Xem mẫu

  1. KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN III. VĂN HOÁ XÃ HỘI Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao Văn hoá, thông tin: Những di tích và các giá trị văn hoá vật thể cũng như văn hóa phi vật thể, đặc biệt là bản sắc văn hoá các dân tộc luôn đư¬ợc gìn giữ và phát huy. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá và bản làng văn hoá, đặc biệt là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" phát triển mạnh. Toàn tỉnh có 800 bản làng đăng ký đạt tiêu chuẩn bản làng văn hoá, trong đó được công nhận đạt tiêu chuẩn 568 làng, bản. Các lễ hội, các trò chơi dân gian truyền thống được giàn giữ và khôi phục tiêu biểu là các lễ hội của đồng bào Thái, Mông, lễ hội đền Hoàng Công Chất… Sóng truyền hình Việt Nam phủ được cho 84% dân số, sóng truyền hình Tỉnh phủ được cho 67% dân số; Sóng phát thanh Việt Nam phủ được cho 98,8% dân số, sóng truyền hình Tỉnh
  2. phủ được cho 48% dân số. Giáo dục - đào tạo: Giáo dục: Toàn tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học và xoá mù chữ. Chương trình phổ cập THCS được triển khai thực hiện từ năm 2001, đến cuối năm 2007 đã có 72/106 xã, phường đạt chuẩn phổ cập THCS. Đến nay toàn tỉnh có 372 cơ sở giáo dục các cấp gồm: 89 trường mầm non; 146 trường tiểu học; 111 trường THCS; 18 trường THPT; 1 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 6 TTGDTX huyện , 1 TT. Kỹ thuật tổng hợp - học nghề. Hệ thống các trường, lớp mẫu giáo mầm non trong toàn tỉnh nói chung và ở các xã vùng cao biên giới, các xã đặc biệt khó khăn nói riêng được củng cố và mở rộng. Đến nay 100% các xã đã có trường mẫu giáo hoặc lớp mẫu giáo gắn với các trường tiểu học; tỉnh đã cơ bản xoá hoàn toàn xã trắng về giáo dục mầm non. Đào tạo: Hệ thống các trường đào tạo đã và đang được đầu tư xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh, đáp ứng tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và sinh hoạt cho học sinh, sinh viên. Toàn tỉnh hiện có 1 trường dạy nghề, 1 trường Cao đẳng Sư phạm và 2 trường Trung học chuyên
  3. nghiệp (1 trường Trung học Y tế, 1 trường Trung học Kinh tế kỹ thuật tổng hợp). Hình thức đào tạo nghề có nhiều tiến bộ, nhiều ngành nghề mới được xây dựng chương trình và đưa vào giảng dạy, từng bước đáp ứng yêu cầu về lao động có tay nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ngoài việc tự đào tạo, tỉnh còn liên kết với các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội như: Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tài chính, Đại học Nông nghiệp, Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông... để đào tạo cho đội ngũ cán bộ và con em trong tỉnh. Khoa học - công nghệ và môi trường Khoa học - công nghệ: Công tác khoa học - công nghệ và quản lý tài nguyên - môi trường đã có những triển khai ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Một số đề tài, dự án ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất như: Trong nông nghiệp và thủy sản, đã tuyển chọn và đưa vào sản xuất tập đoàn giống mới có năng suất chất lượng tốt như: giống lúa, giống ngô, giống đậu tương, giống nấm, tập đoàn giống cây ăn quả và các giống bò, lợn, gà, tôm, cá... góp phần đưa năng suất cây trồng, vật nuôi tăng 15 - 20%. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, lĩnh vực khoa học - công nghệ và quản lý tài nguyên - môi trường ở Điện Biên vẫn còn nhiều yếu kém so với các địa phương khác trong
  4. vùng và cả nước, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Môi trường: Môi trường không khí, chất lượng môi trường không khí của Điện Biên chưa bị ô nhiễm, các chỉ tiêu SO2, NO2, Co, NO, CO2, H2S, CH4 đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn cũng chỉ xảy ra cục bộ tại một vài khu đô thị và tập trung dân cư. Môi trường nước, nguồn nước của các hồ chứa trong tỉnh hiện tại đều chưa bị ô nhiễm. Song nước của một số sông suối chính ở vùng lòng chảo Điện Biên, thị trấn Tuần Giáo, Điện Biên Đông, thị xã Mường Lay... đã có biểu hiện ô nhiễm Nitrit, Colifom, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, COD, BOD... do nước thải của các cơ sở sản xuất và nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý thải trực tiếp ra sông, suối. Nguồn nước ngầm trong tỉnh, nhất là ở các khu vực Điện Biên, Tuần Giáo cũng đã có biểu hiện ô nhiễm Nitrit, Colifom... do hầu hết các nước thải, chất thải rắn chưa được xử lý triệt để và việc khai thác sử dụng nước ngầm tự phát, không đúng kỹ thuật. Môi trường đô thị, do hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải ở các đô thị trong tỉnh chưa đáp ứng yêu cầu nên chất lượng môi trường đô thị cũng đang có biểu
  5. hiện ô nhiễm. Tình trạng ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn do hoạt động giao thông và các cơ sở sản xuất cũng xảy ra thường xuyên. Hiện nay việc thu gom các chất thải rắn mới đạt 60% tổng thải. Toàn tỉnh chưa có quy hoạch các bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn vệ sinh, các rác thải chỉ được tập trung và xử lý bằng hình thức chôn lấp đơn giản nên đang gây ô nhiễm môi trường. Môi trường nông thôn, đến nay tỷ lệ hộ trong toàn tỉnh có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm khoảng 25 - 30%, số hộ dân sử dụng nước sạch đạt 57% (bao gồm nước máy, hệ thống tự chảy, lu, mó...). Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng Công tác y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng cũng được quan tâm chú trọng, đạt được nhiều thành quả trên mọi mặt cả về số lượng và chất lượng phục vụ. Tính đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có 10 bệnh viện (1 bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh, 1 bệnh viện khu vực, 1 bệnh viện Lao và bệnh Phổi, 1 bệnh viện y học cổ truyền, 6 bệnh viện tuyến huyện), 1 khu điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân phong, 9 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, 1 công ty cổ phần dược vật tư y tế, 19 phòng khám đa khoa khu vực và 106/106 xã có trạm y tế xã, phường, thị trấn, với tổng số 1.303 giường bệnh, quân có 27,8 giường bệnh/1 vạn dân. Số bác sỹ/1 vạn dân là 4,6; số dược sỹ/ 1
  6. vạn dân là 0,34. Các bệnh viện và trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh được đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị khá hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu khám chữa bệnh. Riêng bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế xã còn nhiều khó khăn thiếu thốn cả về cơ sở vật chất và thiết bị khám chữa bệnh. Mức sống dân cư, xóa đói giảm nghèo Thực hiện việc lồng ghép các chương trình dự án và các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo của Nhà nước và của tỉnh; đời sống nhân dân các dân tộc đã có những bước cải thiện căn bản, GDP bình quân đầu người năm 2007 ước đạt 365 USD/năm. Hiện tại đã cơ bản không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 5%. Đến cuối năm 2007 toàn tỉnh có 89.500 hộ, trong đó có 29.368 hộ đói nghèo chiếm 32,81%. Hàng năm giải quyết việc làm cho 7.000 lao động. Nguồn nhân lực Dân số: Dân số trung bình năm 2007 của tỉnh Điện Biên là 468.282 người, mật độ dân số bình quân 49 người/ km2, là một trong những tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong cả nước và thấp hơn nhiều so
  7. với mật độ dân số trung bình của vùng Tây Bắc (69 người/km2) và của cả nước (254 người/km2). Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 21 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 42,2%, tiếp đến là dân tộc H’Mông chiếm 27,2%, dân tộc Kinh chiếm 19%, dân tộc Khơ Mú 3,9%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng... Các dân tộc ở Điện Biên có những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào khu vực Tây Bắc. Lao động: Số lao động trong độ tuổi của tỉnh năm 2007 là 285.652 người chiếm 61% dân số. Hiện nay số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 250.642 người, trong đó hầu hết là lao động nông, lâm nghiệp chiếm tới 79,5% tổng số lao động đang làm việc; lao động công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 6,5% và lao động khu vực dịch vụ chiếm 14%. Số lao động chưa có việc làm hiện còn khá lớn, khoảng 23.584 người, chiếm 8,6% tổng số lao động có khả năng lao động. Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao động ở Điện Biên đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết
  8. chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS và THPT ngày càng tăng. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh. Chất lượng nguồn nhân lực của Điện Biên hiện nay còn rất thấp so với các địa phương khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đến năm 2007 chỉ chiếm 21,4% số lao động trong độ tuổi, hầu hết lao động qua đào tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể... tập trung ở thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và các trung tâm thị trấn huyện. Tại các khu vực khác, số lao động có kỹ thuật hầu như không đáng kể. Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của Điện Biên hiện còn rất nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu. V. CƠ SỞ HẠ TẦNG DỊCH VỤ DU LỊCH Ngân hàng: Hệ thống các ngân hàng thương mại như Ngân hàng đầu tư phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp đã có chi nhánh tại Trung tâm các huyện và có dịch vụ phục vụ đến các xã thuận tiện cho quan hệ giao dịch tín dụng của các nhà đầu tư.
  9. Bảo hiểm: Dịch vụ bảo hiểm được phục vụ đầy đủ đủ bởi các doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước từ các loại hình bảo hiểm thông dụng như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ tới các loại hình bảo hiểm khác theo yêu cầu của khách hàng. Thương mại: Mạng lưới thương mại được phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế các trung tâm huyện, thị và cụm xã đều đã có chợ trung tâm các xã đều đã có các cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, tiêu thụ nông sản cho nhân dân, nhất là nhân dân ở các vùng cao, vùng xa. Năm 2007 tổng doanh thu hàng hoá bán lẻ và dịch vụ thương mại trên địa bàn ước đạt 1160 tỷ đồng, nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 16,29%/năm. Tuy nhiên về thương mại quốc tế, nhất là xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn còn hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng. Dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải phát triển mạnh, doanh nghiệp vận tải Quốc doanh địa phương sớm được cổ phần hoá. Các nguồn lực được tăng cường bổ sung, số đầu phương tiện và chất lượng được đổi mới, hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều tiến bộ, đáp ứng các nhu cầu vận tải hàng hoá và đi lại của nhân dân.
  10. Dịch vụ Bưu điện: Các hoạt động bưu chính viễn thông cũng được phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Trung tâm các huyện và hầu hết các khu vực thị tứ đều đã được phủ sóng điện thoại di động. Hầu hết các bưu cục đều đã mở các dịch vụ điện thoại đường dài, phát hành báo chí, chuyển tiền qua bưu điện tại trung tâm các xã... Nhiều loại hình phục vụ mới được áp dụng, góp phần tăng doanh thu và đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Dịch vụ du lịch: Hiện nay toàn tỉnh có 83 cơ sở kinh doanh du lịch. Hệ thống khách sạn du lịch cũng tăng khá với 38 khách sạn với tổng số 687 phòng khách, trong đó trên 95% số phòng đạt tiêu chuẩn đón khách quốc tế. Một số dự án phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lịch sử quy mô lớn và hiện đại... đã và đang được xây dựng đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách như khu du lịch sinh thái Him La, U Va, Hua Pe... Số du khách đến Điện Biên năm 2007 khoảng 155.000 lượt khách, trong đó có hơn 16.000 lượt khách quốc tế. VI. KINH TẾ - XÃ HỘI KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Lĩnh vực Kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá so với cùng kỳ nhiều năm. Dự
  11. ước tốc độ tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 10,86% [1]. Trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 5,6%, Công nghiệp xây dựng tăng 8,7%, Dịch vụ tăng 16,24%. Cơ cấu kinh tế năm 2007: nông lâm nghiệp chiếm 36,37%, giảm 0,07%; Công nghiệp - Xây dựng chiếm 24,74%, giảm 0,61%; Dịch vụ 38,89%, tăng 0,68% so với năm 2006. 1.1. Sản xuất nông – lâm nghiệp 1.1.1 Sản xuất lương thực: Tổng sản lượng lương thực năm 2007 ước đạt 187.864 tấn, tăng 1,2% so với năm 2006. Trong đó: Sản lượng thóc ước đạt 131.543 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 401 kg/năm. Trong đó: - Tổng diện tích lúa chiêm xuân gieo cấy đạt 7.496 ha, năng suất bình quân đạt 55,48 tạ/ha; sản lượng thu hoạch ước đạt 41.558 tấn. - Diện tích lúa mùa đạt 15.553 ha, năng suất bình quân 41,66 tạ/ha, sản lượng ước đạt 64.801,5. - Diện tích lúa nương gieo trồng được 19.113 ha, sản lượng ước đạt 25.154,7 tấn. - Cây ngô: Tổng diện tích ngô gieo trồng đạt 27.316 ha. Sản lượng ước đạt 56.320 tấn, đạt 98 % kế hoạch. 1.1.2. Cây công nghiệp:
  12. - Cây Đậu tương trồng được 9.138 ha, sản lượng thu hoạch ước đạt 10.950 tấn. - Cây bông trồng được 1.377 ha, sản lượng ước đạt 2.042 tấn. - Tiếp tục duy trì 223 ha chè và 412 ha cà phê hiện có, đồng thời triển khai chăm sóc 7 ha chè và 90 ha cà phê trồng mới, sản lượng chè búp tươi ước đạt 68 tấn, cà phê nhân 949 tấn. 1.1.3- Chăn nuôi: Tốc độ tăng đàn gia súc, gia cầm khá nhanh, ổn định. Theo số liệu điều tra ngày 01/8/2007, đàn gia súc có khoảng 369.701 con, trong đó có 105.199 con trâu, tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; 32.198 con bò, tăng 7,65% so với cùng kỳ năm trước, 232.304 con lợn, tăng 5,24% so với cùng kỳ năm trước. Cuối tháng 7 và đầu tháng 8 trên địa bàn huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ xuất hiện dịch cúm gia cầm, song đã được kiểm soát, dập tắt kịp thời. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ 29.340 con, trong đó gà 1.842 con, vịt 25.957 con, ngan 1.541 con. Tuy nhiên tốc độ phát triển đàn gia cầm của tỉnh vẫn đạt khá, ước đạt trên 1,4 triệu con, tăng trên 26% so với năm 2006.
  13. - Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.681 ha, tăng 2,8% so với năm 2006. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 926 tấn, tăng 6,8% so với năm 2006. 1.1.4- Lâm nghiệp: Thực hiện khoanh nuôi tái sinh 124.786 ha rừng, đạt 99,9%, bảo vệ 8.252 ha đạt 208,3% kế hoạch, trồng rừng mới được 897,2 ha (Trong đó rừng phòng hộ 309 và rừng sản xuất 588,2 ha) bằng 35,8% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 44% [2], tăng 2% so với năm 2006. 1.2. Về Sản xuất công nghiệp: Sản xuất công nghiệp ổn định và có bước tăng trưởng so với năm trước. Dự ước giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2007 đạt 350,6 tỷ đồng (giá so sánh 1994), tăng 12,51% so với năm 2006. Trong đó: Khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 15,9%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 7,72%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 29,5%, khu vực cá thể tăng 15,76%). Sản lượng một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá (trên 20%) là: thức ăn gia súc, bột giấy, trang in, xi măng, cọc bê tông, tấm lợp, nước máy…
  14. 1.3. Hoạt động Thương mại - Dịch vụ: - Dịch vụ thương mại: Dự ước tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ thương mại đạt 1.440 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2006. Các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân được cung ứng đầy đủ. - Du lịch: Tổng số du khách đến Điện Biên năm 2007 ước đạt 180 ngàn lượt khách, tăng 16,12% so năm trước, trong đó khách quốc tế ước đạt 22 ngàn lượt, tăng 37,5 % so với năm trước; đặc biệt là sau khi khai trương cửa khẩu quốc tế Tây Trang đã có một số đoàn khách từ Thái Lan sang Điện Biên thăm quan, du lịch. Doanh thu xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 72 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2006. - Hoạt động xuất - nhập khẩu: Tháng 5/2007 chính quyền 2 tỉnh Điện Biên và Phoong Sa Ly đã chính thức công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Tây Trang - Xốp Hùn, là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh của tỉnh. Dự ước kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 2 triệu 500 ngàn USD. Trong đó xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của địa phương ước đạt 1,87 triệu USD; nhập khẩu đạt 1,7 triệu USD, tăng 41% so với năm 2006.
  15. - Dịch vụ vận tải: Do việc nâng cấp cải tạo các tuyến quốc lộ 6, 279 và 12 diễn ra trong khi không có đường tránh, giá xăng dầu tăng cao làm phát sinh chi phí đã ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động vận tải đường bộ. Dự ước khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 135 triệu 398 ngàn tấn.km, tăng 0,96%; hành khách luân chuyển đạt 120 triệu 098 ngàn người.km, tăng 2,86% so với năm 2006. - Tài chính - Tiền tệ: + Về thu ngân sách: Tổng thu ngân sách địa phương dự ước đạt 1.939,9 tỷ đồng, tăng 27,4% so với năm 2006. Trong đó thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 154,2 tỷ đồng. Thu trợ cấp ngân sách Trung ương ước đạt 1.471 tỷ đồng. + Tổng chi ngân sách địa phương ước đạt 1.749 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 697,5 tỷ đồng, chi thường xuyên 991 tỷ đồng. + Hoạt động Ngân hàng, kho bạc đã đáp ứng nhu cầu tiền mặt, tiền gửi, cho vay phục vụ nhu cầu của các thành phần kinh tế, phát triển các loại hình dịch vụ tiền tệ; các Ngân hàng giữ mức nợ xấu ổn định ở mức an toàn; hệ thống kho bạc có nhiều cố gắng để thực hiện tốt công tác giám sát chi và kiểm soát thanh toán.
  16. 1.4. Phát triển các thành phần kinh tế: Trong 11 tháng đầu năm 2007 có thêm 80 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký 535 tỷ đồng; nâng tổng số các doanh nghiệp toàn tỉnh lên 363 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 1.950 tỷ đồng hoạt động ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế. Đã hoàn thành việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 1, đã bàn giao 13 doanh nghiệp có vốn nhà nước cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước quản lý. Hoàn chỉnh đề án sắp xếp đổi mới 13 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do tỉnh quản lý giai đoạn 2007-2010 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kinh tế tập thể được củng cố và phát triển. Năm 2007 có 12 hợp tác xã được thành lập, đưa tổng số hợp tác xã trên địa bàn toàn tỉnh lên 79 hợp tác xã với số vốn đăng ký là 50,5 tỷ đồng, bao gồm 35 HTX nông lâm thủy sản, 32 HTX công nghiệp - xây dựng và 12 HTX khác. Ngoài ra còn có 129 tổ hợp tác, trong đó 56% tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. 2. Về tình hình thực hiện đầu tư phát triển Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2007 ước huy
  17. động đạt 2.002 tỷ đồng, tăng 7,6% so với dự kiến trong kế hoạch đầu năm. Gồm có nguồn vốn ngân sách và có nguồn gốc từ ngân sách chiếm khoảng 75%, vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế chiếm 25%. Trong đó: + Vốn do địa phương quản lý: 1.340 tỷ đồng + Vốn các Bộ ngành trung ương đầu tư: 475 tỷ đồng Tuy các nguồn đầu tư phát triển huy động từ các thành phần kinh tế và vốn đầu tư của các Bộ ngành Trung ương trên địa bàn không đạt kế hoạch, song nguồn vốn của ngân sách do địa phương quản lý đã huy động thêm trong năm khá lớn, như nguồn trái phiếu cho các dự án đầu tư cho các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã được chấp thuận 208 tỷ đồng, bổ sung tăng thu 25 tỷ đồng, tạm ứng 65 tỷ đồng, bổ sung có mục tiêu 55 tỷ, huy động các nguồn ODA khác như dự án làng trẻ SOS, dự án Tỉnh Bạn Hữu trẻ em, vốn JBIC dư của chương trình IV với tổng mức đầu tư cho các dự án này trên 100 tỷ đồng (thực hiện trong giai đoạn 2007 – 2009)… đã góp phần quan trọng đảm bảo nguồn lực đầu tư theo kế hoạch, phục vụ mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu và đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn trong năm 2007.
  18. Tổng số vốn thực hiện và giải ngân ước đạt 1.816 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2006 và tương đương 66% GDP của Tỉnh. Kết quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Đến hết năm 2007 đã có 100/106 xã, phường có đường ô tô đến trung tâm, trong đó 70/106 xã đi lại được 2 mùa; 100% xã, phường có điện thoại và điểm bưu điện văn hoá xã ; 81/106 xã, phường có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, có 72% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 61% dân cư nông thôn được cấp nước sinh hoạt. 3. Các mặt Văn hóa- xã hội: 3.1. Về giáo dục: Năm học 2007-2008 toàn tỉnh có 372 trường với 6.220 lớp (trong đó có 400 lớp phổ cập) và 136.384 học sinh, so với cùng kỳ năm học trước tăng 49 trường và tăng 4.699 học sinh. - Công tác phổ cập và xoá mù chữ: Trong năm đã công nhận thêm 29 xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng tuổi, nâng tổng số xã toàn tỉnh được công nhận lên 62 xã, phường, tăng 16,9% kế hoạch; Đồng thời tập trung triển khai phổ cập trung học cơ sở trên địa bàn các xã trong toàn tỉnh, đến cuối năm công nhận thêm 16 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã, phường đạt
  19. chuẩn lên 72 xã, đạt 100% KH; - Công tác đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề: Năm 2007 đã cấp bằng tốt nghiệp cho trên 1.470 sinh viên. Qui mô học sinh đầu năm học 2007-2008 của 3 trường chuyện nghiệp là 3.645 học viên (chỉ tính hệ chính qui), trong đó số học sinh, sinh viên tuyển mới đầu năm là 1.462 học viên tăng 123 học viên so với năm học trước. - Công tác đào tạo nghề: Với 3 cơ sở đào tạo nghề đã đào tạo được 4.424 học viên. Trong đó: Đào tạo hệ dài hạn (trung cấp: 424 h/v, ngắn hạn (sơ cấp) 4.000 h/v. Trong đó đào tạo cho nông dân và thanh niên dân tộc thiểu số là 1.400 học viên, chiếm 35%). 3.2. Về Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân : - Công tác khám chữa bệnh được chú trọng với tổng số lần khám bệnh tại các cơ sở y tế là 871.619 lần đạt 91% kế hoạch năm tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú là 43.472 bệnh nhân đạt 116% so với kế hoạch và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân ngày sử dụng giường bệnh đạt 31 ngày/tháng. Đến nay toàn tỉnh đã phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo 328.496 thẻ, với tổng số kinh phí 26.279 triệu đồng; 91% trẻ em < 6 tuổi được cấp thẻ khám chữa bệnh.
  20. - Các mục tiêu chương trình y tế quốc gia được đẩy mạnh Các hoạt động phòng chống HIV/AIDS được triển khai tương đối tốt, công tác quản lý và giám sát HIV/AIDS được tiến hành thường xuyên. 3.3. Công tác Dân số - Gia đình & Trẻ em được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo. Đã tổ chức chiến dịch chăm sóc sức khoẻ sinh sản kế hoạch hóa gia đình ở 87 xã. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai 68% đạt; Giảm tỷ lệ sinh 1%o. Tỷ lệ sinh con thứ ba giảm 1% so với năm 2006. Tỷ lệ phát triển dân số 2,01%; Dân số trung bình ước khoảng 468.282 người. 3.4. Văn hoá thông tin- TDTT: Tổng số giờ phát thanh trong năm đạt 90,8 % kế hoạch và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số giờ phát sóng truyền hình toàn tỉnh đạt 118,4 % kế hoạch, tăng 20,4% so với năm trước. 3.5. Lao động, thương binh và xã hội: - Chương trình giải quyết việc làm của tỉnh đã được triển khai phối hợp tốt với các chương trình khác, đã ổn định việc làm thường xuyên cho 256.474 lao động, giải quyết việc làm mới cho 7.000 lao
nguon tai.lieu . vn