Xem mẫu

  1. 2
  2. LỜI NÓI ĐẦU Thí nghiệm Hoá hữu cơ là môn học cơ sở ngành dành cho sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Hoá học. Môn học này trang bị cho sinh viên các kiến thức về các kỹ thuật cơ bản trong phòng thí nghiệm hoá hữu cơ để có thể tổng hợp, tách và tinh chế các hợp chất hữu cơ. Bên cạnh đó, môn học còn giúp sinh viên thành thạo trong thao tác thí nghiệm và rèn luyện kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm hoá hữu cơ. Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập cho môn học Thí nghiệm Hoá hữu cơ, Giáo trình Thí nghiệm Hoá hữu cơ đã được biên soạn gồm hai phần chính: Phần 1: Giới thiệu về Thí nghiệm Hoá hữu cơ và Phần 2: Thí nghiệm với 8 bài thí nghiệm. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Công nghệ Hoá học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên để nhóm chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Trân trọng, Tháng 6 năm 2020 Nhóm biên soạn 3
  3. 4
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................... 3 MỤC LỤC................................................................................................. 5 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT..................................................................... 11 Phần I GIỚI THIỆU VỀ THÍ NGHIỆM HOÁ HỮU CƠ.................. 13 VẤN ĐỀ 1. NỘI QUY VÀ AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM........... 14 1. Nguyên tắc chung............................................................................ 14 2. Sử dụng hoá chất.............................................................................. 14 3. Sử dụng dụng cụ thủy tinh............................................................... 15 4. Sử dụng các nguồn nhiệt.................................................................. 16 5. Xử lý khi có hoả hoạn...................................................................... 16 6. Sơ cứu trong phòng thí nghiệm hoá học.......................................... 17 VẤN ĐỀ 2. MỘT SỐ DỤNG CỤ THƯỜNG DÙNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỮU CƠ............................................. 19 VẤN ĐỀ 3. BẢO QUẢN VÀ LÀM SẠCH DỤNG CỤ THỦY TINH....................................................................................................... 22 1. Làm sạch dụng cụ thủy tinh............................................................. 22 2. Làm khô dụng cụ thủy tinh.............................................................. 22 3. Tháo các khớp nối thủy tinh............................................................ 23 4. Phòng tránh dụng cụ thuỷ tinh dính chặt vào nhau.......................... 23 5. Lắp ráp dụng cụ thuỷ tinh................................................................ 23 VẤN ĐỀ 4. MỘT SỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN....................................... 24 1. Kỹ thuật đo lường thể tích............................................................... 24 2. Kỹ thuật đo lường khối lượng.......................................................... 25 5
  5. 3. Kỹ thuật đun nóng............................................................................ 26 4. Kỹ thuật làm lạnh............................................................................. 27 5. Kỹ thuật lọc...................................................................................... 28 Phần II. CÁC BÀI THÍ NGHIỆM....................................................... 35 BÀI 1. TINH CHẾ CHẤT RẮN BẰNG KỸ THUẬT KẾT TINH VÀ KỸ THUẬT THĂNG HOA............................................................... 36 1.1. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN CẦN ĐỌC TRƯỚC......... 36 1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................... 36 1.2.1. Kỹ thuật kết tinh..................................................................... 36 1.2.2. Kỹ thuật thăng hoa................................................................. 37 1.2.3. Nhiệt độ nóng chảy................................................................ 38 1.3. HOÁ CHẤT VÀ DỤNG CỤ........................................................ 39 1.3.1. Hoá chất................................................................................. 39 1.3.2. Dụng cụ.................................................................................. 40 1.4. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM........................................................ 41 1.4.1. Thí nghiệm kiểm tra độ hoà tan để lựa chọn dung môi kết tinh............................................................................................. 41 1.4.2. Thí nghiệm kết tinh benzoic acid........................................... 41 1.4.3. Thí nghiệm thăng hoa naphthalene........................................ 42 1.4.4. Thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy........................................ 43 1.5. NƠI ĐỔ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THU HỒI............................... 44 1.6. CÂU HỎI...................................................................................... 44 BÀI 2. PHÂN TÁCH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT.................................................................. 47 2.1. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN CẦN ĐỌC TRƯỚC......... 47 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................... 47 2.2.1. Kỹ thuật chiết......................................................................... 47 6
  6. 2.2.2. Thay đổi sự hoà tan bằng phản ứng acid - base..................... 50 2.3. HOÁ CHẤT VÀ DỤNG CỤ........................................................ 52 2.3.1. Hoá chất................................................................................. 52 2.3.2. Dụng cụ.................................................................................. 52 2.4. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM........................................................ 53 2.4.1. Chuẩn bị mẫu......................................................................... 53 2.4.2. Chiết tách aspirin................................................................... 53 2.4.3. Chiết tách β-naphthol............................................................. 54 2.4.4. Thu hồi naphthalene............................................................... 54 2.4.5. Đo nhiệt độ nóng chảy........................................................... 55 2.5. NƠI ĐỔ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THU HỒI............................... 55 2.6. CÂU HỎI...................................................................................... 55 BÀI 3. TỔNG HỢP DƯỢC PHẨM PARACETAMOL...................... 57 3.1. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN CẦN ĐỌC TRƯỚC.............. 57 3.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................... 57 3.2.1. Amide và phản ứng tổng hợp amide...................................... 57 3.2.2. Acetaminophen (paracetamol)............................................... 58 3.3. HOÁ CHẤT VÀ DỤNG CỤ........................................................ 59 3.3.1. Hoá chất................................................................................. 59 3.3.2. Dụng cụ.................................................................................. 59 3.4. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM........................................................ 60 3.4.1. Tổng hợp paracetamol........................................................... 60 3.4.2. Tách paracetamol ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng.................. 60 3.4.3. Tinh chế paracetamol bằng kỹ thuật kết tinh......................... 61 3.4.4. Xác định nhiệt độ nóng chảy của paracetamol...................... 61 3.5. NƠI ĐỔ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THU HỒI.............................. 61 7
  7. 3.6. CÂU HỎI...................................................................................... 62 BÀI 4. TÁCH CÁC CHẤT LỎNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT......................................................................................... 63 4.1. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN CẦN ĐỌC TRƯỚC......... 63 4.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................... 63 4.3. HOÁ CHẤT VÀ DỤNG CỤ........................................................ 66 4.3.1. Hoá chất................................................................................. 66 4.3.2. Dụng cụ.................................................................................. 66 4.4. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM........................................................ 66 4.4.1. Chưng cất đơn........................................................................ 66 4.4.2. Chưng cất phân đoạn............................................................. 67 4.4.3. Xây dựng đồ thị và phân tích kết quả.................................... 67 4.5. NƠI ĐỔ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THU HỒI............................... 67 4.6. CÂU HỎI...................................................................................... 67 BÀI 5. TỔNG HỢP HƯƠNG LIỆU ISOPENTYL ACETATE.......... 69 5.1. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN CẦN ĐỌC TRƯỚC......... 69 5.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................... 69 5.2.1. Ester và phản ứng tạo ester.................................................... 69 5.2.2. Ester và isopentyl acetate....................................................... 71 5.3. HOÁ CHẤT VÀ DỤNG CỤ........................................................ 72 5.3.1. Hoá chất................................................................................. 72 5.3.2. Dụng cụ.................................................................................. 72 5.4. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM........................................................ 73 5.4.1. Tổng hợp isopentyl acetate.................................................... 73 5.4.2. Tách isopentyl acetate bằng kỹ thuật chiết............................ 74 5.4.3. Tinh chế isopentyl acetate bằng kỹ thuật chưng cất.............. 75 8
  8. 5.5. NƠI ĐỔ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THU HỒI............................. 75 5.6. CÂU HỎI...................................................................................... 75 BÀI 6. SẮC KÝ LỚP MỎNG............................................................... 77 6.1. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN CẦN ĐỌC TRƯỚC......... 77 6.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................... 77 6.2.1. Sắc ký phân bố....................................................................... 77 6.2.2. Sắc ký lớp mỏng.................................................................... 78 6.2.3. Sắc ký lớp mỏng điều chế...................................................... 82 6.3. HOÁ CHẤT VÀ DỤNG CỤ........................................................ 82 6.3.1. Hoá chất................................................................................. 82 6.3.2. Dụng cụ.................................................................................. 83 6.4. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM........................................................ 83 6.4.1. TLC phân tích định tính......................................................... 83 6.4.2. TLC phân tích định lượng...................................................... 87 6.5. NƠI ĐỔ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THU HỒI............................... 90 6.6. CÂU HỎI...................................................................................... 90 BÀI 7. SẮC KÝ CỘT............................................................................. 92 7.1. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN CẦN ĐỌC TRƯỚC......... 92 7.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................... 92 7.2.1. Nguyên tắc chung.................................................................. 92 7.2.2. Chọn lựa dung môi giải ly..................................................... 94 7.2.3. Xác định kích thước cột......................................................... 94 7.2.4. Chuẩn bị cột sắc ký................................................................ 94 7.2.5. Chuẩn bị và nạp mẫu.............................................................. 96 7.2.6. Giải ly cột............................................................................... 96 7.3. HOÁ CHẤT VÀ DỤNG CỤ........................................................ 97 9
  9. 7.3.1. Hoá chất................................................................................. 97 7.3.2. Dụng cụ.................................................................................. 97 7.4. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM........................................................ 98 7.4.1. Các giai đoạn thực hiện sắc ký cột......................................... 98 7.4.2. Tiến trình chi tiết.................................................................... 98 7.5. NƠI ĐỔ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THU HỒI............................. 100 7.6. CÂU HỎI.................................................................................... 101 BÀI 8. TỔNG HỢP tert-PENTYL CHLORIDE................................... 103 8.1. NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN CẦN ĐỌC TRƯỚC............. 103 8.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................. 103 8.2.1. Phản ứng thế nhóm –OH của alcohol bằng halogen............ 103 8.2.2. Phản ứng tổng hợp tert-pentyl chloride từ tert-pentyl alcohol...............................................................................................................104 8.3. HOÁ CHẤT VÀ DỤNG CỤ...................................................... 105 8.3.1. Hoá chất............................................................................... 105 8.3.2. Dụng cụ................................................................................ 105 8.4. TIẾN TRÌNH THÍ NGHIỆM...................................................... 105 8.4.1. Tổng hợp tert-pentyl chloride.............................................. 105 8.4.2. Tách tert-pentyl chloride ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng......... 106 8.4.3. Kiểm tra định tính sản phẩm với dung dịch AgNO3............ 106 8.5. NƠI ĐỔ CHẤT THẢI VÀ CHẤT THU HỒI............................. 107 8.6. CÂU HỎI.................................................................................... 107 PHỤ LỤC.............................................................................................. 109 MẪU BÁO CÁO THÍ NGHIỆM........................................................... 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... 135 10
  10. CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung CC Column chromatography Sắc ký cột LC Liquid chromatography Sắc ký lỏng TLC Thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng Prep.TLC Preperative thin layer chromatography Sắc ký lớp mỏng điều chế UV Ultraviolet Cực tím v/v Volume per volume Thể tích/thể tích 11
  11. 12
  12. Phần I GIỚI THIỆU VỀ THÍ NGHIỆM HOÁ HỮU CƠ 13
  13. VẤN ĐỀ 1 NỘI QUY VÀ AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM 1. Nguyên tắc chung - Tuân thủ các bảng báo và chỉ dẫn trong phòng thí nghiệm. - Không làm việc một mình trong phòng thí nghiệm. - Luôn mặc áo khoác thí nghiệm, kính bảo hộ khi làm việc trong phòng thí nghiệm. - Đọc kỹ tài liệu và chuẩn bị bài thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên trước khi vào làm việc tại phòng thí nghiệm. - Lắp ráp hệ thống thí nghiệm và thực hiện tiến trình thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên và theo quy trình trong tài liệu. KHÔNG tự ý thay đổi quy trình thí nghiệm. - Không ăn, uống, hút thuốc, gây ồn ào, đùa giỡn trong phòng thí nghiệm. - Giữ vệ sinh và ngăn nắp nơi làm việc. Chỉ để vở ghi chép và tài liệu hướng dẫn thí nghiệm tại bàn làm việc. Các tư trang khác phải để đúng nơi quy định. - Làm sạch và lau khô nơi làm việc khi kết thúc buổi học. Rửa tay kỹ. - Biết nơi để các thiết bị cần thiết trong các trường hợp khẩn cấp (bình chữa cháy, vòi nước chữa cháy, tủ y tế,…) và biết cách sử dụng các thiết bị này. - Ngay lập tức báo cho giáo viên các sự cố hoặc tai nạn xảy ra trong phòng thí nghiệm. 2. Sử dụng hoá chất - Tìm hiểu về tính an toàn và mức độ nguy hại của các hoá chất sử dụng trong thí nghiệm. 14
  14. - Đọc và kiểm tra nhãn trên chai, lọ hoá chất trước khi lấy hoá chất sử dụng. Lấy lượng hoá chất vừa đủ dùng. - Không chuyển lại hoá chất chưa sử dụng hết vào lọ hoá chất gốc. - Khi trộn chung acid và nước thì luôn cho từ từ acid vào nước. - Tránh tiếp xúc trực tiếp hoá chất bằng tay trần. Trong những trường hợp riêng, khi tiếp xúc hoá chất phải rửa tay ngay lập tức. - Để xa các hoá chất và vật liệu dễ cháy khỏi nguồn lửa. - Không ngửi hoá chất, trừ khi được hướng dẫn bởi giáo viên. Khi cần kiểm tra mùi, dùng tay quạt nhẹ để hơi chất cần thử khuếch tán trong không khí và về phía mũi. - Phải làm việc trong tủ hút đối với các hoá chất có mức độ nguy hại cao. - Đổ chất thải và hoá chất sau thí nghiệm đúng nơi quy định (theo các thùng chứa đã dán nhãn). - Lau chùi ngay lập tức những thứ bị đổ hoặc tràn ra ngoài. - Không mang kính sát tròng khi tiếp xúc với hoá chất trong phòng thí nghiệm. Nếu có thể thì thay bằng mắt kính hoặc thông báo cho giáo viên biết. - Thông báo cho giáo viên khi có các vấn đề sức khỏe có thể liên quan đến thí nghiệm. Ví dụ như có tiền sử dị ứng, hen hoặc suyễn, hoặc đang mang thai,… 3. Sử dụng dụng cụ thủy tinh - Khi di chuyển các dụng cụ thủy tinh dạng ống, đặc biệt là những ống dài, nên di chuyển ở trạng thái thẳng đứng, để tránh bị vỡ và đâm phải người khác. - Không dùng tay không để dọn thủy tinh vỡ. Sử dụng chổi quét và dụng cụ hốt rác để gom thuy tinh vỡ. Để thủy tinh vỡ vào đúng nơi quy định theo hướng dẫn của giáo viên. - Luôn sử dụng dầu bôi trơn, glycerine, hoặc vaseline,… để bôi trơn các khớp nối của dụng cụ thủy tinh trước khi ráp hệ thống. 15
  15. - Không bao giờ cố găng dùng lực mạnh khi tháo hoặc lắp dụng cụ thủy tinh vào nút cao su. Hãy sử dụng động tác xoay hoặc vặn. Nếu không thể tháo dụng cụ thủy tinh đó, hãy nhờ giáo viên. - Không đun dụng cụ thủy tinh không có khả năng chịu nhiệt trực tiếp với ngọn lửa trần hoặc nguồn nhiệt. - Không chạm tay trần vào dụng cụ thủy tinh đang nóng. Không làm lạnh đột ngột các dụng cụ thủy tinh nóng. - Không đun trong hệ thống các dụng cụ thuỷ tinh khép kín. 4. Sử dụng các nguồn nhiệt - Đặc biệt cẩn thận khi sử dụng các loại đèn với ngọn lửa trần. Giữ khoảng cách giữa cơ thể và ngọn lửa. - Luôn tắt lửa khi không cần sử dụng. - Không để hoá chất tiếp xúc với ngọn lửa, đặc biệt là các hợp chất dễ cháy, trừ một số phản ứng đặc biệt đã được hướng dẫn cách bảo đảm an toàn. - Không đun nóng bất cứ thứ gì khi không được chỉ dẫn. - Không nhìn gần trực tiếp bằng mắt trần vào những dụng cụ thuỷ tinh chứa hoá chất đang được gia nhiệt. - Khi gia nhiệt các hoá chất trong ống nghiệm, không để miệng ống nghiệm hướng vào mình hoặc người khác. - Phải luôn có người trông khi đang gia nhiệt bất cứ thứ gì hoặc khi phản ứng đang diễn ra. 5. Xử lý khi có hoả hoạn Khi làm việc trong phòng thí nghiệm, phải biết vị trí để bình chữa cháy. Phòng thí nghiệm thường được trang bị bình chữa cháy với hóa chất khô phù hợp dập các đám cháy do dung môi hoặc do điện. Cách sử dụng bình chữa cháy là hạ thấp vòi phun, xịt chất dập cháy hướng từ vòng ngoài đám cháy trước rồi dần hướng vào giữa đám cháy. Không sử dụng nước để dập tắt đám cháy hoá chất. 16
  16. 6. Sơ cứu trong phòng thí nghiệm hoá học Các phòng thí nghiệm hoá học cần được trang bị đầy đủ các phương tiện đảm bảo an toàn và sơ cứu tối thiểu. Sinh viên cần hiểu rõ và thực hiện các thao tác thí nghiệm một cách cẩn thận và đúng cách để đảm bảo an toàn. Thông tin sau đây nhằm xử lý những tình huống khẩn cấp trong phòng thí nghiệm. Sốc. Những vết thương nghiêm trọng (ví dụ như khi bị bỏng nặng hoặc bị mất nhiều máu) có thể dẫn đến trạng thái sốc. Người bị sốc thường có biểu hiện tái xanh và ngất đi, hoặc cũng có thể có các triệu chứng như toát mồ hôi lạnh, mạch đập nhanh và yếu. Sốc là một triệu chứng y học nghiêm trọng. Không được để người bị sốc tự đi bộ, kể cả đến trạm y tế trường. Trong khi đợi xe cấp cứu đến, hãy để nạn nhân nằm ngửa, chân đặt cao hơn cơ thể khoảng 30 cm. Nới lỏng trang phục ở những chỗ chật và giữ ấm cho nạn nhân. Hoá chất rơi vào mắt. Bất kỳ loại hoá chất nào rơi vào mắt cũng có nguy cơ gây ảnh hưởng mắt, đặc biệt một số loại hoá chất có thể phá hủy thị giác chỉ trong vài giây. Do đó cần phải luôn luôn đeo kính bảo vệ trong phòng thí nghiệm. Nếu trường hợp bị hoá chất văng vào mắt, hãy NGAY LẬP TỨC rửa mắt dưới vòi nước chảy trong vòng 15 phút. Không được cố gắng đi đến trạm y tế trước khi rửa mắt. Quần áo hoặc tóc bị cháy. Khi quần áo bị cháy, hãy nhanh chóng nằm xuống sàn và lăn tròn để dập lửa. Khi tóc bị cháy, hãy dùng tấm chăn chữa cháy để dập tắt lửa. Ngay lập tức thông báo cho trạm y tế và lực lượng bảo vệ của trường. Vết cắt chảy máu. Với những vết cắt nhỏ, hãy ép chặt vết thương bằng một miếng gạc vô trùng và nhanh chóng đến ngay trạm y tế của trường. Nếu nạn nhân chảy máu quá nhiều, hãy giơ cao bộ phận bị chảy máu (nếu có thể), và ép chặt vết thương bằng một miếng gạc vô trùng. Trong khi việc sơ cứu đang được tiến hành, thông báo ngay cho trạm y tế trường đến hỗ trợ. Hoá chất rơi vào miệng. Các hoá chất gây độc với các mức độ khác 17
  17. nhau. Khi bất kỳ hoá chất nào rơi vào miệng, phải nhanh chóng nhổ ra và súc miệng nhiều lần bằng nước. Nếu nạn nhân đã nuốt phải hoá chất, ngay lập tức báo cho nhân viên y tế về tên của hoá chất này. Nếu cần thiết, trạm y tế sẽ liên hệ với bệnh viện hoặc bác sĩ để được hướng dẫn. Acid hoặc base rơi vào da. Rửa vùng da đó bằng nước khoảng 10 phút. Trong trường hợp phỏng bởi acid sau khi rửa bằng nước dùng bông cotton tẩm dung dịch NaHCO3 loãng xoa trên vết phỏng (hoặc rửa vết phỏng với xà phòng); nếu phỏng bởi base có thể dùng dung dịch CH3COOH loãng (hoặc dùng trực tiếp dấm ăn) để xoa vào vùng da tiếp xúc hoá chất sau khi đã rửa bằng nước. Đưa nạn nhân đến trạm y tế trong trường hợp vết phỏng lớn hoặc sâu. Hít phải khói hoặc hơi hoá chất. Tất cả các thí nghiệm tạo ra khói hoặc khí độc đều phải được thực hiện trong tủ hút khí độc được thông gió tốt. Nếu một loại khói hoặc hơi độc nào xuất hiện trong phòng thí nghiệm, tất cả mọi người đều phải rời khỏi phòng ngay lập tức, người cuối cùng ra khỏi phòng đóng tất cả các cửa vào phòng. Do khói bay trên cao, hãy hạ thấp người khi thoát khỏi một căn phòng đầy khói. Ngay lập tức báo cho lực lượng cứu hoả của trường. Sau khi xử lý sự cố xong cần mở tất cả các cửa phòng cho đến khi thông thoáng trước khi quay lại làm việc. 18
  18. VẤN ĐỀ 2 MỘT SỐ DỤNG CỤ THƯỜNG DÙNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỮU CƠ Bình tam giác Cốc thuỷ tinh Bình lọc Ống đong Phễu chuyển Phễu chuyển Phễu Büchner Phễu Hirsch chất lỏng chất rắn Khớp nối chưng cất Khớp nối Khớp nối Khớp nối cong / 3 nhánh Claisen bơm chân sừng bò không 19
  19. Ống nghiệm Kẹp ống nghiệm Ống ly tâm Pipet Pasteur và Mặt kính đồng hồ Hộp petri bóp cao su Phễu chiết Bình cầu ba cổ Bình cầu đáy tròn Đèn cồn Đèn Bunsen Giá đỡ và kẹp 20
  20. Ống sinh hàn Ống sinh hàn Cột Pipet Cột sắc ký ruột thẳng ruột bóng chưng cất Nhiệt kế Spatula 21
nguon tai.lieu . vn