâu đó bằng nửa bước sóng. Chẳng hạn, với vùng biển khơi sâu, sóng gió lớn thường có độ dài đạt tới 100 mét và như vậy, ở độ sâu 50 mét độ cao sóng chỉ bằng 1/23 lần so với độ cao trên mặt biển và có thể coi như không còn ảnh hưởng của sóng. Chẳng hạn, ta xem xét sự ảnh hưởng của sóng gió đối với tàu ngầm trong trường hợp biển có sóng cao 6,4 mét và độ dài 72 mét. Theo tính toán ở bảng 5.4, ta có kết quả suy giảm của sóng theo độ sâu như sau: http://www.ebook.edu.vn 162
  7. Bảng 5.4. Giá trị độ cao sóng giảm theo độ sâu Độ sâu (m) 8 16 24 32 40 48 56 64 72 Độ cao sóng (m) 3,2 1,6 0,8 0,4 0,2 0,1 0,05 0,02 0,01 Như vậy, ở độ sâu đi ngầm 50 mét của tàu ngầm, ảnh hưởng của sóng đến sự lắc của tàu ngầm coi như không đáng kể. 5.1.5. Năng lượng sóng Năng lượng của các hạt trong chuyển động sóng bao gồm động năng không biến đổi khi chúng chuyển động theo quĩ đạo và thế năng biến đổi do khi chuyển động theo quĩ đạo, độ cao các hạt so với mặt biển yên lặng biến đổi. Nếu như tâm quĩ đạo hạt trùng với vị trí hạt ở trạng thái đứng yên, thì thế năng trung bình khi hạt quay một vòng theo quĩ đạo sẽ bằng 0. Trên thực tế, tâm quĩ đạo nằm trên cao hơn vị trí yên lặng một ít. Vì thế giá trị thế năng trung bình trong một chu kì sẽ khác không và phụ thuộc vào độ vượt cao của tâm quĩ đạo trên vị trí hạt ở trạng thái đứng yên. Để xác định độ vượt cao đó, ta xem xét Prôfin sóng ở hình 5.4. η O’ O N’ N N Hình 5.4. Sơ đồ để tính thế năng sóng Để tìm mức ứng với giá trị 0 của thế năng, cần vẽ đường NN’ chia diện tích thiết diện ngang của sóng làm hai phần bằng nhau. Từ hình 5.4 ta thấy đường NN’ thấp hơn đường nối tâm quĩ đạo OO’. Đường NN’ ứng với vị trí hạt ở trạng thái đứng yên khi thế năng bằng 0. Do đó, tung độ η sẽ xác định độ lệch vị trí trung bình của hạt trong sóng so với trạng thái đứng yên. Khi đó, thế năng của hạt đối với một đơn vị khối lượng sẽ bằng tích g.η. Có thể tìm η dựa vào diện tích π.r2 của tứ giác OO’NN’. Vì khoảng cách OO’=λ nên: π.r 2 η= λ π.r 2 Khi đó thế năng ΔEt = g . (5.6) λ Còn động năng sẽ là: http://www.ebook.edu.vn 163
  8. V2 ΔE d = 2 Ở đây: V là vận tốc dài của hạt chuyển động trên quĩ đạo; V = ω.r, trong đó ω là vận tốc góc của hạt chuyển động trên quĩ đạo (ω = 2π/τ). λ g .λ VS = vµ V S = , ta sẽ tìm được: Mặt khác, từ công thức: τ 2π 2πλ τ= ; Do đó, động năng của hạt có khối lượng bằng đơn vị sẽ bằng: g V 2 ω 2 r 2 4π 2 gr 4π 2 gr 2 ΔE d = = = = 4πλ 2τ 2 2 2 (5.7) πr 2 ΔE d = g λ Từ các công thức (5.6) và (5.7) ta thấy động năng của hạt có khối lượng đơn vị bằng thế năng. Năng lượng toàn phần của hạt sẽ là: 2πgr 2 ΔE = ΔE t + ΔE d = (5.8) λ Năng lượng của cột nước có độ dày db, đáy đơn vị và mật độ ρ sẽ là: πr 2 dE = ΔEρdb = 2g ρ (5.9) db λ Để nhận được động năng toàn phần trong cột nước với đáy đơn vị, tức là năng lượng đi qua một đơn vị diện tích mặt sóng, cần lấy tích phân biểu thức (5.9) theo toàn bộ chiều dày từ 0 đến ∞, ta có: ∞ πr 2 E = ∫ 2ρg (5.10) db λ 0 2π − b λ Thay r = r0 e , ta có: 4π πr02 ∞ − λ b g ρr02 λ∫ E = 2gρ db = (5.11) e 2 0 Chú ý rằng: r0 = h0/2, trong đó, h0 là độ cao sóng trên mặt biển, ta có: 1 2 E = ρgh 0 (5.12) 8 Biểu thức tính năng lượng sóng (5.12) chỉ đúng với sóng hai chiều khi độ cao sóng không biến đổi dọc theo ngọn sóng. Đối với sóng ba chiều, hệ thức này sẽ khác. Nếu coi độ cao dọc theo ngọn sóng biến đổi theo qui luật hình sin thì đối với sóng ba chiều có độ cao cực đại h0 dọc theo ngọn sóng, khi đó ta có năng http://www.ebook.edu.vn 164
  9. lượng sóng E3 sẽ nhỏ hơn hai lần: 1 E3 = ρgh 02 (5.13) 16 5.1.6. Sóng gió ven bờ Khi vào vùng ven bờ, sóng gió bị biến dạng và khúc xạ do giảm độ sâu và tăng ma sát đáy. Các yếu tố sóng biến đổi và ở ngay sát bờ hoặc ở cách bờ một khoảng nào đó, sóng bị phá huỷ. Diễn biến sóng ở ven bờ phụ thuộc vào đường bờ và tính chất biến đổi của địa hình đáy. a, Sự biến dạng sóng ở bờ thẳng đứng Nếu bờ biển dốc đứng và sâu, với độ sâu lớn hơn nửa bước sóng, thì trên đường đi tới bờ thực tế các yếu tố sóng không biến đổi và khi đạt đến bờ, nó bị phản xạ trở lại. Sóng phản xạ giao thoa với sóng tới, kết quả là tạo nên một hệ sóng đứng. Khi đó quan sát thấy lúc thì nước dâng lên khá đột ngột gây tung tóe nước, lúc thì hạ xuống dưới mức trung bình. Nói cách khác, bụng sóng tồn tại ở sát vách đứng, nơi không xảy ra sự xáo trộn ngang của các hạt còn độ tung tóe nước cao (mực nước dâng) vào khoảng gấp hai lần độ cao sóng tới. Với trường hợp này, sóng chỉ bị phá huỷ một phần và hướng chuyển động của nó biến đổi, nên lực va chạm (áp lực) sẽ tương đối nhỏ. Áp lực lớn nhất nhận thấy ở vùng chân sóng. Xuất phát từ lý thuyết sóng Trocoit có thể xác định gần đúng áp lực sóng trong trường hợp này theo công thức: P = 0,51h + 2,41 (h2/λ) (tấn/m2) (5.14) Trong công thức (5.14), h và λ được tính bằng mét. Do việc xác định độ cao và bước sóng ở vùng ven bờ khó khăn nên nhà Hải dương học V.V. SuleiKin đã thiết lập một công thức dựa vào yếu tố sóng dễ quan trắc hơn - chu kỳ sóng τ. Công thức này được xây dựng trên cơ sở giả thiết h/λ = 0,085 và có dạng: P = 0,09 . τ2 (tấn / m2) (5.15) Áp lực sóng sẽ lớn hơn nhiều nếu sóng bị phá huỷ hoàn toàn khi nó chạy đến bờ. Hiện tượng này quan sát thấy ở bờ sâu nhưng bị chia cắt, đặc biệt ở nơi có những mỏm đá riêng lẻ nhô ra biển. Khi chạy đến vùng bờ bị chia cắt, sóng không phản xạ mà đổ nhào lên bờ và tự phá huỷ, cho đi toàn bộ năng lượng của nó. Nếu khi đó có sự giảm đột ngột của front sóng thì sản sinh ra hiện tượng “búa nước”. Năng lượng sóng trên một đơn vị diện tích tăng lên do mặt sóng giảm. Lực va chạm (áp lực) của sóng lớn đến mức có thể phá huỷ bờ biển cũng như các công trình ven bờ. Theo khảo sát thực tế, áp lực sóng ở vùng bờ các đại dương có thể đạt tới 38 tấn/m2, còn ở các biển nội địa gần 15 tấn/m2 . Ở các bờ thoải, độ dốc nhỏ, áp lực sóng yếu hơn, song các sóng này http://www.ebook.edu.vn 165
  10. thường bị phá huỷ trước khi đạt tới đường bờ và chính các sóng này bị biến đổi mạnh khi đến bờ thoải. b, Sự khúc xạ sóng Người ta quan sát thấy rằng, ở ngoài khơi nơi độ sâu lớn, sóng dù có hỗn loạn đến đâu thì khi tiến vào vùng nước nông gần bờ, sóng trở nên trật tự hơn. Sóng truyền trong vùng nước nông thành những luống gần như song song ít nhiều đều đặn. Ở đây, sóng biến đổi do có hiện tượng triệt tiêu các sóng bé có năng lượng nhỏ vì ma sát đáy tăng khi độ sâu giảm. Khi truyền trong vùng nước nông, xảy ra hiện tượng quay front sóng (tuyến sóng) tạo thành hiện tượng khúc xạ sóng. Không phụ thuộc vào vị trí front sóng ở ngoài khơi, gần tới bờ front sóng trở nên song song với đường bờ (hình 5.5) Từ hình 5.5, ta thấy, đường MN là vị trí liên tiếp của front sóng, còn các mũi tên là các véc tơ vận tốc sóng. Hiện tượng khúc xạ sóng có thể giải thích như sau: Trong vùng nước nông, sóng có tính chất như sóng dài, vận tốc của nó phụ thuộc vào độ sâu của biển và được xác định bởi công thức: V S = gH , các đoạn frôn sóng ở gần bờ hơn sẽ chuyển động chậm hơn so với những đoạn còn ở xa bờ. Vì vậy, front sóng bị quay dần dần, hướng tới vị trí song song với đường bờ. N N’ αo Ho α H M M’ M’’ M’’’ Hình 5.5. Sự khúc xạ sóng Theo V.V. Suleikin, góc α giữa front sóng và đường song song với bờ tại điểm có độ sâu H phụ thuộc vào góc α0 tương ứng ở độ sâu H0 ở ngoài biển khơi với chu kỳ sóng τ. Công thức liên hệ có dạng: 0,5τ 2 1+ H0 Sin α = sin α 0 (5.16) 0,5τ 2 1+ H http://www.ebook.edu.vn 166
  11. Ở biển khơi, nếu độ sâu lớn hơn nửa bước sóng thì có thể lấy H = ∞ và viết lại (5.16) như sau: H . sin α 0 sin α = (5.17) H + 0,5τ 2 Nếu ở biển khơi, sóng truyền song song với bờ (front sóng vuông góc với bờ thì sinα0 = 1, công thức (5.17) sẽ đơn giản là: H sin α = (5.18) H + 0,5τ 2 c, Sự biến đổi các tham số nước nông Khi sóng chuyển động trong vùng nước nông, ngoài hiện tượng khúc xạ sóng còn xảy ra hiện tượng biến đổi các tham số của chúng. Như đã nêu ở trên, dưới tác dụng của gió xuất hiện một hệ sóng phức tạp. Tại vùng nước nông, hệ thống này trở nên trật tự hơn và có tính chất sóng hai chiều. Đồng thời khi độ sâu giảm, độ cao sóng tăng, còn bước sóng và vận tốc sóng giảm. Nếu giả sử rằng ở độ sâu H0, vận tốc sóng VSo, bước sóng λ0, chu kỳ τ0, ở độ sâu nhỏ hơn độ sâu H, vận tốc VS, bước sóng ở và chu kỳ τ, ta có thể viết đẳng thức sau: λ λ τ0 = 0 ; τ = VS0 VS Trường hợp sóng dài: V S 0 = gH 0 ; V S = gH Từ đó ta có: λ0 λ τ0 = τ= ; gH 0 gH Và khi độ sâu ít biến đổi, có thể xem chúng bằng nhau, do đó: λ0 λ λ H = = (5.19) hoÆc λ0 H0 gH gH 0 Từ (5.19) cho ta ý nghĩa: bước sóng giảm khi độ sâu giảm. Để thấy được sự biến đổi độ cao sóng, ta giả thiết rằng, năng lượng sóng không biến đổi khi sóng chuyển động trong vùng nước nông. Kí hiệu h0 là độ cao sóng và L0 là độ dài ngọn sóng ở độ sâu H0, còn h, L là các yếu tố đó ở độ sâu H, tìm năng lượng sóng bằng cách nhân biểu thức tính năng lượng sóng tầng 1 mặt E0 = ρgh02 với diện tích tổng cộng của sóng λ.L, ta có: 8 - Đối với sóng ở độ sâu H0: http://www.ebook.edu.vn 167
  12. 1 ρgh02λ0L0 E0 = (5.20) 8 - Đối với sóng ở độ sâu H: 1 E= ρgh2λL (5.21) 8 Từ điều kiện năng lượng sóng không đổi, ta có thể viết: 1 1 E = E0 = ρgh02λ0L0 = ρgh2λL 8 8 h 2 L0 λ0 = Suy ra: (5.22) Lλ 2 h0 h 2 λ0 ta có 2 = Nếu chiều dài ngọn sóng không đổi, L = L0 . Thay tỉ số λ h0 λ0 bằng giá trị của biểu thức (5.22), chúng ta nhận được: λ h2 H0 = (5.23) 2 H h0 Qua (5.23) ta thấy: độ cao sóng tăng khi độ sâu giảm. Nếu L ≠ L0 thì: h2 H 0 L0 = . (5.24) 2 HL h0 Có ý nghĩa là, khi độ dài ngọn sóng L giảm, độ cao sóng tăng. Các hiện tượng trên có thể quan sát thấy khi sóng đi vào các vụng, vịnh, độ cao sóng tăng lên rõ rệt do giảm độ dài ngọn sóng (sóng thuỷ triều trong các vụng, vịnh). d, Sóng vỗ bờ Sự giảm bước sóng đồng thời với tăng độ cao sóng sẽ làm tăng nhanh độ dốc sóng. Khi độ dốc đạt tới giá trị tới hạn, ngọn sóng bị phá huỷ, tạo thành sóng vỗ bờ. Tuy nhiên, nguyên nhân chính tạo nên sóng vỗ bờ ở bờ cát thoải lại là sự biến dạng sóng. Bản chất vật lý của biến dạng Profin sóng khá đơn giản. Độ cao sóng trong nước nông xấp xỉ bằng độ sâu của biển, vì thế, chuyển động của các hạt theo quĩ đạo trở nên không đều: các hạt ở chân sóng vì có ma sát đáy nên chuyển động chậm hơn các hạt ở ngọn và dẫn đến ngọn bắt đầu đuổi kịp bụng sóng. Sơ đồ sóng vỗ bờ trên bờ cát thoải được biểu diễn trên hình vẽ (5.6) Sự đổ nhào các ngọn sóng xảy ra không chỉ ở mép nước mà cả ở ngoài xa. Độ sâu ngọn sóng đổ nhào phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bước sóng và độ dốc sóng, độ dốc sườn đáy biển, hướng gió đối với bờ, dòng chảy... http://www.ebook.edu.vn 168
  13. Theo các tài liệu của các nhà Hải dương học Bigelau và Etmonxơn, ở đáy thoải (độ nghiêng nhỏ hơn 1/40) trong gió đuổi và dòng chảy ngược mạnh, sóng có thể đổ nhào ở khu vực có độ sâu lớn hơn hai lần độ cao sóng. Đối với gió yếu, dòng chảy yếu, sóng lừng, ngọn sóng bị phá vỡ ở độ sâu bằng 1/3 độ cao sóng. Trong gió đuổi mạnh và không có dòng chảy, sóng có thể bị tan vỡ ở độ sâu bằng 3/4 độ cao của chúng. c Hình 5.6. Sơ đồ tạo sóng vỗ bờ Nếu trên đường truyền sóng có các doi cát hoặc âm tiêu (chướng ngại ngầm, đá ngầm) với độ sâu không lớn, sóng sẽ bị phá huỷ trên chúng tạo thành sóng bạc đầu là sự báo hiệu đáng tin cậy về sự nguy hiểm ngầm dưới nước. Nếu độ sâu các chướng ngại ngầm nhỏ hơn nửa bước sóng song chưa đến mức tạo nên sóng bạc đầu thì trên nó luôn quan sát thấy sự sai lệch Prôfin sóng và thường tăng độ cao sóng. Ngoài dạng sóng vỗ bờ lộn nhào, tràn lên bờ, đôi khi có các ngọn sóng đổ ở ngoài xa, cách bãi biển một khoảng mặt nước tương đối yên lặng tạo nên những đồi nước nhỏ vươn dài dọc theo bờ và lan nhanh vào bờ. Đó là sóng đơn độc được tạo nên khi có sự gia tăng tức thời một khối nước dư (của ngọn đổ nhào) trên mặt nước tương đối lặng yên. Sóng đơn độc chỉ có ngọn mà không có chân, người ta gọi nó là “sóng mang” vì sóng này mang theo mình không những nước mà cả các vật trên mặt nước đó. 5.1.7. Sóng trong vùng xoáy thuận Vùng xoáy thuận đặc biệt là vùng trung tâm và gần tâm gió từ mọi hướng dồn tới với cường độ rất mạnh, do vùng gần tâm gió xoáy nên sóng hết sức hỗn độn, không theo hướng và ngọn sóng mà chỉ có các đỉnh sóng nhô lên như những trái núi rồi toả ra xung quanh tâm. Do cường độ gió trong xoáy thuận rất mạnh và phạm vi xoáy thuận rộng lớn nên cách xa tâm bão vẫn có các sóng lớn vì gió vẫn truyền năng lượng để duy trì sóng. Đến một lúc nào đó, vận tốc lan truyền của sóng vượt quá vận tốc dịch chuyển của xoáy thuận. Hình 3.8 cho biết sự phân bố sóng trong xoáy thuận nhiệt đới (bão) có khí áp thấp nhất tại tâm http://www.ebook.edu.vn 169
  14. bằng 940 - 960 mb. Cường độ sóng ở các khu vực biểu thị qua đường đẳng độ cao sóng. Cách xa tâm bão gió giảm yếu nên sóng cũng tắt dần, song với năng lượng lớn sóng chuyển sang giai đoạn sóng lừng. Sóng lừng có thể lan truyền cách tâm bão hàng ngàn hải lý và hướng lan truyền khá phù hợp với hướng di chuyển của bão. Đặc biệt, từ phía tâm bão còn lan đi những sóng lừng có chu kỳ lớn từ 1 đến 2 phút, bước sóng có thể dài tới 200 đến 300 mét, độ cao rất nhỏ mắt thường khó nhìn thấy và vận tốc di chuyển đạt tới 10.000 – 15.000 hải lý trong ngày đêm. Đây cũng là dấu hiệu dự đoán sự xuất hiện của bão khá sớm. Hình 5.7 mô tả trường sóng vùng xoáy thuận. 3m 2m 4m 2 3 4 5 67 89 200 hải lý 400 hải lý 600 hải lý Hình 5.7. Phân bố độ cao sóng trong bão 5.1.8. Sóng do động đất (Tsunami) a,. Sự hình thành Tsunami Sóng Tsunami là tên gọi cho các sóng biển dài, xuất hiện do nguyên nhân động đất. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Nhật. Tsunami được tạo nên do động đất ngầm hoặc hoạt động của núi lửa khi mà đáy đại dương bị biến dạng với kích thước đáng kể. Ngoài ra còn có nguyên nhân khác như động đất trên lục địa ven biển, khi những khối lượng lớn đất đá, băng hà bị lở từ lục địa tràn xuống hoặc các vụ trượt ngầm dưới biển. Người ta đã thống kê trong khoảng 2500 năm trở lại đây đã có 355 trận sóng Tsunami trong đó có 30 trận do núi lửa gây ra, “vành đai lửa” Thái Bình Dương đã có 308 trận Tsunami ; ở Đại Tây Dương là 26 còn lại 21 trận ở Địa Trung Hải. Do rìa lục địa Đông Bắc Á bị đứt gãy, vết nứt sâu chạy dài từ Camtratca http://www.ebook.edu.vn 170
  15. đến quần đảo Curin, quần đảo Nhật Bản và Hawai. Sự không ổn định của vết nứt gãy này sẽ làm cho vỏ trái đất không ổn định. Có khu vực bị tụt xuống, nơi khác bị nâng lên tạo thành các ứng lực lớn trong vỏ trái đất. Các nham thạch nóng chảy không chịu nổi các ứng lực này sẽ tác động làm nứt và nứt gãy vỏ trái đất gây ra các địa chấn với sóng xung kích lớn. Những biến đổi thức thời (với vận tốc âm thanh) của địa hình đáy đại dương tạo nên sự biến đổi cục bộ thể tích nước. Phần đáy đại dương có nơi tụt xuống, nơi dâng cao làm cho các khối nước cũng nâng lên hạ xuống gây sự dồn ép tạo nên sóng Tsunami. Chẳng hạn, trong thời gian động đất ở biển Adriatic đã làm tụt đáy tới 400 mét. Tại vùng Xagami (Nhật Bản) kết quả đo đạc cho thấy phần đất đáy phía Bắc được nâng lên 230 mét còn phần phía Nam tụt xuống 400 mét. Theo tính toán của Suleikin thì khối đáy nâng đã dồn ép khoảng 22,5 km3 nước tạo thành Tsunami. Tại vũng Lituia (Alaxca) do kết quả động đất 300 triệu m3 đất đá, băng đã đổ xuống nước từ độ cao gần 900 mét. Vì vũng này tương đối hẹp (dài 11 km, sâu cực đại 200 mét) nên sự sụt lở này đã làm tung nước lên cao 520 mét và hình thành sóng thần cao 60 mét đã quét sạch vùng bờ của vũng nước này. Trận động đất mạnh 7,9 độ Richte ở phía nam Inđônexia ngày 26 tháng 12 năm 2004 đã tạo nên “cơn đại hồng thủy- Sóng thần tràn vào các đảo của Inđonexia, vùng nam Thái Lan, nam Srilanca, Banglađet, Ấn Độ và lan truyền tới tận bờ biển Đông nam châu Phi. Theo thống kê của các nhà khoa học, trận sóng thần này đã cướp đi 265000 người thuộc 14 quốc gia thuộc khu vực và du khách đến từ các quốc gia khác, thiệt hại vật chất tới hàng trăm tỷ USD. Khi tạo thành Tsunami, tại thời điểm xuất hiện sụt lở ở đáy đại dương, nước được dồn đến trung tâm vực sâu vừa được tạo thành, làm tràn đầy nó, sau đó dưới tác dụng của lực quán tính lại làm đầy thêm nữa tạo nên đồi nước không cao lắm nhưng thể tích khổng lồ trên mặt đại dương. Dưới tác dụng của trọng lực, khối nước này bắt đầu dao động quanh mực đại dương yên tĩnh, tạo thành Tsunami. Tại vùng phát sinh độ sâu lớn hàng trăm mét, sóng Tsunami do động đất gây ra là sóng ngang với độ cao nhỏ, truyền đi với vận tốc V= gH và khó đo chính xác được sự nâng lên hạ xuống của cột nước nhỏ nhưng bước sóng lại tới hàng trăm ki lô mét. Vì thế, sóng này rất thoải. Sóng Tsunami hình thành do các vụ nổ ngầm (núi lửa hay nổ nguyên tử) với sóng xung kích mạnh tạo nên cả sóng ngang và sóng dọc (sóng nén) gây nên sự va chạm mạnh lên đáy tàu tương tự như khi tàu bị mắc cạn. Các sóng Tsunami do nguyên nhân này có thể đạt độ cao hàng chục mét. http://www.ebook.edu.vn 171
  16. Khi ra khỏi vùng phát sinh Tsunami, độ cao sóng giảm đi còn bước sóng tăng lên. Tuy nhiên, khi tiến vào bờ, do độ sâu thay đổi mạnh nên độ cao sóng tăng đột ngột, bước sóng giảm. Hơn nữa, khi độ dốc càng nhỏ thì sự tăng độ cao do độ sâu giảm càng lớn. Vì vậy, trong thực tế tại nơi phát sinh sóng chỉ cao vài chục Centimét nhưng khi vào đến bờ có thể cao hàng chục mét (có tài liệu đưa ra con số 80 mét). b, Dự báo sóng Tsunami Việc dự báo Tsunami phụ thuộc vào khả năng dự báo động đất và còn tuỳ thuộc vào khu biển (địa hình đáy, cấu trúc địa chấn v.v. . .). Hiện nay chưa thể dự đoán chính xác hiện tượng động đất nên việc dự báo Tsunami là chưa có cơ sở thực hiện được. Vì vậy, dự báo Tsunami có thể hiểu theo nghĩa là tính thời gian cần thiết để sóng đi từ tâm địa chấn đến trạm quan trắc. Như đã nói ở trên, ngay cả khi xác định được vị trí tâm địa chấn cũng chưa phải là dự báo sóng vì không phải trận động đất nào cũng gây ra Tsunami. Từ đó cần phải thực hiện trên cơ sở các tài liệu thực nghiệm xác định các vùng nguy hiểm nhất của đại dương mà khi có động đất thường gây ra Tsunami. Biện pháp dự báo hữu hiệu nhất là phát hiện ra các biểu hiện khi sóng đã hình thành tại tâm địa chấn bằng các thiết bị quan trắc địa chấn (xác định phương vị, khoảng cách) các trạm quan trắc mực nước (triều kí) và quan trắc âm. Các thiết bị hiện đại ngày nay có thể nhận được các tín hiệu động đất chỉ sau vài phút vì vận tốc truyền sóng địa chấn cỡ vài trăm kilômét trong một giây. Thông thường, hệ thống các đài trạm ven bờ khi thu nhận được sóng động đất cấp độ từ 6 đến 7 độ Ricter trở lên thì trạm sẽ phát tin về để các trung tâm xử lý nhanh và ra các quyết định dự báo kịp thời trong vòng 20 phút kể từ khi có động đất. Như ta đã biết, sóng động đất có thể lan truyền với vận tốc 700 đến 800 km/h nên ở các trung tâm địa chấn gần bờ, sóng sẽ ập đến chỉ sau vài ba chục phút. Theo kinh nghiệm quan sát sóng Tsunami của cư dân ven biển, trước khi Tsunami đạt tới bờ thường mực nước biển hạ xuống và sóng không lớn. Tiếp sau có thể lại có một lần hạ thấp nước thứ hai thì sóng Tsunami mới tới. Tsunami có thể có vài đợt, đợt sau cách đợt trước từ 20 phút đến 1 - 2 giờ. Sự xuất hiện Tsunami đôi khi kèm theo hiện tượng phát sáng nước và đáy biển do các phù du sinh vật bị kích thích. 5.1.9. Sóng đứng Sóng đứng là loại sóng mà đầu sóng và chân sóng luân phiên nhau cùng một chỗ, điều đó khác với sóng tiến ở chỗ, nó không dịch chuyển dạng sóng theo phương nằm ngang. Các phần tử nước trong sóng đứng chỉ chuyển động theo phương thẳng đứng, không chuyển động theo quĩ đạo khép kín (tròn hoặc elip). http://www.ebook.edu.vn 172
  17. Ở bụng sóng, các phân tử nước chuyển động thẳng đứng mạnh nhất (lên xuống) tạo thành độ cao sóng, tại những điểm xác định của sóng đứng không có dao động mực nước, các phân tử nước chỉ chuyển động theo phương ngang, ta gọi là “nút”. Tuỳ theo điều kiện hình thành mà sóng đứng có dạng một nút, hai nút. Về nguyên nhân hình thành sóng đứng có thể do sự biến thiên đột ngột về khí áp ở một nơi nào đó trong lưu vực, do các dao động động đất hoặc dao động mực nước dâng, rút. B B B h N N λ Hình 5.8. Mô tả cấu trúc một sóng đứng 5.1.10. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu sóng biển Sóng biển đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành những đặc điểm của chế độ thuỷ văn biển và có ý nghĩa lớn lao đối với hàng loạt ngành kinh tế, quốc phòng ven biển, phá hoại các công trình ven biển, đảo (đèn biển, hải cảng, kè đê biển .v.v...), có nơi sóng lại có tác dụng di dời tạo nên các doi đất cát, các bãi biển mới. Đối với tàu thuyền, sóng ảnh hưởng rất lớn, làm giảm vận tốc tàu, trở ngại cho việc điều khiển tàu. Một trong những tác động rõ rệt nhất là dao động sóng làm cho tàu bị dao động, bị lắc ngang, lắc dọc. Bằng thực nghiệm, người ta cho biết mối quan hệ giữa chu kỳ dao động bản thân của tàu và chu kỳ sóng như sau: Nếu chu kỳ tàu lớn hơn hai lần chu kỳ sóng thì tàu hầu như không bị lắc, nếu nhỏ hơn sẽ bị lắc và đặc biệt, khi chu kỳ sóng trùng với chu kỳ dao động bản thân của tàu thì sẽ xảy ra hiện tượng cộng hưởng làm tăng đột ngột biên độ dao động của tàu, dẫn đến tàu có thể bị lật chìm. Sự dao động do tàu lắc dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến các thao tác trên tàu như việc đo đạc xác định các thông số hàng hải, độ chính xác khi sử dụng hoả lực. Do những sai lệch đó, trong những trường hợp sóng lớn (trên cấp 5) nhiều thao tác sử dụng vũ khí không thể thực hiện được và ngay cả các tàu nhỏ cũng http://www.ebook.edu.vn 173
  18. khó bảo đảm an toàn trong sóng gió lớn. 5.1.11. Quan trắc sóng trên tàu Quan trắc sóng là một trong những nội dung quan trắc khí tượng - hải văn trên tàu. Ở các kỳ quan trắc cần xác định: kiểu (dạng sóng), cấp sóng, hướng lan truyền sóng, các yếu tố sóng và trạng thái mặt biển. Đối với các cơ quan nghiên cứu biển và tàu nghiên cứu đại dương, người ta sử dụng các máy móc chuyên dùng để đo đạc sóng với yêu cầu độ chính xác cao. Trong thực tế hoạt động trên biển của các tàu, việc quan trắc sóng chủ yếu dựa vào quan sát, ước lượng của người quan trắc trên tàu. Các phương pháp đó dễ dàng thực hiện và kết quả chấp nhận được với độ chính xác tương đối. a, Quan trắc kiểu, cấp sóng, trạng thái mặt biển Dựa vào đặc điểm và nguyên nhân hình thành sóng, hình dạng bên ngoài của sóng, ta có thể xác định được hai kiểu sóng cơ bản : sóng gió và sóng lừng. Nếu xem xét về dạng có thể có dạng sóng hai chiều, ba chiều, sóng ba đào, sóng bạc đầu, sóng vỗ vào bờ v.v... Về cấp sóng, ta dựa vào bảng cấp sóng và mối quan hệ giữa cấp gió và cấp sóng để xác định. Thông thường theo kinh nghiệm, ở các cấp dưới cấp 7, cấp sóng bằng cấp gió trừ một thang cấp. Từ cấp 7 trở lên, cấp sóng tương ứng với cấp gió và từ gió cấp 10 trở lên sẽ đạt cấp sóng tột bậc (cấp IX). Đối với trạng thái mặt biển, chủ yếu là dựa vào quan sát dáng vẻ bên ngoài của mặt biển biểu hiện khi có sóng, từ đó đối chiếu với bảng thang độ trạng thái mặt biển để xác định. Các bảng cấp sóng, thang độ trạng thái mặt biển đã nêu ở phần (5.1.3) trong tài liệu này và có ở trong phần phụ lục các bảng tính hàng hải (bảng 50a, b, MT-63, MT-75, bảng TH-86). b, Xác định hướng và vận tốc truyền sóng Để xác định hướng lan truyền sóng, ta dùng la bàn từ của tàu, xoay hướng ngắm trên vòng các đăng ở chậu la bàn ngắm dọc theo rãnh sóng, sau đó quay hướng ngắm một góc 900 về hướng sóng truyền tới (đối sóng). Độ số trên mặt la bàn theo hướng ngắm chính là hướng lan truyền của sóng. Phương pháp này có thể sai số 5 - 100. Vận tốc truyền sóng được tính toán trên cơ sở công thức: λ VS = (5.25) τ Hoặc có thể trực tiếp quan trắc theo các phương pháp trực quan. c, Xác định các yếu tố sóng trên tàu * Xác định khi tàu đang neo - Xác định chu kỳ sóng (τ) http://www.ebook.edu.vn 174
  19. Quan trắc viên đứng trên boong tàu, chọn một vị trí thuận lợi để quan sát các ngọn sóng lan truyền qua mạn tàu. Dùng đồng hồ xác định thời điểm đỉnh thứ nhất qua t1 và điểm đến thứ 11 ứng với thời điểm t11, ta có: t −t τ = 11 1 (5.26) 10 - Xác định vận tốc lan truyền sóng qua tàu Cử hai quan sát viên di chuyển dọc theo boong tàu sao cho đường thẳng nối hai người song song với hướng truyền sóng. Khoảng cách giữa hai người là l. Chọn một đỉnh sóng và xác định thời điểm đi qua vị trí người thứ hai được khoảng thời gian t. l VS = Ta có: (5.27) t - Xác định độ dài sóng (bước sóng) λ. Nếu chiều dài boong tàu lớn hơn bước sóng, ta có thể cử hai quan trắc viên di chuyển dọc theo boong tàu song song với hướng truyền sóng, sao cho cùng một thời điểm, vị trí của hai người đứng có hai đỉnh sóng kế tiếp nhau đi qua. Như vậy, khoảng cách hai người đo được trên boong tàu chính là bước sóng. Nếu chiều dài tàu nhỏ hơn độ dài sóng, việc xác định được tiến hành như sau. Dùng một phao có buộc dây (dây được đánh dấu mét), quàng dây vào cọc bích phía đuôi tàu rồi thả phao. Điều chỉnh dây sao cho cùng một thời điểm, vị trí phao và vị trí quàng dây ở trên hai đỉnh sóng kế tiếp nhau một cách gần đúng, chiều dài của dây tính từ cột bích đến phao được coi là độ dài sóng. - Xác định độ cao sóng (h) Nếu như sóng có kích thước không đáng kể so với tàu và tàu không bị nâng lên hạ xuống do sóng tác động thì từ boong tàu ta dùng dây đo sâu thả bên mạn tàu rồi ước lượng độ cao sóng theo chiều dài dây. Khi sóng lớn đáng kể so với tàu, do tác dụng của sóng làm cho tàu nâng lên hạ xuống. Trong trường hợp này, quan trắc độ cao sóng được tiến hành như sau: Khi tàu nằm trên đỉnh sóng và không bị lắc, người quan sát chọn vị trí ở giữa tàu di chuyển theo cầu thang trên boong sao cho tại một thời điểm tia mắt người quan sát và đỉnh sóng ở trên một được nằm ngang (tiếp tuyến với đỉnh sóng) chập với đường chân trời. Lúc này, độ cao sóng sẽ tính bằng khoảng cách thẳng đứng của mắt người quan sát trên mặt nước. * Xác định các yếu tố sóng khi tàu đang chạy - Xác định vận tốc truyền sóng Trong trường hợp tàu chạy song song với hướng truyền sóng, khi đó áp http://www.ebook.edu.vn 175
  20. l dụng như khi tàu đang neo, ta cũng xác định được vận tốc sóng: VS1 = , đây là t vận tốc tương đối vì ta xác định khi tàu đang chuyển động, nghĩa là vận tốc VS1 là tổng hợp giữa sự chuyển động của tàu và sự lan truyền của sóng. Nếu tàu đang chạy ngược sóng, giá trị VS1 sẽ lớn hơn vận tốc thực của sóng còn khi tàu chạy xuôi sóng, sẽ nhỏ hơn. Từ đó ta có vận tốc thực của sóng là: l VS = ± V (5.28) t Trong đó : V - vận tốc tàu (tính bằng m/s); Dấu (+) áp dụng khi tàu chạy xuôi sóng; Dấu (-) áp dụng khi tàu chạy ngược sóng. Trường hợp tàu chạy chếch với hướng truyền sóng một góc α với α < 450. Lcosα Vcosα α L V Hình 5.9. Xác định vận tốc sóng khi tàu chạy Tiến hành đo góc α giữa hướng đi của tàu và hướng lan truyền của sóng. Sau một khoảng thời gian t, ngọn sóng lan truyền dọc mạn tàu qua một quãng l đường là l. Ta có vận tốc lan truyền biểu kiến của sóng lúc này là , còn vận tốc t tương đối của nó tính theo hướng truyền sóng sẽ là: l VS = cos α (5.29) t Đồng thời lúc này trong một đơn vị thời gian tàu chạy được một khoảng cách V (vận tốc tàu) nhưng do tương đối với sóng nên khoảng cách này sẽ là V.cos α . Từ đó, vận tốc truyền sóng trong khi tàu chạy chếch sóng sẽ là: l l VS = cos α ± Vcos α = ( ± V)cos α (5.30) t t http://www.ebook.edu.vn 176
nguon tai.lieu . vn