Xem mẫu

  1. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 14 - 2022 KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA VÀ ỨC CHẾ α-GLUCOSIDASE Ở CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA LÁ BÀNG (Terminalia catappa L.) Hà Đăng Huy, Lâm Văn Tình và Huỳnh Ngọc Trung Dung* Trường Đại học Tây Đô * ( Email: hntrungdung@gmail.com) Ngày nhận: 01/10/2021 Ngày phản biện: 15/02/2022 Ngày duyệt đăng: 01/3/2022 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng kháng oxy hóa và ức chế enzyme α-glucosidase gây hạ đường huyết ở các giai đoạn phát triển của lá bàng (Terminalia catappa L.), thông qua màu sắc theo từng giai đoạn phát triển của lá. Nghiên cứu được thực hiện trên các mẫu cao chiết từ lá bàng, bao gồm lá trưởng thành (lá xanh) và lá già (lá vàng và đỏ). Ethanol ở nồng độ 50% và 96% được sử dụng để chiết xuất các mẫu cao toàn phần. Khả năng kháng oxy hóa được đánh giá qua hai phương pháp (bắt gốc tự do DPPH và khử ion sắt III), hoạt tính ức chế α-glucosidase của mẫu được so sánh với đối chứng dương acarbose. Các khảo sát trên được đánh giá thông qua giá trị IC50 (nồng độ gây ức chế 50% hoạt tính sinh học). Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ dung môi chiết xuất cho thấy, hầu hết các mẫu cao được chiết với ethanol 50% cho giá trị IC50 về hoạt tính kháng oxy hóa tốt hơn. Việc đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa theo các giai đoạn phát triển của lá bàng chỉ ra, lá ở giai đoạn màu đỏ bắt gốc tự do DPPH mạnh nhất còn lá vàng và xanh lại thể hiện năng lực khử ion sắt III tốt hơn. Trong khi đó, hoạt tính ức chế α-glucosidase không chịu ảnh hưởng bởi nồng độ dung môi hay sự phát triển của lá bàng. Ngoài ra, tất cả các mẫu cao trong nghiên cứu còn cho thấy khả năng ức chế α-glucosidase mạnh hơn có ý nghĩa so với đối chứng dương acarbose, cho thấy tiềm năng rất lớn của lá bàng cho những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo. Từ khóa: Acarbose, α-glucosidase, DPPH, FRAP, lá bàng Trích dẫn: Hà Đăng Huy, Lâm Văn Tình và Huỳnh Ngọc Trung Dung, 2022. Khả năng kháng oxy hóa và ức chế α-glucosidase ở các giai đoạn phát triển của lá bàng (Terminalia catappa L.). Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 14: 216-226. * Ths. Huỳnh Ngọc Trung Dung – Giảng viên Khoa Dược và Điều dưỡng, Trường Đại học Tây Đô 216
  2. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 14 - 2022 1. GIỚI THIỆU đường huyết, bảo vệ gan, ngừa ung thư, Gốc tự do có bản chất là các nguyên kháng viêm, kháng khuẩn… (Chyau et tử, phân tử hoặc ion mang điện tích âm, al., 2002; Ko et al., 2003; Ahmed et al., có khả năng oxy hóa rất cao, gây tổn hại 2005; Chyau et al., 2006; Chu et al., cho các tế bào cơ thể. Khi các gốc tự do 2007; Anam et al., 2009; Neelavathi et không ngừng sản sinh, chúng sẽ vượt qua al., 2012). hệ thống enzyme bảo vệ của cơ thể Tiếp nối nghiên cứu của Hà Đăng Huy (superoxide dismutase, catalase, và ctv. (2021) về khảo sát hàm lượng peroxidase…), từ đó tấn công vào các tế polyphenol và flavonoid ở các giai đoạn bào, gây rối loạn về chức năng sinh lý, phát triển của lá bàng, nghiên cứu này dẫn đến tình trạng stress oxy hóa và nhiều tiến hành đánh giá hai trong số những căn bệnh nguy hiểm, bao gồm cả đái tháo hoạt tính vượt trội của lá bàng là khả năng đường (Ceriello, 2006). kháng oxy hóa và ức chế enzyme α- Đái tháo đường là một căn bệnh mãn glucosidase gây hạ đường huyết ở những tính do sự chuyển hóa carbohydrate khi giai đoạn phát triển của lá. Kết quả insuline bị thiếu hoặc bị giảm tác động, nghiên cứu là cơ sở việc lựa chọn loại lá đặc trưng bởi sự gia tăng lượng glucose bàng và dung môi trích tối ưu cho những huyết cao hơn bình thường. Việc ức chế nghiên cứu tiếp theo, cũng như phát triển enzyme α-glucosidase làm cản trở sự các sản phẩm ứng dụng từ lá bàng, làm phân hủy carbohydrate thành các tiểu phong phú hơn nguồn dược liệu tiềm phân α-D-glucose trong máu, gây hạ năng ở nước ta. đường huyết. Hiện nay, các loại thuốc ức 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG chế α-glucosidase trên thị trường như PHÁP NGHIÊN CỨU acarbose, miglitol, voglibose... tuy có 2.1. Đối tượng nghiên cứu công dụng hữu hiệu nhưng cũng gây nhiều tác dụng phụ như đau bụng, đầy Nghiên cứu được thực hiện thông qua hơi, tiêu chảy…, dẫn đến nhiều khó khăn phân loại dựa trên màu sắc lá bàng, bao trong quá trình điều trị và chăm sóc bệnh gồm: Lá trưởng thành (xanh), lá già (vàng nhân (Lê Quốc Duy và ctv., 2016). và đỏ) (Marjenah and Putri, 2017). Nguyên liệu được thu hái ở quận Cái Xu hướng chung hiện nay trên thế giới Răng, Tp. Cần Thơ từ tháng 8-9 năm là nghiên cứu và phát triển các sản phẩm 2020, sau đó rửa sạch, để ráo, sấy khô ở có nguồn gốc từ thảo dược trong dân gian 50oC, xay nhỏ và bảo quản ở nhiệt độ nhằm thay thế các loại thuốc hóa dược, phòng. cũng như tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có. Lá bàng (Folium 2.2. Phương pháp nghiên cứu Terminaliae catappae L.) là một trong 2.2.1. Hóa chất những đối tượng đang được quan tâm với nhiều công dụng đã được chứng minh - Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa: như ức chế gốc tự do, kháng oxy hóa, hạ Acid ascorbic (Sigma), DPPH (2,2- diphenyl-1-picrylhydrazyl) (Merck), 217
  3. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 14 - 2022 methanol, nước cất, đệm phosphate quá trình ngâm mẫu có hỗ trợ siêu âm 30 (pH = 6,6), K3Fe(CN)6 1%, acid phút nhằm làm tăng sự thẩm thấu của trichloroacetic 10%, FeCl3 1%. dung môi vào các mô tế bào, từ đó kéo - Khảo sát hoạt tính ức chế α- theo nhiều nhất có thể hàm lượng hoạt glucosidase: Acarbose (Sigma-Aldrich), chất. Quá trình lặp lại liên tục cho đến khi α-glucosidase (Sigma-Aldrich), chất nền chiết kiệt hoạt chất. Các mẫu dịch chiết p-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside thu được đem cô quay dưới áp suất giảm (Sigma-Aldrich). ở 50oC đến khi độ ẩm cao đạt dưới 20% theo tiêu chuẩn cao đặc (PL1 - Dược điển 2.2.2. Phương pháp chiết xuất cao Việt Nam V). Các mẫu cao đạt độ ẩm toàn phần thích hợp thu được từ nghiên cứu trước Các mẫu nguyên liệu đạt độ ẩm thích đó tiếp tục được sử dụng trong bài nghiên hợp được chiết theo phương pháp ngâm cứu này. Ký hiệu và độ ẩm cao chiết được lạnh của Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), thể hiện lần lượt qua Bảng 1. Bảng 1. Bảng ký hiệu các mẫu cao chiết Độ ẩm Mẫu cao chiết Ký hiệu (%) Cao chiết từ lá bàng xanh với ethanol 96% BX96 12,32 Cao chiết từ lá bàng xanh với ethanol 50% BX50 11,05 Cao chiết từ lá bàng vàng với ethanol 96% BV96 16,14 Cao chiết từ lá bàng vàng với ethanol 50% BV50 8,10 Cao chiết từ lá bàng đỏ với ethanol 96% BĐ96 14,67 Cao chiết từ lá bàng đỏ với ethanol 50% BĐ50 14,16 2.2.3. Khảo sát hoạt tính bắt gốc tự do oxy hóa sẽ tạo thành DPPH dạng nguyên DPPH tử có màu vàng. Sự chuyển đổi dung dịch Phương pháp bắt gốc tự do DPPH từ màu tím sang vàng được dùng để xác được thực hiện theo mô tả của Chanda định khả năng bắt gốc tự do có trong mẫu and Dave (2009). Gốc DPPH có màu tím, nghiên cứu bằng cách đo độ hấp thu ở khi kết hợp với một H+ của chất ức chế bước sóng 517 nm. Sơ đồ 1. Nguyên tắc quy trình khảo sát hoạt tính bắt gốc DPPH 218
  4. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 14 - 2022 Dung dịch ở nồng độ 100 μg/mL của 2.2.4. Khảo sát năng lực khử ion sắt mẫu thử (hoặc đối chứng dương acid III (FRAP-Ferric ion reducing ascorbic) trong methanol được pha loãng antioxidant power) thành các nồng độ khác nhau. Hút 0,5 mL Phương pháp khử sắt III dựa trên mô dung dịch mẫu thử/acid ascorbic ở từng tả của Vijayalakshmi and Ruckmani nồng độ khảo sát, trộn với 3 mL MeOH (2016) với một số hiệu chỉnh. Khi có sự và 0,5 mL DPPH 0,6 mM. Hỗn hợp pha hiện diện của chất kháng oxy hóa thì phức xong được ủ tối ở nhiệt độ phòng 30 phút, sắt III là K3Fe(CN)6 sẽ bị khử tạo thành đo độ hấp thu (A) ở bước sóng 517 nm. Ở phức sắt II là K4Fe(CN)6. Sau đó, mẫu chứng thay 0,5 mL dung dịch mẫu K4Fe(CN)6 tiếp tục phản ứng với FeCl3 bằng MeOH. Phần trăm hoạt tính bắt gốc tạo thành phức KFe[Fe(CN)6] màu xanh tự do DPPH của mẫu thử/acid ascorbic tại phổ, hấp thu cực đại ở bước sóng 700 nm. từng nồng độ được xác định dựa trên công thức: [(Achứng - Athử)/Achứng] x 100 K3Fe(CN)6 + ArOH K4Fe(CN)6 + ArO K4Fe(CN)6 + FeCl3 KFe[Fe(CN)6 Sơ đồ 2. Nguyên tắc quy trình khảo sát hoạt tính khử ion sắt III Dung dịch ở nồng độ 100 μg/mL của hoạt tính khử ion sắt III của mẫu thử/acid mẫu thử (hoặc đối chứng dương acid ascorbic tại từng nồng độ được xác định ascorbic) trong nước cất được pha loãng dựa trên công thức: thành các nồng độ khác nhau. Hút 1 mL [(Athử - Achứng)/Athử] x 100 dung dịch mẫu thử/acid ascorbic ở từng nồng độ khảo sát, trộn với 2,5 mL đệm 2.2.5. Khảo sát hoạt tính ức chế phosphate (pH = 6,6) và 2,5 mL enzyme α-glucosidase K3Fe(CN)6 1%. Hỗn hợp được ủ 50oC Hoạt tính ức chế α-glucosidase in vitro trong 20 phút, để nguội, sau đó thêm 2,5 được tiến hành theo phương pháp của mL acid trichloroacetic 10%. Ly tâm hỗn Kwon et al. (2008) với một số hiệu chỉnh. hợp 3000 vòng trong 10 phút. Hút lấy 2,5 Phương pháp này dựa trên phản ứng thủy mL dung dịch sau ly tâm (lớp trên) trộn phân chất nền p-nitrophenyl-α-D- với 2,5 mL nước cất và 0,5 mL FeCl3 1%. glucopyranoside (p-NPG) khi có mặt α- Hỗn hợp pha xong được ủ tối ở nhiệt độ glucosidase, tạo ra p-nitrophenol (p-NP) phòng 10 phút, đo độ hấp thu (A) ở bước và α-D-glucose. sóng 700 nm. Ở mẫu chứng thay 1 ml dung dịch mẫu bằng nước cất. Phần trăm 219
  5. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 14 - 2022 HO CH2OH HO O O OH enzym -glucosidase OH + O + H2O H pH 6,8, 37oC OH OH NO2 OH OH NO2 p-NPG -D-glucose p-NP Sơ đồ 3. Nguyên tắc quy trình khảo sát hoạt tính ức chế α-glucosidase Trong điều kiện có cation Na+, p-NP sẽ 2.2.6. Phương pháp tính toán số liệu chuyển thành ion p-nitrophenolate có Thông qua mối tương quan thuận giữa màu vàng tươi và hấp thu cực đại tại bước phần trăm hoạt tính sinh học với dãy nồng sóng 405 nm. Chất ức chế enzyme sẽ làm độ khảo sát, vẽ được phương trình đường giảm cường độ hấp thu của dung dịch, thẳng tuyến tính có dạng y = a(x) + b. ngăn cản sự thủy phân p-NPG và màu của Thay y = 50 vào phương trình nhằm xác dung dịch sẽ nhạt dần. định giá trị IC50 (nồng độ gây ức chế 50% Hỗn hợp gồm 60 μL dung dịch mẫu hoạt tính sinh học) của các mẫu thử thử (hoặc đối chứng dương acarbose) nghiệm. Giá trị IC50 càng nhỏ tương ứng trong nước cất tại từng nồng độ khảo sát với hoạt tính càng mạnh và ngược lại. Các được trộn với 50 μL dung dịch đệm số liệu kết quả thử nghiệm được biểu thị phosphate 0,1 M (pH = 6,8) có chứa dung trung bình của 3 lần đo khác nhau. dịch α-glucosidase (0,2 IU/mL). Ủ hỗn 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN hợp trong các giếng của đĩa 96 ở 37°C trong 10 phút. Sau đó, thêm 50 μL dung 3.1. Khả năng bắt gốc tự do DPPH dịch p-NPG được pha trong đệm và khử ion sắt III phosphate 0,1 M (pH = 6,8) vào từng Khả năng bắt gốc tự do DPPH (hoặc giếng. Tiếp tục ủ 20 phút, đo độ hấp thu khử ion sắt III) của các hoạt chất có trong (A) ở bước sóng 405 nm. Ở mẫu chứng cao chiết lá bàng được thể hiện thông qua thay 60 μL dung dịch mẫu bằng đệm giá trị IC50 của các mẫu thử nghiệm. Kết phosphate. Phần trăm hoạt tính ức chế α- quả khảo sát được so sánh với đối chứng glucosidase của mẫu thử/acarbose tại dương acid ascorbic, thể hiện lần lượt ở từng nồng độ được xác định theo công Bảng 2 và 3. thức: [(Achứng - Athử)/Achứng] x 100 220
  6. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 14 - 2022 Bảng 2. Kết quả khảo sát khả năng bắt gốc tự do DPPH ở các mẫu cao chiết IC50, DPPH Mẫu Phương trình tuyến tính R2 (μg/mL) BX96 y = 6,451x + 15,535 0,997 5,34 ± 0,09e BX50 y = 8,086x + 19,406 0,995 3,78 ± 0,06b BV96 y = 11,221x + 7,780 0,988 3,76 ± 0,05b BV50 y = 10,963x + 3,225 0,997 4,27 ± 0,06d BĐ96 y = 9,913x + 11,230 0,998 3,91 ± 0,05bc BĐ50 y = 11,630x + 13,290 0,981 3,16 ± 0,01a Acid ascorbic y = 9,015x + 13,875 0,987 4,01 ± 0,07c *Chú thích: BX96: Lá bàng xanh chiết với ethanol 96%. BX50: Lá bàng xanh chiết với ethanol 50%. BV96: Lá bàng vàng chiết với ethanol 96%. BV50: Lá bàng vàng chiết với ethanol 50%. BĐ96: Lá bàng đỏ chiết với ethanol 96%. BĐ50: Lá bàng đỏ chiết với ethanol 50%. Trong cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05 bằng phép thử Tukey. R2: Hệ số xác định. DPPH: 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl. IC50: Nồng độ ức chế tối đa 50%. Bảng 3. Kết quả khảo sát khả năng khử ion sắt III ở các mẫu cao chiết IC50, FRAP Mẫu Phương trình tuyến tính R2 (μg/mL) BX96 y = 108,930x + 24,336 0,986 0,24 ± 0,01abc BX50 y = 61,161x + 34,583 0,986 0,25 ± 0,02bcd BV96 y = 65,120x + 30,345 0,976 0,30 ± 0,02d BV50 y = 56,131x + 39,997 0,997 0,18 ± 0,02a BĐ96 y = 73,866x + 29,105 0,996 0,28 ± 0,02cd BĐ50 y = 85,897x + 27,324 0,986 0,26 ± 0,01cd Acid ascorbic y = 59,298x + 38,460 0,979 0,19 ± 0,02ab *Chú thích: BX96: Lá bàng xanh chiết với ethanol 96%. BX50: Lá bàng xanh chiết với ethanol 50%. BV96: Lá bàng vàng chiết với ethanol 96%. BV50: Lá bàng vàng chiết với ethanol 50%. BĐ96: Lá bàng đỏ chiết với ethanol 96%. BĐ50: Lá bàng đỏ chiết với ethanol 50%. Trong cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05 bằng phép thử Tukey. R2: Hệ số xác định. FRAP: Ferric ion reducing antioxidant power. IC50: Nồng độ ức chế tối đa 50%. 221
  7. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 14 - 2022 Hầu hết, các mẫu cao chiết ethanol lần lượt dao động từ 92,5-95,7% tại nồng 50% cho kết quả khảo sát khả năng kháng độ khảo sát 0,1 mg/mL. oxy hóa tốt hơn các mẫu chiết với ethanol Kết quả từ Bảng 3 cho thấy, các mẫu 96%. Theo Medina-Torres et al. (2017), BV50, BX96 và BX50 có khả năng khử việc chiết xuất siêu âm với cồn cao độ có sắt III tốt nhất (IC50 lần lượt là 0,18 ± thể làm biến tính proteine ở thành tế bào, 0,02; 0,24 ± 0,01 và 0,25 ± 0,02 μg/mL), cản trở việc khuếch tán hợp chất vào đều có kết quả phân tích Tukey tương trong dung môi nên hỗn hợp dung môi đương với đối chứng dương acid ascorbic cồn-nước sẽ thích hợp cho việc chiết xuất (IC50 = 0,19 ± 0,02 μg/mL). Mẫu BV50 những hợp chất phenolic phân cực lẫn có giá trị IC50 thấp nhất, nhưng nó lại không phân cực có tác dụng kháng oxy không cho thấy sự khác biệt với 2 mẫu hóa. BX96 và BX50. Khảo sát trước đó của Dựa theo kết quả khảo sát và phân tích Chyau et al. (2006) cũng chỉ ra điều Tukey từ Bảng 2, có đến 3 mẫu thể hiện tương tự; giá trị EC50 được tác giả sử hoạt tính bắt gốc tự do DPPH tốt hơn đối dụng thay vì IC50, thể hiện kết quả trên 3 chứng dương acid ascorbic (IC50 = 4,01 ± mẫu cao chiết nước từ lá bàng xanh, vàng 0,07 μg/mL) là BĐ50, BV96, BX50 (IC50 và đỏ lần lượt là 0,15 ≈ 0,16 < 0,23 lần lượt là 3,16 ± 0,01; 3,76 ± 0,05; 3,78 mg/mL. Nhìn chung, nếu như lá bàng đỏ ± 0,06 và 3,91 ± 0,05 μg/mL). Trong đó, cho thấy ưu thế về khả năng bắt gốc tự do mẫu BĐ50 là mẫu có khả năng bắt gốc tự DPPH thì lá bàng vàng và xanh lại có do DPPH mạnh nhất (với IC50 thấp hơn năng lực khử ion sắt III tốt hơn lá đỏ. Kết acid ascorbic 1,27 lần). Ngoài ra, còn có quả khảo sát theo phương pháp FRAP thêm mẫu BĐ96 (IC50 = 3,91 ± 0,05 này góp phần củng cố về tiềm năng kháng μg/mL) có kết quả phân tích tương đương oxy hóa của lá bàng, cũng như làm thước với acid ascorbic. Các kết quả trên cho đo so sánh với phương pháp bắt gốc tự do thấy tiềm năng rất mạnh của lá bàng về DPPH. khả năng kháng oxy hóa theo phương 3.2. Hoạt tính ức chế enzyme α- pháp bắt gốc tự do DPPH, đồng thời cũng glucosidase chỉ ra ưu thế của lá bàng đỏ ở khả năng này so với các loại lá còn lại. Nghiên cứu Khả năng ức chế α-glucosidase của cao của Chyau et al. (2002) cho thấy sự tương chiết lá bàng được thể hiện thông qua giá đồng với kết luận trên khi các mẫu cao trị IC50 của các mẫu thử nghiệm. Kết quả chiết methanol từ lá bàng xanh, vàng và khảo sát được so sánh với đối chứng đỏ thể hiện khả năng bắt gốc tự do DPPH dương acarbose, được thể hiện thông qua Bảng 4. 222
  8. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 14 - 2022 Bảng 4. Kết quả hoạt tính ức chế α-glucosidase ở các mẫu cao chiết IC50, α-glucosidase Mẫu Phương trình tuyến tính R2 (μg/mL) BX96 y = 182,670x + 6,267 0,991 0,24 ± 0,003a BX50 y = 192,820x - 0,209 0,998 0,26 ± 0,006a BV96 y = 185,660x + 1,513 0,992 0,26 ± 0,004a BV50 y = 168,180x + 0,936 0,997 0,29 ± 0,008a BĐ96 y = 193,070x + 3,943 0,995 0,24 ± 0,004a BĐ50 y = 179,940x + 11,626 0,992 0,21 ± 0,009a Acarbose y = 14,974ln(x) - 21,960 0,996 122,04 ± 1,650b *Chú thích: BX96: Lá bàng xanh chiết với ethanol 96%. BX50: Lá bàng xanh chiết với ethanol 50%. BV96: Lá bàng vàng chiết với ethanol 96%. BV50: Lá bàng vàng chiết với ethanol 50%. BĐ96: Lá bàng đỏ chiết với ethanol 96%. BĐ50: Lá bàng đỏ chiết với ethanol 50%. Trong cùng một cột, các số trung bình theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05 bằng phép thử Tukey. R2: Hệ số xác định. IC50: Nồng độ ức chế tối đa 50%. Giá trị IC50 của các mẫu trong Bảng 4 al. (2019), các giá trị IC50 thấp hơn hai dao động từ 0,21-0,24 μg/mL, thấp hơn nghiên cứu trên lần lượt 13,2 và 11,3 lần. đáng kể đối chứng dương acarbose (IC50 Qua khảo sát bằng phổ GC-MS của = 122,04 ± 0,02 μg/mL) khoảng 420,83 Iheagwam et al. (2019) trên các mẫu cao lần, làm nổi bật lên ưu thế gây hạ đường chiết nước và ethanol 80% của lá bàng huyết bằng cách ức chế α-glucosidase của (Terminalia catappa L.) đã phát hiện ra lá bàng. Do đó, cần có thêm những đánh 12 hợp chất có khả năng ức chế cạnh giá chuyên sâu để làm rõ hơn về hoạt tính tranh vị trí liên kết với α-glucosidase, nổi này cũng như xác định độ an toàn của lá bật nhất là: Ethyl-α-D-glucopyranoside, bàng cho việc phát triển các sản phẩm phytol, acid n-hexadecanoic và vitamin ứng dụng ở những nghiên cứu sau. Kết E. Có thể, sóng siêu âm đã làm tăng sự quả phân tích Tukey cho thấy không có thẩm thấu của dung môi vào các mô tế sự khác biệt giữa các mẫu nghiên cứu; bào, từ đó kéo theo nhiều hơn những hợp như vậy, khả năng ức chế α-glucosidase chất có vai trò ức chế α-glucosidase như của lá bàng không thay đổi theo nồng độ trên, điều mà các phương pháp truyền dung môi chiết xuất cũng như sự phát thống không làm được (Medina-Torres et triển của lá. al., 2017). Nghiên cứu chỉ ra ưu thế của việc hỗ 4. KẾT LUẬN trợ siêu âm trong quá trình ngâm mẫu về Dung môi ethanol 50% giúp tăng sự khả năng ức chế α-glucosidase so với khuếch tán các hoạt chất có khả năng phương pháp ngâm lạnh thông thường kháng oxy hóa từ các tế bào thực vật vào của Anam et al. (2009) và Iheagwam et trong dung môi, từ đó tăng khả năng 223
  9. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 14 - 2022 kháng oxy hơn các mẫu cao chiết với overview. African Journal of ethanol có nồng độ cao. Lá bàng đỏ cho Microbiology Research, 3(13): 981-996. kết quả cao nhất về khả năng bắt gốc tự 5. Chu, S. C., Yang, S. F., Liu, S. J., do DPPH, trong khi lá vàng và xanh khử Kuo, W. H., Chang, Y. Z. and Hsieh, Y. ion sắt III tốt hơn. Ngoài ra, hoạt tính ức S., 2007. In vitro and in vivo chế α-glucosidase không thay đổi theo antimetastatic effects of Terminalia nồng độ dung môi chiết xuất 50% và catappa L. leaves on lung cancer cells. 96%, và không khác biệt qua các giai Food and Chemical Toxicology, 45(7): đoạn phát triển của lá bàng. Khả năng ức 1194-1201. chế α-glucosidase mạnh hơn có ý nghĩa so với đối chứng dương acarbose Các kết 6. Chyau, C. C., Tsai, S. Y., Ko, P. quả này là cơ sở cho việc đánh giá bước T. and Mau, J. L., 2002. Antioxidant đầu về hoạt tính sinh học ở từng giai đoạn properties of solvent extracts from của lá bàng, tạo tiền đề cho những nghiên Terminalia catappa leaves. Food cứu tương tự trên in vivo cũng như hướng Chemistry, 78(4): 483-488. đến mục tiêu khai thác các sản phẩm ứng 7. Chyau, C. C., Ko, P. T. and Mau, dụng từ lá bàng. J. L., 2006. Antioxidant properties of TÀI LIỆU THAM KHẢO aqueous extracts from Terminalia catappa leaves. LWT-Food Science and 1. Ahmed, S. M., Swamy, V., Technology, 39(10): 1099-1108. Gopkumar, P. and Dhanapal, R., 2005. Anti-diabetic activity of Terminalia 8. Hà Đăng Huy, Lâm Văn Tình và catappa Linn. leaf extracts in alloxan- Huỳnh Ngọc Trung Dung, 2021. Hàm induced diabetic rats. Iranian Journal of lượng polyphenol và flavonoid toàn Pharmacology and Therapeutics, 4(1): phần trong lá bàng (Terminalia catappa 36-39. L.) ở các giai đoạn phát triển của lá. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển 2. Anam, K., Widharna, R. M. and kinh tế Trường Đại học Tây Đô, 12: Kusrini, D., 2009. α-Glucosidase 252-263. inhibitor activity of Terminalia species. IJP-International Journal of 9. Iheagwam, F. N., Israel, E. N., Pharmacology, 5(4): 277-280. Kayode, K. O., De Campos, O. C., Ogunlana, O. O. and Chinedu, S. N., 3. Ceriello, A., 2006. Oxidative 2019. GC-MS analysis and inhibitory stress and diabetes-associated evaluation of Terminalia catappa leaf complications. Endocrine Practice, extracts on major enzymes linked to 12(1): 60-62. diabetes. Evidence-based 4. Chanda, S. and Dave, R., 2009. In Complementary and Alternative vitro models for antioxidant activity Medicine, 2019: 1-14. evaluation and some medicinal plants possessing antioxidant properties: An 224
  10. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 14 - 2022 10. Ko, T. F., Weng, Y. M., Lin, S. Indonesia. Asian Journal of Forestry, B. and Chiou, R. Y. Y., 2003. 1(1): 33-39. Antimutagenicity of supercritical CO2 14. Medina-Torres, N., Ayora- extracts of Terminalia catappa leaves Talavera, T., Espinosa-Andrews, H., and cytotoxicity of the extracts to human Sánchez-Contreras, A. and Pacheco, N., hepatoma cells. Journal of Agricultural 2017. Ultrasound assisted extraction for and Food Chemistry, 51(12): 3564-3567. the recovery of phenolic compounds 11. Kwon, Y. I., Apostolidis, E. and from vegetable sources. Agronomy, Shetty, K., 2008. Inhibitory potential of 7(3): 47-65. wine and tea against α‐amylase and α‐ 15. Neelavathi, P., Venkatalakshmi, glucosidase for management of P. and Brindha, P., 2013. Antibacterial hyperglycemia linked to type 2 activities of aqueous and ethanolic diabetes. Journal of Food Biochemistry, extracts of Terminalia catappa leaves 32(1): 15-31. and bark against some pathogenic 12. Lê Quốc Duy, Nguyễn Minh bacteria. International Journal of Chơn và Nguyễn Phạm Tuấn, 2016. Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, Khảo sát khả năng ức chế enzyme α- 5(1): 114-120. amylase và α-glucosidase của một số cây 16. Nguyễn Kim Phi Phụng, 2007. thuốc dân gian trong điều trị bệnh đái Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. tháo đường. Nông nghiệp - Thuỷ sản, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp. Hồ 22: 139-147. Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh, tr. 35-36. 13. Marjenah, M. and Putri, N. P., 17. Vijayalakshmi, M. and 2017. Morphological characteristic and Ruckmani, K., 2016. Ferric reducing physical environment of Terminalia anti-oxidant power assay in plant catappa in East Kalimantan, extract. Bangladesh Journal of Pharmacology, 11(3): 570-572. 225
  11. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số 14 - 2022 ANTIOXIDANT AND α-GLUCOSIDASE INHIBITORY ACTIVITIES IN DIFFERENT MATURITY STAGES OF Terminalia catappa (L.) LEAVES Ha Dang Huy, Lam Van Tinh and Huynh Ngoc Trung Dung* Tay Do University * ( Email: hntrungdung@gmail.com) ABSTRACT The aim of this study was to determine the antioxidant and α-glucosidase inhibitory activities of the Terminalia catappa leaves in different stages of maturity through leaf color. The study was conducted on 50% and 96% ethanolic extracts from mature leaves (green leaves) and old leaves (yellow and red leaves). The antioxidant capacity was evaluated by two methods (DPPH free radical scavenging and iron III reduction). The α-glucosidase inhibitory activity of the sample was compared with the acarbose positive control. The results were evaluated through the IC50, the concentration that inhibits 50% of biological activity. The effect of solvent concentration revealed that antioxidant from 50% ethanolic extracts were higher than those in 96% ethanolic extracts. In terms of leaf maturity stages, the red leaf samples scavenged the most DPPH radicals, while the yellow and green leaf samples showed better iron III reduction capacity. In addition, α-glucosidase inhibitory activity was not affected by solvent concentration nor leaf maturity stages. Moreover, all extracted samples inhibited α- glucosidase significantly stronger than acarbose, indicating a great potential of Terminalia catappa leaves for further extensive studies. Keywords: Acarbose, α-glucosidase, DPPH, FRAP, Terminalia catappa 226
nguon tai.lieu . vn