Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1059.2015-00019 Natural Sci. 2015, Vol. 60, No. 4, pp. 132-137 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG QUANG HỢP VÀ MỨC ĐỘ CHÍN TẬP TRUNG CỦA BẢY GIỐNG ĐẬU XANH Điêu Thị Mai Hoa và Trần Thị Thanh Huyền Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Các chỉ tiêu về khả năng quang hợp như: chỉ số diện tích lá (LAI), hiệu suất quang hợp thuần (NAR), năng suất hạt, và các chỉ tiêu sinh trưởng như: thời gian ra hoa, chín quả, thời gian sinh trưởng, số lượng hoa, quả mỗi đợt được so sánh đánh giá giữa 7 giống đậu xanh để xác định giống có khả năng quang hợp tốt, năng suất cao và chín tập trung. Những giống chín tập trung là những giống có thời gian ra hoa, chín quả ngắn, quả chín chủ yếu vào 2 đợt. Trong nghiên cứu này, những giống chín tập trung, năng suất cao là ĐX12, ĐX18, ĐX208. Giống có LAI và NAR cao là ĐX18. Từ khóa: Quang hợp, đậu xanh, LAI, NAR. 1. Mở đầu Đậu xanh là cây thực phẩm ngắn ngày, có giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế cao chỉ sau cây đậu tương. Đậu xanh có hàm lượng protein đạt tới 24% (Trần Đình Long và Lê Khả Tường, 1998) [1] và là protein chất lượng cao. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, đậu xanh còn mang nét đặc trưng rất độc đáo trong đời sống người Việt, đó là văn hóa ẩm thực với bánh chưng xanh trong ngày Tết cổ truyền, bánh đậu xanh Hải Dương nổi tiếng, các loại chè, cháo… chế biến từ đậu xanh đến món “giá đỗ” trong bữa ăn thường nhật. Trong khi nhu cầu về đậu tương, đậu xanh nhập khẩu rất lớn, tiêu tốn hàng trăm triệu đô la mỗi năm thì việc mở rộng diện tích trồng đậu nói chung và cây đậu xanh nói riêng có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng. Quang hợp là hoạt động sinh lí quan trọng nhất ở thực vật, quyết định tới khoảng 95% năng suất sinh học. Các quá trình sinh lí khác trong cây có mối quan hệ chặt chẽ với quang hợp, thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động đồng hóa. Nghiên cứu của Islam và Razzaque (2010) [2] đã chỉ ra mối tương quan thuận giữa các giống đậu xanh năng suất hạt cao với cường độ quang hợp của cây, mặc dù không phải luôn có tương quan chặt chẽ nhưng khả năng quang hợp cao sẽ tạo tiềm năng lớn hơn cho sự hình thành năng suất kinh tế. Bên cạnh đó, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích trồng đậu xanh so với đậu tương hay lạc là do cây đậu xanh có đặc điểm chín không tập trung, thời gian chín kéo dài gây khó khăn trong thu hoạch vì phải thu hái nhiều lần tốn công lao động. Thông thường mỗi vụ đậu xanh cần tới 4 - 5 lần thu hái thậm chí nhiều hơn. Những quả chín không kịp thu có thể bị tách vỏ, phát tán hạt, rụng quả hoặc bị chuột phá hoại. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến hai vấn đề quan trọng nêu trên, đây là những tiêu chí quan trọng góp phần chọn giống có thời gian chín ngắn, chín tập trung, năng suất cao. Ngày nhận bài: 2/3/2015. Ngày nhận đăng: 17/5/2015. Tác giả liên lạc: Trần Thị Thanh Huyền, địa chỉ e-mail: tranthanhhuyen@hnue.edu.vn 132
  2. Nghiên cứu khả năng quang hợp và mức độ chín tập trung của bảy giống đậu xanh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên bảy dòng/giống đậu xanh, gọi chung là các giống đậu xanh; trong đó: ĐXVN5, ĐXVN6, ĐX18 là 3 dòng triển vọng của Viện nghiên cứu ngô; Các giống ĐX12, ĐX208, Tằm Thanh Hóa và ĐXVN99-3 do Trung tâm nghiên cứu và phát triển đậu đỗ - viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cung cấp. * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Chia lô đất thí nghiệm thành các luống cách nhau 40cm, mỗi luống gồm 7 ô, mỗi ô có diện tích 2m2. Mỗi giống thí nghiệm gieo vào một ô, nhắc lại 3 lần, các ô thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn. Đậu xanh được trồng theo hàng, khoảng cách giữa các hàng 30cm, cây cách cây khoảng 10cm. Chế độ chăm sóc theo quy trình hướng dẫn của Phạm Văn Thiều (2009) [3]. Thời gian trồng đậu xanh là vụ hè thu năm 2013, tại Vườn thực nghiệm sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. * Các chỉ tiêu nghiên cứu Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất): Xác định diện tích lá theo phương pháp tỉ lệ khối lượng các mảnh giấy hình lá với mảnh giấy 1 dm2, không nhổ cây. Mỗi ô thí nghiệm thu mẫu và tính tổng số diện tích lá của tất cả các cây có trong 0,5 m2 đất [4]. Hiệu suất quang hợp thuần: Mỗi đợt thu 5 cây, đào đất để lấy được cả rễ, ngâm và xả nước để loại bỏ hết đất bám vào rễ, xác định hiệu suất quang hợp thuần theo mô tả của Nguyễn Văn Mã [4]. Năng suất hạt: cân khối lượng hạt/cây. Xác định chỉ tiêu thời gian ra hoa, chín quả, sinh trưởng: Đánh dấu 30 cây đậu xanh theo kiểu ngẫu nhiên, tuần tự trong ô thí nghiệm hình chữ nhật (10 cây trong 1 ô), theo dõi các chỉ tiêu sau: Thời gian ra tới ra hoa: số ngày từ khi gieo hạt đến khi cây bắt đầu ra hoa. Thời gian tới chín quả: số ngày từ khi gieo hạt đến khi 100% quả chín. Thời gian sinh trưởng: tính từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch hết. Số lượng hoa, quả mỗi đợt: đếm trực tiếp trên những cây đã đánh dấu. 2.2. Kết quả và thảo luận 2.2.1. Khả năng quang hợp của các giống đậu xanh * Chỉ số diện tích lá Chỉ số diện tích lá (LAI - Leaf Area Index), phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, kĩ thuật thâm canh, phân bón… chỉ số này phản ánh tiềm năng quang hợp của cây. Kết quả theo dõi chỉ số diện tích lá của các giống đậu xanh ở các thời kì khác nhau được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1 cho thấy, LAI của các giống đậu xanh đều tăng qua các thời kì sinh trưởng, Khi cây ra hoa đợt 2, LAI đạt cao nhất, biến động trong khoảng 0,956 – 1,567. Từ thời kì cây con (3 – 4 lá) đến ra hoa đợt 1, do số lượng lá tăng lên, các lá tăng diện tích nên LAI tăng mạnh, đạt 0,767 – 1,120; trong đó LAI của giống ĐX18 đạt cao nhất. LAI tiếp tục tăng đến khi ra hoa lần 2, giống ĐX18 vẫn là giống có LAI cao nhất. Giống ĐXVN99-3 có LAI thấp ở tất cả các thời kì sinh trưởng. Nghiên cứu của Trần Đình Long và Lê Khả Tường (1998) [1] cũng cho thấy, diện tích lá đậu xanh thường tăng trưởng khá mạnh khi cây bắt đầu ra hoa đến thu hoạch lần 1, có tới 7-8 lá/cây. Đặc điểm sinh trưởng “vô hạn” thể hiện là sự tiếp tục sinh trưởng mạnh khi cây đã bắt đầu ra hoa, sau mỗi đợt thu quả cây lại tiếp tục sinh trưởng và lại ra hoa kết quả lần 2, lần 3... đặc tính tự nhiên này con người khó có thể tác động để thay đổi được. Khattak (2004) [5] cũng đã nghiên cứu thời gian ra hoa, thời gian chín, chiều cao cây khi cây bắt đầu ra hoa, chiều cao cây khi bắt đầu chín quả và khi 90% quả chín của một số giống đậu xanh. Kết quả cho thấy có những giống chiều cao cây tăng thêm tới 19 cm kể từ khi bắt đầu ra hoa cho đến khi 90% số quả chín. 133
  3. Điêu Thị Mai Hoa và Trần Thị Thanh Huyền Bảng 1. Chỉ số diện tích lá của các giống đậu xanh ở các thời kì sinh trưởng (m2lá/m2đất) Giống ĐXVN Tằm ĐXVN ĐXVN6 ĐX18 ĐX208 ĐX12 5 Thanh Hóa 99-3 Thời kì Cây con 0,199a 0,288bcd 0,247abc 0,225ab 0,323cd 0,342d 0,196a (3 - 4 lá) ± 0,140 ± 0,107 ± 0,231 ± 0,128 ± 0,201 ± 0,317 ± 0,101 0,772a 0,962b 1,120c 0,908b 0,935b 0,863ab 0,767a Ra hoa đợt 1 ± 0,223 ± 0,246 ± 0,3933 ± 0,248 ± 0,193 ± 0,460 ± 0,315 0,805a 0,994b 1,180c 0,969b 0,973b 0,910ab 0,801a Chín quả đợt 1 ± 0,284 ± 0,173 ± 0,607 ± 0,136 ± 0,367 ± 0,141 ± 0,121 1,194b 1,159b 1,567c 1,212b 1,188b 1,215b 0,956a Ra hoa đợt 2 ± 0,395 ± 0,182 ± 0,614 ± 0,563 ± 0,316 ± 0,098 ± 0,231 Ghi chú: Trong cùng một hàng các chữ cái giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê, các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. * Hiệu suất quang hợp thuần Hiệu suất quang hợp thuần (NAR, net assimilation rate) đánh giá khả năng tích luỹ chất khô của quần thể cây trồng nên nó phản ánh năng suất cây trồng. Giống cây trồng có LAI tối ưu và NAR cao có thể cho năng suất sinh học và năng suất kinh tế cao hơn những giống khác. Hiệu suất quang hợp thuần của các giống cây đậu xanh thí nghiệm được trình bày trong Hình 1. G 1 : Giai đoạn cây 3 - 4 lá đến ra hoa đợt 1 G 2 : Giai đoạn ra hoa đợt 1 đến chín quả đợt 1 G 3 : Giai đoạn chín quả đợt 1 đến ra hoa đợt 2 Hình 1. So sánh hiệu suất quang hợp thuần của các giống đậu xanh Hình 1 cho thấy hiệu suất quang hợp thuần của 7 giống đậu xanh thí nghiệm tăng ít từ G1 đến G2 và tăng mạnh từ giai đoạn G2 đến G3. Bảng 2. Hiệu suất quang hợp thuần của các giống đậu xanh ở các thời kì sinh trưởng (g/m2lá/ngày) Giống Tằm ĐXVN5 ĐXVN6 ĐX18 ĐX208 Thanh ĐX12 ĐXVN99-3 Giai đoạn Hóa 0,64a 0,68a 0,74a 0,48b 0,63a 0,65a 0,58b G1 ± 0,08 ± 0,04 ± 0,14 ± 0,11 ± 0,12 ± 0,06 ± 0,05 2,03a 1,22b 1,92ab 1,72ba 3,06c 1,59ab 1,80ab G2 ± 0,24 ± 0,40 ± 0,40 ± 0,14 ± 0,25 ± 0,14 ± 0,34 7,08a 7,40a 8,91b 7,87b 7,06a 7,28a ± 7,01a G3 ± 0,32 ± 0,94 ± 0,53 ± 0,42 ± 0,41 0,46 ± 0,81 134
  4. Nghiên cứu khả năng quang hợp và mức độ chín tập trung của bảy giống đậu xanh Hiệu suất quang hợp thuần (NAR) của 7 giống đậu xanh ở giai đoạn G1 thấp, chỉ trong khoảng 0,48 – 0,74 g/m2 lá/ngày. Đến giai đoạn G2 cây bắt đầu ra hoa, hiệu suất quang hợp thuần tăng lên đạt 1,22 – 3,06 g/m2 lá/ngày. Giai đoạn G3 NAR đạt cực đại và nằm trong khoảng 7,01 – 8,91 g/m2lá/ngày. Giống ĐX18 và ĐX208 có chỉ số NAR hơn so với các giống khác trong giai đoạn G3. Nghiên cứu Chowdhury và đồng tác giả (2005) [6] cho thấy, lá đậu xanh quang hợp tốt nhất vào giai đoạn từ ra hoa đến chín quả, khi tăng hàm lượng CO2 trong buồng trồng cây nhân tạo làm tăng đáng kể cường độ quang hợp ở giai đoạn ra hoa, phần sinh khối khô của cây (trừ bộ rễ) tăng thêm tới 8,7g/cây ở giai đoạn chín quả so với đối chứng, năng suất hạt tăng gấp đôi khi cường độ quang hợp tăng thêm 46-104% ở giai đoạn ra hoa. Xem xét cả hai chỉ tiêu chỉ số diện tích lá và hiệu suất quang hợp thuần chỉ có giống ĐX18 là có các chỉ tiêu này còn duy trì ở giai đoạn ra hoa đợt 2 cao hơn so với các giống khác. * Các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng, ra hoa, chín quả Các đặc điểm về thời gian ra hoa, chín quả, sinh trưởng... có tính chất di truyền, tuy nhiên trong một giới hạn nhất định chúng chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh như thời vụ, chế độ canh tác, thời tiết... Đã có một số nghiên cứu ở các quốc gia khác nhằm khảo sát, so sánh các giống đậu xanh về các chỉ tiêu: thời gian ra hoa, thời gian chín, năng suất hạt thu hái lần đầu, số nhánh, diện tích tán cây... nhằm tìm kiếm mối liên quan giữa các chỉ tiêu này với khả năng chín tập trung của đậu xanh, hoặc tìm hiểu quan hệ di truyền của các tính trạng này [5, 7, 8]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng tiến hành dựa trên cơ sở đã được đề cập đến. Kết quả theo dõi về thời gian ra hoa chín quả, sinh trưởng của đậu xanh được trình bày ở Bảng 3. Bảng 3. Thời gian sinh trưởng, ra hoa, chín quả của các giống đậu xanh (ngày) Giống Tới ra hoa Tới chín Ra hoa Chín Sinh trưởng ĐXVN5 34,70b ± 0,34 47 42,90b ± 0,79 32 - 33 87 - 90 ĐXVN6 34,20ab ± 0,33 47 49,60d ± 0,45 39 - 43 89 - 92 ĐX18 37,10c ± 0,38 50 29,80b ± 0,61 28 - 31 80 - 83 ĐX208 40,30d ± 0,62 51 25,70a ± 0,86 28 - 31 85 - 90 Tằm Thanh Hóa 33,10a ± 0,46 44 45,10c ± 0,95 34 - 38 82 - 83 ĐX12 37,30c ± 0,30 50 28,90b ± 0,80 25 -29 76 - 80 ĐXVN99-3 37,20c ± 0,33 50 46,90c ± 0,32 36 - 40 90 - 93 Bảng 3 cho thấy, giống Tằm Thanh Hóa ra hoa sớm nhất, giống ĐX208 có thời gian tới ra hoa muộn nhất sau khoảng 40 ngày từ sau khi gieo. Vì ra hoa muộn nên ĐX208 cũng có thời gian bắt đầu có quả chín muộn hơn. Giống Tằm Thanh Hóa có thời gian tới chín sớm nhất (44 ngày sau khi gieo hạt). Các giống đậu xanh có thời gian ra hoa ngắn dưới 30 ngày bao gồm các giống ĐX208, ĐX18, ĐX12; nhóm có thời gian ra hoa kéo dài trên 40 ngày bao gồm các giống ĐXVN6, ĐXVN99-3, ĐXVN5, Tằm Thanh Hóa. Những quả hình thành sớm sẽ chín trước, các lứa hoa đầu thường quả chín chậm hơn các lứa hoa sau nhưng quả chắc và mẩy hơn, những lứa hoa cuối tỉ lệ đậu quả không cao hoặc không đậu quả. Thời gian từ khi cây có quả chín đến khi cây có 100% quả chín của các giống đậu xanh kéo dài trong khoảng 25 – 43 ngày. Đối chiếu giữa thời gian ra hoa với thời gian chín quả nhận thấy những giống: Tằm Thanh Hóa, ĐXVN6, ĐXVN99-3, ĐXVN5 có thời gian ra hoa dài nên quả chín kéo dài và ngược lại. Thời gian sinh trưởng của đậu xanh khác nhau rõ rệt, khoảng 76 – 93 ngày. Tằm Thanh Hóa có thời gian từ khi gieo hạt tới ra hoa ngắn do đó thời gian sinh trưởng của giống cũng ngắn đạt khoảng 82 – 83 ngày. Mặc dù giống ĐXVN6, ĐXVN99-3, ĐXVN5 có thời gian tới ra hoa và chín quả tương đối ngắn nhưng tổng thời gian sinh trưởng của 2 giống này lại dài hơn so với các giống còn lại do thời gian ra hoa và chín quả của các giống này kéo dài. Như vậy, giống có thời gian sinh trưởng ngắn thường có thời gian tới ra hoa sớm, thời gian ra hoa và chín quả ngắn. 135
  5. Điêu Thị Mai Hoa và Trần Thị Thanh Huyền * Số lượng hoa, quả mỗi đợt thu hái Bảng 4 cho thấy, nhóm bao gồm các giống chỉ có 2 đợt ra hoa và chín quả gồm ĐX18, ĐX208, ĐX12; còn lại là nhóm bao gồm các giống có 3 đợt ra hoa và thu quả. Tỉ lệ quả thu được ở đợt 1 có thể cao hơn hoặc ngang bằng nhưng cũng có khi thấp hơn đợt 2, tỉ lệ quả thu được ở đợt 3 thấp nhất. Tằm Thanh Hóa là giống có tỉ lệ quả trong 3 đợt tương đối đều, tỉ lệ quả thu được trong đợt 2 (26,25%) thấp hơn so với đợt 1 (40,05%), đợt 3 (33,8%). Bốn giống đậu xanh chín quả vào 3 đợt có thời gian chín quả kéo dài, tỉ lệ quả đợt 3 thu được vẫn còn rất cao. Bảng 4. Tỉ lệ hoa, quả mỗi đợt của các giống đậu xanh (%) Tỉ lệ hoa mỗi đợt ra hoa (%) Tỉ lệ quả mỗi đợt thu hái (%) Giống 1 2 3 1 2 3 ĐXVN5 61,89 25,40 12,81 41,05 37,14 21,81 ĐXVN6 34,10 35,51 30,39 31,8 31,65 22,55 ĐX18 49,37 50,63 0 45,68 54,32 0 ĐX208 39,15 64,85 0 37,65 67,35 0 Tằm Thanh Hóa 37,65 30,12 32,23 40,05 26,25 33,8 ĐX12 43,86 56,14 0 48,18 51,83 0 ĐXVN99-3 51,11 27,25 21,64 39,15 37,32 23,53 Ba giống ĐX12, giống ĐX18, giống ĐX208 có 2 đợt ra hoa và chín quả, trong đó tỉ lệ quả giữa 2 đợt tương đối đồng đều. Giống ĐX12 và ĐX18 có tỉ lệ quả thu được trong đợt 2 chiếm tỉ lệ cao hơn so với đợt 1: Giống ĐX18 đợt 1 thu được 45,68%, đợt 2 thu được 54,32%; giống ĐX12 đợt 1 thu được 48,18%, đợt 2 thu được 51,83%. Ngược lại, giống ĐX208 có tỉ lệ quả thu được ở đợt 1 cao hơn so với đợt 2. Qua những phân tích trên ta có thể đưa ra nhận xét rằng 4 giống ĐXVN99-3, Tằm Thanh Hóa, ĐXVN6, ĐXVN5 có quả chín rải rác, số đợt thu hái nhiều hơn. Ba giống ĐX18, ĐX12, và ĐX208 thu hái chỉ trong 2 đợt có thể xem là các giống chín tập trung hơn. * Năng suất hạt Kết quả nghiên cứu về khối lượng hạt/cây của các giống đậu xanh được trình bày ở Hình 2. Khối lượng hạt/cây của các giống đậu xanh nghiên cứu có sự biến động trong khoảng 4,36 – 5,67 g/cây. Quan sát bằng mắt thường thấy kích thước hạt của các giống ĐXVN99-3, Tằm Thanh Hóa nhỏ hơn hẳn so với các giống khác. Do đó, khối lượng hạt/cây của giống Tằm Thanh Hóa thấp hơn so với các giống khác rõ rệt. Giống ĐX12, ĐX18, ĐX208 có khối lượng hạt/cây cao nhất, đạt 5,69 – 5,67 g/cây, các giống còn lại giữ mức thấp hơn. Hình 2. So sánh khối lượng hạt/cây của các giống đậu xanh Nghiên cứu của Islam và Razzaque (2010) trên đậu xanh đã chỉ ra rằng, không thấy có mối tương quan? chặt chẽ giữa cường độ quang hợp và năng suất hạt, song 8 trong tổng số 20 giống nghiên cứu có năng suất cao thì cường độ quang hợp cũng cao. Nghiên cứu còn cho thấy, năng suất hạt tương quan thuận với diện tích lá và khối lượng khô toàn cây. Mondal (2012) [9] nghiên cứu trên 6 giống đậu xanh cũng cho thấy, không có mối tương quan chặt giữa NAR với năng suất đậu xanh. 136
  6. Nghiên cứu khả năng quang hợp và mức độ chín tập trung của bảy giống đậu xanh 3. Kết luận Chỉ số diện tích lá và hiệu suất quang hợp thuần của ĐX18 đạt cao nhất trong số các giống nghiên cứu. Các giống còn lại sự khác biệt không rõ rệt, không phải các giống năng suất cao đều là các giống quang hợp tốt. Ba giống ĐX12, ĐX18, ĐX208 chín tập trung hơn, có quả chín trong 2 đợt, thời gian sinh trưởng, ra hoa và chín quả ngắn hơn các giống còn lại. Trong 7 giống đậu xanh nghiên cứu, 3 giống ĐX12, ĐX18, ĐX208 có năng suất cao và chín tập trung hơn so với các giống còn lại. Cần tiếp tục có những nghiên cứu ở các thời vụ khác nhau với quy mô rộng hơn, để có thể khẳng định giống tốt khuyến cáo cho người trồng đậu xanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Đình Long, Lê Khả Tường, 1998. Cây Đậu Xanh. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. [2] Islam M.T and A.H.M. Razzaque, 2010. Relationships of photosynthetic related parameters and yield of summer mungbean varieties/mutants. Int. J. Sustain. Crop Prod.; 5(4): 11-15. [3] Phạm Văn Thiều, 2009. Cây đậu xanh kĩ thuật trồng và chế biến sản phẩm. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [4] Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong, 2013. Phương pháp nghiên cứu sinh lí học thực vật. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Khattak G.S.S, M. Ashraf, R. Zamir, 2004. Gene action for synchrony in pod maturity and indeterminate growth habit in mungbean (Vigna radiata (L.) Wilczek). Pak. J. Bot.; 36(3): 589-594. [6] Chowdhury R.S, M.A Karim, M.M. Haque, A. Hamid and H. Tetsushi, 2005. Effects of enhanced level of CO2 on photosynthesis, nitrogen content and productivity of mungbean (Vigna radiata L. Wilczek). South pacific study; 25(2): 97-103. [7] Mondal M.M.A, A.B. Puteh, M.A Malek, M.F Hasan and M.H. Rahman, 2013. Pod maturity synchrony in relation to canopy structure in mungbean (Vigna radiata). International Journal of Agriculture & Biology; 15(5): 963-967. [8] Tar P.R., 2009. Induced synchrony in pod maturity in mungbean (Vigna radiata (L.) Wilczek). ARPN Journal of Argricultural and Biologycal Science; 4(1): 41-44. [9] Mondal M.M.A, A.B Puteh, M.A. Malek, M.R. Ismail, M.I Latif, 2012. Seed yield of mungbean (Vigna radiata (L.) Wilczek) in relation to growth and developmental aspects. Scientific World Journal; http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3419418/. ABSTRACT Rearch on photosynthetic ability and synchrony in pod maturity of seven mung bean varieties Photosynthesis parameters looked at were leaf area index (LAI), net assimilation rate (NAR), grain yield, flowering time, pod maturity period, growth duration and number of flowers and pods. The results were compared and evaluated among 7 mungbean varieties in order to identify varieties with good photosynthetic capacity, high yield and synchrony in pod maturity which may be used for crop production in suitable area. Those varieties with synchrony in pod maturity have a short flowering time, short pod maturity period and require two harvests. In this research, the synchrony in pod maturity varieties with high yield are DX12, DX18 and DX208. The variety with good photosynthetic ability (hight LAI and NAR) is ĐX18. Keywords: Photosynthetic ability, mung bean, LAI, NAR. 137
nguon tai.lieu . vn