Xem mẫu

  1. GIÁ TRỊ KIẾN THỨC TRUYỀN THỐNG ĐỊA PHƯƠNG ĐỐI VỚI ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO Võ Trí Chung Viện Môi trường và Phát triển Bền vững Ủy ban Chương trình Con người và Sinh quyển Việt Nam (MAB) Abstract Vietnam is one of five countries in the world which will be affected most seriously by climate change according to international forecasts, particularly its coastal and island regions. Its long coast and its archipelago of marine islands stand in the front lines of coming natural disasters. How can the negative impacts arising from climate change be prevented or mitigated where there is such high population density and focal economic and industrial zones? Application of modern measures should be harmonized with local traditional knowledge in facilitating adaptation solutions to climate change, especially on the coast. Classification of local communities and identification of traditional knowledge categories, as in current trends in human ecology, could be important and necessary in this case study. 1. Các vấn đề phải đương đầu Cộng đồng quốc tế thống nhất xác định từ những diễn đàn toàn cầu về chủ đề môi trường thế kỷ 21. Con người đương đại phải đương đầu trước những thử thách trong tiến trình phát triển:  Nhu cầu lương thực và sản xuất nông nghiệp;  Thu hẹp sinh cảnh các loài sinh vật hoang dã;  Đô thị hóa nhanh và quy mô lớn;  Sản phẩm năng lượng;  Hệ thống hạ tầng cơ sở;  Biến đổi khí hậu;  Ô nhiễm môi trường. Biến đổi khí hậu là thử thách quan trọng đối với con người trên hành tinh này trong tiến trình tồn tại và phát triển. Việt Nam là một trong số 5 nước chịu ảnh hưởng trực tiếp điển hình nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu thể hiện ở những thiên tai nghiêm trọng như:  Mực nước biển dâng cao;  Tần suất và cường độ những cơn bão nhiệt đới gia tăng;  Nhiệt độ khí quyển tăng lên;  Hạn hán và mưa lũ diễn biến bất thường, trái mùa và cực đoan ở nhiều vùng miền; 241
  2.  Hậu quả diễn biến khí hậu dẫn đến ngập lụt, sa mạc hóa, sụt lở đất, sóng biển dâng cao… Mực nước biển dâng cao, tần suất và cường độ những cơn bão nhiệt đới gia tăng xuất hiện bất thường, cường triều trái quy luật, những thiên tai gây thảm họa đối với vùng ven biển, hải đảo trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang và sẽ diễn ra nghiêm trọng đối với nước ta. Bờ biển Việt Nam dài gần 4.000 km, quần đảo và đảo trải khắp lãnh hải quốc gia bao quanh lãnh thổ lục địa, thể hiện bình diện hứng chịu những tác động trực tiếp của biển cả trong quá trình biến đổi khí hậu của hành tinh. Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố trong một báo cáo tháng 2/2007, xếp Việt Nam vào danh sách những nước sẽ bị tổn thương cao nhất do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và Việt Nam đứng vào 5 quốc gia chịu ảnh hưởng hàng đầu của danh sách đó. Biến đổi khí hậu dẫn đến hậu quả thiên tai nghiêm trọng đối với Việt Nam phần lớn ở vùng ven biển và hải đảo, đối tượng cư dân chịu ảnh hưởng chiếm quá nửa tổng dân số, nơi tập trung hầu hết những vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp quy mô lớn, hệ thống cảng biển và đô thị quan trọng, những đầu mối giao thương quốc tế. Quá trình biến đổi khí hậu dẫn đến những trạng thái tác động từ thiên tai đối với ven biển và hải đảo:  Mực nước biển dâng cao;  Tần suất, cường độ, chiều hướng: ngập triều, sóng cả, giông bão, mưa cơn, diễn biến bất thường và gia tăng;  Cường độ và dung lượng lũ đổ xuống các vùng cửa sông ra biển gia tăng mạnh, sức phá hủy lớn, gây nên hậu quả nặng nề;  Sức công phá cộng hưởng các loại hình thiên tai phá vỡ nghiêm trọng hầu hết những sinh cảnh vùng ven biển, hải đảo, đồng thời hầu hết các công trình hạ tầng cơ sở (đường sá, bến cảng, sân bay, khu công nghiệp…) bị phá hủy;  Xâm nhập mặn đã và đang gia tăng diện tích đất đai phi canh tác, phi cư dân, phi phát triển kinh tế-xã hội. 2. Kịch bản biến đổi khí hậu Trong năm 2008, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) thực hiện công trình nghiên cứu thí điểm “Đánh giá tác động biến đổi khí hậu ở cấp tỉnh: Cà Mau – Việt Nam” (và tỉnh Krabi – Thái Lan), trên các kịch bản thể hiện ở mô hình nghiên cứu đều thể hiện những tác hại nghiêm trọng đối với sinh cảnh và tình trạng kinh tế-xã hội (nước biển ngập tràn nhiều công trình hạ tầng cơ sở, nhiều vùng dân cư, nhiều vùng sản xuất nông lâm ngư…). Nhìn toàn cảnh dải ven biển và hệ thống hải đảo nước ta, liên quan tới dự báo những tác động của quá trình biến đổi khí hậu kéo theo những hậu quả nghiêm trọng đối với phát triển bền vững, chủ yếu tác động từ nước biển dâng, sóng biển mạnh và cao hơn bình thường, bão và khả năng xuất hiện sóng thần: 242
  3. Địa danh vùng, cơ sở KT- Xu hướng tác động từ TT Địa bàn tỉnh XH-VH cảnh quan biến đổi khí hậu – liên quan trọng điểm thiên tai 1 Quảng Ninh - Khu công nghiệp – đô thị Hải - Nước biển dâng ngập tràn Hà – Vành đai kinh tế vịnh công trình hạ tầng cơ sở. Bắc Bộ. - Đe dọa sinh cảnh ven biển và - Bảo tồn biển quần đảo Vĩnh hải đảo, các khu bảo tồn và Thực. vườn quốc gia, di sản thiên - Bảo tồn biển quần đảo Cô nhiên. Tô. - Áp lực đối với phát triển môi - Khu kinh tế mở trọng điểm trường nhiều loài thủy sản có Vân Đồn. giá trị cao. - Khu công nghiệp-đô thị Hạ - Áp lực đối với đời sống cư Long – Cái Lân. dân ven biển và hệ thống hải đảo. - Di sản Thiên nhiên Hạ Long. - Vườn Quốc gia Bái Tử Long. 2 TP. Hải Phòng Thành phố chính trong vùng - Nước biển dâng đe dọa nhiều kinh tế trọng điểm phía Bắc và công trình hạ tầng cơ sở. vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ - Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà. 3 Thái Bình, - Hệ thống cửa sông Hồng - Xâm nhập mặn đất canh tác Nam Định, vùng ven biển đồng bằng sông nông nghiệp và vùng cư dân. Hồng. - Tác hại từ bão, triều cường. Ninh Bình - Mật độ cư dân cao trên vựa lúa gạo đồng bằng Bắc Bộ. 4 Thanh Hóa, - Đô thị và các khu công - Nước biển dâng đe dọa nhiều Nghệ An, nghiệp vùng Bắc Trung Bộ. công trình hạ tầng cơ sở. Hà Tĩnh, - Những khu công nghiệp, kinh - Khô hạn gia tăng vùng cát tế trọng điểm Nghi Sơn, Vũng hoang hóa, di động. Quảng Bình, Áng, Chân Mây… - Thiên tai đe dọa những khu Quảng Trị, bảo tồn thiên nhiên và du lịch, Thừa Thiên – di sản văn hóa. Huế 5 TP. Đà Nẵng, - Vùng kinh tế trọng điểm - Nước biển dâng đe dọa nhiều Quảng Nam, miền Trung. công trình hạ tầng cơ sở. Quảng Ngãi, - Những khu kinh tế-công - Khô hạn gia tăng vùng hoang nghiệp quan trọng quy mô lớn hóa. Bình Định, cấp quốc gia: Đà Nẵng, Chu - Bão, cường triều gây áp lực Khánh Hòa, Lai, Dung Quất, Nhân Hội, nhiều vùng cư dân, độ thị, khu 243
  4. Địa danh vùng, cơ sở KT- Xu hướng tác động từ TT Địa bàn tỉnh XH-VH cảnh quan biến đổi khí hậu – liên quan trọng điểm thiên tai Ninh Thuận, năng lượng hạt nhân. kinh tế-công nghiệp. Bình Thuận - Những khu di sản văn hóa, thiên nhiên, du lịch Hội An, Cù Lao Chàm, Nha Trang, Mũi Né. - Nhiều huyện đảo. 6 Bà Rịa Vũng - Vùng kinh tế trọng điểm phía - Xâm nhập mặn, triều cường, Tàu, Nam. gây áp lực mạnh các đô thị, khu Đồng Nai, - Nhiều khu công nghiệp và đô công nghiệp, công trình hạ tầng thị quy mô lớn. cơ sở. TP. Hồ Chí Minh - Khu du lịch, dự trữ sinh - Thiên tai đe dọa vùng cửa ngõ quyển, bảo tồn thiên nhiên. giao thương quốc tế quan trọng cấp quốc gia. 7 Long An, - Hệ thống cửa sông ven biển - Xâm nhập mặn, triều cường, Tiền Giang, đồng bằng sông Cửu Long bão, sóng, gây tác hại nghiêm (ĐBSCL) về phía Biển Đông. trọng vùng ven biển. Bến Tre, - Đô thị và khu kinh tế, khu - Áp lực đối với các công trình Trà Vinh, công nghiệp. hạ tầng cơ sở, canh tác nông TP. Cần Thơ, - Cửa ngõ các vùng cư dân nghiệp, ngư nghiệp, giao thông Sóc Trăng, thủy ven bờ và nội địa, cư dân ĐBSCL. Bắc Liêu, vùng ĐBSCL. - Khu bảo tồn thiên nhiên, bảo Cà Mau tồn biển, an toàn giao thông đại dương quốc tế. 8 Cà Mau, - Hệ thống ven biển, cửa sông - Nước biển dâng, xâm nhập Kiên Giang ĐBSCL về phía biển Tây (vịnh mặn, cường triều, gây áp lực Thái Lan). đối với các công trình hạ tầng - Đô thị và khu kinh tế, khu cơ sở, đời sống cư dân. công nghiệp (khí điện đạm, vật - Thiên tai đe dọa nhiều sinh liệu công trình, kinh tế quốc tế cảnh các khu bảo tồn thiên Phú Quốc…). nhiên, khu du lịch, các hoạt động sản xuất nông lâm ngư và giao thông thủy. 244
  5. 3. Giá trị kiến thức truyền thống địa phương đối với ứng phó biến đổi khí hậu vùng biển và hải đảo Trên thực tế, cộng đồng dân cư từng sinh sống lâu đời ở vùng ven biển và hải đảo, cũng đã từng vượt qua những áp lực của thiên tai để tồn tại và phát triển. Ngày nay, hiện tượng biến đổi khí hậu kéo theo những thiên tai ở mức độ nghiêm trọng hơn, gây nên áp lực mạnh lên đời sống cư dân và các công trình khu công nghiệp, đô thị trọng điểm vùng ven biển và hải đảo. Từ bao đời nay, cộng đồng dân cư vùng ven biển và hải đảo ở nước ta đã tích lũy và phát huy hệ thống kinh nghiệm, kiến thức quý báu phòng chống thiên tai, nhằm tồn tại và phát triển, có ý nghĩa đối với ngày nay, giúp cho việc vận dụng hữu ích trong hoàn cảnh xuất hiện biến đổi khí hậu kéo theo các thiên tai. Chúng ta cần biết về xuất xứ và quá trình lịch sử cư trú của những cộng đồng dân cư ở các vùng ven biển và hải đảo, trên cơ sở đó hiểu biết giá trị và vận dụng những kinh nghiệm, những kiến thức trong lĩnh vực khắc phục thiên tai: + Ven biển và hải đảo vịnh Bắc Bộ, cộng đồng các dân tộc người Kinh, từ quê gốc các tỉnh đồng bằng sông Hồng hoặc các tỉnh vùng trung du Bắc Bộ và các tỉnh khác, tộc người Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán, Sán Dìu và Hoa lập cư lâu đời. + Ven biển và hải đảo vùng khu bốn cũ từ Thanh Hóa trở vào vùng Trung Bộ, Nam Trung Bộ, cộng đồng tộc người Kinh, các tộc người Chăm, Hoa lập cư lâu đời. + Ven biển và hải đảo vùng Nam Bộ (Đông Nam Bộ và ĐBSCL), cộng đồng tộc người Kinh, Khơ Me, Chăm, Hoa lập cư lâu đời. Đặc biệt ở vùng ĐBSCL, phần lớn các cộng đồng cư dân sinh sống và sản xuất trên vùng đất mới, vừa chinh phục những thách thức từ thiên nhiên, vừa khắc phục thiên tai, vừa lập nghiệp. nhiều luồng cư dân khắp nơi tụ hội, hòa hợp các kiển thức hữu ích trong tồn tại và phát triển xã hội. Những xuất hiện thiên tai như bão, sóng lớn, cường triều, khô hạn, đã có từ xa xưa theo quy luật của thiên nhiên. Ngày nay, trong điều kiện biến đổi khí hậu, nên xuất hiện với các trạng thái nghiêm trọng hơn, tần suất và cường độ lớn hơn. Những kiến thức về thiên nhiên gắn với phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả thiên tai của các cộng đồng cư dân địa phương luôn luôn có giá trị trong tiến trình phát triển xã hội từ xa xưa đến đương đại. Những địa hình, địa vật tự nhiên ở vùng ven biển và hải đảo được nhận biết và xác định các đặc trưng trong kiến thức cộng đồng. Những địa hình địa vật tự nhiên được nhận biết và xác định tên đều có ý nghĩa đối với cộng đồng, trước hết hình thành kiến thức về tác dụng phòng chống thiên tai vùng ven biển và trên hải đảo, giúp ích cho sự sống còn và phát triển cộng đồng. + Bảo tồn nghiêm ngặt hiện trạng các địa hình địa vật, không bao giờ tác động, xâm hại, phá vỡ cấu trúc cảnh quan những địa hình, địa vật này. Hệ thống địa hình tự nhiên như vũng, lạch, lung, bàu, tùng, áng, đầm, phá, láng, vạm… đều có tác dụng giảm thiểu tác hại khi có triều cường, xâm nhập mặn, nước biển dâng tràn. Những vùng đất ngập nước như các địa hình, địa vật nói trên phát huy vai trò điều hòa khí hậu khi diễn biến khô hạn tiểu vùng, tham gia hạn chế sa mạc hóa, duy trì những sinh cảnh thích nghi đa dạng sinh học. 245
  6. Tên gọi địa phương: TT Vùng, miền Giải thích tóm tắt địa hình, địa vật A Bắc Bộ – Ven Vũng Vũng biển, vịnh biển hẹp. biển, hải đảo Lạch Eo biển hẹp (tựa con sông). Tùng Vũng biển hẹp, hiểm trở trên đảo, núi bao quanh. Áng Vũng biển hẹp giữa đất bằng trên đảo. Vồng Gioi đất, cát, đụn cao trên đất bằng hải đảo. B Trung Bộ – Đầm, bầu Đất ngập nước kín, không có nguồn sông Ven biển, hải suối, không thông với biển. đảo Phá Đất ngập nước có nguồn sông suối, thông lưu với biển. Vũng Vịnh biển hẹp, hiểm trở. C Nam Bộ – Lung Đất ngập nước kín, không thông lưu biển. Ven biển, hải Láng Đất ngập nước rộng, thông lưu với biển. đảo Vàm Đất ngập nước, nhiều đầm lầy, nhiều sông tụ hội. Sẻo Vũng biển hẹp. Giồng Đất, đụn bồi tụ cao trên đồng bằng. + Ven biển, nơi có bãi gian triều, bùn bồi lắng phù sa, bảo tồn rừng ngập mặn tự nhiên và trồng rừng ngập mặn phát huy vai trò tác dụng phòng hộ của rừng. Rừng ngập mặn đã bảo vệ tốt sinh cảnh ven biển, hạn chế tác hại của sức công phá của bão, sóng, cường triều. + Cửa sông ra biển với những cây phòng hộ trở thành hữu ích truyền thống như Bần, Tra, Mù u, hạn chế tác hại của xâm nhập mặn, cường triều, xói lở bờ. + Những rừng cây tự nhiên và cây trồng rừng trên các vồng đất, giồng cát, hạn chế hoang hóa, giảm thiểu khô hạn, ngăn ngừa cát di động, tham gia quá trình giảm mức độ xâm nhập mặn. + Quai đê, trồng các loài cây thau chua rửa mặn, lấn biển của cộng đồng cư dân ven biển vịnh Bắc Bộ đã trở thành truyền thống sử dụng tài nguyên đất đai, phòng chống thiên tai vùng ven biển. “Quai đê lấn biển” trên địa bàn ven biển đồng bằng sông Hồng còn có ý nghĩa và giá trị lớn: Mở đất canh tác và cư trú kéo ra Biển Đông. Trên cơ sở kiến thức truyền thống của các cộng đồng địa phương vùng ven biển và hải đảo, ngày nay, tiếp tục vận dụng những giá trị vào thực tiễn ứng xử phòng chống thiên tai từ biến đổi khí hậu, ví dụ: 246
  7. Loài cây được sử dụng trong kiến thức truyền thống Ý nghĩa phòng chống Phát huy tác thiên tai – giảm thiểu tác TT Tên dụng ở các điều động tiêu cực đối với môi thông Tên khoa học kiện tự nhiên trường thường 1 Mắm Avicennia Phòng hộ đất bồi Phòng hộ ven biển, cố định  alba lắng ven biển và lấn đất ra biển, giảm non (Nam, Bắc, thiểu công phá từ triều  officinalis Trung) cường, sóng cả, gió bão  lanata  marina 2 Đước Rhizophora apiculata Phòng hộ ven Phòng hộ ven biển đất cố  apiculata biển đất bồi lắng định, phòng chống bão, cố định (Nam) sóng, cường triều  mucronata 3 Đâng Rhizophora stylosa Phòng hộ ven Phòng hộ ven biển đất cố biển đất bồi lắng định, phòng chống bão, cố định (Bắc) sóng, cường triều 4 Trang Kandelia candel Phòng hộ ven Phòng hộ ven biển đất cố biển đất bồi lắng định, phòng chống bão, cố định (Bắc) sóng, cường triều 5 Vẹt dù Bruguiera gymnorhiza Phòng hộ ven Phòng hộ ven biển đất cố biển đất bồi lắng định, phòng chống bão, cố định (Bắc) sóng, cường triều 6 Sú Aegycera corniculata Phòng hộ ven Phòng hộ ven biển đất cố biển đất bồi lắng định, phòng chống bão, cố định (Bắc) sóng, cường triều 7 Bần Sonneratia alba Phòng hộ vùng Phòng chống bão, sóng cả,  ovata cửa sông (Nam, cường triều vùng cửa sông, Bắc) giảm thiểu lũ tràn, hạn chế  caseolaris xói lở đất 8 Dừa Nipa fruticans Phòng hộ vùng Bảo vệ đất ven sông rạch, nước cửa sông, ven giảm thiểu xâm nhập mặn sông rạch nước lợ (Nam) 9 Và Salix tetrasperma Phòng hộ, bảo Bảo tồn sinh cảnh vùng nước tồn sinh cảnh ngập nước ngọt trên hải ngập nước ngọt, đảo. Duy trì nguồn nước hải đảo (Bắc) ngọt 247
  8. Loài cây được sử dụng trong kiến thức truyền thống Ý nghĩa phòng chống Phát huy tác thiên tai – giảm thiểu tác TT Tên dụng ở các điều động tiêu cực đối với môi thông Tên khoa học kiện tự nhiên trường thường 10 Trâm Syzium oleinum Phòng hộ cát Phòng hộ đất nổi giồng cát, biển ven biển (Bắc) ngăn ngừa cát di động, hạn chế khô hạn, hoang hóa 11 Dầu Dipterocarpus alatus Phòng hộ đất Phòng hộ đất nổi, cố định nước, giồng cát pha, kế giồng đất cát, bảo tồn các cát cận ven biển, vùng ngập nước lung, láng, láng, vàm (Nam) vàm kế cận vùng cư dân Hiện nay, nước ta có 30 tỉnh thành, 104 huyện thị vùng ven biển, hải đảo (trong đó có 12 huyện đảo), với 3 vùng kinh tế trọng điểm và hơn 20 khu công nghiệp đa mục tiêu quy mô lớn cấp quốc gia, hơn 40 triệu cư dân sinh sống trên vùng này, chiếm tỷ trọng hơn 2/3 tổng GDP hàng năm của các nước, đối tượng chính hứng chịu những thiên tai nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Đồng thời với những giải pháp hiện đại, cập nhật ứng phó với những hậu quả biến đổi khí hậu, cần coi trọng các giá trị kiến thức truyền thống của cộng đồng địa phương ứng xử với những thiên tai vùng ven biển và hải đảo, tiếp tục vận dụng cộng hưởng giữa truyền thống và hiện đại trong tiến trình phát triển bền vững đất nước ở từng vùng miền. Không chỉ cần có những chính sách thích hợp phát huy và ứng dụng những kiến thức truyền thống của cộng đồng địa phương, cần tiếp tục khuyến khích nghiên cứu cơ bản lĩnh vực này, nhằm thực hiện có hiệu quả các giải pháp ứng phó với những diễn biến bất lợi của khí hậu đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đối với các cấp tỉnh, vùng, ngành, thực hiện coi trọng và vận dụng kiến thức truyền thống cộng đồng địa phương trong phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững, được xác định là một trong những nội dung phương pháp tiến hành trong quy trình quy phạm. 248
nguon tai.lieu . vn