Xem mẫu

  1. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÁC VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ VẬT LÝ 11 THPT NGUYỄN THỊ ĐOAN TRANG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Các hiện tượng trong chương “Cảm ứng điện từ” xảy ra phức tạp. Việc sử dụng các video clip để mô phỏng các thí nghiệm và tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh là một vấn đề thiết thực. Video clip là loại phương tiện dạy học ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và có nhiều đặc điểm khác biệt so với các phương tiện dạy học khác do đó trong quá trình sử dụng cần tuân theo các nguyên tắc riêng. Từ khóa: khai thác, sử dụng, thí nghiệm, video clip 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương Cảm ứng điện từ Vật lý 11 THPT các hiện tượng xảy ra phức tạp, nhanh chóng, đòi hỏi nhiều kỹ năng thực hành và quan sát, do đó rất khó khăn cho giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức. Một trong những biện pháp góp phần khắc phục sự khó khăn ở trên và rèn luyện khả năng tư duy, phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học Vật lý đó là sử dụng các video clip trong dạy học. Video clip có thể thay thế nhiều phương tiện dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị, âm thanh, hình ảnh các thí nghiệm… Để minh họa và trình bày kiến thức một cách sinh động, mô phỏng diễn biến quá trình theo mục đích, yêu cầu đã định trước mà các quá trình trong thực tế khó thực hiện được.Vì vậy, việc sử dụng các video clip để mô phỏng các thí nghiệm, làm sáng tỏ các hiện tượng Vật lý trong dạy học và tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh là một vấn đề thiết thực. 2. VIDEO CLIP VÀ VAI TRÒ CỦA VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC Theo Brophy, video clip là một đoạn phim ngắn, và nó là một loại hình đa phương tiện kết hợp nghe nhìn, được trích từ một bộ phim, một bài hát, hay một đoạn phim ghi lại một quá trình, một sự kiện... [4]. Clip là một chữ tiếng Anh có nghĩa là “trích” một nội dung nào đó để giới thiệu tắt về nội dung đó, có nghĩa là cắt giảm chỉ lấy các yếu tố cốt lõi có tính đại diện [3]. Các video clip thường được dùng trong quảng cáo hay giới thiệu một nội dung mới. Các video clip được sản xuất bằng việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến và một số hiệu ứng đặc biệt kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa hình ảnh, âm thanh và văn bản để thu hút người xem và giúp người xem dễ dàng nắm bắt được cốt lõi nội dung của đoạn phim mà video clip đó đại diện [2]. Hình 1. Video clip cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số ô tô Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 167-171
  2. 168 NGUYỄN THỊ ĐOAN TRANG Phim thí nghiệm (video clip thí nghiệm) có thể hiểu là một video clip ghi lại các hiện tượng vật lý diễn ra trong thực tế, nó được ghi hình lại và được trình diễn trong tiết học. Thông thường, đây là những hiện tượng không thể tiến hành trong phạm vi trường học, nhưng nó có thể quan sát trong thực tế cuộc sống... [1] Hình 2. Video clip thí nghiệm về quán tính Không giống như phim dạy học, video clip giúp giáo viên chủ động hơn trong việc lựa chọn nội dung thông tin cần truyền đạt và thời điểm sử dụng. 3. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIDEO CLIP DẠY HỌC 3.1. Nguyên tắc sử dụng video clip Là loại phương tiện dạy học ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin – video clip có nhiều đặc điểm khác biệt so với các phương tiện dạy học khác. Trong quá trình sử dụng cần tuân theo các nguyên tắc riêng sau: - Sử dụng theo quan điểm dạy học hiện đại: Video clip không chỉ sử dụng như một phương tiện trực quan, minh hoạ cho bài giảng mà phải sử dụng ở mức độ cao hơn nhằm góp phần tạo hứng thú, say mê, phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh trong quá trình học tập thông qua việc tổ chức các hoạt động cho học sinh trong quá trình học tập thông qua việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh. - Sử dụng video clip phù hợp với phương pháp và hình thức dạy học + Tuỳ từng bài học mà giáo viên nên chú ý đến việc có hay không sử dụng các video clip, nếu có thì phải sử dụng sao cho phù hợp. + Đồng thời, cũng tuỳ từng đặc điểm của video clip mà giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. - Sử dụng video clip trong tất cả các khâu cơ bản của quá trình dạy học. Thông thường quá trình dạy học trên lớp được chia thành 4 khâu cơ bản: + Kiểm tra kiến thức; + Định hướng, gây động cơ, hứng thú học tập; + Truyền thụ kiến thức mới; + Củng cố kiến thức; Hiện nay, trong các tiết học Vật lý, giáo viên thường sử dụng video clip trong khâu truyền thụ kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức mà ít sử dụng trong các khâu còn lại. Theo quan điểm
  3. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÁC VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC... 169 trên thì việc sử dụng video clip không chỉ dành cho một khâu duy nhất mà được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Tuy nhiên, tùy vào nội dung, mục đích và thời gian cho phép mà giáo viên tiến hành việc sử dụng video clip sao cho có hiệu quả nhất. - Sử dụng phối hợp video clip với các phương tiện dạy học khác + Video clip là một loại phương tiện nghe nhìn hiện đại với nhiều tính năng phong phú, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, giáo viên không nên chỉ sử dụng video clip bởi dễ gây nên nhàm chán và đôi khi mất nhiều thời gian để chiếu và xem phim. Vì vậy, chúng ta không thể và không nên lạm dụng quá mức video clip trong khi dạy học. Trước khi sử dụng, giáo viên cần lựa chọn kỹ lưỡng các phương tiện dạy học để sao cho phù hợp với mục tiêu sư phạm và nội dung kiến thức cần truyền đạt. + Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng một loại phương tiện dạy học. Giáo viên có thể phát huy được những ưu điểm và hạn chế được những khuyết điểm của những phương tiện dạy học. 3.2. Những yêu cầu đối với video clip dạy học - Những thông tin mà video clip đề cập đến phải phù hợp với nội dung dạy học, và nội dung trong sách giáo khoa vật lý. Ngoài ra, cũng có thể đưa vào các nội dung kiến thức để rèn luyện, phát triển năng lực của học sinh nhưng phải đảm bảo tính vừa sức và không vượt quá khung chương trình quy định. - Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, khoa học. Các văn bản, biểu đồ, hình ảnh phải chính xác. Kịch bản, lời thoại đảm bảo phù hợp các quy luật của vật lý. - Các video clip phải đảm bảo tính trực quan. Nội dung trình bày phải rõ ràng, lượng thông tin trình bày phải vừa đủ, không được đưa ra các thông tin dài dòng, phức tạp làm cho học sinh khó hiểu. Hình ảnh rõ nét, dễ quan sát, có độ phân giải cao. Âm thanh phải trung thực, rõ ràng. - Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, đảm bảo vệ sinh học đường. Muốn vậy cần chú ý đến cường độ của ánh sáng trên màn hình, đến màu sắc thể hiện cũng như âm thanh của nó. Hình ảnh rõ nét, dễ quan sát, có độ phân giải cao màu sắc đảm bảo tính mỹ thuật. Âm thanh phải trung thực, rõ ràng. 3.3. Sử dụng video clip trong dạy học 3.3.1. Sử dụng phối hợp thí nghiệm với các video clip Việc sử dụng phối hợp thí nghiệm với các video clip sẽ đạt được hiệu quả cao trong các trường hợp sau: - Hiện tượng thí nghiệm xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm, khó quan sát; - Thí nghiệm nguy hiểm, trang thiế bị hạn chế không tiến hành biểu diễn tại phòng học được; - Thí nghiệm cần lặp đi, lặp lại nhiều lần; - Thí nghiệm cần được quan sát ở nhiều góc độ khác nhau; - Mô tả cấu tạo hoặc nguyên tắc hoạt động của các vật… Thực tiễn cho thấy, với thí nghiệm biểu diễn của giáo viên tiến hành trên lớp, đa số học sinh quan sát rất khó khăn do kích thước của thiết bị thí nghiệm, do ánh sáng, phòng học đông học sinh… Mặt khác, có những thí nghiệm đòi hỏi thời gian thực hiện dài hoặc điều kiện phòng học không
  4. 170 NGUYỄN THỊ ĐOAN TRANG cho kết quả mong muốn thì cần phải sử dụng đoạn video clip được quay lại chính các thí nghiệm đó trong điều kiện tốt hơn và chiếu lên màn hình cho học sinh dễ quan sát để làm sáng tỏ hơn các thí nghiệm mà giáo viên đưa ra biểu diễn. Các video clips có thể được giáo viên quay trước ở phòng thí nghiệm để chiếu lại cho học sinh quan sát rõ hơn sau khi giáo viên thực hiện thí nghiệm biễu diễn ở trên lớp hoặc giáo viên có thể tải từ mạng internet nếu những thí nghiệm đó không thực hiện được như: thí nghiệm với ống Hem- hôn, ống phóng điện tử... Từ những đoạn video clip đó và với chức năng của máy vi tính, giáo viên có thể dừng phim ở những thời điểm theo ý muốn của mình hay có thể điều chỉnh nhanh, chậm,… tùy ý hoặc lặp lại những đoạn thích hợp (đây là thế mạnh của video clip trong dạy học sử dụng thí nghiệm biểu diễn) cho học sinh quan sát, suy nghĩ, rút ra kết luận và trả lời các yêu cầu đặt ra của giáo viên. Hoặc có thể phối hợp với một số thí nghiệm trực diện của học sinh. Ví dụ, khi nghiên cứu về động cơ điện, máy phát điện,... cũng có thể chiếu cho học sinh xem một đoạn video clip (mô phỏng) về các loại động cơ, máy phát,... để học sinh có thể quan sát từ hình thức bên ngoài đến cấu tạo bên trong kể cả lúc đang hoạt động thì sẽ có tác dụng tốt trong việc củng cố kiến thức đã học. Hình 3. Video clip cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy phát điện Cụ thể, đối với thí nghiệm về hiện tượng tự cảm, vì bộ thí nghiệm này có kích thước rất nhỏ và chỉ được trang bị một bộ thí nghiệm nên giáo viên chỉ có thể thực hiện thí nghiệm biểu diễn và yêu cầu một học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng. giáo viên quay trước thí nghiệm này ở phòng thí nghiệm, sau khi thực hiện xong thí nghiệm biểu diễn thì sẽ trình chiếu lại đoạn phim để toàn thể học sinh quan sát. Hình 4. Video clip thí nghiệm về hiện tượng tự cảm khi đóng mạch và ngắt mạch 3.3.2. Sử dụng phối hợp thí nghiệm tự tạo với phim thí nghiệm Trong vật lý, có những quá trình do xảy ra quá nhanh, hoặc quá chậm, kết quả thí nghiệm bị phụ thuộc phần lớn vào điều kiện ngoại cảnh, hoặc xảy ra trong không gian rộng khó quan sát, khó đo đạc bằng các phương tiện, thiết bị đo thông thường trong phòng thí nghiệm, phòng
  5. KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÁC VIDEO CLIP TRONG DẠY HỌC... 171 học, do đó gây cản trở, khó khăn trong việc nghiên cứu nó ở trường phổ thông. Để giải quyết các khó khăn đó, trên thực tế ngoài việc sử dụng MVT để mô phỏng, người ta còn sử dụng một phương pháp khác ở trường phổ thông là trình chiếu các phim thí nghiệm trên MVT hỗ trợ trong quá trình dạy học. Với chức năng có thể chủ động điều khiển của MVT, ta có thể quan sát quá trình Vật lí đang nghiên cứu nhiều lần với các mục đích khác nhau. Như vậy với việc ghi hình quá trình Vật lý thực vào phim thí nghiệm và quay chậm lại, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát đối tượng nghiên cứu. Những đối tượng Vật lý trong phim thí nghiệm dù là thực, nhưng không thể tương tác được, do đó, khó hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho học sinh một cách hoàn chỉnh. Muốn khắc phục điều này, cần sử dụng phối hợp thí nghiệm tự tạo và phim thí nghiệm trong QTDH. Việc đơn giản hóa những hiện tượng Vật lý bằng những thí nghiệm tự tạo phù hợp với quy luật, bản chất Vật lý diễn ra trong phim thí nghiệm sẽ góp phần kích thích quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. 4. KẾT LUẬN Việc sử dụng video clip trong dạy học có thể tiết kiệm thời gian của giáo viên, tăng thời gian cho hoạt động nhóm của học sinh cũng như thời gian trao đổi giữa giáo viên và học sinh. Thông qua việc khai thác các video clip làm học sinh chủ động và sáng tạo hơn trong việc đưa ra các ý tưởng, phương án giải quyết nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn và điều khiển của giáo viên. Tóm lại, mỗi một giáo viên giảng dạy vật lý cần chuẩn bị cho mình một công cụ xử lí và biên tập video, điều đó sẽ rất lợi cho giáo viên khi giảng dạy cũng như rất có lợi cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Thị Ngọc Ánh (2010). Sử dụng phối hợp thí nghiệm tự tạo với thí nghiệm có sự hỗ trợ của máy vi tính vào dạy học phần Cơ – Nhiệt lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. [2] Hoàng Đức Mạnh, Trần Huy Hoàng (2010). “Vai trò của videoclip trong hoạt động dạy học”, Tạp chí giáo dục, (230), tr. 28-29. [3] Nguyễn Như Ý (1998). Đại từ điển tiếng Việt,NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. [4] Brophy, J. (Ed.) (2004). Using video in teacher education, The Netherlands Elsevier. Title: EXPLOITING AND USING VIDEO CLIPS IN TEACHING ELECTROMAGNETIC INDUCTION CHAPTER IN THE 11TH PHYSICS TEXTBOOK Abstract: The phenomena happened in electromagnetic is very sophisticated. Hence, using video clips to demonstrate experiments and to organize awareness activities for students is a practical matter. Video clip is a very effective means of teaching in applying information technology accomplishments and it has different characteristics in comparison with other teaching facilities. Thus, when being used, video clip should follow its own rules. Keywords: exploiting, using, experiment, video clip NGUYỄN THỊ ĐOAN TRANG Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Vật lí, khóa 21 (2012-2014), Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
nguon tai.lieu . vn