Xem mẫu

  1. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC MÔN VẬT LÍ THÔNG QUA THẺ NHỚ VẬT LÍ CRAM CỦA HỌC SINH LỚP 10 THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT Trần Thị Mai Phương - 1410579 Nguyễn Thị Hạ Vũ - 1410595 Nguyễn Thị Hằng - 1410573 Mạc Nguyễn Thu Uyên - 1410593 Lớp VLK38, Khoa Sư phạm Đề tài này khảo sát về tình hình tự học môn Vật Lí của học sinh khối lớp 10 ở trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt trước và sau khi sử dụng thẻ nhớ Vật Lí thông qua ứng dụng trên Cram.com bằng các phương pháp điều tra so sánh bằng bảng hỏi, phương pháp thực nghiệm và phương pháp thống kê toán học. Qua khảo sát này có thể thấy được thực trạng tự học Vật Lí hiện nay ở hai trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Ngoài ra, khảo sát cũng sẽ cho biết được thực trạng tự học Vật Lí sau khi sử dụng thẻ nhớ Vật Lí Cram và kiểm tra được mức độ hiệu quả khi sử dụng thẻ nhớ trong tự học môn Vật Lí. 1. PHẦN MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, khoa học công nghệ có đóng góp to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (XH) của đất nước. Trong thời kì của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bùng nổ, người học phải thật sự chủ động, phát huy hết tính sáng tạo, nâng cao hoạt động trí tuệ của chính bản thân mình. Vậy làm thế nào để người học theo kịp với tốc độ phát triển của XH? Câu trả lời chính là Tự học. Nhà toán học người Mĩ Paul Halmos đã khẳng định rằng: “The best way to learn is to do” (Cách tốt nhất để học là phải hành động). Thật vậy, để hiểu sâu về một vấn đề, cách tự học hoặc tự nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng. Mỗi một người trong chúng ta đều có thể có các cách tự học khác nhau nhưng mục đích chính là mang lại hiệu quả trong học tập. Đối với bộ môn Vật lí (VL), có rất nhiều cách học nhưng học sao cho hiệu quả mà học sinh (HS) vẫn thỏa sức sáng tạo mới quan trọng. Do đó nhóm đề xuất ra một cách tự học VL khác thông qua thẻ nhớ trên ứng dụng Cram. Đó là ứng dụng thẻ nhớ gồm các thẻ mang thông tin và hình ảnh trực quan giúp HS ghi nhớ nội dung bài học hiệu quả hơn. Trên thế giới đã có các công trình nghiên cứu về vấn đề tự học và tự học thông qua thẻ nhớ như các công trình của Hawthorne và ctg. (1997), Altiner (2011), Bryson (2012), Wissman và ctg. (2012), Rawson và ctg. (2012), Tuite và ctg. (2012), Nayak (2017). Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về hoạt động tự học VL (xem Đinh Thị Kim Thoa, 2009); Nguyễn Thụy Khánh Lam, 2011; Nguyễn Thị Thu Huyền, 2013). Tuy nhiên, hiện nay ở trong nước chưa có công trình nghiên cứu về phương pháp tự học VL thông qua thẻ nhớ VL. Đó là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài khảo sát sự tự học của HS thông qua thẻ nhớ VL Cram của HS lớp 10 thành phố Đà Lạt. 153
  2. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp điều tra so sánh bằng bảng hỏi, Phương pháp thực nghiệm, Phương pháp thống kê toán học. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đề tài thực hiện khảo sát ở HS lớp 10 trên địa bàn thành phố Đà Lạt. HS khối lớp 10 của Trường THPT Trần Phú (TP) và Trường THPT Bùi Thị Xuân (BTX) được chọn vì đây là hai trường đạt chuẩn quốc gia, đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn cao, HS có thái độ học tập tốt và tỉ lệ HS khá giỏi cao trong thành phố. 3.1. Thực trạng tự học VL hiện nay ở trường THPT 3.1.1. Ý thức học tập và động cơ nhận thức của bản thân HS Kết quả khảo sát cho thấy có 79,7% HS nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học nhưng lượng thời gian cần thiết để tự học của các em chỉ từ 1 đến 2 tiếng trong một ngày. Có thể thấy rằng tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học nhưng các em vẫn chưa dành nhiều thời gian vào việc tự học. Có đến 84% HS đề ra mục tiêu học tập cho bản thân nhưng chỉ có 70,1% HS thực hiện kế hoạch đã đề ra. Các em cũng chưa có thói quen đưa ra mục tiêu hay lên kế hoạch cụ thể cho việc học của mình và chưa có thái độ nghiêm túc với kế hoạch đã đề ra (29.8% HS hoàn thành mục tiêu đã đề ra. 3.1.2. Vốn tri thức và năng lực trí tuệ của HS Từ kết quả khảo sát, có đến 76,1 % HS cảm thấy lúng túng vì chương trình học ở trường THPT không giống với chương trình học ở THCS, và đối với bộ môn khoa học tự nhiên như môn VL, các em cũng gặp phải tình trạng tương tự. Nhìn chung, các em đều thường xuyên học và làm bài tập về nhà cũng như tham gia các lớp học thêm môn VL. Tuy nhiên, khi được hỏi học VL để làm gì thì tỉ lệ HS học vì thật sự yêu thích môn học là 23,6%. Trong khi đó, tỉ lệ các em trả lời học chỉ vì đó là một môn học bắt buộc trong chương trình học THPT và vì điểm số lên đến 76%. Ngoài ra có một phần nhỏ bộ phận chưa xác định được mục đích học tập bộ môn này với 0,4%. Hơn nữa, trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng khi học VL, các em đều dễ tiếp thu nhất khi làm bài tập (41,1%). Trong khi đó, các giờ lí thuyết, thực hành hay liên hệ thực tế lại không phải nội dung mang lại sự tiếp thu nhanh cho người học với tỉ lệ trả lời lần lượt là 16,6%, 20,1% và 22,2% chỉ mang đến sự giờ thực hành trên lớp và các kiến thức được liên hệ thực tế. HS tham gia thêm các lớp học bên ngoài là rất nhiều (71,9%). Điều này cho thấy rằng lượng kiến thức mà ghi nhận được trên lớp chưa thật sự đầy đủ và trọn vẹn. Do đó cần có một biện pháp cải thiện việc dạy và học ở nhà trường để các em tiếp nhận tri thức một cách dễ dàng, trực quan, sinh động và đầy đủ nhất có thể. 3.1.3. Các hình thức và phương pháp tự học của HS (Xem bảng 1) Trong quá trình khảo sát, cách học Vật Lí của các em là “Kết hợp giữa lí thuyết và bài tập” (42,5%), “Học thuộc lí thuyết” (23,3%) và “Vận dụng liên hệ thực tế” (18,5%) và “Học 154
  3. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 thông qua thực hành” (15,7%). Có thể thấy rằng, cách dạy và học vẫn chưa thật sự đổi mới, chưa tạo được một môi trường học tập sinh động, trực quan. Vì chương trình học không chú trọng thực hành nên cách học thông qua thực hành không được các em áp dụng nhiều. “Ôn lại kiến thức cũ”, “Đọc bài trước khi đến lớp” và “Trao đổi với thầy cô hay bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập” là những hình thức học tập quen thuộc nhưng các em lại thiếu sự chỉ dẫn và phương hướng cụ thể. Còn các hình thức như “Học nhóm”, “Học online”, “Mô phỏng thí nghiệm”, “Sử dụng sơ đồ tư duy” ít được sử dụng và hầu như là không được sử dụng. Do đó cần có một phương pháp để việc ôn tập kiến thức của các em được hiệu quả hơn, nâng cao vốn tri thức và năng lực trí tuệ của học sinh, hình thành kĩ năng cá nhân nhiều hơn. Bảng 1. Bảng tính điểm so sánh các phương pháp tự học VL Trường THPT Trần Phú Trường THPT Bùi Thị Xuân Yếu tố Số ý kiến chọn theo từng mức độ Số ý kiến chọn theo từng mức độ ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc a b c d a b c d 1 54 229 121 59 1,60 3 24 163 208 112 1,20 4 2 77 110 101 175 1,19 4 45 127 73 262 0,91 4 3 167 215 49 32 2,12 2 174 187 114 32 1,99 2 4 98 194 86 85 1,66 3 157 216 105 29 1,99 2 5 49 113 186 115 1,21 3 18 105 211 173 0,94 4 6 39 211 151 62 1,49 3 52 133 186 136 1,20 4 7 296 92 64 11 2,45 1 235 201 40 31 2,26 2 8 107 235 72 49 1,86 2 130 137 144 96 1,59 3 9 18 143 237 65 1,25 3 79 79 233 116 1,24 3 10 47 62 201 153 1,01 4 10 54 121 322 0,51 4 Ghi chú: Các yếu tố gồm 1. Học nhóm; 2. Học online; 3. Đọc bài trước khi đến lớp; 4. Trao đổi bài với thầy cô, bạn bè; 5. Sử dụng sơ đồ tư duy; 6. Đọc thêm sách tham khảo, sách nâng cao; 7. Ôn lại kiến thức đã học; 8. Thường xuyên liên hệ thực tiễn; 9. Tiến hành thí nghiệm; 10. Mô phỏng thí nghiệm với các mức độ a. Thường xuyên; b. Thỉnh thoảng; c. Hiếm khi; d. Chưa bao giờ Môi trường học tập cũng giữ vai trò quyết định trong việc tự học của mỗi người, không chỉ riêng là HS khối 10 trường THPT. Có 66,4% HS thích học ở nhà và chỉ có 12,7% HS đến thư viện để tự học. Các em tự nhận thức được rằng quá trình tự học của mình bị gián đoạn và chịu ảnh hưởng của mạng XH, trò chơi tiêu khiển hay bạn bè. Khảo sát cho biết rằng có 38,0% HS bị mất tập trung, 34,2% chưa có phương pháp học thích hợp. Một số ít HS phải chịu những áp lực từ gia đình hay giáo viên (24,1%) hoặc lí do sức khỏe (3,7%) nên không thể tập trung vào việc học tập. 155
  4. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 3.2. Thực trạng tự học VL sau khi sử dụng thẻ nhớ VL Cram 3.2.1. Thực trạng sử dụng thẻ nhớ VL Cram Bảng 2. Bảng tỉ lệ phần trăm kết quả kiểm tra HS sử dụng thẻ nhớ Cram Loại Kém Trung Bình Khá Giỏi Câu hỏi Điểm Từ 0 - 4 5-6 7-8 9 - 10 Trường THPT TP Tỉ lệ % 19,9 26,0 31,5 22,5 Trường THPT BTX Tỉ lệ % 18,9 22,8 30,5 27,8 Tiến hành kiểm tra học sinh sử dụng thẻ nhớ VL Cram thì thấy rằng có 80,6% học sinh sử dụng thẻ nhớ và nắm kiến thức cho kết quả đạt bài kiếm tra chuyên biệt này. 3.2.2. Phản hồi của HS sau khi sử dụng thẻ nhớ Cram Biểu đồ 1. Mức độ yêu thích thẻ nhớ Vật Lí Cram Qua khảo sát, có thể thấy rằng HS có phản hồi tích cực về thẻ nhớ VL Cram, các em thấy được những lợi ích và ưu điểm của phương pháp này. Trong quá trình sử dụng thẻ nhớ VL Cram, có tổng cộng 73,4% HS cảm thấy thích và điểm số được cải thiện, có thể các em đã tìm được một cách tự học để ôn luyện, nắm vững kiến thức và mang hiệu quả hơn. 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Tự học có vai trò rất quan trọng trong việc tiếp thu tri thức nhân loại. Nhìn chung, ý thức và động cơ nhận thức của HS khối lớp 10 trên địa bàn thành phố Đà Lạt chưa thực sự sâu sắc. Quá trình dạy và học VL còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết năng lực người học, chưa có sự đổi mới, chưa thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa lí thuyết và thực tiễn. Thời lượng giảng dạy môn Vật Lí trên trường không đủ để truyền đạt hết các nội dung quan trọng nên ngoài giờ học chính, các em còn tham gia các lớp học thêm khác để bổ trợ kiến thức và giảm thời gian tự học. Và quan trọng hơn hết, HS khối lớp 10 chưa thực sự có phương pháp tự học 156
  5. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 VL hiệu quả cũng như chưa có sự hướng dẫn tự học cụ thể từ phía GV và chưa có môi trường học tập giúp đạt hiệu quả cao trong học tập. HS chưa thực sự tự học vì đam mê, yêu thích môn học mà sự học còn mang tính bắt buộc và bị chi phối bởi các yếu tố như gia đình, thầy cô, bạn bè, sức khỏe, mạng XH,… Có thể nói rằng thẻ nhớ VL Cram là một cách hỗ trợ việc tự học, bao gồm cả việc học, ôn tập và tự kiểm tra kiến thức. Không những học hay ôn tập lại kiến thức đã học một cách có hệ thống, các em có điều kiện rèn luyện trí nhớ, học thông qua hình ảnh trực quan và nhớ lâu hơn so với cách học thông thường. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng nhu cầu sử dụng thẻ nhớ là rất lớn, ngoài việc sử dụng các thẻ đã được tạo sẵn, các em có thể tự tạo cho riêng mình thẻ nhớ để đáp ứng nhu cầu học tập hằng ngày. 4.2. Khuyến nghị 4.2.1. Đối với HS HS tự thiết kế thẻ nhớ VL Cram để học và ôn tập kiến thức. Kết hợp thẻ nhớ VL với các phương pháp khác để đạt hiệu quả hơn trong việc tự học, hoàn thiện kiến thức và kĩ năng một cách toàn diện. Ngoài ra, HS cũng có thể thiết kế thẻ nhớ cho các môn học khác. 4.2.2. Đối với GV và nhà quản lí giáo dục GV cần cập nhật thông tin thường xuyên, đưa ra các giải pháp, phương pháp học tập mới tạo hứng thú, kích thích sáng tạo cho người học. Đặc biệt là đối với bộ môn VL, cần chú trọng thực hành, đổi mới cách dạy và học sao cho mức độ liên quan đến thực tế cao hơn cũng như hướng dẫn HS cách tự học để đạt hiệu quả nhất. Khuyến khích GV đưa thẻ nhớ VL Cram vào trong quá trình dạy và học cũng như ôn luyện kiến thức đã học. Ngoài ra, hướng dẫn HS thiết kế thẻ nhớ VL Cram, đảm bảo cả về nội dung và hình thức. Các nhà quản lí giáo dục cũng cần quan tâm hơn đến các môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn VL. Thường xuyên cập nhật để làm mới phương pháp dạy và học, tiên phong trong dạy và học theo những phương pháp mới để kích thích sự sáng tạo của cả đội ngũ GV và HS. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Thu Giang, Nguyễn Huy Cần, (2013), Tôi tự học, NXB Trẻ. [2] Nguyễn Cảnh Toàn, (1997), Quá trình dạy – tự học, NXB Giáo dục. [3] PGS. TS. Đinh Thị Kim Thoa, (2009), Nghiên cứu thái độ tự học môn Vật Lí của học sinh THPT, Hà Nội. [4] Nguyễn Thụy Khánh Lam, (2011), Rèn luyện kĩ năng tự học môn Vật Lí của học sinh khối 10 Trường THPT Thủ Khoa Huân, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang. 157
  6. Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 [5] Nguyễn Thị Thu Huyền, (2013), Thực trạng kĩ năng tự học ngoài lớp học của sinh viên chính quy sư phạm trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Tiếng Anh [1] K Hawthorne and S Tomlinson, Br J Gen Pract, (1997), One-to-one teaching with pictures – Flashcard health education for British Asian with diabetes. [2] C. Altiner, (2011), Integrating a computer - based Flashcard program into academic vocabulary learning, Graduate These and Dissertation. 10160. [3] Bryson, D, (2012), Using Flashcards to Support Your Learning, Journal of Visual Communication in Medicine. [4] Wissman, K. T., Rawson, K. A., & Pyc, M. A., (2012), How and when do students use flashcards?, Journal of Visual Communication in Medicine. [5] Kathleen Tuite, Timothy Pavlik, Sandara B. Fan, (2012), Picard: A creative and social online Flashcard learning game, Proceedings of the International Conference on the Foundations of Digital Games. [6] Dawn Garbett, Allan Ovens, (2016), Being self-study researchers on s digital world: Future oriented research and pedagogy in teaching education. [7] Nihal V. Nayak, (2017), V for Vocab: An Intelligent Flashcard Application. 158
nguon tai.lieu . vn