Xem mẫu

  1. THÍ NGHIỆM THỦY LỰC CƠ SỞ I.  LÝ THUYẾT MÔ HÌNH SWMM. 1. Giới thiệu phần mềm SWMM : Mô   hình   toán   SWMM   (Storm   Water   Management   Model   )   là   mô   hình   động   lực học   mô   phỏng   mưa   –   dòng   chảy   cho   các   khu   vực   đô   thị   cả   về   chất   và   lượng,   và   tính toán quá trình chảy tràn từ mỗi lưu vực bộ phận đến cửa nhận nước của nó. Mô hình vừa có thể  mô phỏng cho từng sự  kiện ( từng trận mưa đơn lẻ  ), vừa có thể mô phỏng liên tục. Mô   hình   này   do   Metcalf   và   Eddy   xây   dựng   năm   1971,   là   sản   phẩm   của   1   hợp đồng kinh tế  giữa trường  ĐH Florida và tổ  chức bảo vệ  môi trường Hoa kỳ  EPA (The U.S.Environment Protection Agency ). Khi   mới   ra   đời   mô   hình   chạy   trên   môi   trường   DOS.   Mô   hình   liên   tục   được   cập nhập   và   phiên   bản   mới   nhất   là   SWMM   5.0   chạy   trên   môi   trường   WINDOW.   Phiên bản mới này được viết lại bởi một bộ  phận trong phòng thí nghiệm nghiên cứu Quản lý rủi ro Quốc gia của EPA.     2 . Khả năng của phần mềm SWMM :    Mô   hình   SWMM   là   một   mô   hình   toán   học   toàn   diện,   dùng   để   mô   phỏng   khối lượng và tính chất dòng chảy đô thị do mưa và hệ thống cống thoát nước thải chung. Mọi vấn đề  về  thuỷ  văn đô thị  và chu kỳ  chất lượng đều được mô phỏng, bao gồm dòng   chảy   mặt   và   dòng   chảy   ngầm,   vận   chuyển   qua   mạng   lưới   hệ   thống   tiêu   thoát nước, hồ chứa và khu xử lý. Mô   hình   SWMM   mô   phỏng   các   dạng   mưa   thực   tế   trên   cơ   sở   lượng   mưa   (biểu đồ  quá trình mưa hàng năm) và các số liệu khí tượng đầu vào khác cùng với hệ thống mô tả  (lưu   vực,   vận   chuyển,   hồ   chứa   /   xử   lý)   để   dự   đoán   các   trị   số   chất   lượng   và   khối lượng dòng chảy.
  2. Hình 1: Các khối xử lý chính trong mô hình SWMM  Trong sơ đồ trên bao gồm các khối sau:  Khối  “dòng   chảy”   (Runoff   block)  tính   toán   dòng   chảy   mặt   và   ngầm   dựa   trên biểu đồ  quá trình mưa (và/hoặc tuyết tan) hàng năm, điều kiện ban đầu về  sử  dụng   đất và địa hình.  Khối  “truyền   tải”   (Transport   block)   tính   toán   truyền   tải   vật   chất   trong   hệ thống nước thải.  Khối  “chảy   trong   hệ   thống”   (Extran   block)  diễn   toán   thủy   lực   dòng   chảy phức tạp trong cống, kênh…   Khối  “Trữ/xử   lý“   (Strorage/Treatment   block)  biểu   thị   các   công   trình   tích nước như ao hồ…và các công trình xử lý nước thải, đồng thời mô tả ảnh hưởng của   các thiết bị điều khiển dựa trên lưu lượng và chất lượng ­ các ước toán chi phí cơ bản   cũng được thực hiện.  Khối “nhận nước” (Receiving block) Môi trường tiếp nhận. Mục   đích   ứng   dụng   mô   hình   toán   SWMM   cho   hệ   thống   thoát   nước   được   triển khai nhằm :  Xác   định   các   khu   vực   cần   xây   mới   hoặc   mở   rộng   cống   thoát   nước   để giảm tình trạng ngập lụt đường phố hoặc cung cấp dịch vụ thoát nước thải cho những khu vực mới phát triển.  Ước   tính   lưu   lượng   nước   lũ   trong   kênh   và   các   chi   lưu   để   xác   định   vị trí của kênh cần cải thiện nhằm giảm thiểu tình trạng tràn bờ.  Cung   cấp   công   cụ   quy   hoạch   để   đánh   giá   việc   thực   hiện   các   cống   chắn dòng dọc kênh. Những ứng dụng điển hình của SWMM :
  3.  Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa.  Quy hoạch ngăn tràn cống chung.  Quy hoạch hệ thống thoát nước lũ ở kênh hở.  Quy hoạch cống ngăn lũ.  Quy hoạch hồ chứa phòng lũ. SWMM xem xét mọi quá trình thủy văn tạo dòng chảy trên lưu vực đô thị như :  Quá trình mưa.  Bốc hơi bề mặt nước.  Tuyết tan.  Tổn thất tích tụ trên tán lá cây và tổn thất điền trũng.  Tổn thất thấm.  Thẩm thấu của nước vào các tầng nước ngầm.  Dòng chảy sát mặt.  Dòng chảy tràn trên bề mặt.            Sự   biến   đổi   về   mặt   không   gian   trong   mọi   quá   trình   được   khắc   phục   bởi   việc chia   nhỏ   khu   vực   nghiên   cứu   thành   nhiều   lưu   vực   con   đồng   nhất.            SWMM  cũng   có   tất   cả   những   tính   năng   mền   dẻo   của   một   mô   hình   thủy   lực dùng   để   diễn   toán   dòng   chảy,   nhập   lưu   trong   cống,   kênh,   hồ,   trạm   xử   lý   nước,   các công trình phân nước của hệ thống tiêu thoát nước như :  Tính toán được các hệ thống lớn phức tạp.  Sử   dụng   nhiều   loại   cống   có   hình   dạng   và   kích   thước   khác   nhau   và   các kênh hở.  Mô   hình   hóa   được   các   bộ   phận   phức   tạp   trong   hệ   thống   như:   hồ   chứa, các trạm xử lý nước, trạm bơm tiêu …  Có   thể   xét   đến   nhập   lưu   hay   dòng   chảy   từ   bên   ngoài   vào   cống   như dòng chảy mặt, sát mặt, ngầm, nước thải sinh hoạt và nhiều dạng khác của dòng  chảy.  Có   thể   sử   dụng   phương   pháp   diễn   toán   dòng   chảy   sóng   động   học   hay sóng động lực học.  Mô   phỏng   được   nhiều   loại   chế   độ   dòng   chảy   như   nước   vật,   chảy ngược, nước nhảy do cống đóng mở đột ngột … SWMM   cũng   có   thể   ước   tính   chất   ô   nhiễm   liên   quan   đến   dòng   chảy   trên   lưu vực đô thị :  Chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt, từ các khu vực khác nhau.  Ô nhiễm do dòng chảy cuốn đi khi mưa.  Nguồn ô nhiễm khác chảy từ bên ngoài vào hệ thống tiêu thoát nước.  Diễn toán chất lượng nước trong hệ thống kênh.
  4.  Ước   tính   sự   giảm   chất   ô   nhiễm   từ   các   bể   lắng   đọng   hoặc   trạm   xử   lý nước 3 . Các thuật toán trong SWMM : Cơ sở toán học của SWMM : Phần mền SWMM này gồm 2 modun chính đó là :  Modun   Runoff   trong   SWMM   là   modun   tính   dòng   chảy   từ   mưa,   các   chất   ô nhiễm trên các lưu vực.  Modun   Transport   trong   SWMM   diễn   toán   dòng   chảy   trên   /   trong   hệ   thống các đường  ống, kênh dẫn, các hồ  điều hòa, trạm bơm, trạm xử  lý của hệ  thống tiêu thoát nước đô thị . SWMM cho phép tính toán dòng chảy cả về chất và lượng trong từng lưu vực con, tốc   độ  chảy, chiều sâu chảy, chất lượng nước trong từng đoạn  ống cống, kênh dẫn trong quá   trình mô phỏng bao gồm nhiều bước thời gian.
  5. II. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM SWMM TÍNH TOÁN CHO CÁC ĐƯỜNG ỐNG Bước 1: Tạo một Project mới. ­ Chọn đơn vị trong mô hình là LPS (l/s) Hình 1: Chọn đơn vị cho lưu lượng. ­ Khai báo các thông số cửa vào, cửa ra, và đường ống (ống thép, ống nhựa, ống đồng, …) ­ Trong bài thí nghiệm này chỉ sử dụng các công cụ đơn giản như nút lấy nước và  đường ống. Sử dụng các công cụ trên thanh công cụ để tạo các nút, đường ống. Hình 2: Thanh công cụ ( Từ trái  phải: tạo mưa, lưu vực thoát nước, nút thoát nước, cửa xả,  nút chia nước, hồ điều tiết, bơm,….)
  6. Hình 3: Các nút và đường cống sau khi khai báo Bước 2: Khai báo các thông số cho nút lấy nước, ống và cửa xả. Nhập thông số cho nút:  Hình 4 : Nhập thông số cho nút 1
  7. Ta click vào ô khoanh vùng đỏ (Lưu lượng vào của nút) để khai báo lưu lượng đầu vào vủa  nút Hình 5 : Nhập lưu lượng đầu vào cho nút Các nút và các cửa xả nhập tương tự như nút 1 (có thể điều chỉnh thông số theo đề ra) Nhập thông số cho ống:
  8. Hình 6 : Các thông số trong ống Chọn hình dạng mặt cắt ngang ống bằng cách ta click ở vùng khoanh đỏ. Hình 7 : Nhập thông số mặt cắt ngang ống
  9. Nhập thông số tương tự cho các ống khác ( thay đổi hệ số nhám trong ống, thay đổi đường  kính ống để có các dạng thu hẹp đột ngột và mở rộng đột ngột ) Bước 3: Mô phỏng bài toán. Hình 8: Giao diện mô phỏng hệ thống thoát nước
  10. Hình 9 : Chọn điều kiện chảy, phương trình thấm trong mô hình.
  11. Hình 10 : Nhập thời gian bắt đầu và kết thúc mô phỏng.
  12. Hình 11 : Chọn bước thời gian mô phỏng
  13. ­ Chạy mô hình  Hình 12: Run Simulation Bước 4: Các kết quả: Vào “Report  Summary” để xem kết quả. Trường hợp 1: Q1= 0.27 lít/s = 16.2 lít/phút. Hình 13: Chiều cao mực nước trong ống đồng
  14. Hình 14: Chiều cao mực nước trong ống nhựa Hình 15: Chiều cao mực nước trong ống thép
  15. Hình 16: Chiều cao mực nước trong ống nhựa đột thu Hình 17: Chiều cao mực nước trong ống nhựa đột mở
  16. Hình 18 : Chiều sâu ngập tại các nút ( nút vào và cửa ra) Hình 19: Lưu lượng tại các nút
  17. Hình 20: Thống kê kết quả các giá trị trong ống Kết quả sau khi xuất : Ống đồng: Vận tốc V=2.88 (m/s)  Tổn thất cục bộ: hc = Σℰ = 1*= 0.423 (m) Tổn thất dọc đường : hl = λ   ( Tra λ , thay V tính được hl) ­ Các trường hợp khác tương tự Trường hợp 2: Q2= Q1/2 = 0.135 (l/s) = 8.1 (l/p). Hình 21: Chiều sâu ngập các nút và cửa xả.
  18. Hình 22: Lưu lượng tại các nút. Hình 23: Thống kê các giá trị trong cống. Tính tổn thất dọc đường và cục bộ như trường hợp 1 Trường hợp 3: Q3= Q1/3 = 0.09 (l/s) = 5.4 (l/p).
  19. Hình 24: Chiều sâu ngập các nút và cửa xả. Hình 25: Lưu lượng tại các nút. Hình 26: Thống kê các giá trị trong cống. Tính tổn thất dọc đường và tổn thất cục bộ như trường hợp 1.
nguon tai.lieu . vn