Xem mẫu

  1. KHÁI QUÁT ĐẠI LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH BÌNH THUẬN Vị trí địa lý: Bình Thuận là một tỉnh duyên hải cực Nam – Trung bộ, với bờ biển dài 12 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Nà (Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu). Phía đông và đông nam giáp biển Đông, phía đông - đông bắc giáp Ninh Thuận, phía bắc - tây bắc giáp Lâm Đồng, phía tây giáp Đồng Nai và phía tây nam giáp Bà Rịa – Vũng Tàu. Diện tích tự nhiên 7.828,4 km2 (số liệu năm 2003), dân số 1.150,6 nghìn người (theo số liệu năm 2005), dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa, K’ho, Ch’ro. Đơn vị hành chính: Tỉnh Bình Thuận gồm thành phố Phan Thiết (tỉnh lị) và các huyện: Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, tuy Phong và huyện đảo Phú Quý. Địa hình chia làm 3 vùng: rừng núi, đồng bằng, ven biển. Có nhiều nhánh núi đâm ra biển, tạo nên các mũi La Gàn, Mũi Nhỏ, Mũi Rơm,
  2. Kê Gà… Thủy văn: Các con sông chảy qua Bình Thuận gồm: sông Quao, sông La Ngà, sông Công, sông Dinh. Khí hậu: Bình Thuận nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 27 độ C. Lượng mưa trung bình năm là 1.024 mm. Độ ẩm tương đối là 79%. Tổng số giờ nắng là 2.459 giờ. Tài nguyên thiên nhiên: thiên nhiên ưu đãi cho Bình Thuận nguồn tài nguyên tương đối phong phú và đa dạng để phát triển các ngành kinh tế biển, nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, khai thác và du lịch dịch vụ. Thủy sản: Bình Thuận có vùng biển rộng 52.000 km2, là 1 trong 3 ngư trường lớn nhất của Việt Nam, trữ lượng hải sản từ 220 – 240 ngàn tấn, phong phú về chủng loại với nhiều loại hải sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Nông – Lâm nghiệp: toàn tỉnh có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất trồng lúa. Chăn nuôi gia súc,
  3. gia cầm khá phát triển. Diện tích đất rừng và lâm nghiệp là 400.000 ha, với trữ lượng gỗ 25 triệu m3. Khoáng sản có nhiều loại, trữ lượng lớn. Đáng chú ý nhất là nước khoáng thiên nhiên Bicarbonat với 10 mỏ trữ lượng cao và chất lượng tốt, có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm. Ngoài ra còn có cát thủy tinh, đá granit, sét bentonit, quặng sa khoáng nặng. Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, với bờ biển dài 192 km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná, Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu, Bà Rịa-Vũng Tàu. Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Thủ phủ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km. Tổng diện tích: 7.828 km²  Chiều dài bờ biển: 192 km  Diện tích vùng lãnh hải: 52.000 km²  Diện tích qua các thời kỳ: 1991 (số liệu Tổng cục Thống kê): 7.892 km²  1994-1998: 7.992 km²  1999 (Tổng điều tra dân số): 7.828 km² 
  4. 2001 7.892 km²  2004: 7.828,4 km²  2005: 7.830,47 km²  Dân cư Dân số: 1.135.900 người (2004); 359.244 (1971)  Mật độ: 145 người/km²  Số nam: 565.700 người; số nữ: 570.200 người  Thành thị: 394.200 người; nông thôn: 741.700 người  Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Giarai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng. Dân số qua các thời kỳ: 1991 (số liệu Tổng cục Thống kê): 812.547 người  1992: 830.000 người  1993: 858.700 người  1994: 882.200 người  1995: 951.700 người  1996 (số liệu Tổng cục Thống kê): 924.500 người  1997: 924.500 người 
  5. 1998: 963.700 người  1999 (Tổng điều tra dân số 1-4): 1.047.040 người; 1999 (Tổng  cục Thống kê): 1050.900 người (trung bình năm) 2000 (Tổng cục Thống kê): 1065.900 người  2001: 1.079.700 người  2002: 1.096.700 người  2003: 1.120.000 người  2004 (Tổng cục Thống kê): 1.135.900 người (trung bình năm)  2005: 1.157.332 người (trung bình năm)   Hành chính Hiện nay Bình Thuận có 10 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Phan Thiết  Thị xã La Gi  Huyện Tuy Phong  Huyện Bắc Bình  Huyện Hàm Thuận Bắc  Huyện Hàm Thuận Nam  Huyện Tánh Linh 
  6. Huyện Hàm Tân  Huyện Đức Linh  Huyện đảo Phú Quý  Bình Thuận thuộc vùng nào? Hiện nay, đa số sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Bình Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc cực Nam) Trung Bộ. Riêng Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số tài liệu lấy số liệu của Tổng cục Thống kê) lại xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ. Xét về mặt lịch sử (xem phần dưới) thì Bình Thuận chỉ được xếp vào Nam Kỳ trong thời gian khoảng 1 năm (1883-1884), sau đó lại trả vềTrung Kỳ cho tới nay. Website của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cũng xếp 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ trong số liệu thống kê vùng Đông Nam Bộ, nhưng ở phần khác lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào "vùng Duyên hải miền Trung", tách biệt với Đông Nam Bộ Địa hình Địa hình Bình Thuận bao gồm 4 dạng cơ bản: núi thấp, gò đồi, đồng bằng, đồi cát và cồn cát ven biển. Ngoài khơi có một số đảo, trong đó
  7. có 10 đảo của huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trên địa bàn tỉnh có một số núi cao như: Đa My (1.642 m), Dang Sruin (1.302 m), Ông Trao (1.222 m), Gia Bang (1.136 m), núi Ông (1.024 m) và Chi Két (1.017 m). Một số nhánh mũi chạy ra sát biển tạo nên các mũi La Gàn, Kê Gà, Mũi Né, Mũi Rơm và Mũi Nhỏ. Khí hậu Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10  Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau  Nhiệt độ trung bình: 27°C  Lượng mưa trung bình: 1.024 mm  Độ ẩm tương đối: 79%  Tổng số giờ nắng: 2.459  Giao thông Thành phố Phan Thiết cách Tp. Hồ Chí Minh 198 km, cách Hà Nội 1.518 km.
  8. Đường bộ Là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, hiện nay, Bình Thuận có ba tuyến quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã được nâng cấp, mở rộng hoàn toàn. Quốc lộ 1A xuyên Việt (chiều dài đi qua tỉnh là 178 km); * Quốc  lộ 55 đi Bà Rịa-Vũng Tàu Quốc lộ 28 từ thành phố Phan Thiết đi Huyện Di Linh tỉnh Lâm  Đồng. Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác cũng đang được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, mở rộng và kéo dài thêm đảm bảo cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Đường sắt Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và 11 ga, quan trọng nhất là ga Mương Mán. Trong thời gian tới, tỉnh sẻ xây mới ga Phan Thiết nhằm phục vụ du lịch. Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển  dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế.
  9. Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn. Đường hàng không: Để phục vụ nhu cầu đi lại, nhất là đối với  khách du lịch, nhà đầu tư ngày càng nhiều, tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư để khôi phục lại sân bay Phan Thiết. Xe buýt Hiện đang hoạt động các tuyến: Số 1: Tiến Lợi - Mũi Né - Hòn Rơm  Số 2: Tiến Lợi - Ma Lâm - Hàm Trí  Số 3: Phan Thiết - Phú Long - Ngã ba Gộp - Lương Sơn  Số 4: Tà Cú - Phan Thiết - Phú Long  Số 6: Phan Thiết - Kê Gà - Tân Thành  Số 7: Phan Thiết - Mương Mán - Hàm Cần  Điện năng Có 3 nguồn điện chính: Từ nhà máy thủy điện Đa Nhim qua lưới truyền tải 110 KV  Từ nhà máy thủy điện Hàm Thuận Đa Mi qua lưới truyền tải  110 KV
  10. Trạm phát điện diesel 3800 KW  Trong đó, cung cấp điện cho khu vực thành phố Phan Thiết có trạm biến áp trung tâm Phan Thiết công suất 50 MVA, và sẽ được nâng cấp mở rộng lên 80-100 MVA. Hệ thống lưới điện tại Thành phố Phan Thiết cũng đang được nâng cấp cải tạo, đáp ứng đủ các nhu cầu khu dân cư và khu công nghiệp Phan Thiết. Cung cấp nước Nhà máy nước Phan Thiết có công suất 25.000 m³/ngày đêm, hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tại các huyện đều có trạm cấp nước quy mô nhỏ 500-2000 m³/ngày đêm. Lịch sử Tòa nhà Trung tâm Hội nghị Tỉnh Bình Thuận
  11. Đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai. Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Phan Lang  (sau gọi là Phan Rang), và chỉ để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành. Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại  đặt tên là Thuận Phủ và năm 1694 đặt là Thuận Thành trấn. Năm 1697: Lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa  Đa. Sau cải thành Bình Thuận Dinh. Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vuaMinh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ. Năm 1827: Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm  Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Định. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa. Năm 1883: Hòa ước ký với Pháp (ngày 23 tháng 7) sáp nhập  Bình Thuận vào Nam Kỳ. Năm 1884: Hòa ước Patenôtre (ngày 6 tháng 6) lại đưa Bình  Thuận về Trung Kỳ. Năm 1888, vua Đồng Khánh chuyển phủ Ninh  Thuận vào Khánh Hòa.
  12. Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện  Tánh Linh trước thuộc Đồng Nai Thượng sáp nhập vào Bình Thuận. Năm 1905: Phủ Di Linh được nhập vào Bình Thuận.  Trước năm 1975: Bình Thuận có 8 Quận: Hàm Thuận, Phú Quý,  Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Đa, Tuy Phong và Phan Lý Chàm. Năm 1976: Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh  Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Đến tháng 4 năm 1992, Thuận Hải lại chia ra thành hai tỉnh  riêng: Bình Thuận và Ninh Thuận. Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991. Bình Thuận bây giờ vẫn bao hàm cả Bình Tuy (huyện Hàm Tân bây giờ). Bề dày văn hoá Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích tháp Chàm cổ Pôshanư, đền thờ Poklong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. Người
  13. Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúaHuyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo. Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Đến nay, nước khoáng Vĩnh Hảo đã nổi tiếng trong nước và đang từng bước vươn ra xuất khẩu trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Kinh tế Theo sự sắp đặt về kinh tế, hiện nay, Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Phần đất liền của Bình Thuận nằm trong giới hạn 10°35'-11°38' Bắc và 107°24'-108°53' Đông. Thủy sản Nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà
  14. Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km). Bình Thuận có vũng lãnh hải rộng 52 nghìn km² nên Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn của Việt Nam trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại, là điều kiện chế biến thủy sản xuất khẩu. Sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm. Nông - Lâm nghiệp Tỉnh Bình Thuận có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa. Sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Đang đầu tư để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với: 10.000 ha thanh long  30.000 ha điều  15.000 ha bông vải  20.000 ha cao su  2.000 ha tiêu 
  15. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến từ cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm... Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m³ và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt bò, heo... Trái thanh long - một đặc sản của Bình Thuận Khoáng sản Tỉnh Bình Thuận có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn: Nước khoáng thiên niên bicarbonat: hơn 10 mỏ trữ lượng cao,  chất lượng tốt (trong đó có cả mỏ nước khoáng nóng 700 độ C) có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm. Trong đó, 2 mỏ đang được khai thác và kinh doanh đó là Vĩnh Hảo và Đa Kai. Cát thủy tinh: 4 mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với  trữ lượng trên 500 triệu m³, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh. Đá granít: trữ lượng rất lớn, phân bố khắp nơi. 
  16. Sét bentonit: dùng trong công nghiệphóa chất và khai thác dầu  mỏ, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. Quặng Sa khoáng nặng để sản xuất titan, zircon, trữ lượng khoảng một triệu tấn. Tại Vĩnh Hảo có diện tích trên 1.000 ha, sản lượng 150.000 tấn/năm... Zircon 4 triệu tấn dẫn đầu cả nước về trữ lượng này.  Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình  Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60 km; có 3 mỏ dầu Rạng Đông, Sư tử đen và Rubi đang khai thác. Hai mỏ: Sư tử trắng và Sư tử vàng chuẩn bị khai thác. Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đang quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp dầu khí tại Bình Thuận để hình thành trung tâm dự trữ dầu mỏ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và xuất khẩu. Du lịch Ngày 24 tháng 10 năm 1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học, khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và Mũi Né - Phan Thiết để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cũng đồng thời nhận ra nơi này có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du lịch phong phú. Đây được coi là mốc thời gian mà Bình Thuận bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam.
  17. Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - đánh golf - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né(thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có một sân golf 18 lỗ, đang triển khai xây dựng sân golf thứ hai mang tầm vóc quốc tế, 5 khách sạn lớn, nhiều làng du lịch cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển... sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn. Danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa Một đồi cát ở Bình Thuận Danh lam thắng cảnh
  18. Mũi Né (Phan Thiết)  Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam)  Chùa cổ thạch (Bình Thạnh-Tuy Phong)  Chùa Linh Sơn Cổ Tự (Vĩnh Hảo-Tuy Phong)  Bàu Trắng xã Hoà Thắng (Bắc Bình)  Hồ Hàm Thuận - Đa My (Hàm Thuận Bắc)  Hồ Sông Quao (Hàm Thuận Bắc)  Dinh Thầy Thím( Tân Tiến - La Gi)  Di tích lịch sử - Văn hóa Tháp Pôshanư  Dinh Vạn Thủy Tú  Trường Dục Thanh  Hải đăng Khe Gà  Kết nghĩa Tuyên Quang là tỉnh kết nghĩa với Bình Thuận. Tại thành phố Phan Thiết có một con đường mang tên tỉnh này và "Phan Thiết" cũng là tên được đặt cho một phường của thị xã Tuyên Quang.
  19. Những cái nhất nước Lễ hội rước đèn Trung thu tại Phan Thiết Tượng Phật nằm trên núi Tàkóu Tháp nước Khu vực đồi cát Mũi Né đẹp nhất và hoạt động du lịch dã ngoại  sôi động nhất. (Phan Thiết) Tháp nước có kiến trúc đẹp nhất (cao 32m, do Hoàng thân Lào  Xuvanuvông thiết kế). (Phan Thiết)
  20. Đền thờ cá voi lớn nhất mang tên Vạn Thủy Tú, nơi lưu giữ hơn  100 bộ xương cá voi. (Phan Thiết) Ngọn hải đăng Kê Gà bằng đá cao nhất (cao 100 m). (Hàm  Thuận Nam) Tượng Phật trên núi Tà cú là tượng Phật nằm lớn và dài nhất  (49 m). (Hàm Thuận Nam) Bãi đá Cổ Thạch nhiều hình hài màu sắc nhất. (xã Bình Thạnh,  huyện Tuy Phong) Bình Thuận còn là vùng trồng cây thanh long nhiều và ngon  nhất, sò điệp nhiều và có giá trị nhất. Bình Thuận là địa phương có nhiều cuộc thi, lễ hội dân gian độc  đáo nhất như: đua thuyền trên sông Cà Ty (mồng 2 tết hằng năm), chinh phục núi Tà cú,chạy việt dã vượt đồi cát Mũi Né và lễ hội rước đèn Trung thu (Phan Thiết) có quy mô lớn nhất dành cho trẻ em được ghi vào sách Kỉ lục Guiness Việt Nam.Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội cầu ngư (Phan Thiết).
nguon tai.lieu . vn