Xem mẫu

  1. Chương 4 HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC QUỐC GIA VỀ THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ TRONG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 4.1. Đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu Đàm phán quốc tế là một khái niệm mới và được sử dụng nhiều trong hai thập niên gần đây. Ngày nay, đối với nhiều tổ chức và quốc gia, đàm phán quốc tế đã trở thành chuẩn mực thường xuyên chứ không phải là một hoạt động đặc biệt và diễn ra không thường xuyên. Trong phần này, chúng ta sẽ đưa bàn về các nội dung liên quan đến đàm phán, nghệ thuật và khoa học đàm phán ở các nền văn hóa khác nhau, một số những yếu tố quan trọng quyết định trong các cuộc đàm phán, cách chuẩn bị và thực hiện đàm phán có hiệu quả. 4.1.1. Khái niệm đàm phán quốc tế Đàm phán là một quá trình mà các bên hoặc nhóm liên quan giải quyết vấn đề tranh chấp thông qua quá trình thương lượng nhằm đạt được một thỏa thuận thống nhất. Quá trình đàm phán có thể được hiểu đơn giản hơn là hoạt động thương lượng giữa các bên liên quan. Quá trình này bị chi phối và ảnh hướng rất lớn bởi các nền văn hoá khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Ví dụ “Người Mỹ có xu hướng xem đàm phán như một quá trình cạnh tranh chào hàng và cung cấp, Nhật Bản có xu hướng xem việc đàm phán là cơ hội để chia sẻ thông tin”. Có thể thấy rằng sự khác biệt về văn hóa có ảnh hưởng lớn, thậm chí có thể định hình và định hướng các cuộc đàm phán. Đàm phán là một quá trình hoạt động có sự kết hợp đặc biệt giữa giá trị khoa học và nghệ thuật. Khoa học trong đàm phán
  2. 100 GIÁO TRÌNH THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU nghiên cứu các bằng chứng xảy trong quá trình đàm phán. Nghệ thuật của đàm phán thể hiện thông qua kỹ năng lựa chọn chiến lược mô hình và quan điểm thích hợp để dẫn dắt quá trình đàm phán đến thành công. Hoạt động đàm phán, đặc biệt là đàm phán quốc tế, thường gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt đa văn hoá. Thứ nhất, có rất nhiều mô hình và quan điểm khác nhau về đàm phán quốc tế đa văn hóa và không có mô hình nào có thể áp dụng cho mọi tình huống trong cuộc đàm phán. Thứ hai, kết quả của các cuộc đàm phán, cả trong nước và quốc tế, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau, đặc biệt là yếu tố văn hoá. Người tham gia thực hiện đàm phán thường chịu áp lực chi phối bởi trách nhiệm mà cộng đồng giao phó, những áp lực này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đàm phán. 4.1.2. Cần làm gì khi đàm phán quốc tế? Có hai yếu tố ảnh hưởng đến đàm phán quốc tế bao gồm: Bối cảnh môi trường và bối cảnh hiện tại (xem hình 4.1). Bối cảnh môi trường là các tác động môi trường xung quanh cuộc đàm phán, buộc các nhà đàm phán phải điều chỉnh để không ảnh hưởng đến cuộc đàm phán. Bối cảnh hiện tại là các nhân tố mà các nhà đàm phán lắng nghe để có một số điều chỉnh hợp lý. • Bối cảnh môi trường đàm phán Có sáu nhân tố trong bối cảnh môi trường làm cho các cuộc đàm phán quốc tế trở nên khó khăn hơn so với các cuộc đàm phán trong nước bao gồm: đa nguyên chính trị và luật pháp, kinh tế quốc tế, Chính phủ và cơ quan quản lý, tính bất ổn định, tư tưởng và văn hóa. Đây là những yếu tố tác động, nhằm hạn chế sự thành công của các cuộc đàm phán, song điều quan trọng là các nhà đàm phán hiểu và đánh giá được tác động của chúng.
  3. Chương 4. Hợp tác quốc tế và đóng góp của các quốc gia về thích ứng và giảm nhẹ trong biến đổi khí hậu 101 Bối cảnh hiện tại Bối cảnh môi trường Xu thế đa nguyên trong pháp luật Xu thế đa nguyên Các bên liên trong chính trị quan ngoài  phạm vi tổ chức Sự thương thuyết   tương đối. Sức mạnh của sự đàm phán. Bản chất của sự phụ thuộc Các bên liên quan Mức độ xung đột. hiện tại Sự thương thuyết có Biến động tiềm năng Quá trình tiền tệ và Sự đa dạng   thương thuyết trao đổi và kết quả văn hóa ngoại hối Mối quan hệ giữa các nhà Kết quả mong đợi đàm phán trước và sau từ cuộc đàm phán cuộc thương thuyết   Kiểm soát của  Chính phủ nước Sự khác biệt ngoài và sự quan liêu về tư tưởng Sự bất ổn và chuyển biến (Nguồn: A.V.Phatak and M.H. Habbi, “The dynamics of international bussiness negotiations”, pp.30-38) Hình 4.1. Bối cảnh các cuộc đàm phán quốc tế Đa nguyên chính trị và pháp luật: Các công ty kinh doanh đa quốc gia đang làm việc với các hệ thống pháp lý và chính trị khác nhau. Đồng nghĩa là các loại thuế mà công ty phải trả, luật lao động hoặc các tiêu chuẩn làm việc phải được đáp ứng hệ thống chính trị và pháp luật của nước sở tại. Ngoài ra, những thay đổi về chính trị có thể tăng cường hoặc giảm đi các cuộc đàm phán kinh doanh tại các nước và các thời điểm khác nhau. Ví dụ, môi trường kinh doanh mở tại các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trước đây vào những năm 1990 là hoàn toàn khác so với môi trường khép kín của những năm 1960 và kinh doanh tại Trung Quốc hiện nay là hoàn toàn khác so với 10 năm trước đây. Kinh tế quốc tế: là giá trị trao đổi của đồng tiền quốc tế. Thông thường nguy cơ rủi ro sẽ cao hơn đối với bên phải thanh toán bằng tiền của nước khác. Với các loại tiền tệ không ổn định, mức độ rủi
  4. 102 GIÁO TRÌNH THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ro chia đều cho hai bên. Thêm vào đó, bất kỳ sự thay đổi giá trị của đồng tiền (lên hoặc xuống) có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá trị thỏa thuận của hai bên. Nhiều quốc gia đang kiểm soát dòng tiền “chảy”qua biên giới. Bởi lẽ, để mua được các sản phẩm từ nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước phải thanh toán bằng ngoại tệ. Chính phủ và cơ quan quản lý: Ở các quốc gia, mức độ tham gia của Chính phủ vào các ngành và tổ chức là khác nhau. Các công ty ở Mỹ hoạt động tương đối tự do, không có sự can thiệp của Chính phủ, mặc dầu một số ngành công nghiệp có quy định chặt chẽ hơn các ngành khác (ví dụ như sản xuất điện, quốc phòng) và một số tiểu ban có quy định nghiêm ngặt về môi trường hơn các nước khác. Nói chung, đàm phán kinh doanh ở Mỹ không cần sự chấp thuận của Chính phủ và các bên tham gia đàm phán quyết định có hay không tham gia vào một thỏa thuận dựa trên một mình lý do kinh doanh. Ngược lại, Chính phủ của nhiều nước đang phát triển giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu và liên doanh, thông thường có một cơ quan của Chính phủ đứng ra làm việc với các tổ chức nước ngoài. Tính bất ổn định: Đàm phán kinh doanh ở Bắc Mỹ đã gần đi vào mức độ ổn định. Sự bất ổn có nhiều hình thức, trong đó có thể thiếu nguồn lực (giấy, điện, máy tính), sự thiếu hụt về hàng hóa và dịch vụ (thực phẩm, vận tải đáng tin cậy, nước uống) và bất ổn chính trị (các cuộc đảo chính, sự thay đổi đột ngột trong chính sách của Chính phủ). Do đó, thách thức của các nhà đàm phán quốc tế là dự đoán sự thay đổi một cách chính xác và có đủ thời gian để điều chỉnh hậu quả của chúng. Tư tưởng: Các cuộc đàm phán ở Mỹ thường có một quan niệm chung về lợi tích của chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tư bản. Người Mỹ tin tưởng mạnh mẽ vào quyền cá nhân, tính ưu việt của đầu tư tư nhân và tầm quan trọng của việc tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Một số nhà đàm phán nước khác (Trung Quốc, Pháp) cho rằng quyền cá nhân và đầu tư công là phân bổ tốt nguồn tài nguyên hơn so với đầu tư tư nhân; đồng thời họ cũng đưa ra những quy định khác để thực hiện và chia sẻ lợi nhuận.
  5. Chương 4. Hợp tác quốc tế và đóng góp của các quốc gia về thích ứng và giảm nhẹ trong biến đổi khí hậu 103 Văn hóa: Những người đàm phán từ các nền văn hóa khác nhau sẽ có những ý kiến và quan điểm khác nhau. Theo Salacuse, người dân ở một số nền văn hóa tiếp cận các cuộc đàm phán theo cách suy luận (nghĩa là chuyển từ tổng thể sang cụ thể), song người dân ở các nền văn hóa khác lại tiếp cận đàm phán theo cách quy nạp (từ các cụ thể chuyển thành tổng thể). • Bối cảnh hiện tại Các bên liên quan bên ngoài: Các bên liên quan bao gồm các hiệp hội doanh nghiệp, các công đoàn lao động, các đại sứ quán và các hiệp hội ngành công nghiệp, v.v. Ví dụ, một công đoàn lao động có thể phản đối đàm phán với các công ty nước ngoài vì lo ngại rằng việc làm trong nước sẽ bị mất. Vì vậy, trong các cuộc đàm phán quốc tế, họ có thể nhận được rất nhiều ưu tiên và hướng dẫn từ Chính phủ. Quyền thương lượng: Một khía cạnh khác của các cuộc đàm phán quốc tế là khả năng thương lượng của các bên liên quan. Trong một cuộc đàm phán, bên có nhiều vốn đầu tư sẽ có quyền nhiều hơn trong đàm phán, do đó sẽ có nhiều ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đàm phán. Ngoài ra, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quyền thương lượng là việc tiếp cận thị trường, hệ thống phân phối và mối quan hệ với cơ quan quản lý của Chính phủ. Mức độ xung đột: Mức độ xung đột và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các bên tham gia ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đàm phán. Các tình huống xung đột cao bao gồm những vấn đề như sắc tộc, bản sắc hay vị trí địa lý thường rất khó giải quyết. Mối quan hệ giữa các nhà đàm phán: Các mối quan hệ được phát triển thông qua quá trình và kết quả đàm phán. Lịch sử của mối quan hệ giữa hai bên sẽ ảnh hưởng đến việc đàm phán hiện tại, và các cuộc đàm phán hiện tại là một phần của các cuộc đàm phán trong tương lai. Kết quả mong muốn: Các yếu tố hữu hình và vô hình đóng vai trò lớn trong việc xác định kết quả của các cuộc đàm phán quốc tế. Các quốc gia thường sử dụng các cuộc đàm phán quốc tế để đạt
  6. 104 GIÁO TRÌNH THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU mục tiêu chính trị trong và ngoài nước. Ví dụ, một trong những mục tiêu chính của miền Bắc Việt Nam trong Hiệp định Paris là chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Các bên liên quan trực tiếp: Các bên liên quan trực tiếp trong đàm phán bao gồm như người quản lý, người sử dụng lao động và ban giám đốc. Các kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm quốc tế của các nhà đàm phán tác động rất lớn đến quá trình và kết quả của các cuộc đàm phán quốc tế. Ngoài ra, động cơ cá nhân của các nhà đàm phán chính và các bên liên quan trực tiếp khác có thể có ảnh hưởng đến quá trình và kết quả của cuộc đàm phán. 4.1.3. Chuẩn bị cho đàm phán Cách tiếp cận các bước để phân tích và lập kế hoạch bao gồm 7 bước [4.13]: Bước 1: Xác định và phân tích các bên: + Cấu trúc vấn đề + Nghề nghiệp và trình độ chuyên môn + Xu hướng chính + Nội bộ của các bên + Thẩm quyền đàm phán. Bước 2: Danh sách các vấn đề, lợi ích và vị trí - cho mỗi bên 3 loại vấn đề: + Nội dung - kinh doanh và pháp luật + Quy trình - đàm phán và nguyên tắc ra quyết định + Mối quan hệ - dài hạn hoặc ngắn hạn Khung hình - một vấn đề hoặc một cơ hội? + Làm gì để biến vấn đề này thành một cơ hội? + Làm thế nào chúng ta đóng khung các vấn đề? + Làm thế nào để họ đóng khung các vấn đề? Vị trí: + Các vị trí nào sử dụng cho đến nay?  Họ?  Chúng ta?
  7. Chương 4. Hợp tác quốc tế và đóng góp của các quốc gia về thích ứng và giảm nhẹ trong biến đổi khí hậu 105 Bước 3: Đánh giá các ưu tiên và mục tiêu của khách hàng và các bên khác: Vấn đề thứ hạng/ lợi ích ưu tiên: + Giá trị của bạn = ưu tiên và mục tiêu có thể + Giá trị của họ = ưu tiên và mục tiêu có thể + Bạn không thể cho rằng họ chia sẻ các giá trị của bạn. Bước 4: Làm thế nào chúng ta có thể tìm hiểu thêm về đối tác? Ưu tiên/ mục tiêu, mục đích và động cơ Những hành động có thể là tượng trưng cho ý định của bạn? + Khi có vấn đề thì liên lạc với ai? + Người có quyền lực đứng sau là ai? + Hoàn cảnh nào tạo ra cơ hội hay khó khăn cho việc đàm phán này? Bước 5: Đánh giá các kết quả của mỗi bên nếu không thoả thuận được? BATNA (thay thế tốt nhất cho một hiệp định đàm phán) của khách hàng của bạn là gì? BATNA của bên kia là gì? Có thể khó để ước tính giá trị BATNA Các mặt có liên quan trong quá trình đàm phán, mặt phức tạp hơn và không chắc chắn là quá trình thiết lập các BATNA. Một BATNA yếu = vị thế yếu Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện vị trí của bạn Cải thiện BATNA của bạn: + Đẩy mạnh lựa chọn thay thế hiện tại của bạn + Xác định các lựa chọn khác Cải thiện vị trí của bạn bằng cách xác định BATNA của bên kia:s + Nguồn công việc và những người có thể biết + Kiểm tra các ấn phẩm liên quan + Hãy hỏi các câu hỏi chính thức
  8. 106 GIÁO TRÌNH THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Một phần quan trọng của kế hoạch đàm phán là phải rõ ràng về những gì có thể bị đe dọa nếu một thỏa thuận không thể đạt được. Đối với khách hàng của bạn và cho mỗi bên kia. Họ sẽ làm gì nếu đàm phán không thành công? Phạm vi trong đó một thỏa thuận có thể chấp nhận cho cả hai bên có thể được thực hiện. Về cơ bản, phạm vi giữa các điểm tương ứng. Bước 6: Xác định điểm mạnh mỗi bên đều có và mục tiêu của họ: + Nguồn lực cá nhân + Năng lượng, tập trung, trí thông minh + Kỹ năng quản lý + Nguồn ngoại lực + Quyền lực (tiền, thông tin, chuyên môn) + Liên minh - người nào khác có thể tham gia? Bước 7: Xây dựng kế hoạch của bạn: Danh sách dự kiến mục tiêu và giới hạn Sử dụng lợi ích thiết yếu của khách hàng của bạn như hướng dẫn của bạn Xác định từ khóa - làm thế nào bạn sẽ tổng kết những gì khách hàng của bạn đang tìm kiếm? Ngoài ra, cần chuẩn bị để có thể linh hoạt hơn Chuẩn bị chương trình nghị sự Sử dụng cả hai vấn đề tương ứng & tác động lẫn nhau Những vấn đề đầu tiên? Tạo đà là rất quan trọng Làm thế nào bạn muốn cuộc đàm phán được bắt đầu? Hỗ trợ tài liệu Sự kiện quan trọng là gì? Những sự kiện này có được chấp nhận bởi người khác không? Lập luận để hỗ trợ giải thích những sự kiện Các câu hỏi chính
  9. Chương 4. Hợp tác quốc tế và đóng góp của các quốc gia về thích ứng và giảm nhẹ trong biến đổi khí hậu 107 Sự kiện gì và nhận thức gì mà bạn cần phải xác nhận? Các chi tiết nào khác nào bạn cần? Cần giữ lại điều gì? Chia sẻ điều gì? Danh sách thông tin mà bạn cần chia sẻ Bạn sẽ xử lý câu hỏi trực tiếp hoặc tìm kiếm thông tin như thế nào? Trong trường hợp nào bạn có thể chia sẻ thông tin cho bên kia? 4.2. Hợp tác về biến đổi khí hậu trong việc thích ứng và giảm nhẹ 4.2.1. Kết nối với các chương trình thương mại khí thải liên minh châu Âu • Bối cảnh Khi thảo luận sự kết nối của hệ thống kinh doanh khí thải là phải làm rõ các giả định về các kịch bản chính sách có thể xảy ra trong tương lai. Bên cạnh đó, một số rào cản tiềm ẩn trong việc liên kết các chương trình thương mại khí thải là các sự khác nhau đáng kể về quy định đo đạc, đánh giá và kiểm tra. Song vấn đề quan trọng hơn cả là các mục tiêu sẽ được giải quyết thông qua quyết định chia sẻ gánh nặng dựa trên sự đồng thuận quốc tế. Mặc dù vậy, thị trường các-bon trong khu vực có thể được kết nối ngay cả khi không đạt sự thỏa thuận giai đoạn 2 của Nghị định thư Kyoto, cho phép những người tiên phong hợp tác thông qua chính sách khí hậu và giữ vững quan điểm chính trị. Điều quan trọng hiện nay là kết nối mục tiêu quốc gia và toàn cầu. Bởi vì, các nước nhằm giảm thiểu chi phí xử lý nhưng vẫn đáp ứng được chỉ tiêu phát thải, đồng thời giảm tính không minh bạch trong cạnh tranh và các mối đe dọa phát sinh từ các mức giá các-bon khác nhau. Hiện nay, các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế mang tính phổ quát hơn và quyết định được đưa ra dựa trên sự đồng thuận; Các bên đưa ra các hoàn cảnh quốc gia rất khác nhau và thông thường được ưu tiên trong bàn đàm phán. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán song phương giữa EU, Mỹ và Nhật Bản tập trung lồng ghép các chương trình thương mại quốc gia và tăng khả năng thương lượng trong các cuộc đàm phán (Tuerk., A. và các cộng sự, 2009).
  10. 108 GIÁO TRÌNH THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Tính đến ngày 31/8/2015, 39 quốc gia và địa phương đã đưa ra mức giá các-bon thông qua ETSS và thuế. Trong đó, Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia có lượng khí thải lớn nhất (World Bank, 2015) [4.19]. • Triển vọng kết nối tại Việt Nam Các nước đang phát triển như Việt Nam đang được khuyến khích để “xây dựng chiến lược hoặc kế hoạch để phát triển nền kinh tế các-bon thấp trong bối cảnh phát triển bền vững” (Thỏa thuận Cancun, 2010) [4.8]. Trong khi các cuộc đàm phán trong khuôn khổ của Liên hợp quốc hướng tới hình thành các chương trình phát thải toàn cầu, ở cấp quốc gia tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích, sẽ có sự hỗ trợ quốc tế. Điều này thực sự cần thiết để xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung cơ bản của chương trình giảm khí thải toàn cầu. Tuy nhiên, thách thức của các nước là làm thế nào để đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải KNK trên toàn cầu và tiếp tục thực hiện các ưu tiên phát triển đất nước. Để làm được điều này cần phải thực hiện đồng thời các chính sách, chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, giảm phát thải các KNK và tận dụng cơ hội do nó mang lại. Đó chính là mô hình phát triển bền vững toàn diện dựa trên tăng trưởng các-bon thấp đang được xây dựng và phát triển ở cấp quốc gia và khu vực. Nghị định thư Kyoto (1997) đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển một thị trường kinh doanh khí thải. Thị trường các-bon hiện nay được xem là công cụ chính để giảm phát thải KNK. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc tham gia vào thị trường các-bon thế giới, không chỉ đạt mục tiêu giảm phát thải KNK mà còn là cơ hội để tạo ra thu thập, tiếp cận công nghệ hiện đại và hướng tới phát triển bền vững. Hiện nay, ở nước ta, các nguồn tài chính thu từ “kinh doanh khí thải” không nhiều. Thương mại các-bon theo Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam gặp một số hạn chế mà các nhà đầu tư vẫn do dự như: Những bất cập trong quá trình phê duyệt, các phân bổ tài chính không minh bạch .v.v. (Linh và cộng sự, 2013) [4.6]. Vì vậy, Việt Nam cần tạo ra một cơ sở pháp lý thuận lợi và minh bạch cho thị trường các-bon quốc gia.
  11. Chương 4. Hợp tác quốc tế và đóng góp của các quốc gia về thích ứng và giảm nhẹ trong biến đổi khí hậu 109 4.2.2. Mối liên hệ giữa Nghị định thư Kyoto và chính sách quốc gia • Bối cảnh Trong UNFCCC (1992) đã quyết định rằng mỗi bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc sẽ cung cấp thông tin lượng khí thải từ các các hoạt động của con người, các bước thực hiện mục tiêu của Công ước và xu hướng phát thải toàn cầu. Thông tin này sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch và hành động ở cấp quốc gia và giám sát tác động của biến đổi khí hậu ở cấp độ toàn cầu. Các nước cam kết theo Nghị định thư Kyoto để hạn chế hoặc giảm phát thải KNK phải đáp ứng mục tiêu giảm phát thải tại quốc gia. Để đạt được điều này, Nghị định thư Kyoto đã đưa ra ba cơ chế thị trường các-bon bao gồm: - Cơ chế thương mại quyền phát thải (ET) - Cơ chế phát triển sạch (CDM) - Cơ chế đồng thực hiện (JI) Để tham gia vào các cơ chế, các nước thuộc Phụ lục I phải đáp ứng trong số các yêu cầu và đủ điều kiện sau đây: - Họ phải phê chuẩn Nghị định thư Kyoto. - Họ phải ước tính số tiền phát thải KNK theo một tấn khí CO2 tương đương. - Họ phải có sẵn một hệ thống quốc gia ước tính lượng khí thải và xử lý các KNK trong lãnh thổ của họ. - Họ phải là một cơ quan cấp quốc gia để ghi lại và theo dõi sự thay đổi của giá ERUs, CERs, AAUs, và Remus và phải báo cáo thường niên thông tin đó cho Ban thư ký. - Hàng năm phải báo cáo thông tin về khí thải và chuyển đến Ban thư ký (KP, 1997). • Triển vọng kết nối tại Việt Nam JI và CDM là hai cơ chế mềm dẻo đối với thị trường các-bon. JI cho phép các nước đáng phát triển thực hiện các dự án chung với các nước phát triển khác, trong khi CDM (quy định tại Điều 12 của
  12. 110 GIÁO TRÌNH THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KP) liên quan đến việc đầu tư vào các dự án phát triển bền vững nhằm giảm lượng khí thải ở các nước đang phát triển. Ba cơ chế của Nghị định thư Kyoto, JI và ET cơ chế liên quan chủ yếu giữa các Bên trong Phụ lục I. CDM liên quan đến cả các bên ở Phụ lục I và không thuộc Phụ lục I. Vì vậy, CDM là quan trọng nhất và thiết thực cho các nước đang phát triển, nên Việt Nam cần tận dụng cơ hội để phát triển và thực hiện hiệu quả các dự án CDM. 4.2.3. Mối tương tác giữa chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thương mại • Những tác động có thể có của biến đổi khí hậu đối với thương mại Mối liên hệ giữa thương mại và biến đổi khí hậu không chỉ theo một hướng, bởi lẽ các quá trình vật lý liên quan đến biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới khối lượng giao dịch quốc tế với những lý do sau: Thứ nhất, biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi lợi thế giữa các nước và dẫn đến những thay đổi trong thương mại quốc tế. Ảnh hưởng này sẽ mạnh hơn khi so sánh giữa các quốc gia về khí hậu và địa lý. Đối với quốc gia hoặc khu vực phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp có thể giảm xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, nếu khí hậu toàn cầu ấm lên trong tương lai và giảm năng suất cây trồng do các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra. Thứ hai, biến đổi khí hậu có thể làm tăng TDBTT của các chuỗi cung ứng, vận chuyển và phân phối. Vấn đề này đã được đề cập trong Báo cáo lần thứ 4 của IPCC, là các hiện tượng thời tiết cực đoan (như bão) có thể làm đóng cửa các cảng, tuyến đường giao thông và làm hư hỏng cơ sở hạ tầng phục vụ cho thương mại, làm gián đoạn chuỗi cung ứng, vận chuyển và phân phối, đồng thời làm tăng chi phí thực hiện thương mại quốc tế (WTO, 2009) [4.16]. • Đóng góp của thương mại đối với nỗ lực giảm nhẹ Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc và Báo cáo của Tổ chức Thương mại Thế giới về thương mại và biến đổi khí hậu trong năm 2009 [4.15] chỉ ra rằng tác động kỹ thuật là cơ chế chính,
  13. Chương 4. Hợp tác quốc tế và đóng góp của các quốc gia về thích ứng và giảm nhẹ trong biến đổi khí hậu 111 qua đó giao dịch mở cửa để dẫn đến giảm nhẹ BĐKH. Thương mại mở cửa làm gia tăng hàng hóa và dịch vụ tiêu tốn nhiều năng lượng. Thông qua thương mại mở cửa có thể giúp tăng thu nhập, nâng cao chất lượng môi trường và giảm lượng KNK, đồng thời khuyến khích sự phát triển và mở rộng giữa các nước do đổi mới công nghệ và có lợi trong giảm nhẹ BĐKH. Hơn nữa, thương mại mở cửa giúp các quốc gia thích nghi với những gián đoạn do biến đổi khí hậu gây ra như thiếu nguồn cung ứng lương thực. Thứ nhất, thay đổi công nghệ từ thương mại quốc tế là một cách để sử dụng công nghệ mới (Grossman và Helpman, 1991) [4.21]. Sự đa dạng của công nghệ quốc tế là rất quan trọng, vì nó chỉ ra sự phân bố sai lệch giữa nghiên cứu và phát triển (R&D). Keller (2004) chỉ ra rằng các nước G7 (các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới) đã chi 84% cho R&D toàn cầu trong năm 1995, song Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu chỉ chiếm 64%. Sau Solow (1956), các nhà kinh tế học đã hiểu được tầm quan trọng của sự thay đổi công nghệ trong việc nâng cao hiệu suất và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế (Helpman, 1997). Thứ hai, thương mại như một phương tiện thích ứng BĐKH: BĐKH đe dọa phá vỡ hàng loạt các hàng hóa và dịch vụ quan trọng đối với nền kinh tế. Thương mại làm tăng TDBTT do BĐKH ở một số nước, cụ thể có sự so sánh giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu. Song thương mại cũng là phương tiện để khắc phục những khác biệt trong cung và cầu, do BĐKH dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa và dịch vụ tại một số quốc gia. Như vậy, ngoài việc giảm nhẹ phát thải KNK, thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp con người thích ứng với BĐKH. 4.2.4. Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định của Việt Nam Ý tưởng về INDC được hình thành từ COP 15 ở Copenhagen để chuẩn bị cho một quá trình đàm phán cho một Thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới sau 2020. INDC là “đóng góp” của các Bên nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của Công ước Khí hậu.
  14. 112 GIÁO TRÌNH THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hiện nay, chưa có hướng dẫn rõ ràng về phạm vi INDC, tuy nhiên, các quốc gia đều hiểu rằng INDC sẽ bao gồm mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK của quốc gia để góp phần vào sự “ổn định nồng độ KNK trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm đến hệ thống khí hậu” (Điều 2, mục tiêu của Công ước Khí hậu). Nhiều nước đang phát triển muốn bao gồm cả các thông tin về thích ứng, tài chính và các vấn đề khác trong INDC. NAMA: Hành động NAMA được giảm nhẹ phát thải thực hiện KNK trong bối cảnh NAMA sử dụng theo cách có thể PTBV và được hỗ trợ nguồn trong nước MRV. Ý tưởng Sự kiến xây dựng tài chính, công nghệ (NAMA quốc gia tự về INDC dự thảo văn bản và tăng cường thực hiện) INDC được áp đàm phán để có năng lực dụng cho tất cả trước tháng 6/2015 các bên Hình 4.2. Lộ trình hình thành INDC [4.9] Như vậy, INDC sẽ là một đầu vào quan trọng cho quá trình chuẩn bị đàm phán về Thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới sau 2020 tại Pháp. Thuật ngữ “đóng góp” có thể được hiểu như một sự thỏa hiệp cho “cam kết”, được sử dụng cho các nước phát triển và “hành động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp điều kiện quốc gia” vẫn đang được sử dụng cho các nước đang phát triển. COP 20 (2014) đã xác định đây là nghĩa vụ của các Bên, theo nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và tuỳ thuộc vào năng lực và hoàn cảnh quốc gia. Về tổng thể, INDC sẽ là các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết vấn đề BĐKH, đảm bảo mục tiêu 2oC. • INDC trong Thỏa thuận khí hậu toàn cầu mới sau năm 2020 Thỏa thuận mới về BĐKH sẽ “áp dụng cho tất cả các Bên”. Điều này có nghĩa là, không giống như Nghị định thư Kyoto với các cam kết giảm nhẹ phát thải KNK cho các Bên thuộc Phụ lục I,
  15. Chương 4. Hợp tác quốc tế và đóng góp của các quốc gia về thích ứng và giảm nhẹ trong biến đổi khí hậu 113 các quy định của Thoả thuận khí hậu toàn cầu mới sau 2020 sẽ áp dụng cho tất cả các Bên tham gia Công ước Khí hậu. Các yếu tố giảm nhẹ phát thải KNK trong INDC sẽ được xem là các cam kết quốc gia nhằm giảm nhẹ phát thải KNK trong khoảng thời gian xác định. Mặc dù thỏa thuận mới được áp dụng cho tất cả các Bên, tuy nhiên, các Bên sẽ có những hành động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với nguyên tắc “Trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và tuỳ thuộc vào năng lực và hoàn cảnh quốc gia”. Tại COP 20, các quốc gia đã thống nhất về nội dung cơ bản của INDC và thời hạn đệ trình INDC trong quý I năm 2015 đối với các quốc gia “sẵn sàng làm việc này”; các quốc gia khác sẽ đệ trình INDC “sớm nhất có thể” trước khi COP 21 diễn ra (tại Paris, năm 2015). Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng INDC của nhiều nước đang phát triển phụ thuộc vào hỗ trợ quốc tế. Có thể thấy, INDC đã tạo được bước đột phá trong đàm phán về BĐKH. Đây là lần đầu tiên trong quá trình đàm phán toàn cầu về BĐKH, hầu như tất cả các Bên đã dự kiến đóng góp giảm nhẹ phát thải KNK. Mức đóng góp là tích cực hơn so với các cam kết cũng như thông báo trước đây của các Bên. • INDC ở Việt Nam Ngày 22 tháng 01 năm 2015, Bộ TNMT đã ban hành Quyết định số 119/QĐ-BTNMT về việc thành lập Tổ công tác xây dựng INDC của Việt Nam, bao gồm 16 thành viên, đại diện từ các Bộ TNMT, NNPTNT, KHĐT, Tài chính, Ngoại giao và Công thương. Hoạt động xây dựng INDC của Việt Nam đã nhận được hỗ trợ tài chính và kỹ thuật từ dự án CBICS cho việc xây dựng hợp phần thích ứng và từ dự án NAMA cho việc xây dựng hợp phần giảm nhẹ phát thải KNK. Việc hoàn thành xây dựng INDC thể hiện các cam kết của Việt Nam, một Bên không thuộc Phụ lục 1 của Công ước Khí hậu trong việc triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH. INDC của Việt Nam trình bày mục tiêu, phạm vi và các thành phần của INDC; các mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK và thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030 và một số thông tin liên quan khác.
  16. 114 GIÁO TRÌNH THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU INDC của Việt Nam gồm hợp phần giảm nhẹ phát thải KNK và hợp phần thích ứng với BĐKH. Hợp phần giảm nhẹ phát thải KNK bao gồm các đóng góp vô điều kiện và đóng góp có điều kiện. Các đóng góp vô điều kiện là các hoạt động sẽ được thực hiện bằng nguồn lực trong nước, trong khi đó các đóng góp có điều kiện là những hoạt động có thể được thực hiện nếu nhận được nguồn hỗ trợ tài chính mới và bổ sung, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực từ quốc tế. INDC của Việt Nam xác định lộ trình giảm nhẹ phát thải KNK trong giai đoạn 2021 - 2030. Bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 sẽ giảm 8% lượng phát thải KNK so với kịch bản phát triển thông thường. Đóng góp nêu trên có thể tăng lên thành 25% nếu nhận được hỗ trợ quốc tế. Hợp phần thích ứng với BĐKH trình bày các hoạt động thích ứng với BĐKH hiện tại đang được thực hiện; những thiếu hụt so với nhu cầu thích ứng về thể chế, chính sách, tài chính, nguồn nhân lực và công nghệ và các biện pháp thích ứng ưu tiên cho giai đoạn 2021 - 2030. Ước tính rằng ngân sách quốc gia có thể đóng góp khoảng một phần ba nhu cầu tài chính để thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH giai đoạn này và sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế và đầu tư tư nhân đối với phần còn lại. Các Bộ, các tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp cũng như các đối tác phát triển quốc tế đã tham gia và có những đóng góp chi tiết trong quá trình xây dựng và hoàn thiện INDC. Thông qua INDC, Việt Nam tái khẳng định đóng góp của quốc gia nhằm ứng phó với BĐKH, góp phần thực hiện mục tiêu của Công ước Khí hậu. Việt Nam tin rằng đóng góp này là công bằng, thể hiện nỗ lực cao nhất, khả thi, có thể đạt được và cam kết tiếp tục giải quyết vấn đề BĐKH dựa trên các nguồn lực trong nước và với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. 4.2.5. Hành động giảm nhẹ KNK phù hợp với điều kiện quốc gia • Tổng quan về NAMA Các hành động giảm nhẹ phát thải KNK phù hợp với điều kiện quốc gia là cơ chế giảm phát thải KNK mới đối với các nước đang
  17. Chương 4. Hợp tác quốc tế và đóng góp của các quốc gia về thích ứng và giảm nhẹ trong biến đổi khí hậu 115 phát triển được hình thành tại Hội nghị lần thứ 13 các Bên tham gia UNFCCC (COP 13) tại Bali, Indonesia và được nêu trong Kế hoạch hành động Bali. Đến COP 17 tại Durban, Nam Phi, quy chế đăng ký NAMA được thiết lập. COP 17 cũng yêu cầu các nước đang phát triển gửi các BUR với các thông tin về NAMA cho Ban Thư ký UNFCCC. Một số nước đang phát triển đã đệ trình kế hoạch giảm phát thải KNK, với sự hỗ trợ từ các nước phát triển theo các hình thức hợp tác công nghệ, cung cấp tài chính và tăng cường năng lực. Các kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK này cũng có thể coi là NAMA. Hiện nay, một số đề xuất NAMA đã được công bố. Thỏa thuận Cancun đề xuất thiết lập một hệ thống đăng ký quốc tế chính thức cho NAMA và các giải pháp để thực hiện thành công NAMA. Các NAMA yêu cầu hỗ trợ quốc tế được đưa vào hệ thống đăng ký để tìm kiếm hỗ trợ từ các nước phát triển. Những NAMA không yêu cầu hỗ trợ quốc tế được đăng ký riêng. Hệ thống đăng ký này được Ban Thư ký UNFCCC quản lý và vận hành từ năm 2013. Các nước đang phát triển cung cấp thông tin về NAMA trong khi các nước phát triển cung cấp thông tin về hỗ trợ dành cho NAMA. Hoạt động hỗ trợ phải được đo đạc, báo cáo và thẩm định quốc tế. Đối với các NAMA không yêu cầu hỗ trợ quốc tế phải được MRV ở trong nước. • NAMA ở Việt Nam Ngày 21 tháng 11 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1775/QĐ-TTg phê duyệt Đề án quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới. Mục tiêu tổng thể của Đề án là quản lý phát thải KNK nhằm thực hiện UNFCCC và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đồng thời tận dụng các cơ hội để phát triển nền kinh tế các-bon thấp, tăng trưởng xanh và cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực giảm nhẹ phát thải KNK, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
  18. 116 GIÁO TRÌNH THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Hộp 4.1. Sáu mục tiêu cụ thể của Đề án - Tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia KNK cho các Bộ, ngành, địa phương có liên quan trong hệ thống kiểm kê quốc gia KNK. Thiết lập, vận hành hệ thống quốc gia kiểm kê KNK và thực hiện kiểm kê định kỳ hai năm một lần; - Phổ biến, áp dụng các công nghệ giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ KNK tiềm năng tại Việt Nam; - Xây dựng khung chương trình NAMA của Việt Nam và đăng ký, triển khai rộng các NAMA; - Hình thành và đưa vào hoạt động hệ thống MRV cấp quốc gia; - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng; - Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và chuyển giao công nghệ của quốc tế trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. Thực hiện Đề án nêu trên, ngày 21 tháng 02 năm 2013, Bộ TNMT đã ban hành Quyết định số 187/QĐ-BTNMT thành lập Tổ công tác chuẩn bị lồng ghép các NAMA với nhiệm vụ tham mưu và đề xuất với Bộ trưởng TN&MT và các Bộ, ngành, cơ quan liên quan về các biện pháp thiết lập khung thể chế bao gồm chính sách, văn bản tạo điều kiện lồng ghép các NAMA vào các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển bền vững của các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương. Ngày 04 tháng 3 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TNMT, theo đó Bộ TNMT chịu trách nhiệm: - Xây dựng và triển khai hệ thống MRV trong nước; tổ chức kiểm kê quốc gia KNK; đề xuất, kiến nghị các chính sách, biện pháp giảm nhẹ phát thải KNK của Việt Nam phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn; - Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện biện pháp quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, cấp chứng thư xác nhận đối với dự án đầu tư theo Cơ chế phát triển sạch và các cơ chế quốc tế khác về giảm phát thải KNK của các thành phần kinh tế.
  19. Chương 4. Hợp tác quốc tế và đóng góp của các quốc gia về thích ứng và giảm nhẹ trong biến đổi khí hậu 117 Hiện nay, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ TNMT là cơ quan đầu mối quốc gia đăng ký NAMA với Ban Thư ký UNFCCC. 4.2.6. Mối liên hệ giữa NAMA và INDC Mối liên hệ giữa NAMA và INDC có thể được tóm tắt như sau: - NAMA có thể là các hành động thực hiện INDC. - NAMA có thể là điểm khởi đầu để xác định INDC. - NAMA có thể được coi là “đóng góp” (như vậy có thể làm giảm tính chất tự nguyện, nếu INDC trở thành cam kết). - Các Bên đã đệ trình mục tiêu giảm nhẹ phát thải KNK trong NAMA theo Thỏa thuận Copenhagen có thể đổi thành INDC. INDC và NAMA có mối liên kết mật thiết. Tuy nhiên, NAMA không phải là INDC. Cụ thể là do tính chất tự nguyện của NAMA (một trong những bí quyết thành công của NAMA) và tính chất ràng buộc ngầm của INDC (đặc biệt là nếu sau này chuyển đổi thành các cam kết), đó chính là khác biệt then chốt. Mặt khác, NAMA và INDC đều cung cấp khuôn khổ linh hoạt để có thể đa dạng hóa các hành động giảm nhẹ phát thải KNK, trong khi đó, vẫn đảm bảo các định hướng phát triển của quốc gia. Bên cạnh đó, NAMA có một vai trò trong sự hình thành và phát triển của INDC. NAMA có thể được xem là một phần của INDC và có thể là điểm khởi đầu để xác định INDC từ dưới lên. Với mục tiêu rõ ràng, NAMA có thể trở thành một trong những công cụ quan trọng để thực hiện INDC. Theo đó, INDC sẽ là mục tiêu tổng thể và NAMA sẽ là các hành động để đạt được mục tiêu đó. INDC có thể thúc đẩy việc xây dựng và thực hiện NAMA. Hình 4.3. Các hành động giảm nhẹ phát thải KNK [4.11]
  20. 118 GIÁO TRÌNH THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 4.2.7. NAMA và CDM Có thể nhận thấy sự khác biệt giữa NAMA và CDM. Đối với CDM là một hình thức để các nước phát triển đạt được mục tiêu giảm phát thải KNK theo cam kết của Nghị định thư Kyoto, thông qua việc mua lượng giảm phát thải KNK từ các dự án CDM của các nước đang phát triển. Song đối với NAMA là cơ chế để các nước đang phát triển với sự hỗ trợ tài chính và công nghệ từ cộng đồng quốc tế nhằm cắt giảm KNK cho bản thân quốc gia đó từ một hoặc nhiều lĩnh vực (Bảng 4.1). Bảng 4.1. Sự khác biệt giữa NAMA và CDM [4.11] Tiêu chí NAMA CDM Bản chất Là một cơ chế để các nước Là một cơ chế để các nước đang phát triển với sự hỗ trợ đang phát triển với sự hỗ trợ tài chính và công nghệ từ cộng tài chính và công nghệ từ cộng đồng quốc tế nhằm cắt giảm đồng quốc tế nhằm cắt giảm phát thải KNK cho bản thân phát thải KNK cho bản thân quốc gia đó từ một hoặc nhiều quốc gia đó từ một hoặc nhiều lĩnh vực lĩnh vực Quy mô Cấp quốc gia, cấp ngành và Cấp quốc gia, cấp ngành và cấp dự án Cấp dự án cấp dự án Cấp dự án Loại hoạt động Chiến lược, chính sách, Chiến lược, chính sách, chương trình và dự án quốc chương trình và dự án quốc gia dài hạn gia dài hạn Lĩnh vực Tất cả lĩnh vực có thể. Lĩnh vực Tất cả lĩnh vực có thể. Lĩnh vực nhận số lượng đề xuất NAMA nhận số lượng đề xuất NAMA nhiều nhất là giao thông và nhiều nhất là giao thông và năng lượng năng lượng Dòng tiền Cho Chính phủ và chủ dự án Cho Chính phủ và chủ dự án Cho chủ dự án Cho chủ dự án Tín chỉ các-bon Có hoặc không có Có Tính bổ sung Phụ thuộc vào nhà tài trợ Bắt buộc Các lợi ích phát Phù hợp với các quốc gia Đặc quyền nước chủ nhà triển bền vững
nguon tai.lieu . vn