Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 KẾT HỢP TƯ LIỆU ẢNH VIỄN THÁM CỦA DỊCH VỤ GOOGLE MAP VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRONG CÔNG TÁC KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Vũ Minh Tuấn Khoa Quản lý đất đai, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh Email: vuminhtuanqn@hcmunre.edu.vn; TÓM TẮT Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện nhằm xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quản lý đất đai hiệu quả. Trong quá trình kiểm kê sẽ thực hiện khoanh vẽ, chỉnh lý biến động đất đai. Tuy nhiên tại một số địa phương, công tác khoanh vẽ tại các khu vực vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn trong đi lại. Với sự phát triển của công nghệ viễn thám hiện nay kết hợp với bản đồ địa chính, người dùng xác định được các khu vực biến động, thay đổi mục đích sử dụng đất để xác định các khoanh đất biến động và cập nhật, chỉnh lý biến động. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng bản đồ địa chính kết hợp với ảnh viễn thám qua công nghệ của Google Maps trên nền công nghệ WebGIS để thực hiện kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Từ khóa: Kiểm kê đất đai, Chỉnh lý biến động, Viễn thám, Google Maps. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay nguồn ảnh vệ tinh miễn phí Google Maps được nhiều nước trên thế giới sử dụng để phục vụ cho công tác quảng bá du lịch, quản lý tài nguyên thiên nhiên. Các nguồn ảnh vệ tinh từ Google Maps có độ phân giải tốt, đảm bảo cho thành lập các bản đồ tỷ lệ nhỏ, đặc biệt là những khu vực ít có khả năng thực hiện bằng phương pháp đo vẽ, công tác nội nghiệp. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại Việt Nam trước đây thường sử dụng kết quả kiểm kê đất đai. Tuy nhiên tại một số khu vực vùng sâu, vùng xa không có điều kiện thuận lợi để thực hiện kiểm kê đất đai. Đồng thời, kết quả kiểm kê cũng chưa phản ảnh được hiện trạng sử dụng đất hàng năm. Chính vì vậy, cần phải xây dựng được bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại các khu vực trên. Các nguồn bản đồ phục vụ cho công tác kiểm kê đất đai sử dụng là bản đồ địa chính có hệ tọa độ VN2000, múi 3 độ. Các nguồn ảnh từ Google Maps là miễn phí, tuy nhiên chúng được sử dụng ở hệ quy chiếu WGS84 đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển đổi sang hệ tọa độ VN2000, múi 3 độ (do các bản đồ địa chính sử dụng cho kết quả kiểm kê có hệ tọa độ VN2000, múi 3 độ). Vấn đề đặt ra là cần phải chuyển ảnh vệ tinh và bản đồ địa chính về cùng hệ tọa độ để có thể cập nhật thông tin trong quá trình xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Chính vì những vấn đề trên, tác giả tiến hành nghiên cứu xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kiểm kê đất đai dựa trên nguồn ảnh vệ tinh miễn phí Google Maps. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trong báo cáo này, tác giả nghiên cứu khả năng chồng lớp dữ liệu bản đồ địa chính và dữ liệu ảnh vệ tinh để cập nhật thông tin hiện trạng sử dụng đất và kiểm kê đất đai. 277
  2. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài báo tập trung vào phương pháp điều vẽ ảnh từ nguồn ảnh vệ tinh Google Maps. Quy trình thực hiện dựa vào sơ đồ sau: Hình 1. Quy trình thực hiện kiểm kê đất đai dựa trên ảnh vệ tinh. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng dữ liệu bản đồ địa chính, kết quả kiểm kê đất đai của xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh để thực hiện. Các nguồn dữ liệu này là kết quả thực hiện của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh. 3.1. Chuyển đổi dữ liệu vào GIS Các nguồn bản đồ dữ liệu đầu vào (bản đồ địa chính và kiểm kê) đều dưới dạng phần mềm Microstation. Tuy nhiên để thực hiện nghiên cứu này, các loại bản đồ phải được chuyển sang định dạng chuẩn là Shapefile. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phần mềm FAMIS và FME để chuyển đổi dữ liệu bản đồ. 3.2. Dữ liệu ảnh vệ tinh Trong nghiên cứu tác giả sử dụng nguồn ảnh Google Maps cung cấp online để sử dụng trong kiểm kê, ra soát các khu vực thay đổi sử dụng đất. Dữ liệu ảnh vệ tinh có hệ quy chiếu là WGS84 có thông số ESPG là 3857. Nguồn dữ liệu vệ tinh sẽ được đưa online trong phầm mềm ArcGIS bằng công nghệ WMTS (Web Map Tile Service). Công nghệ WMTS được hiệp hội OGC (Open Geospatial Consortium) phát triển từ năm 2010. WMTS cho phép người sử dụng bản đồ trực tuyến mà không phải dựa trên bất kỳ một nền tảng công nghệ nào khác. Trong ArcGIS, công nghệ này sẽ lưu trữ trong bộ nhớ đệm của ArcGIS Server và hỗ trợ trên giao thức RESTful hoặc KVP. 278
  3. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Hình 2. Nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh và bản đồ địa chính sau khi chồng lên nhau. 3.3. Chuyển đổi hệ tọa độ Các nguồn dữ liệu bản đồ địa chính và hiện trạng sử dụng đất đều sử dụng hệ tọa độ VN2000, múi 3 độ. Tuy nhiên, nguồn dữ liệu ảnh vệ tinh được sử dụng trong nghiên cứu có hệ tọa độ là WGS84, múi 6 độ. Để xác định các vị trí cụ thể giữa các bản đồ địa chính, hiện trạng và ảnh vệ tinh cần phải đưa về cùng hệ quy chiếu. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định về sử dụng hệ thống tham số tính chuyển giữa hệ tọa độ quốc tế WGS84 và hệ tọa độ quốc gia VN2000 tại Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 02 năm 2007. Hình 3. Thông tin hệ tọa độ của nguồn tư liệu ảnh vệ tinh (góc dưới bên phải). Các phần mềm ArcGIS từ phiên bản 10.x trở về sau đều cập nhật hệ tọa độ VN2000 và bộ tham số tính chuyển theo Quyết định số 05/2007/QĐ-BTNMT nên việc chuyển đổi giữa hai hệ tọa độ này đơn giản. 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 4.1. Điều tra dã ngoại Đây là công việc khá quan trọng nhằm ghi nhận các thửa đất biến động giữa các loại đất. Quá trình này được thực hiện kết hợp khoanh vùng và xác định số tờ, số thửa của các khu vực biến động mục đích sử dụng đất trên bản đồ trước khi thực hiện điều tra ngoại nghiệp. 279
  4. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Hình 3. Ảnh thực tế tại thửa 19, tờ bản đồ số 93. Sau khi khảo sát thực tế xác định được mục đích sử dụng đất có diện tích 16.745,2 m² là gồm hai loại đất CLN 15.250,4 m² và SKC 1594,8 m². Trong quá trình khoanh vùng nội nghiệp, một số đối tượng biến động trên bản đồ không đúng với thực tế sẽ loại bỏ do không đúng thông tin. Hình 4. Ảnh thực tế thửa số 10, tờ bản đồ số 77. Dữ liệu kiểm kê là CLN và có chòi canh. Không thay đổi mục đích sử dụng đất thành CLN + ONT. 4.2. Quá trình nội nghiệp Thực hiện đánh giá biến động dựa trên so sánh giữa thửa đất và dữ liệu ảnh vệ tinh sau đó ghi nhận lại các khu vực xảy ra biến động, đồng thời cập nhật lại thông tin sử dụng đất và diện tích biến động dựa vào kết quả điều tra ngoại nghiệp. Hình 5. Thửa đất biến động và xử lý nội nghiệp (Đất CLN chuyển thành ONT + CLN). 280
  5. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Bảng 1. Một số kết quả sau khi điều tra và xử lý nội nghiệp Trên bản đồ hiện Số Trên ảnh viễn thám trạng sử dụng đất tờ Số Ảnh viễn thám bản thửa Loại Loại đồ Loại Diện tích Diện tích Diện tích đất đất đất (m²) khác (m²) (m²) khác giống 93 15 SKC 1.594,8 CLN CLN 38.460,5 40.259,7 93 16 ONT 204,4 93 9 CLN 11.602,0 ONT 148,9 CLN 11.453,1 93 6 BHK 4.362,2 ONT 112,7 BHK 4.249,5 95 162 RSX 8.841,3 ONT 60,0 RRSX 8.199,2 95 165 RSX 60,0 ODT 60,0 281
  6. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Trên bản đồ hiện Số Trên ảnh viễn thám trạng sử dụng đất tờ Số Ảnh viễn thám bản thửa Loại Loại đồ Loại Diện tích Diện tích Diện tích đất đất đất (m²) khác (m²) (m²) khác giống 95 166 RSX 60,0 ONT 60,0 95 67 RSX 60,0 ONT 60,0 95 194 RSX 60,0 ONT 60,0 Lập bảng so sánh kết quả kiểm kê đất đai với kết quả kiểm kê đất đai có sử dụng ảnh viễn thám, tác giả nhận thấy có rất nhiều sự khác biệt giữa kết quả kiểm kê của địa phương và kết quả dựa trên ảnh viễn thám. Bảng 2. So sánh kết quả kiểm kê đất đai và kết quả kiểm kê đất đai có sử dụng ảnh viễn thám. Theo kết Theo kết quả sử Chênh lệch STT Loại đất Mã quả dụng ảnh Tăng (+) KKĐĐ viễn Giảm (-) thám I Tổng diện tích 2.755,59 2.755,59 0,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 2.029,07 2.025,05 -4,02 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1.529,20 1.525,52 -3,68 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 524,94 524,25 -0,69 1.1.1.1 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 524,94 524,25 -0,69 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.004,27 1.001,28 -2,99 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 474,63 474,29 -0,34 282
  7. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Theo kết Theo kết quả sử Chênh lệch STT Loại đất Mã quả dụng ảnh Tăng (+) KKĐĐ viễn Giảm (-) thám 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 474,63 474,29 -0,34 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 25,23 25,23 0 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 726,52 730,54 +4,02 2.1 Đất ở OCT 140,25 140,57 +0,32 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 68,97 69,27 +0,32 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 71,29 71,29 0 2.2 Đất chuyên dùng CDG 508,61 511,17 +3,70 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 38,22 38,22 0 2.2.2 Đất an ninh CAN 0,35 0,35 0 2.2.3 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 14,69 15,33 +0,64 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 117,79 119,71 +3,06 2.2.5 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 337,56 337,56 0 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 1,74 1,74 0 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 3,51 3,51 0 2.5 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 72,40 72,40 0 2.6 Đất cơ sở tôn giáo TON 1,74 1,74 0 2.7 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 3,51 3,51 0 2.8 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 72,40 72,40 0 5. KẾT LUẬN Phân tích kết quả thực hiện trong nghiên cứu cho thấy, diện tích các loại đất thay đổi nhiều so với kết quả kiểm kê. Các loại đất trong đất nông nghiệp thay đổi, nguyên nhân chính được xác định là do các khu vực sản xuất nông nghiệp khi kiểm kê bỏ sót các khu vực có nhà máy, nhà dân nằm trong khu vực này. Qua nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng, việc áp dụng công nghệ WebGIS rất cần thiết trong quá trình kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tại địa phương, đặc biệt là các khu vực có địa hình phức tạp, khó tiếp cận. Kết quả này có thể thay thế cho kết quả kiểm kê đất đai theo phương pháp truyền thống. Kết quả sử dụng dựa trên ảnh vệ tinh miễn phí, được cung cấp bởi Google có độ phân giải thấp ở một số khu vực nên chỉ áp dụng được cho những khu vực có tỷ lệ bản đồ nhỏ, các đối tượng có diện tích lớn nên khó áp dụng được cho các khu vực có mật độ dân cư cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alias Abdul Rahman, Hairi Karim, and vs. 2018 - Developing GIS-based disaster management system for local authority - case study in Malaysia, The International Archives of the 283
  8. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Photogrammetry, Remote Sensing and Spatial Information Sciences, Volume XLII-3/W4, 18- 21. 2. Juan Porta., Jorge Parapar., and vs - Web-GIS tool for the management of rural land markets. Application to the Land Bank of Galicia (NW Spain). Available at: http://gac.udc.es/~juan/ papers/esi2013.pdf [Accessed 12 August 2018]. 3. Juan Porta, Jorge Parapar, Paula Garcia, Rafael Crecente Maseda. 2013 - WebGIS tool for the management of rural land markets, Earth Science Informatics 6(4) 1-18. DOI: 10.1007/s12145- 013-0123-5. 4. Sampo Savolainen - Monitoring of ArcGIS WMTS services. Available at: https://www.spatineo. com /2015/12 /monitoring- arcgis-wmts/ [Accessed 15 July 2018]. 5. Google maps server. Available at: http://192.168.1.77:7080/PBS/rest/services/GoogleMapsImagery/MapServer/WMTS. COMBINATION OF REMOTE SENSING AND CADASTRAL MAPS IN STATISTICAL LAND AND THE CONSTRUCTION OF THE LAND USE MAP Vu Minh Tuan Faculty of Land Management, HCM city University of Natural Resources and Environment Email: vuminhtuanqn@hcmunre.edu.vn ABSTRACT The inventory and statistical of land is carried out to develop the land use map and increase effective land management. During this process, land use change or parcel border change will be drawn and adjusted. However, in some localities, due to remote areas, statistical of land is hard to be done. With the current development of remote sensing technology and the cadastral maps, the area of land use change can be identified and then can be updated and adjusted accordingly. In this study, the cadastral maps combined with remote sensing images based on WebGIS technology of Google Maps to perform land inventory and develop land use map. Keywords: Land Inventory, land use adjustment, Remote Sensing, Google Maps. 284
nguon tai.lieu . vn