Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 HIỆN TRẠNG C NG TÁC ĐẢM ẢO CHẤT LƯ NG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CH MINH VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯ NG BÊN TRONG Trần Thị Lệ Hoa Phòng Khảo thí, Đảm bảo chất lượng và Thanh tra giáo dục, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Email: ttlhoa@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Một hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) hoạt động có hiệu quả là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng (ĐBCL) của nhà trường. Tuy nhiên, nhiều cơ sở giáo dục vẫn xem đây là lĩnh vực còn mới mẻ và chưa tìm ra mô hình của hệ thống IQA. Đồng thời phát triển mô hình IQA như thế nào để có hiệu quả vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với nhiều nhà quản lý giáo dục. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về IQA của cơ sở giáo dục, sau các khái niệm chính về IQA của AUN-QA (ASEAN Universities Network - Quality Assurance), đánh giá thực trạng công tác IQA tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh (HCMUNRE), tác giả đã đề xuất các giải pháp tổ chức và vận hành hệ thống IQA nhằm giúp HCMUNRE triển khai hệ thống IQA trong toàn trường. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này cũng giúp cho nhà quản lí, giảng viên, nhân viên có thể tham khảo và áp dụng vào trong công tác quản lí, dạy học và phục vụ của mình. Từ khóa: QA, IQA, Trường ĐHTN&MT TP. HCM. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang đòi hỏi giáo dục đại học Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới cách quản lý để đảm bảo và ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo. Để xây dựng, triển khai, duy trì và cải tiến các cấp độ chất lượng trong giáo dục đại học, một trường đại học phải tự xây dựng cho mình những phương thức ĐBCL tốt nhất nhằm khẳng định thương hiệu của trường mình. Một trong những công việc hết sức cần thiết mà mỗi trường cần làm đó là thiết lập hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (HTĐBCLBT) thật sự hiệu quả, làm tiền đề để từng bước phát triển chất lượng toàn diện của nhà trường. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, các hoạt động đảm bảo chất lượng trong các cơ sở giáo dục đại học còn khá khiêm tốn, chủ yếu hướng “đánh giá bên ngoài” chứ không tập trung vào hình thành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong. Chính vì vậy bài viết này nhằm mục đích thảo luận những vấn đề cơ bản về IQA trong giáo dục đại học; những vấn đề từ thực tiễn triển khai IQA tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp xây dựng, vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường. 2. NỘI DUNG 2.1. M h nh đảm ảo chất lƣợng trong giáo ục đại học Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều nước trên thế giới có kinh nghiệm triển khai các hoạt động này. Trước hết, nó chịu ảnh hưởng của mô hình đảm 371
  2. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 bảo chất lượng của Hoa Kỳ và các nước Bắc Mỹ; chịu ảnh hưởng của các mô hình đảm bảo chất lượng của các nước Châu Âu là những nước đi trước Việt Nam trong khá nhiều năm để triển khai xây dựng mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục; đặc biệt chịu ảnh hưởng của các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do có nhiều nét tương đồng trong văn hóa nên dễ chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn. Những ảnh hưởng của các nước khác đến mô hình đảm bảo chất lượng của Việt Nam chủ yếu thông qua sự hỗ trợ hợp tác song phương và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Mạng lưới chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương (APQN), SEAMEO và của một số nước như Hoa Kỳ, Australia, Hà Lan. Trong quá trình tiếp cận với nhiều mô hình đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trên thế giới, mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục ở Việt Nam đang từng bước được hình thành, phù hợp với mô hình đảm bảo chất lượng của nhiều nước trên thế giới, nhất là mô hình của Châu Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, AUN, những mô hình được tiếp tục phát triển trên mô hình chung của Châu Âu. Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục của Việt Nam có 3 cấu phần sau: - Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của nhà trường. - Hệ thống đảm bảo chất lượng bên ngoài nhà trường (hệ thống đánh giá ngoài bao gồm các chủ trương, quy trình và công cụ đánh giá) - Hệ thống các tổ chức đảm bảo chất lượng (các tổ chức đánh giá ngoài và các tổ chức kiểm định độc lập). 2.2. Đảm bảo chất lƣợng ên trong là g Đối với cơ sở GD ĐH, “đảm bảo chất lượng bên trong bao gồm bộ máy, các nguồn lực và các nguồn thông tin nhằm thiết lập, duy trì và phát triển chất lượng các hoạt động dạy, học, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng” (AUN-QA,2007, P22). Đảm bảo chất lượng bên trong nếu được phối hợp có hiệu quả với đảm bảo chất lượng bên ngoài sẽ tạo ra một cơ chế bền vững cho việc duy trì và phát triển chất lượng của nhà trường. Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong được thiết kế, xây dựng và phát triển nhằm hướng đến liên tục đánh giá, đo lường, kiểm soát, duy trì và cải thiện chất lượng của mọi hoạt động chính yếu của nhà trường như học tập, giảng dạy, nghiên cứu và cung ứng dịch vụ. Hệ thống đảm bảo chất lượng hướng đến đáp ứng tốt sứ mệnh, tầm nhìn, đạt các mục tiêu chiến lược của nhà trường và đáp ứng tốt yêu cầu của các bên có liên quan. AUN đã nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng giáo dục đại học và nhu cầu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng để nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nền giáo dục, tăng cường hoạt động nghiên cứu, phục vụ cộng đồng trong các trường đại học thành viên của AUN. Tổ chức này đã khởi xướng một mô hình IQA gồm 4 thành tố: công cụ kiểm tra; công cụ đánh giá; quy trình QA cho các hoạt động cụ thể; công cụ QA cụ thể; và các hoạt động liên tục cải thiện chất lượng. Nếu muốn đảm bảo chất lượng, cần phải thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng có cấu trúc để giám sát chất lượng, để cải thiện chất lượng và để đánh giá chất lượng. - Hệ thống các công cụ giám sát (monitoring instruments) gồm những công cụ ghi nhận các chỉ báo về các hoạt động cốt lõi (KPI: key performance indicator) của đơn vị. Tùy thuộc vào mối quan tâm của nhà trường mà một hệ thống KPI được xây dựng và định kỳ thu thập giá trị. AUN đã hướng dẫn, một số chỉ số quan trọng phục vụ hoạt động ĐBCL như tiến độ học tập của sinh viên, tỷ lệ sinh viên ra trường đúng thời gian dự kiến, tỷ lệ sinh viên bỏ học qua từng năm,... Cũng thuộc các công cụ giám sát là hệ thống theo dõi các phản hồi từ thị trường lao động và cựu sinh viên và hiệu quả 372
  3. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 của hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường. Theo định kỳ, các chỉ báo này giúp nhà trường ước định khả năng đáp ứng của sự vận hành các hoạt động trong trường, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để đạt được mục tiêu mong đợi. Đảm bảo chất lƣợng bên trong Công cụ theo dõi, Quá trình học Tỷ lệ đậu-rớt Thông tin phản hồi Hoạt động kiểm tra giám sát tập của sinh từ TTLĐ và cựu SV nghiên cứu viên Đánh giá của Đánh giá khóa Đánh giá Đánh giá HĐ Công cụ đánh giá sinh viên học và CTĐT Hoạt động nghiên cứu phục vụ cộng đồng Quy trình QA ĐB sự đánh ĐBCL ĐBCL ĐBCL hỗ trợ đặc biệt giá sinh viên đội ngũ cơ sở vật chất sinh viên Công cụ QA Phân tích Kiểm toán nội Hệ thống Sổ tay cụ thể SWOT bộ thông tin chất lượng Hoạt động tiếp theo Hình 1. Mô hình AUN-QA về hệ thống IQA, Nguồn [4]: ASEAN University Network (2011). - Hệ thống các công cụ đánh giá (evaluation instruments) cho biết các chỉ báo, nhận xét định tính từ sinh viên, giảng viên và các bên liên quan về các học phần, chương trình giáo dục, quá trình triển khai dạy và học, hiệu quả nghiên cứu khoa học, dịch vụ sinh viên,... Nhà trường phải có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến phản hồi của người học và các bên liên quan khác một cách phù hợp, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để làm hài lòng “khách hàng” của mình. - Hệ thống các quy trình ĐBCL chuyên biệt (special QA processes) gồm những quy định, quy trình liên quan đến các hoạt động bên trong đơn vị nhằm duy trì đều đặn, thường xuyên công tác ĐBCL. AUN hướng dẫn các trường cần xây dựng nhiều quy trình ĐBCL, không chỉ cho việc đánh giá sinh viên, mà còn cho đội ngũ giảng viên, đội ngũ hỗ trợ, cơ sở vật chất, hỗ trợ sinh viên,... - Hệ thống các công cụ ĐBCL chuyên biệt (specific QA instruments) như cách phân tích SWOT, được tiến hành sau một chu kỳ hoạt động của nhà trường nhằm xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đơn vị; từ đó có những điều chỉnh chiến lược cho các chu kỳ kế tiếp. Để tiếp cận cách phân tích này, nhà trường cần tiến hành quá trình tự đánh giá nhằm kiểm soát sự phát triển đúng hướng và đúng cách của trường và tầm soát các mục tiêu đã đạt được. Yếu tố cuối cùng của các công cụ ĐBCL chuyên biệt là sổ tay chất lượng, đánh dấu sự trưởng thành của HTĐBCLBT. 373
  4. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 2.3. Quá tr nh triển khai, thực hiện c ng tác ĐBCL tại Trƣờng Đại học Tài nguyên và M i trƣờng TP. Hồ Chí Minh Nhận thức được tầm quan trọng của công tác ĐBCL, Năm 2011 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh thành lập Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng giáo dục (nay là Phòng Khảo thí, Đảm bảo chất lượng và Thanh tra giáo dục) để “tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ của Trường nhằm đạt được các mục tiêu và sứ mệnh của Nhà trường”. Việc thành lập phòng Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng giáo dục vào năm 2011 là bước ngoặt quan trọng để hoạt động ĐBCL nhà trường dần hoàn thiện. Sau gần 7 năm hoạt động Nhà trường đã triển khai công tác tự đánh giá CSGD lần 1 vào năm 2014 và lần 2 vào năm 2017. Trong quá trình triển khai công tác tự đánh giá, Nhà trường đã từng bước tiếp cận và quy chuẩn hệ thống ĐBCL bên trong theo mô hình ĐBCL bên trong của AUN (Hình 1), cụ thể: - Hệ thống các công cụ giám sát: + Phòng Đào tạo và các khoa/bộ môn quản lý quá trình học tập của SV bằng bảng điểm, sổ chủ nhiệm và thống kê hàng năm tỷ lệ đậu, thôi học. + Phòng Công tác sinh viên thu thập, phân tích lập hồ sơ lưu trữ ý kiến phản hồi bằng bản cứng và file mềm. Các khoa/bộ môn sử dụng ý kiến phản hồi vào cải tiến CTĐT. + Phòng KHCN và QHĐN quản lý các đề tài NCKH, cập nhật và đăng tải lên website tất cả các công bố khoa học của toàn trường. Hệ thống các công cụ đánh giá: Phòng Khảo thí và ĐBCL &TTGD đã triển khai các công cụ đánh giá: Phiếu đánh giá môn học, phiếu đánh giá hoạt động giảng dạy của GV, phiếu đánh giá của CBVC, của SV về mức độ hài lòng về chế độ, chính sánh và các loại hình dịch vụ trong quá trình làm việc và học tập tại trường, phiếu khảo sát cựu SV, các doanh nghiệp về CTĐT của trường. Hệ thống các quy trình ĐBCL chuyên biệt + Nhà trường có các quy trình ĐBCL đang áp dụng: Quy trình ra đề thi và chấm thi, Quy trình xây dựng và cải tiến CTĐT, Quy trình và bộ tiêu chí tuyển dụng CBVC …. Hệ thống các công cụ ĐBCL chuyên biệt: + Hàng năm, các đơn vị tiến hành phân tích SWOT, báo cáo kết quả hoạt động, kế hoạch năm mới cho nhà trường. Kết thúc mỗi giai đoạn 5 năm nhà trường đề ra chiến lược phát triển cho giai đoạn mới. + Công khai thông tin giáo dục trên các Website của trường và khoa/bộ môn. Nhà trường có sổ tay Những điều cần biết trong đó cung cấp đầy đủ thông tin về chương trình chi tiết cho các đối tượng có liên quan bằng nhiều phương tiện. Tuy nhiên về hình thức có thể thấy hoạt động ĐBCL của Trường còn rất sơ khai. Sự thiếu vắng vai trò của hệ thống ĐBCL, thiếu các quy định, quy chế,… chưa có chính sách đặc thù nhằm tạo động lực cho các cá nhân, đơn vị tích cực tham gia ĐBCL, một số yêu cầu và điều kiện ĐBCL theo tiêu chuẩn chất lượng AUN cũng chưa được triển khai thực hiện trên thực tế.... khiến cho công tác ĐBCL về cơ bản chỉ hoạt động theo phương thức áp đặt “từ trên xuống dưới” (top-down), từ Bộ GD&ĐT xuống Trường. Mặc dù cách tiếp cận này sẽ có tác dụng tích cực trong giai đoạn ngắn ban đầu nhưng về lâu dài, nó sẽ hạn chế sự phát triển của hoạt động ĐBCL. 374
  5. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Bên cạnh đó, cũng không quá khó để thấy rằng các công cụ ĐBCL được sử dụng trong hệ thống còn rất sơ sài, chỉ có kiểm định chất lượng, yêu cầu công khai thông tin và việc cấp phép mở ngành/CTĐT hiện đang được sử dụng trong hệ thống. Khảo sát ý kiến của người học đã được triển khai ở cấp trường nhưng không đồng bộ. Hơn nữa, do phiếu khảo sát của trường không được xây dựng trên nền tảng cùng một bộ chỉ báo (indicator set) nên kết quả khảo sát không đem lại thông tin giá trị đối với hệ thống ĐBCL toàn trường. Chính vì những lý do trên, để công tác ĐBCL mang lại nhiều hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của Trường người viết lựa chọn hướng tiếp cận HTĐBCLBT theo tiêu chuẩn của AUN, với tính ưu điểm, gần gũi, tính linh hoạt áp dụng vào thực tiễn hệ thống giáo dục đại học Việt Nam của hệ thống này để đề xuất một số giải pháp tổ chức vận hành theo hệ thống ĐBCL theo hệ thống như sau: 2.4. Một số giải pháp đề uất tổ chức vận hành hệ thống IQA-HCMUNRE Tổ chức vận hành hệ thống IQA có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo hệ thống vận hành thông suốt và đạt các mục tiêu đề ra. 2.4.1. Xây dựng hệ thống ĐBCL Ban giám hiệu Phòng KT,ĐBCL&TTGD Tổ ĐBCL các phòng chức Tổ ĐBCL các Tổ ĐBCL trung tâm, thư viện và năng khoa/bộ môn các đoàn thể Hình 2. Sơ đồ tổ chức vận hành hệ thống IQA-HCMUNRE, nguồn [3] Trong hệ thống này - Ban giám hiệu (BGH) tổ chức xây dựng chiến lược định hướng phát triển, ban hành chính sách, mục tiêu chất lượng, phê duyệt các kế hoạch, chương trình và phân bổ nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch, chương trình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. - Phòng KT, ĐBCL&TTGD là đơn vị đầu mối có vai trò là tư vấn, tham gia triển khai và thực hiện giám sát chất lượng các hoạt động trong nhà trường. Tham gia tư vấn, rồi triển khai và giám sát các hoạt động như: (1) tổ chức quán triệt bộ tiêu chuẩn kiểm định và kết quả tự đánh giá; (2) tổ chức bồi dưỡng tri thức về thiết kế sứ mạng, xây dựng kế hoạch chiến lược; (3) tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí chuyên môn và người dạy kiến thức về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục chương trình giảng dạy; (4) tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí chuyên môn và người dạy về phương pháp dạy và học, phương pháp kiểm tra đánh giá; (5) tổ chức bồi dưỡng về phương pháp và kinh nghiệm xây dựng, hợp tác và triển khai các hoạt động giáo dục trong nhà trường; (6) tổ chức điều tra, khảo sát, lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan; (7) tổ chức xây dựng các quy trình đảm bảo chất lượng bên trong cho các khâu hoạt động trọng yếu của trường. 375
  6. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 - Các đơn vị thành lập các tổ ĐBCL có nhiệm vụ giúp lãnh đạo triển khai các hoạt động ĐBCL đơn vị. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm của Tổ ĐBCL các khoa là tự đánh giá cấp chương trình theo bộ tiêu chuẩn AUN - QA hoặc MOET, triển khai các hoạt động khắc phục sau đánh giá và phối hợp với Phòng KT, ĐBCL&TTGD thực hiện các công việc khác theo quy định, quy trình về các hoạt động ĐBCL của Trường. Các khoa chịu trách nhiệm chính trong công tác ĐBCL cấp chương trình. Tổ ĐBCL các phòng chức năng, trung tâm, thư viện có nhiệm vụ chính là phối hợp với Phòng KT, ĐBCL &TTGD triển khai thực hiện tự đánh giá và kiểm định cơ sở đào tạo; phát triển các công cụ và thực hiện khảo sát ý kiến các bên có liên quan về chất lượng quản lý và phục vụ; triển khai các kế hoạch cải tiến nhằm nâng cao chất lượng quản lý và phục vụ. 2.4.2. Xây dựng hệ thống v n bản c ng cụ quản chất ượng Xây dựng hệ thống văn bản rõ ràng và cụ thể là cách thức truyền tải chính xác và nhanh chóng trong tác phong làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp. Nó giúp các đối tượng liên quan và quan tâm hiểu rõ vấn đề một cách thống nhất đối với các khái niệm, nội dung, quy trình, công cụ trong công tác ĐBCL và KĐCL giáo dục (Hình 3). Việc xây dựng những chính sách, quy định, quy trình này nhằm cụ thể hóa mối quan hệ giữa các quá trình tương tác chính trong việc ĐBCL đào tạo, những hoạt động thường được ưu tiên thực hiện trong quá trình vận hành hệ thống IQA. 2.4.3. Nâng cao nhận thức và n ng ực v ĐBCL Để đảm bảo hệ thống IQA-HCMUNRE vận hành hiệu quả yếu tố con người có vai trò quan trọng. Sự đồng tâm của tất cả các thành viên trong nhà trường - từ giảng viên đến nhân viên phục vụ phải có trách nhiệm hiểu hoạt động ĐBCL không chỉ là của riêng ai trong đơn vị mà nó liên quan đến tất cả các thành viên trong đơn vị. Cần phải có sự thay đổi về nhận thức hoạt động ĐBCL từ chỗ là những hoạt động ép buộc sẽ trở thành hoạt động quen thuộc và tự nguyện vì sự tốt đẹp trong tương lai. Nhà trường cần bố trí, tuyển dụng những cán bộ có năng lực, có khả năng tiếp thu những cái mới, có tinh thần trách nhiệm với công việc để tham gia vận hành hệ thống IQA- HCMUNRE. Đồng thời công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự của bộ phận ĐBCL phải được chú trọng. Những cán bộ tham từ cấp khoa/bộ môn trở lên tham gia vào hệ thống IQA- HCMUNRE cần được tham dự các khóa tập huấn về: hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng cấp chương trình, cấp cơ sở đào tạo; xây dựng và vận hành chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, tiêu chí kiểm định chất lượng; thiết kế giảng dạy đáp ứng mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra; khảo sát lấy ý kiến các bên có liên quan;... 2.4.4. Thực hiện tự đánh giá với ộ tr nh ph hợp Triển khai công tác tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo phải được chú trọng và được coi là nhiệm vụ thường xuyên và diễn ra liên tục ở tất các các đơn vị. Việc triển khai đồng bộ hoạt động tự đánh giá góp phần tích cực trong việc nâng cao nhận thức về ĐBCL, thúc đẩy cải tiến hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, đồng thời được xem là nền tảng để củng cố và xây dựng văn hóa chất lượng trong toàn hệ thống. 376
  7. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Hình 3. Đề xuất sơ đồ tương tác các quá trình chính trong công tác ĐBCL đào tạo của HCMUNRE, nguồn [3]. 2.4.5. Xây dựng v n hóa đảm bảo chất ượng Văn hóa đảm bảo chất lượng nội bộ chính là phần mềm kết nối những cấu trúc phần cứng như cấu trúc tổ chức, quy trình, quy định lại thành 1 chỉnh thể thống nhất. Khi xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ, nhà trường cần chú trọng vai trò của yếu tố văn hóa, dùng nó làm bệ đỡ cho tất cả các hoạt động đảm bảo chất lượng. Có nhiều hoạt động để thúc đẩy các giá trị cốt lõi của đảm bảo chất lượng và nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ, bao gồm: + Liên tục lắng nghe các bên có liên quan và hành động dựa trên các thông tin thu được. Nhà trường cần định kỳ thực hiện các khảo sát quy mô với 5 nhóm đối tượng chính: sinh viên đang học, sinh viên sắp tốt nghiệp, cựu sinh viên, giảng viên-nhân viên, nhà tuyển dụng - doanh nghiệp. + Định kỳ họp giao ban BGH và Ban ĐBCL, định kỳ trao đổi về chất lượng giữa BGH, Ban ĐBCL, các khoa và Phòng ban (quý, năm), giảng viên, sinh viên + So sánh và học tập kinh nghiệm từ các trường bạn trong và ngoài nước. Thường xuyên tổ chức và tham gia các hội thảo, khóa đào tạo, huấn luyện về đảm bảo chất lượng trong và ngoài nước. 377
  8. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 2.4.6. ây ựng hệ thống th ng tin và Công bố thông tin đảm bảo chất lƣợng Để hoạt động ĐBCL của trường hướng đến tập trung, chuẩn hóa toàn bộ các dữ liệu về đảm bảo chất lượng, cho phép thông tin được thu thập 1 cách chính xác, khách quan, minh bạch và chia sẻ cho các bên có liên quan cần tin học hóa của toàn trường. Hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bao gồm 2 thành phần quan trọng là thông tin sơ cấp (từ các khảo sát các bên có liên quan) và thông tin thứ cấp (gồm tất cả các số liệu thứ cấp của nhà trường như số liệu về học vụ, giảng viên, sinh viên, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học, tài chính…). Tất cả các thông tin quan trọng về đảm bảo chất lượng của nhà trường cần được công bố định kỳ, rộng rãi, minh bạch đến các đối tượng có liên quan như giảng viên, nhân viên, nhà quản lý, sinh viên, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng, xã hội. Các thông tin này cần được công bố thông qua nhiều kênh khác nhau như website, Báo cáo ĐBCL, hội thảo ĐBCL và các phương tiện khác. 3. KẾT LUẬN Điều quan trọng nhất cho mỗi cơ sở giáo dục đại học là luôn luôn duy trì chất lượng bên trong. Để làm được điều này, việc thiết lập, duy trì và củng cố hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong là cần thiết. Với quan điểm các hoạt động đều hướng đến mục tiêu không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, hệ thống IQA-HCMUNRE cần được hình thành và càng hoàn thiện. Quá trình xây dựng và vận hành hệ thống IQA góp phần quan trọng hình thành văn hóa chất lượng ở Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường TP. HCM; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và đào tạo của Trường. Các chính sách, quy định, quy trình để đảm bảo sự vận hành thông suốt của hệ thống IQA cần được Trường xây dựng và ban hành, đảm bảo sự chỉ đạo nhất quán từ Ban Giám hiệu và luôn hướng đến thực hiện có hiệu quả các cam kết chất lượng và mục tiêu phát triển của Nhà trường. Đồng thời, Trường cũng cần phát triển đội ngũ cán bộ và phân bổ các nguồn lực đáp ứng tốt yêu cầu vận hành hệ thống IQA, thực hiện các chính sách, kế hoạch ĐBCL hiệu quả. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Giáo dục Đại học Việt Nam 2012. 2. Thông tư 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 5 năm 2017 của Bộ GD&ĐT về ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học. 3. Tài liệu tham khảo dành cho khóa đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp của Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí minh, tháng 8 năm 2016. 4. ASEAN University Network Quality Assurance, Guide to AUN Actual Quality Assessment at Programme Level, Version No. 2.0, June 2011, P9. 5. Higher education Quality Assurance Principles for the Asia Pacific Region. http://shelbycearley.files.wordpress.com/2010/06/finalqaprinciples.pdf. 6. International Network for Quality assurance agencies in higher education (INQAAHE, 2007). Guidelines of good practice in quality assurance. 378
  9. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 OVERVIEW OF THE QUALITY ASSURANCE FRAMWORK IN HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT - AND SOME PROPOSALS FOR BUILDING AND OPERATING THE INTERNAL QUALITY ASSURANCE SYSTEM. Tran Thi Le Hoa Ho Chi Minh City University of Natural Resources and Environment, 236B Le Van Sy, Ward 1, Tan Binh district, Ho Chi Minh City Email: ttlhoa@hcmunre.edu.vn ABSTRACT An effective internal quality assurance system (IQA) is essential to ensure the quality of the university. However, many universities still consider it a new field and have not found the model of the IQA. In addition, how to develope the IQA model to be effective remains a big question for many educational administrators. This article presents the results of the IQA study of the university, the major conceptions of IQA for AUN-QA (ASEAN Universities Network - Quality Assurance), the recent assessment at HCMUNRE, the author proposed solutions to organize and operate the IQA system to help HCMUNRE implement IQA system in the whole university. In addition, the results of this study also help managers, lecturers, staff can apply to the management and teaching and service of their own. Keywords: Quality assurance, Internal Quality Assurance, HCMUNRE. 379
nguon tai.lieu . vn