Xem mẫu

  1. Khí quyển và hải dương Sấm và chớp Mưa giúp hình thành nên diện mạo của Trái đất. Năng lực định dạng của nó một phần là bản chất hóa học, một phần là cơ học. Kiểm tra hoạt động hóa học của giáng thủy, chúng ta phải ghi nhớ rằng mưa và tuyết không phải là một dạng điển hình của nước tinh khiết. Trong bầu khí quyển, nước hấp thụ khí thiên nhiên như oxy, nitơ và carbon dioxide. Các chất khí được hấp thụ trong mưa nhìn chung có tỷ lệ như sau: nitơ 64,47%; oxy 33,76% và carbon dioxide 1,77%. Các tỷ lệ này khá khác so với tỷ lệ trong bầu khí quyển. Ví dụ, hàm lượng carbon dioxide của mưa lớn gấp từ 30 đến 40 lần hàm lượng carbon dioxide trong bầu khí quyển. Ngoài các chất khí thiên nhiên trong bầu khí quyển, mưa có thể hấp thụ các chất gây ô nhiễm của ngành công nghiệp như nitric acid, sulfuric acid và muối; mưa cũng hấp thụ các vi sinh vật và những lượng lớn bụi. Mưa chuyển hoàn toàn lượng phức hợp này đến mặt đất, cây và đến mọi thứ khác mà nó chạm tới. Chất thải công nghiệp, như sulfuric acid, có thể phần nhiều làm tăng độ acid thiên nhiên của mưa. Thuật ngữ mưa acid được sử dụng để mô tả cơn mưa có lượng acid hoàn toàn không tự nhiên - lượng acid có thể làm hại đến đất, thực vật và những hồ nước mà nó rơi xuống. Mưa acid trở thành mối quan tâm lớn về môi trường vào những năm 1980. Hàng trăm hồ nước tại phía đông bắc Hoa Kỳ, nam Canada và Nga hiện nay không có bất cứ sự sống dưới nước nào do sự acid hóa của mưa. Nhiều khu rừng
  2. Khí quyển và hải dương tại những vùng cao của Hoa Kỳ và Canada, và thậm chí là tại những vùng thấp hơn của châu Âu, cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những nỗ lực kết hợp giữa Canada và Hoa Kỳ được thực hiện từ năm 1989 nhằm cắt giảm một nửa lượng khí thải sulfur dioxide (từ 20 triệu xuống 10 triệu tấn trên một vùng của Hoa Kỳ) trước năm 2000. (Xem mục “Mưa acid”). Mưa cũng ảnh hưởng đến đá và đất mà nó rơi xuống. Do nó chứa oxy, nên mưa oxy hóa, hay “làm gỉ sét”, nhiều loại chất khoáng khác nhau như sắt. Chất hữu cơ mà nó chứa oxy hóa các loại chất khoáng khác như thạch cao. Carbonic acid trong mưa phân hủy đá vôi và cẩm thạch, carbonate của magnesia và những loại chất khoáng khác. Cái gọi là “mạch ống” và “lỗ rút nước” trong đá vôi là những khoang hở hình phễu bị mưa ăn mòn. Nếu không có đất trên bề mặt để lấp đầy các lỗ hổng đó, thì chúng ăn sâu hơn và có thể cuối cùng trở thành hang động. Vùng Karst tại Slovenia và Croatia bị lỗ chỗ các lỗ hổng như vậy. Mưa cũng phân hủy đá granite, làm cho đá lỏng đi đến nỗi có thể đào bằng cái mai. Ví dụ như tại Washington, D.C., đá granite bị mưa phân hủy được tìm thấy có độ sâu từ 24 đến 30m. Trong một số trường hợp khi mưa bị đá hấp thụ, cuối cùng hình thành nên một hợp chất hóa học chứa nước; quá trình mà đá trải qua một sự thay đổi như vậy gọi là quá trình thủy hóa. Ví dụ, thạch cao khan bị biến thành thạch cao. Khối lượng của nó tăng lên khoảng 33% trong quá trình thủy hóa này. Hoạt tính hóa học của mưa Hoạt tính hóa học của mưa có thể thấy rõ ràng. Một trận mưa lớn có thể tẩy trôi và để lại dấu vết trên một con đường hay lối đi dơ, để lại các rãnh nước ngay sau đó. Khi mưa lớn, nó có thể cuốn trôi đất mạnh như một con sông.
  3. Khí quyển và hải dương Những nơi có cây và thực vật giữ đất, sự xói mòn này bị giảm đi. Nhưng tại những nơi đất không có sự bảo vệ của cây, thì sự xói mòn có thể xảy ra với tỷ lệ nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên. Việc phá rừng do đó có thể góp phần lớn tăng lên sức phá hủy của mưa. Nhiều vùng của Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Phi bị con người chặt đốn cây, rồi sau đó mưa làm xói mòn đất. Cơn mưa xối xả có thể gây ra những trận lụt bùn lớn hay khiến cho sạt đất. Mưa góp phần vào làm sạt lở đất bằng cách tăng trọng lượng đáng kể cho đất và hoạt động như một chất bôi trơn trong vận động của đất: trong một số trường hợp, lở đất kéo theo các khối lớn của vụn đá, cả lớn và nhỏ, chảy xuống với một tốc độ nhanh. Hoạt động xói mòn khác Mưa gây ra những vận động ít gây hại khác của đất, những vận động dù sao cũng đóng một phần quan trọng trong việc định hình đất. Khi đất xốp dọc các bờ của một con sông bị những cơn mưa lớn làm ướt sũng, nó có thể sụt xuống nước đang chảy. Loại hoạt động này gây ra nhiều sự xói mòn ven bờ sông xảy ra tại các vùng mưa. Qua thời gian, kết quả có thể là sự hình thành một thung lũng rộng. Tại những vùng khô hạn, cơn mưa lớn hiếm xảy ra có thể tạo thành những con đèo dốc trên đất khô, xốp. Hiện tượng này có thể thấy rõ ràng tại vùng hẻm núi của Arizona. Mưa cũng tạo ra những dạng đất kỳ lạ gọi là trụ đất - những ngọn tháp cao bằng đất bị đá bao phủ. Dù chỉ là những cột đất sét rắn, nhưng các trụ đất được bảo vệ bởi những lớp đá phủ có khả năng chống lại sức mạnh xói mòn của mưa. Đất sét
  4. Khí quyển và hải dương không được bảo vệ bị cuốn trôi đi. Nếu đá rơi ra, thì cột đất sớm bị ăn mòn bằng mặt đất. Các trụ đất loại này đặc biệt có nhiều tại Tirol của châu Âu và tại dãy Himalaya. Tuyết cũng có thể gây ra sự tàn phá lớn, đặc biệt là tại các vùng núi. Trên sườn núi dốc, ít cây, một sự tích tụ tuyết lớn đột ngột có thể bắt đầu giai đoạn tuyết lở. Lở tuyết có thể chảy xuống các sườn núi với tốc độ 65 đến 320km một giờ. Một trận lở tuyết lớn có thể phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó. Mỗi năm, có khoảng 140 người Mỹ bị mắc kẹt trong các trận lở tuyết, trong đó có hơn một tá người bị thiệt mạng.
  5. Khí quyển và hải dương Chân dung của một tia chớp Chớp được sinh ra bởi một loại mây rất đặc biệt, mây bão dông tích vũ. Loại mây này phát triển một vùng tích điện dương trong các phần trên đông của nó, và một vùng tích điện âm tại đáy của nó. Người ta vẫn chưa thể hiểu hoàn toàn về việc nó xảy ra như thế nào. Nhiều chuyên gia tin rằng sự chia vùng tích điện là do các sự vận động khác nhau của không khí trong một đám mây gây ra. Đám mây dông điển hình bắt đầu hình thành khi một khối không khí ấm di chuyển lên trên. Khối không khí này đem theo một lượng lớn hơi nước. Khi khối này bay lên, nó lạnh đi và bằng cách đó nó hình thành nên một đám mây. Nước thường đóng băng tại nhiệt độ 00C. Tuy nhiên, dưới những điều kiện nào đó, nó duy trì dạng lỏng tại những nơi có nhiệt độ thấp hơn nhiều. Ở trạng thái này, nước bị chậm đông. Các giọt nước hình thành nên mây dông đều có trạng thái chậm đông như vậy. Tại những nơi có nhiệt độ thấp bằng -400C, các giọt nước cuối cùng chuyển thành những cục đá nhỏ. Cục mưa đá và vụn băng. Một số các giọt nước đóng băng đông lại với nhau, hình thành nên các cục mưa đá. Trọng lượng tương đối nặng của các cục mưa đá làm cho chúng rơi xuống. Khi rơi xuống, chúng liên tục va vào các giọt nước chậm đông đang di chuyển lên trên. Nước trong mỗi giọt nước đông lại trên cục mưa đá mà nó chạm vào, và kích thước của cục mưa đá dần dần tăng lên. Cứ mỗi lần va chạm với một giọt nước, một cục mưa đá được tích điện âm. Hàng triệu sự va chạm như vậy giữa các giọt nước và cục mưa đá trong mây có thể tạo ra tích điện, gây ra một tia chớp.
  6. Khí quyển và hải dương Cùng lúc đó, các vụn băng nhỏ nứt ra từ các giọt nước khi chúng đông lại. Những vụn băng này truyền sự tích điện dương. Những luồng không khí đang dâng lên đưa các vụn băng tích điện dương này lên đến những nơi cao hơn của mây. Khi các vụn băng tích điện dương tăng lên trong mây, các cục mưa đá tích điện âm rơi xuống đáy, nơi có không khí ấm hơn. Với nhiệt độ cao hơn, các cục mưa đá tan ra thành những giọt nước lớn. Quá trình này có thể tiếp tục trong một hay nhiều giờ. Trong suốt quãng thời gian này, các nhà khoa học tin rằng toàn bộ đám mây hoạt động như một máy phát khổng lồ, tạo ra gần 1 triệu kw điện. Mây cũng hoạt động giống một cục pin trữ khổng lồ, với cực dương tại đỉnh và cực âm nằm bên dưới đó khoảng vài dặm. Giữa hai cực, có một sự khác biệt về điện áp là 100 triệu Volt. Sự phóng điện khởi động. Trong khi quá trình tích điện chính xảy ra, một ổ tích điện dương nhỏ hơn được hình thành tại chân mây, bên dưới cực âm. Một sự phóng điện khởi động nhảy từ túi điện dương này sang cực âm, một khoảng cách ngắn bên trên. Lúc này tất cả những sự phóng điện dương thấp hơn, cũng như một số điện tích âm, đều bị vô hiệu hóa. Hơn nữa, con đường mà điện tích xuất hiện trên đó vẫn có tính dẫn điện. Mặc dù hiện nay nó chuyển sang phần còn lại của điện tích âm. Điện tích âm tiếp tục di chuyển xuống dưới, bị điện tích dương trên mặt đất hút lại. Sự tích điện không tạo ra một tia lửa điện khổng lồ, nó dò dẫm đường đi, được những biến thiên trong trường điện phía trước nó hướng dẫn. Nó có thể hình thành nhiều nhánh, nhánh thì theo hướng này, nhánh thì theo hướng kia. Sự phóng điện sóng chủ. Khi bắt đầu phóng điện, một sự phóng điện “sóng chủ” khá yếu ớt, có đường kính khoảng 5m, di chuyển xuống với một tốc độ chừng 140km một giây. Sau khi nó di chuyển được khoảng 30m, nó tỏa sáng hơn. Lúc
  7. Khí quyển và hải dương này nó trở thành một cơn sóng electron gọi là tia chớp dẫn. Tia chớp dẫn di chuyển xuống theo nhịp cho đến khi, sau đó khoảng 0,01 giây, nó gần chạm mặt đất. Trước lúc này, có một sự khác biệt khoảng 10 triệu volt giữa đầu của tia chớp dẫn và mặt đất. Kết quả là một điện tích dương hình thành trên một vật thể nhô ra, như là một cái cây hay một tòa nhà. Khi tia chớp dẫn và dải sáng cách nhau khoảng 30m, chúng kết hợp lại thành một mạch. Sau đó, một dải sáng dây về chói lọi di chuyển lên phía trên dọc theo đường của chớp điện, bằng khoảng 1/3 tốc độ của ánh sáng. Dòng điện - có lẽ là 100.000 ampe - tiếp tục chảy giữa mây và mặt đất. Những chớp điện này dừng lại khi tất cả điện tích trong vùng mây xảy ra đầu tiên truyền đến mặt đất. Tia chớp dẫn liên tục. Sau khoảng 0,04 giây, quá trình này có thể lặp lại, lúc này, từ một vùng cao hơn trong mây nơi mà một số điện tích vẫn còn thừa lại. Ngoài ra, còn có sự hình thành đối lưu trong khí quyển và một tia chớp dẫn. Nhưng đây là một tia chớp dẫn “liên tục”. Nó không di chuyển xuống theo nhịp, mà di chuyển đều đặn dọc theo con đường của chớp điện đầu tiên. Một quá trình tương tự xảy ra tại mặt đất, và dải sáng dây về lại di chuyển lên mây. Vài chớp điện có thể xuất hiện, mỗi chớp điện hình thành môt nơi còn cao hơn trong mây. Cuối cùng sự hình thành phóng điện đạt đến vùng nơi có nhiệt độ - 400C và tất cả nước bị đóng băng. Ít nhất sự hình thành này tạm thời dừng lại, do không có nhiều giọt nước chậm đông hơn để thành thành điện tích. Nhưng một lần nữa, các cục mưa đá có thể bắt đầu rơi xuống và phát triển khi chúng va phải những giọt nước đang bay lên, do đó hình thành điện tích cho một chớp điện khác. Hầu hết các nhà khí tượng học ủng hộ cách giải thích trên hơn cách giải thích một đám mây sấm được tích điện như thế nào. Những người khác thì vẫn cho rằng các
  8. Khí quyển và hải dương hạt phân tử băng không nhất thiết phải tích điện cho một đám mây. Người ta vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về cách mà điện hình thành trong những đám mây. Các loại Sét Chớp được sinh ra bởi một loại mây rất đặc biệt, mây bão dông tích vũ. Loại mây này phát triển một vùng tích điện dương trong các phần trên đông của nó, và một vùng tích điện âm tại đáy của nó. Người ta vẫn chưa thể hiểu hoàn toàn về việc nó xảy ra như thế nào. Nhiều chuyên gia tin rằng sự chia vùng tích điện là do các sự vận động khác nhau của không khí trong một đám mây gây ra. Đám mây dông điển hình bắt đầu hình thành khi một khối không khí ấm di chuyển lên trên. Khối không khí này đem theo một lượng lớn hơi nước. Khi khối này bay lên, nó lạnh đi và bằng cách đó nó hình thành nên một đám mây. Nước thường đóng băng tại nhiệt độ 00C. Tuy nhiên, dưới những điều kiện nào đó, nó duy trì dạng lỏng tại những nơi có nhiệt độ thấp hơn nhiều. Ở trạng thái này, nước bị chậm đông. Các giọt nước hình thành nên mây dông đều có trạng thái chậm đông như vậy. Tại những nơi có nhiệt độ thấp bằng -400C, các giọt nước cuối cùng chuyển thành những cục đá nhỏ.
  9. Khí quyển và hải dương Cục mưa đá và vụn băng. Một số các giọt nước đóng băng đông lại với nhau, hình thành nên các cục mưa đá. Trọng lượng tương đối nặng của các cục mưa đá làm cho chúng rơi xuống. Khi rơi xuống, chúng liên tục va vào các giọt nước chậm đông đang di chuyển lên trên. Nước trong mỗi giọt nước đông lại trên cục mưa đá mà nó chạm vào, và kích thước của cục mưa đá dần dần tăng lên. Cứ mỗi lần va chạm với một giọt nước, một cục mưa đá được tích điện âm. Hàng triệu sự va chạm như vậy giữa các giọt nước và cục mưa đá trong mây có thể tạo ra tích điện, gây ra một tia chớp. Cùng lúc đó, các vụn băng nhỏ nứt ra từ các giọt nước khi chúng đông lại. Những vụn băng này truyền sự tích điện dương. Những luồng không khí đang dâng lên đưa các vụn băng tích điện dương này lên đến những nơi cao hơn của mây. Khi các vụn băng tích điện dương tăng lên trong mây, các cục mưa đá tích điện âm rơi xuống đáy, nơi có không khí ấm hơn. Với nhiệt độ cao hơn, các cục mưa đá tan ra thành những giọt nước lớn. Quá trình này có thể tiếp tục trong một hay nhiều giờ. Trong suốt quãng thời gian này, các nhà khoa học tin rằng toàn bộ đám mây hoạt động như một máy phát khổng lồ, tạo ra gần 1 triệu kw điện. Mây cũng hoạt động giống một cục pin trữ khổng lồ, với cực dương tại đỉnh và cực âm nằm bên dưới đó khoảng vài dặm. Giữa hai cực, có một sự khác biệt về điện áp là 100 triệu Volt. Sự phóng điện khởi động. Trong khi quá trình tích điện chính xảy ra, một ổ tích điện dương nhỏ hơn được hình thành tại chân mây, bên dưới cực âm. Một sự phóng điện khởi động nhảy từ túi điện dương này sang cực âm, một khoảng cách ngắn bên trên. Lúc này tất cả những sự phóng điện dương thấp hơn, cũng như một số điện tích âm, đều bị vô hiệu hóa. Hơn nữa, con đường mà điện tích xuất hiện trên đó vẫn có tính dẫn điện. Mặc dù hiện nay nó chuyển sang phần
  10. Khí quyển và hải dương còn lại của điện tích âm. Điện tích âm tiếp tục di chuyển xuống dưới, bị điện tích dương trên mặt đất hút lại. Sự tích điện không tạo ra một tia lửa điện khổng lồ, nó dò dẫm đường đi, được những biến thiên trong trường điện phía trước nó hướng dẫn. Nó có thể hình thành nhiều nhánh, nhánh thì theo hướng này, nhánh thì theo hướng kia. Sự phóng điện sóng chủ. Khi bắt đầu phóng điện, một sự phóng điện “sóng chủ” khá yếu ớt, có đường kính khoảng 5m, di chuyển xuống với một tốc độ chừng 140km một giây. Sau khi nó di chuyển được khoảng 30m, nó tỏa sáng hơn. Lúc này nó trở thành một cơn sóng electron gọi là tia chớp dẫn. Tia chớp dẫn di chuyển xuống theo nhịp cho đến khi, sau đó khoảng 0,01 giây, nó gần chạm mặt đất. Trước lúc này, có một sự khác biệt khoảng 10 triệu volt giữa đầu của tia chớp dẫn và mặt đất. Kết quả là một điện tích dương hình thành trên một vật thể nhô ra, như là một cái cây hay một tòa nhà. Khi tia chớp dẫn và dải sáng cách nhau khoảng 30m, chúng kết hợp lại thành một mạch. Sau đó, một dải sáng dây về chói lọi di chuyển lên phía trên dọc theo đường của chớp điện, bằng khoảng 1/3 tốc độ của ánh sáng. Dòng điện - có lẽ là 100.000 ampe - tiếp tục chảy giữa mây và mặt đất. Những chớp điện này dừng lại khi tất cả điện tích trong vùng mây xảy ra đầu tiên truyền đến mặt đất. Tia chớp dẫn liên tục. Sau khoảng 0,04 giây, quá trình này có thể lặp lại, lúc này, từ một vùng cao hơn trong mây nơi mà một số điện tích vẫn còn thừa lại. Ngoài ra, còn có sự hình thành đối lưu trong khí quyển và một tia chớp dẫn. Nhưng đây là một tia chớp dẫn “liên tục”. Nó không di chuyển xuống theo nhịp, mà di chuyển đều đặn dọc theo con đường của chớp điện đầu tiên. Một quá trình tương tự xảy ra tại mặt đất, và dải sáng dây về lại di chuyển lên mây.
  11. Khí quyển và hải dương Vài chớp điện có thể xuất hiện, mỗi chớp điện hình thành môt nơi còn cao hơn trong mây. Cuối cùng sự hình thành phóng điện đạt đến vùng nơi có nhiệt độ - 400C và tất cả nước bị đóng băng. Ít nhất sự hình thành này tạm thời dừng lại, do không có nhiều giọt nước chậm đông hơn để thành thành điện tích. Nhưng một lần nữa, các cục mưa đá có thể bắt đầu rơi xuống và phát triển khi chúng va phải những giọt nước đang bay lên, do đó hình thành điện tích cho một chớp điện khác. Hầu hết các nhà khí tượng học ủng hộ cách giải thích trên hơn cách giải thích một đám mây sấm được tích điện như thế nào. Những người khác thì vẫn cho rằng các hạt phân tử băng không nhất thiết phải tích điện cho một đám mây. Người ta vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về cách mà điện hình thành trong những đám mây.
  12. Khí quyển và hải dương Các hiệu ứng của Chớp Chớp có lợi đối với thiên nhiên ít nhất ở một khía cạnh: nó giúp tạo ra nitơ để cây phát triển. Khí nitơ có nhiều trong bầu khí quyển, nhưng cây không thể dễ dàng hấp thụ nó dưới dạng tinh khiết. Năng lượng khủng khiếp thoát ra trong suốt một tia chớp sáng tạo ra một phản ứng hóa học kết hợp nitơ và oxy trong bầu khí quyển, tạo ra các hợp chất gọi là nitrate. Các hợp chất này sau đó rơi xuống mặt đất và bị cây hấp thụ. Nếu một chớp điện có dòng điện liên tục đánh xuống mặt đất đầy cát, thì nó có thể làm cát tan chảy ra. Khi đó cát cứng lại thành một khối dính, hình ống gọi là thể ống thủy tinh. Sự phóng điện ngắn với các dòng điện cao không tạo ra thể ống thủy tinh, mà đơn giản chỉ phá tung cát. Tuy nhiên, sét thường nguy hiểm. Hàng năm nó cướp đi sinh mạng của khoảng 400 người tại Hoa Kỳ, hầu hết là những người đứng tại những vị trí mở, trống. Sét gây tổn thương cho thêm 1.000 người, họ đều bị tổn thương do va chạm điện và thường là bị phỏng. May mắn là người ta thường có thể áp dụng những phương pháp bảo vệ hiệu quả để chống sét (xem phần “An toàn khi có dông” trang 72). Sét thường gây ra cháy rừng. Nhiều nhà nghiên cứu môi trường nhận xét những đám cháy như vậy là có lợi. Cháy rừng phá hủy những vật không còn có ích và tầng cây thấp quá mức, cung cấp sự trao đổi chất dinh dưỡng cần thiết cho đất. Một số cây thậm chí phụ thuộc vào nhiệt độ cực cao của một đám cháy rừng để phát tán hạt giống của chúng. Nhiều thế kỷ qua, những vụ cháy do sét gây ra đã là một phần trong chu trình sống tự nhiên của một khu rừng. Ngày nay, với sự phát triển của con người trong hoặc
  13. Khí quyển và hải dương gần những vùng trồng rừng, thường thì lửa bị dập tắt trước khi chúng có cơ hội hoàn thành chức năng sinh thái của chúng. Nghiên cứu về Sét Nhà nghiên cứu lỗi lạc đầu tiên về sét là Benjamin Franklin, nhà khoa học người Mỹ. Ông đã kết luận rằng tia lửa do “chất dẫn lưu điện” tạo ra giống sét theo nhiều phương diện. Ông đặt ra giả thuyết trong thí nghiệm vào năm 1752, khi ông thực hiện một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa học. Để biết liệu có thể hút “sét xuống đến một điểm nhọn” không, Franklin đã tạo ra một con diều vải và gắn một cái dây trên đỉnh của nó. Ông cột một sợi dây vải lanh vào con diều, rồi sau đó cột một dải ruy-băng vải vào cuối đoạn dây. Khi đó ông cột chặt một chiếc chìa khóa vào dây tại nơi có dây ruy-băng vải. Franklin dự định thả chiếc diều trong một cơn bão sấm. Ông mong rằng khi sét đánh vào vùng xunh quanh, thì một sự tích điện sẽ chạy dọc đoạn dây, do sợi dây ướt bằng vải lanh là một chất dẫn khá tốt. Nhưng người thí nghiệm được an toàn khỏi sự tích điện, do ông giữ dây ruy-băng vải khô, và vải khô là một chất cách điện. Khi Franklin thả chiếc diều của ông trong suốt một cơn bão sấm, ông thực sự có thể hút các tia lửa từ chiếc chìa khoá. Ông đi đến kết luận rằng sét là một tia lửa điện kếch xù. Franklin đã khá liều lĩnh trong cuộc thí nghiệm mang tính bước ngoặt này. Mừng cho tiến trình lịch sử của Hoa Kỳ, ông đã phòng trước bằng cách đứng dưới mái của nhà kho, ở đó cả ông và dải ruy-băng lụa đều không bị ướt. Vải ướt là một chất dẫn điện, còn cơ thể con người dẫn điện tốt hơn khi bị ướt. Vài nhà nghiên cứu cố gắng lặp lại thí nghiệm với diều của Franklin đã bị sét đánh do họ không phòng trước.
  14. Khí quyển và hải dương Máy phát Steinmetz Trong số những nhà nghiên cứu sét nổi tiếng nhất vào thế kỷ 20 có Charles Proteus Steinmetz, một kĩ sư làm việc cho công ty Tổng Cục Điện. Vào đầu những năm 1920, ông bắt đầu chế tạo các máy phát sét nhân tạo nhằm nghiên cứu hiệu ứng của sét. Ông sử dụng một tụ điện để trữ nguồn điện tích khổng lồ, điện được phóng ra dưới dạng tia lửa khổng lồ. Khi đó có thể quan sát hiệu ứng của sét khi nó đánh vào các mô hình nhà và cây. Sau cái chết của Steinmetz vào năm 1923, những máy phát lớn hơn và mạnh hơn được chế tạo. Chúng cho phép các nhà khoa học phát hiện ra những sự thật có giá trị hơn về sét và về những điều cần thiết để đề phòng nó. Những nghiên cứu về cột thu lôi. Vào năm 1935, các kỹ sư đã thiết kế cột thu lôi trên tòa nhà Empire State tại thành phố New York để nghiên cứu chuyện gì xảy ra khi sét đánh vào một cấu trúc to lớn như vậy (lúc đó nó “chỉ” cao 380m. Sét đánh vào một cây cột đặc biệt trên đỉnh của tòa nhà. Cây cột này được nối với khung thép của cấu trúc, để các chớp điện đánh vào nó trở nên vô hại khi tiếp đất. Một tỷ lệ rất nhỏ của luồng sét bị chuyển hướng từ cây cột đến các dụng cụ thu lại hình dạng và đặc điểm của chớp điện. Cùng lúc đó, camera đặt tại tòa nhà kế bên thu lại tia chớp. Những nghiên cứu này đã bác bỏ truyền thuyết rằng sét không bao giờ đánh hai lần vào cùng một nơi. Tháp Empire State đạ bị sét đánh vào 42 lần trong một năm. Nó bị sét đánh 12 lần chỉ trong một cơn bão, và vào một lần đáng nhớ là 9 lần trong 20 phút. Không có cú đánh nào làm hư h ại đến tòa nhà.
nguon tai.lieu . vn