Xem mẫu

  1. Hình thành và phát triển hệ thống tài chính xanh những luận cứ khoa học và bài học kinh nghiệm HỢP TÁC KHU VỰC CÔNG - TƯ (PPP) BÀI TOÁN NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Phan Thị Bích Nguyệt* Tóm tắt: Biến đổi khí hậu luôn được xem là vấn đề quan trọng tác động tới phát triển bền vững hiện nay trên toàn cầu. Nguồn tài chính cho phát triển kinh tế luôn là bài toán cần có lời giải tối ưu đặc biệt với các quốc gia đang phát triển và đối mặt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong bối cảnh bị giới hạn tài chính. Trong bối cảnh đó nếu chính phủ cần tập trung đầu tư cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu trên thì mô hình đầu tư công -tư (PPP) là một giải pháp nên được tận dụng trong một chiến lược tài chính phù hợp kết hợp với việc thiết lập cấu trúc vốn cho dự án PPP một cách hợp lý sẽ tạo nên sự thành công của mô hình. Từ khóa: Khu vực công - tư, nguồn vốn, phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu. Ngày nay, các nhà khoa học đã có sự nhất trí cao và cho rằng trong những thập kỷ gần đây, những hoạt động phát triển trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông - lâm nghiệp đã làm tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu. Theo dự đoán, nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển trong đó có Việt Nam. Từ thực tiễn đã chỉ ra cho thấy bất kỳ chính phủ nào cũng không thể và không đủ khả năng nguồn lực để cung cấp hàng hóa công một cách hiệu quả trong điều kiện ngân sách bị giới hạn. Vì thế, mô hình đầu tư công-tư (PPP) là giải pháp hữu hiệu cho bài toán khó về vốn cho ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững. Nguồn tài chính cho phát triển kinh tế luôn là bài toán cần có lời giải tối ưu đặc biệt với các quốc gia đang phát triển và đối mặt với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đặc biệt là bị giới hạn tài chính. Tài chính hướng đến tăng trưởng xanh thông qua việc cắt giảm khí phát thải nhà kính, ô nhiễm môi trường là xu hướng phù hợp. Theo Nicolas Stern (2007) thì trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra cho toàn thế giới ước tính khoảng 7.000 tỷ USD; nếu chúng ta không làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5%-20% GDP. Tuy nhiên, ở những mức độ nhất định và những khu vực nhất định cũng có những tác động tích cực đó là tạo cơ hội để thúc đẩy các nước đổi mới công nghệ, phát triển các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường và các hoạt động R&D; phát triển trồng rừng để hấp thu CO2 giảm phát thải khí nhà kính. Bài học kinh nghiệm của Phillipines đáng để chúng ta suy ngẫm: Sử dụng đất bền vững là rất quan trọng cho sự phát triển của vùng cao ở Phillipines, nơi có khoảng 18 triệu người sinh sống. Forsyth (2005) nghiên cứu về chính sách biến đổi khí hậu và chuyển giao công nghệ bằng cách phân tích các yếu tố thành công liên quan đến hợp tác giữa các công ty tư nhân và chính phủ ở các nước * Đại học Kinh tế TP.HCM - Email: nguyettcdn@ueh.edu.vn 49
  2. Hình thành và phát triển hệ thống tài chính xanh những luận cứ khoa học và bài học kinh nghiệm đang phát triển. Thực tế cho thấy bất kỳ chính phủ nào cũng không thể và không đủ nguồn lực để cung cấp hàng hóa công một cách hiệu quả trong điều kiện ngân sách bị giới hạn. Nhiều nghiên cứu trước đây chú ý đến việc xây dựng năng lực để tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường liên quan đến hợp tác nhà nước-tư nhân theo quy ước biến đổi khí hậu. Vì thế, mô hình đầu tư công-tư (PPP) đã xuất hiện là đáp án tốt nhất cho bài toán khó về vốn nói trên. PPP đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong nhiều lĩnh vực. Mô hình PPP giúp thu hút vốn đầu tư tư nhân nhằm hỗ trợ sự thiếu hụt tài chính cho chính phủ, tăng năng suất và sử dụng các nguồn lực có sẵn một cách hiệu quả, gia tăng hiệu quả của các dự án, cải thiện việc phân phối dịch vụ, tạo ra các giá trị tăng thêm cho người tiêu dùng lẫn chính phủ. PPP cũng giúp cắt giảm chi phí thông qua phân phối rủi ro hợp lý, là chất xúc tác để cải cách các khu vực (như luật pháp, các cơ quan quản lý) rộng rãi hơn. Các nghiên cứu đã tập trung nhiều vào nội dung là các sáng kiến do Chính phủ, Nhà nước lãnh đạo, cùng với sự đổi mới và phát triển công nghệ. Việc các quan hệ đối tác Nhà nước-Tư nhân thành công giữa các nhà đầu tư và các chính phủ phụ thuộc vào việc tối thiểu hóa chi phí giao dịch, tăng cường cơ chế hợp tác, tối đa hóa lòng tin của công chúng và trách nhiệm giải trình của các đối tác. Sharma (2007) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng nếu khu vực tư nhân độc lập cung cấp hàng hóa công thì sẽ gây tổn thất phúc lợi xã hội. Nguyên nhân là vì lợi nhuận thương mại của hàng hóa công thường thấp, khu vực tư nhân sẽ rất khó khăn để tạo ra doanh thu bù đắp cho chi phí, do đó tư nhân sẽ không cung cấp hoặc cung cấp không đủ hàng hóa theo yêu cầu của xã hội. Đặc biệt đối với cơ sở hạ tầng và giao thông đô thị đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn và thời gian thu hồi vốn dài, nên khó có thể thu hút đầu tư của khu vực tư nhân nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, bản thân Nhà nước cũng không thành công trong việc tự mình cung cấp hàng hóa công. Birch và Haar (2000) tìm thấy rằng thất bại của chính phủ xuất phát từ sự dàn trải trong đầu tư và theo đuổi quá nhiều mục tiêu cùng một lúc, ví dụ vừa tạo việc làm cho người dân vừa cung cấp hàng hoá phi lợi nhuận thương mại, dẫn đến hiệu quả đầu tư của khu vực công thấp. Ngoài ra, nguyên nhân thất bại của chính phủ ở các nước đang phát triển còn do tình trạng bội chi ngân sách quốc gia, nợ công tăng nhanh trong khi các khoản hỗ trợ chính thức như ODA sụt giảm, cách thức sử dụng vốn kém hiệu quả hạn chế chính phủ cung cấp hàng hóa công đáp ứng yêu cầu xã hội. Xuất phát từ hai nguyên nhân trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành xem xét lại khả năng điều hành của khu vực công và tiềm lực của khu vực tư, kết hợp ưu thế của mỗi khu vực để xây dựng một mô hình mới, đó là mô hình đầu tư công-tư (PPP). Sự hợp tác giữa hai khu vực công-tư là cần thiết nhằm cải thiện sự không hiệu quả của khu vực công và tận dụng các nguồn lực của thị trường để cung cấp dịch vụ và hàng hóa tốt hơn, để đảm bảo nhu cầu của người dân được đáp ứng. PPP nhìn chung đem lại nhiều lợi ích cho xã hội và cho các bên tham gia, đó là tăng năng suất và tính hiệu quả trong đầu tư, định hướng dịch vụ và phân cấp trách nhiệm rõ ràng, đáp ứng những tiêu chí như hiện đại, năng động, nhạy bén và thích nghi cao với bối cảnh kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ. Trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, ba lợi ích cụ thể thúc đẩy chính phủ tham gia mô hình PPP, đó là: - Thu hút vốn đầu tư tư nhân (bổ sung cho nguồn vốn Nhà nước). - Tăng năng suất và tính hiệu quả của các nguồn lực có sẵn. - Cải cách các khu vực thông qua việc phân bổ vai trò, động lực, và trách nhiệm. Ở Việt Nam, trong thời gian qua biến đổi khí hậu tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội, nhưng trong đó tài nguyên nước, ngành nông nghiệp 50
  3. Hình thành và phát triển hệ thống tài chính xanh những luận cứ khoa học và bài học kinh nghiệm và phát triển nông thôn, y tế và các vùng ven biển sẽ chịu tác động mạnh nhất.Trong khai thác, sử dụng tài nguyên, Việt Nam có nhiều yếu tố không bền vững. Sự suy thoái tài nguyên ngày một tăng về cả số lượng và chất lượng. Tác động của biến đổi khí hậu tới lĩnh vực nông nghiệp là khá lớn vì sản xuất nông nghiệp của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi nhiệt độ, sự biến động bất thường của thời tiết và khí hậu tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Sự bất thường của chu kỳ sinh khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng. Vì vậy nếu chính phủ cần tập trung đầu tư cho các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu trên cơ sở các nguồn vốn truyền thống từ chính phủ thì mô hình đầu tư công -tư (PPP) là một giải pháp nên được tận dụng trong một chiến lược tài chính phù hợp, mà cụ thể là thiết lập cấu trúc vốn cho dự án PPP một cách hợp lý sẽ là quyết định sự thành công của mô hình này. Đặc biệt Chính phủ cần có hỗ trợ tích cực trên các mặt: - Phân bổ tỷ lệ vốn khởi tạo hợp lý. - Duy trì các chính sách vĩ mô ổn định. - Xây dựng khuôn khổ luật pháp phù hợp với quy luật phát triển của kinh tế thị trường - Phát triển thị trường tài chính. - Các cam kết của chính phủ phải đảm bảo có hiệu lực thực thi. Đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong suốt vòng đời dự án. - Thành lập cơ quan Nhà Nước quản lý độc lập dự án PPP. Nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan này sẽ bao gồm: Xây dựng mối quan hệ bền vững với các bên tham gia dự án PPP (nhà tư vấn, nhà tài trợ và các cơ quan địa phương) để tránh xung đột trong hợp tác; giám sát và đánh giá PPP thường xuyên để liên tục nâng cao hiệu quả đầu tư; xây dựng bộ tiêu chuẩn khoa học để đánh giá chính xác các dự án PPP. Tóm lại: Để mô hình PPP thành công có những yếu tố thống nhất chung tại các quốc gia đồng thời cũng có những yếu tố đặc thù riêng tùy theo mỗi nền kinh tế và mỗi giai đoạn phát triển. Sử dụng khéo léo và linh hoạt mô hình PPP sẽ đem lại lợi ích huy động được nguồn tài trợ hướng tới bảo vệ môi trường không riêng của quốc gia nào mà còn bảo vệ môi trường sống toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Birch, M.H. and Haar, J (2000), “The impact of privatization in the Americas”, Coral Gables: North-South Center Press, University of Miami. [2]. Michael J. Garvin (2010), “Enabling Development of the Transportation Public-Private Partnership Market in the United States”, Journal of construction engineering and management © asce / April 2010 Vol. 136, No. 4, April 1, 2010. ©ASCE, ISSN 0733-9364/2010/4-402–411/$25.00. [3]. Michael Regan; Jim Smith; and Peter E. D. Love (2011), “Impact of the Capital Market Collapse on Pub- lic-Private Partnership Infrastructure Projects”, Journal of construction engineering and management. [4]. Forsyth, T. (2005), ‘Enhancing climate technology transfer through greater public-private cooper- ation: Lessons from Thailand and the Philippines’, Natural Resources Forum. 51
nguon tai.lieu . vn