Xem mẫu

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SINH HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NHẰM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI LÊ VĂN THẮNG Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định Email: levanthangnd@gmail.com Tóm tắt: Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa ở phổ thông đặt ra vấn đề cấp bách đối với công tác bồi dưỡng giáo viên. Đối với cấp Trung học cơ sở, các giáo viên dạy Sinh học hiện tại sẽ phải tham gia bồi dưỡng rất nhiều nội dung về nghiên cứu và phát triển chương trình, các kiến thức mới để dạy tích hợp theo chủ đề của môn Khoa học tự nhiên, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Bài viết nêu ra một số bất cập của công tác bồi dưỡng giáo viên hiện nay, đối chiếu chương trình môn Khoa học tự nhiên với các phân môn và các hoạt động giáo dục trong chương trình hiện tại, từ đó, đề xuất các nội dung bồi dưỡng giáo viên Sinh học ở trường THCS để có thể dạy môn Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ khóa: Bồi dưỡng giáo viên, Trung học cơ sở, môn Khoa học tự nhiên. 1. MỞ ĐẦU Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng với mục tiêu đảm bảo phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó. Để thực hiện được chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, yêu cầu về đội ngũ giáo viên bao gồm: đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu giáo viên để dạy các môn học, chuyên đề học tập và hoạt động trải nghiệm; 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn; đạt yêu cầu theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên; được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học theo chương trình mới [1] [2] [3]. Công tác bồi dưỡng giáo viên từ lâu đã được các cơ quan quản lý, các nhà trường, các cơ sở đào tạo giáo viên và chính bản thân đội ngũ giáo viên quan tâm, triển khai thực hiện thường xuyên. Hơn nữa, từ khi Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) tổng thể và Dự thảo chương trình các môn học được ban hành, vấn đề chuẩn bị đội ngũ thực hiện chương trình bao gồm đào tạo mới và bồi dưỡng đội ngũ hiện nay càng được nhấn mạnh. Mặc dù tại thời điểm này (tháng 5/2018), khi chương trình các môn học còn đang ở dạng dự thảo, để đội ngũ đông đảo giáo viên Sinh học ở mỗi cấp học có thể thực hiện tốt sách giáo khoa mới, việc bồi dưỡng giáo viên với nhiều nội dung (như phát triển chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá...) sẽ gặp không ít khó khăn, thách thức. Ngày 02/5/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT về Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung các hoạt động, vai trò, nhiệm vụ của các đơn vị có liên quan. Nội dung các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên được xác định rõ bao gồm: tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học 297
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ chương trình giáo dục phổ thông mới mới; bồi dưỡng giáo viên cốt cán môn học ở Trung ương; bồi dưỡng giáo viên ở địa phương; bồi dưỡng giáo viên dạy các môn Tin học và Công nghệ (cấp Tiểu học), Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên (KHTN) (cấp THCS); bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên theo Chuẩn; đào tạo giáo viên [2 ][3] [4]. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đưa ra một số ý kiến thảo luận về công tác bồi dưỡng giáo viên hiện nay, phân tích những yêu cầu đối với công tác bồi dưỡng giáo viên nói chung và giáo viên Sinh học ở THCS nói riêng đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể đối với việc bồi dưỡng giáo viên Sinh học THCS. 2. MỘT SỐ KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TRONG THỜI GIAN QUA Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng giáo viên cơ bản được thực hiện theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhìn chung hoạt động bồi dưỡng giáo viên được tổ chức đầy đủ ở tất cả các cấp từ Bộ Giáo dục và Đào tạo tới các Sở, các Phòng và các trường với kế hoạch, mục đích rõ ràng. Trong quá trình này, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu từ các trường sư phạm cũng được mời tham gia viết tài liệu bồi dưỡng hoặc trực tiếp bồi dưỡng giáo viên. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác bồi dưỡng giáo viên nói chung vẫn còn tồn tại một số bất cập. Lê Xuân Sơn (2015), Lê Văn Thắng (2017) [5] [6] đã đánh giá một số kết quả cơ bản của công tác bồi dưỡng giáo viên như sau: - Giáo viên được cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, được bổ sung lý luận dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá hiện đại. - Giáo viên được bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những phẩm chất năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. - Giáo viên có điều kiện phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng; có cơ hội giao lưu, học hỏi để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. - Bên cạnh đó, hoạt động bồi dưỡng giáo viên còn một số bất cập, tồn tại sau: - Nội dung mang nặng tính lý thuyết, chưa sát thực tiễn (vấn đề này phụ thuộc vào đội ngũ chuyên gia viết nội dung bồi dưỡng). - Nội dung bồi dưỡng mang tính một chiều theo quy định từ trên xuống, chưa chú trọng đến thực tiễn của đội ngũ giáo viên, của vùng miền. - Nội dung bồi dưỡng chưa xuất phát từ nhu cầu tự thân của giáo viên, do đó không phát huy được tối đa hiệu quả bồi dưỡng. - Công tác quản lý, đánh giá các khóa bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức. - Thời gian tổ chức các khóa bồi dưỡng cũng gặp nhiều khó khăn đối với các cấp quản lý. - Công tác tự bồi dưỡng của giáo viên hầu như chưa được quản lý. - Vai trò của các trường sư phạm và đội ngũ giảng viên trong các trường sư phạm chưa phát huy hiệu quả trong công tác bồi dưỡng. 298
  3. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SINH HỌC TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Yêu cầu xuất phát từ Chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình môn Sinh học mới Chương trình mới của môn Sinh học ở phổ thông được xây dựng theo định hướng [3] [7] [8] [9]: - Tích hợp ở lớp dưới (là một phần trong môn Khoa học tự nhiên cùng với vật lý, hóa học, khoa học Trái Đất - ở cấp Tiểu học và THCS) và phân hóa ở lớp trên (môn học riêng ở THPT với các mục tiêu dạy học chuyên sâu). - Nội dung được xây dựng theo hướng đồng tâm để có điều kiện mở rộng và học sâu hơn cả nội dung chi tiết, cả về phương pháp nghiên cứu và nguyên lý ứng dụng công nghệ, kỹ thuật sinh học trong môn Sinh học ở THPT. - Nguyên tắc tích hợp trong chương trình Sinh học được thể hiện qua sự kết nối các nội dung dạy học quanh các nguyên lý cơ bản của khoa học tự nhiên và qua kết nối trong và giữa các mạch nội dung cốt lõi của sinh học. Từ những định hướng đó, nội dung bồi dưỡng giáo viên đặt ra yêu cầu, mục tiêu với giáo viên là phân tích được những đổi mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, chương trình môn Sinh học, sách giáo khoa môn học. Đây là một nội dung mới vì đa số chương trình đào tạo sư phạm rất ít khi hoặc không dạy sinh viên về xây dựng và phát triển chương trình giáo dục. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên Sinh học ở THCS hiện tại cần được bồi dưỡng về: - Môn học mới (Khoa học tự nhiên thay vì Sinh học như trước). - Module kiến thức mới (những kiến thức đại cương về Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái Đất...). - Nội dung thực hành, thực nghiệm, trải nghiệm (tăng thời lượng và nội dung thực hành từ các môn học được tích hợp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, tổ chức dạy học trong phòng thí nghiệm, thực hành, cơ sở thực tế,...). Căn cứ Dự thảo chương trình môn học Khoa học tự nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 19/1/2018, chúng tôi thống kê khối kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng mà mỗi GV dạy học môn Khoa học tự nhiên cần phải có [6] [7] trong bảng dưới đây: Bảng 1. Quy chiếu nội dung các chủ đề trong môn học Khoa học tự nhiên về các môn học tương ứng trong chương trình đào tạo cao đẳng sư phạm Nội dung Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tương ứng LỚP 6 Mở đầu Phương pháp dạy học KHTN Giới thiệu về Khoa học tự nhiên Thiết bị dạy học KHTN, Thí nghiệm Vật lý ở Các lĩnh vực chủ yếu của Khoa học tự nhiên THCS, Thí nghiệm Hóa học ở THCS Các phương pháp đo thông thường và quy tắc an toàn trong phòng thực hành 1. Các trạng thái của chất Nhiệt học và Vật lý phân tử, Hóa học đại cương 2. Một số chất thông dụng, tính chất và ứng Hóa học ứng dụng, Vật lý ứng dụng dụng của nó 3. Dung dịch; huyền phù, nhũ tương Hóa học đại cương, Hóa Lý, hoạt động trải nghiệm 4. Tách chất ra khỏi hỗn hợp Hóa học vô cơ, Cơ sở hóa học hữu cơ 299
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 5. Tế bào – đơn vị của sự sống Sinh học đại cương 6. Từ tế bào đến cơ thể 7. Đa dạng thế giới sống Phân loại thế giới sống Thực vật học, Động vật học, Tiến hóa Virus và vi khuẩn Sinh học đại cương, Sinh học ứng dụng, hoạt Đa dạng nguyên sinh vật động trải nghiệm Đa dạng nấm Đa dạng thực vật Thực vật học, Sinh học ứng dụng Đa dạng động vật Động vật học, Sinh học ứng dụng 8. Khoá lưỡng phân Động vật học 9. Tìm hiểu sinh vật ngoài Thực vật học, động vật học, hoạt đông trải thiên nhiên nghiệm 10. Đo đại lượng Cơ học, hoạt động trải nghiệm 11. Lực và chuyển động Cơ học 12. Năng lượng Cơ học, Nhiệt học và Vật lý phân tử 13. Trái Đất và bầu trời Thiên văn học, Khoa học trái đất, hoạt động trải nghiệm LỚP 7 CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT 1. Nguyên tử. Nguyên tố hóa học Hóa học đại cương, Hóa – Lý 2. Phân tử Hóa học đại cương 3. Tốc độ Cơ học, hoạt động trải nghiệm 4. Âm thanh Cơ học, Dao động sóng 5. Ánh sáng Quang học 6. Từ Điện từ học CÁC HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA CƠ THỂ SINH VẬT 7. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở Sinh học đại cương, Thực vật học, Động vật học sinh vật 8. Cảm ứng ở sinh vật Thực vật học, Động vật học, Sinh học ứng dụng, 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật hoạt động trải nghiệm 10. Sinh sản ở sinh vật 11. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể Thực vật học, Động vật học thống nhất LỚP 8 CHUYỂN HÓA HÓA HỌC 1. Phản ứng hóa học Hóa học đại cương 2. Axit – Bazơ – pH Hóa học đại cương, Hóa học vô cơ, hoạt động 3. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố trải nghiệm hóa học 4. Khối lượng riêng và áp suất Cơ học, hoạt động trải nghiệm 5. Quay quanh một trục 6. Điện Điện từ học 7. Truyền năng lượng nhiệt Nhiệt học CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ 8. Khái quát về cơ thể người 9. Hệ vận động 10. Dinh dưỡng và tiêu hóa 11. Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người Giải phẫu sinh lý người, hoạt động trải nghiệm 12. Hệ hô hấp 13. Hệ bài tiết 14. Điều hòa môi trường cơ thể 15. Hệ thần kinh và các giác quan 300
  5. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 16. Hệ nội tiết 17. Da và điều hòa thân nhiệt 18. Sinh sản 19. Cơ thể là một thể thốngnhất SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG 20. Môi trường và các nhân tố sinh thái 21. Hệ sinh thái Sinh thái học 22. Cân bằng tự nhiên 23. Bảo vệ môi trường LỚP 9 1. Năng lượng cơ học Cơ học, Một số chủ đề tích hợp trong dạy học KHTN 2. Ánh sáng Quang học, hoạt động trải nghiệm 3. Dòng điện không đổi Điện từ học 4. Năng lượng với cuộc sống Nhiệt học và Vật lý phân tử, Một số chủ đề tích hợp trong dạy học KHTN, Hóa - Lý, Khoa học Trái Đất MỘT SỐ CHẤT HÓA HỌC CƠ BẢN VÀ CHUYỂN HÓA HÓA HỌC 5. Dãy hoạt động hóa học Hóa học vô cơ 6. Hóa học về vỏ Trái Đất Hóa học công nghệ, Hóa học vô cơ, Khoa học Trái Đất 7. Oxygen – Không khí Hóa học vô cơ, hoạt động trải nghiệm 8. Nước Hóa học vô cơ, Một số chủ đề tích hợp trong dạy học KHTN HÓA HỌC HỮU CƠ 9. Giới thiệu về chất hữu cơ 10. Alkane (ankan) và alkene(anken) Cơ sở hóa học hữu cơ, hoạt động trải nghiệm 11. Alcohol ethylic (ancol etylic) và acid acetic (axit axetic) 12. Carbohydrate (cacbohiđrat)– Protein – Lipid (lipit) Cơ sở hóa học hữu cơ, Hóa Sinh học Quá trình phân huỷ thực phẩm 13. Hợp chất cao phân tử DI TRUYỀN, BIẾN DỊ VÀ TIẾN HÓA 14. Hiện tượng di truyền và biến dị 15. Mendel và giả thuyết về vật chất di truyền (gene) – Tiểu sử Mendel 16. Từ gene đến tính trạng. Bản chất hóa học của gene 17. Đột biến gene Di truyền học, hoạt động trải nghiệm 18. Gene định vị trên các nhiễm sắc thể 19. Các gene vận động cùng nhiễm sắc thể theo quy luật nguyên phân và giảm phân 20. Đột biến nhiễm sắc thể 21. Quan hệ kiểu gene – môi trường – kiểu hình 22. Di truyền học với con người 23. Chọn lọc tự nhiên và tiến hóa Sinh học đại cương, Sinh học phát triển cá thể động vật và tiến hóa 301
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3.2. Những yêu cầu về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [3] đã chỉ ra những định hướng đổi mới quan trọng: - Chương trình được xây dựng nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. - Chương trình gồm 2 giai đoạn: cơ bản và sau cơ bản, với nguyên tắc tích hợp ở các lớp dưới và phân hóa sâu ở các lớp trên. - Một chương trình chung và có thể có nhiều bộ sách giáo khoa. Với những định hướng đổi mới trên, rõ ràng người giáo viên cần được trang bị và phát triển nhiều kỹ năng mới. Trước hết, người giáo viên cần có khả năng phát triển năng lực của người học thông qua quá trình tổ chức dạy học - giáo dục bộ môn thay vì đơn thuần phát triển kiến thức cho người học. Bên cạnh đó, khả năng dạy kiến thức tích hợp hoặc biết phối hợp, tổ chức dạy học liên môn là những đòi hỏi mới cho cả giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục. Hơn nữa, khi một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa, người giáo viên phải có kỹ năng phân tích và phát triển chương trình, lập kế hoạch dạy học và tổ chức tốt quá trình dạy học... Chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình môn học mới được xây dựng xuất phát từ định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học. Từ đó, xuất hiện những yêu cầu về nội dung kiến thức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá người học, năng lực nghề nghiệp đối với đội ngũ giáo viên hiện tại khi thực hiện chương trình. Thay đổi trong cách thức tổ chức lớp học, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục gắn với những thay đổi về phương pháp giảng dạy nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học sẽ làm tăng tính chủ động tích cực của học sinh. Học sinh sẽ trao đổi với giáo viên và bạn học nhiều hơn, từ đó phát sinh các kênh trao đổi thông tin. Bên cạnh đó, nội dung chương trình còn nhằm mục đích tăng thực hành, thực nghiệm trong lớp, dẫn đến cách sắp xếp bố trí trong lớp học cũng sẽ thay đổi cho phù hợp. Không gian tổ chức dạy học không chỉ hạn chế trong lớp học hay trong nhà trường, mà những nội dung tích hợp theo chủ đề, các hoạt động trải nghiệm, phương pháp học theo dự án,... sẽ đưa người dạy và người học thực hiện nhiều nội dung dạy – học tại không gian trải nghiệm, thậm chí trong các phòng thí nghiệm ảo,.. 3.3. Yêu cầu về việc phát triển đội ngũ để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT ban hành ngày 02/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới xác định mục tiêu: bảo đảm tất cả giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trên cả nước hoàn thành chương trình bồi dưỡng trước thời gian bắt đầu triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới tuần tự đối với từng cấp học, từ năm học 2019 - 2020 đối với lớp 1 cấp tiểu học, từ năm học 2020 - 2021 đối với lớp 6 cấp THCS và từ năm học 2021 - 2022 đối với lớp 10 cấp THPT. Số liệu thống kê chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo tính đến tháng 4/2018 về số trường, đội ngũ giáo viên cấp THCS năm học 2017 - 2018 [11] như sau: Bảng 2. Số liệu thống kê số trường THCS và đội ngũ cán bộ, giáo viên THCS năm học 2017 - 2018 Tổng số Chia ra Công lập Ngoài công lập Số trường 10.939 10.887 52 - Trường Trung học cơ sở 10.091 10.068 23 - Trường phổ thông cơ sở (liên cấp 1+2) 848 819 29 302
  7. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và giáo viên 386.441 324.798 61.643 - Cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ 82.494 23.808 58.686 - Giáo viên (trực tiếp dạy) 303.947 300.990 2.957 + Nữ 208.477 206.276 2.201 + Biên chế 284.952 284.716 236 + Đạt trình độ chuẩn trở lên 303.105 300.169 2.936 Theo Kế hoạch, tính từ thời điểm này đến khi bắt đầu thực hiện áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 6 cấp THCS (năm học 2020 - 2021), khối lượng công việc bồi dưỡng giáo viên THCS là rất lớn (bồi dưỡng 303.105 giáo viên THCS trong 5 năm từ 2018 đến 2023 về dạy học theo chương trình, sách giáo khoa mới). Trên thực tế, còn có những vấn đề về bồi dưỡng giáo viên phải giải quyết như: - Bồi dưỡng giáo viên đạt yêu cầu theo chuẩn chức danh nghề nghiệp. - Bồi dưỡng giáo viên dạy môn học mới hoặc đội ngũ chưa đạt chuẩn do giới hạn biên chế ở các trường THCS dẫn đến mất cân đối về cơ cấu giáo viên. Ví dụ, khi điều tra về tình hình đội ngũ giáo viên THCS trong tỉnh Nam Định cho thấy mỗi trường có ít nhất 01 giáo viên Sinh học tốt nghiệp chủ yếu từ trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định [6], [12]. Tuy nhiên, ở phạm vi cục bộ vì nhiều lý do khác nhau như biên chế, sức khỏe cá nhân,… vẫn có hiện tượng giáo viên dạy những môn dù không được đào tạo khi học sư phạm. Vẫn còn có hiện tượng giáo viên Toán dạy Sinh, Giáo dục thể chất,... thậm chí dạy Âm nhạc, Mỹ thuật. Vì thế, để đội ngũ giáo viên có thể thực hiện được chương trình, sách giáo khoa mới, vấn đề bồi dưỡng giáo viên sẽ gặp không ít thách thức, nhất là thời hạn hoàn thành việc bồi dưỡng đã được xác định theo Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT ngày 02/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, nhiều yếu tố phải tính toán kỹ lưỡng để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả như: nội dung bồi dưỡng, hình thức tổ chức bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng không đồng đều về trình độ chuyên môn… 4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN SINH HỌC Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ NHẰM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 4.1. Nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên Sinh học ở trung học cơ sở dạy môn Khoa học tự nhiên Căn cứ vào dự thảo chương trình môn Khoa học tự nhiên, đội ngũ giáo viên đang giảng dạy Sinh học trong các nhà trường THCS cần được bồi dưỡng các module như sau: - Chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình môn Khoa học tự nhiên. - Bồi dưỡng kiến thức liên môn cho giáo viên Sinh học. - Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Nhằm bồi dưỡng cho giáo viên Sinh học về kỹ năng phân tích và phát triển chương trình, về kiến thức nền đối với các giáo viên đã được đào tạo đơn ngành hoặc song ngành trong các trường sư phạm để có thể dạy liên môn, cũng như về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, chúng tôi đề xuất nội dung cụ thể của từng module nói trên và thời lượng bồi dưỡng như sau: 303
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Module 1: Chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình môn Khoa học tự nhiên Bảng 3. Nội dung module 1 bồi dưỡng giáo viên Sinh học ở THCS để dạy môn KHTN Nội dung Số tiết Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và chương trình môn Sinh học mới 2 Chương trình môn Khoa học tự nhiên: đặc điểm, quan điểm xây dựng, mục tiêu và yêu 2 cầu cần đạt Mạch nội dung và các chủ đề trong môn Khoa học tự nhiên 2 Định hướng tích hợp kiến thức và liên hệ các vấn đề thực tiễn 5 Sách giáo khoa Khoa học tự nhiên thí điểm 4 Cộng 15 Module 2: Bồi dưỡng kiến thức liên môn cho giáo viên Sinh học [7] [10] Bảng 4. Nội dung module 2 bồi dưỡng giáo viên Sinh học ở THCS để dạy môn KHTN TT Tên học phần Số tiết Các học phần nghiệp vụ ~ 60 tiết 1 Phương pháp dạy học khoa học tự nhiên 20 2 Hoạt động trải nghiệm dạy học khoa học tự nhiên 20 3 Thực tế 20 Các học phần chuyên ngành Vật lý ~130 tiết 4 Cơ học 30 5 Nhiệt học và vật lý phân tử 25 6 Điện từ học 30 7 Quang học 20 8 Vật lý trái đất và thiên văn 10 Học phần (chuyên đề) tự chọn (chọn 1 trong 2) Thí nghiệm Vật lý ở THCS 15 9 Dao động sóng 15 Các học phần chuyên ngành Hóa học ~ 70 tiết 10 Hóa học đại cương 20 11 Hóa học vô cơ 20 12 Cơ sở hóa học hữu cơ 20 Học phần (chuyên đề) tự chọn (chọn 1 trong 2) Hóa học công nghệ 10 13 Thí nghiệm Hóa học ở THCS 10 Các học phần tích hợp ~ 60 tiết 14 Hóa - Lý 20 15 Hóa - Sinh 20 16 Một số chủ đề tích hợp trong dạy học khoa học tự nhiên 20 Tiểu luận ~ 30 tiết Cộng 350 - Nội dung bồi dưỡng có thể thay đổi tùy theo đối tượng giáo viên. Ví dụ: đối với giáo viên tốt nghiệp ngành sư phạm Sinh - Hóa thì có thể không phải học các nội dung về chuyên ngành Hóa. - Việc tổ chức bồi dưỡng có thể kết hợp bồi dưỡng tập trung và tự bồi dưỡng, khóa bồi dưỡng có thể chia thành nhiều đợt trong năm cho phù hợp với công việc của giáo viên ở trường THCS. 304
  9. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Module 3: Phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh [7] [13] [14] Bảng 5. Nội dung module 3 bồi dưỡng giáo viên Sinh học ở THCS để dạy môn KHTN Nội dung Số tiết Nội dung 1. Đổi mới phương pháp dạy học môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực người học Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp 8 Dạy học theo dự án: 6 - Dự án ứng dụng khoa học tự nhiên - Dự án tìm hiểu các vấn đề khoa học tự nhiên trong thực tiễn Dạy học bằng các bài tập tình huống thực tiễn 4 Dạy học thực hành 4 Sử dụng mẫu vật thật trong phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên 4 Dạy học qua trải nghiệm thực tế 4 Ứng dụng công nghệ trong dạy học khoa học tự nhiên 10 Nội dung 2. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực người học Đánh giá thúc đẩy học tập 4 Các kỹ thuật đánh giá chung (bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, bài tập thực hành, 8 bảng kiểm/bảng hỏi, hồ sơ học tập, quan sát của giáo viên) Các kỹ thuật đánh giá đặc thù (kết quả dự án công nghệ, dự án tìm hiểu tự nhiên, bài 8 tập tình huống thực tiễn...) Cộng 60 - Việc triển khai bồi dưỡng giáo viên về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá được thực hiện kết hợp cả tập trung và tự bồi dưỡng, bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến [14] [15]. - Trong quá trình bồi dưỡng, đặc biệt chú ý đến việc thực hành thiết kế các hoạt động dạy học và các bài kiểm tra của giáo viên để đảm bảo giáo viên có thể thực hiện tốt các nội dung đã được nghiên cứu. 4.2. Nâng cao hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng Nhằm khắc phục những tồn tại của công tác bồi dưỡng giáo viên như đã phân tích, cần quan tâm đến một số vấn đề sau: - Nội dung chuyên đề bồi dưỡng thiết thực, sinh động, phù hợp với đối tượng ở địa bàn cụ thể và xuất phát từ những đòi hỏi cấp bách mà giáo viên và các nhà quản lý đang cần khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Khi xây dựng nội dung chuyên đề bồi dưỡng cần dựa trên mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các giảng viên trong các trường sư phạm, các cán bộ quản lý và giáo viên. Thời lượng các chuyên đề bồi dưỡng được xác định phù hợp trên cơ sở cân đối giữa thời gian giáo viên tham gia các khóa bồi dưỡng tập trung và tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng. - Các đơn vị được giao nhiệm vụ bồi dưỡng và các cơ quan quản lý ở từng địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng cho cả giai đoạn và từng năm học để sắp xếp bố trí đội ngũ tham gia bồi dưỡng và giảng dạy một cách hợp lý. - Bố trí thời gian bồi dưỡng giáo viên phù hợp với biên chế năm học để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và cán bộ quản lý tham gia bồi dưỡng. Có thể giảm thời lượng bồi dưỡng tập trung bằng cách thay thế các hình thức bồi dưỡng khác nhau như tự nghiên cứu, bồi dưỡng online, bồi dưỡng tại các không gian trải nghiệm, bồi dưỡng tại các nhóm trường phổ thông… 305
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ - Tăng cường quản lý, đánh giá hiệu quả của công tác bồi dưỡng thông qua việc khảo sát kết quả thu hoạch của giáo viên khi kết thúc bồi dưỡng bằng những hình thức khác nhau. 5. KẾT LUẬN Để có thể triển khai thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của học sinh, đòi hỏi ngành giáo dục và đặc biệt là đội ngũ giáo viên phải nỗ lực vượt qua những yêu cầu khắt khe của công cuộc đổi mới, tự ý thức việc đổi mới chính mình. Bên cạnh việc tăng cường đầu tư cho nội dung chương trình, sách giáo khoa mới; nhanh chóng đào tạo đội ngũ giáo viên mới có năng lực thì công tác bồi dưỡng đội ngũ là một giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược. Đối với đội ngũ giáo viên Sinh học THCS hiện nay, để thực hiện được chương trình, sách giáo khoa mới, cụ thể là có thể dạy được môn Khoa học tự nhiên ở THCS cần được bồi dưỡng nhiều nội dung như: các kiến thức liên môn, năng lực nghiên cứu và phát triển chương trình, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh,... nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác bồi dưỡng, khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cần nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng nhiều vấn đề như nội dung và tài liệu bồi dưỡng, hình thức tổ chức và đội ngũ giảng viên, thời gian và bố trí sắp xếp đội ngũ tham gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT về Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông. [4] Thông tư số 26 /2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Mầm non, Phổ thông và Giáo dục thường xuyên. [5] Lê Xuân Sơn (2015), Mối quan hệ giữa cơ quan quản lý giáo dục các cấp với trường sư phạm và trường phổ thông trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr. 263-265. [6] Lê Văn Thắng và cộng sự (2017), Nghiên cứu biện pháp triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển năng lực ở trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định, Đề tài Khoa học cấp Tỉnh. [7] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Dự thảo Chương trình môn học Khoa học tự nhiên. [8] Đinh Quang Báo, Mai Sỹ Tuấn, Phan Thị Thanh Hội (2017), Định hướng xây dựng chương trình môn Sinh học Trung học phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Tạp chí Giáo dục, số 419, tr5. [9] Hà Văn Dũng (2017), Quan điểm phát triển đồng tâm trong chương trình sinh học phổ thông hiện hành là cơ sở để tiếp cận với chương trình môn khoa học tự nhiên cấp THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 147, tr 81-85. [10] Bùi Thu Hà, Bùi Thị Thanh Thủy (2018), Xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS dạy môn Khoa học tự nhiên theo chương trình phổ thông mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu các biện pháp triển khai bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Trường CĐSP Nam Định, tr 21-30. [11] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Số liệu thống kê Trung học cơ sở năm học 2017-2018. [12] Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2017), Niên giám thống kê 2017. [13] Đinh Văn Đệ (2017), Cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học theo tiếp cận phát triển năng lực người học trong giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, Tạp chí Giáo dục, số 410, tr 33-36. 306
  11. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 [14] Đinh Thanh Tiên (2018), Đổi mới kiểm tra đánh giá theo quan điểm phát triển năng lực học sinh và hỗ trợ phát triển chương trình giáo dục phổ thông, Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số tháng 2 -2018, tr 7. [15] Quách Thị Tú Phương, Đặng Văn Bình, Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Ánh (2015), Một số vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tr 102-110. Title: SOLUTIONS FOR TRAINING BIOLOGY TEACHERS IN SECONDARY HIGH SCHOOLS TO IMPLEMENT THE NEW GENERAL EDUCATION CURRICULUM Abstract: The renovation of national curriculum and textbooks creates an urgent problem for training in-service teachers. The biology teachers at secondary schools will be required to participate in a wide range of training courses on researching and developing curriculum, new knowledge for integrated teaching in Natural Science subject, teaching methods and assessment designed to develop students' competencies and qualities. The paper analyses some inadequacies of current teacher training, contrasting the Natural Science curriculum with the subjects and educational activities of the current curriculum, thereby suggesting the content of training Biology teachers in secondary schools to be able to teach Natural Science in the new general education curriculum. Keywords: Teacher training, secondary school, Natural sciences. 307
nguon tai.lieu . vn