Xem mẫu

  1. ĐỊA LÍ VƯƠNG QUỐC HÀ LAN Neitherland hoặc không chính thức Holland, là quốc gia ở Tây Âu, trên bờ biển bắc, giáp với Đức và Bỉ. Tên gọi của đất nước ( đất thấp) bao hàm đặc điểm chính về địa hình, gần một nửa diện tích ( chủ yếu là phần ở phía tây) nằm dưới mực nước biển.
  2. Ở phía đông chủ yếu là bình nguyên bằng phẳng hoặc gợn sóng thoai thoải, độ cao ít khi đến 50m trên mực nước biển. Ở phía nam diện tích bị chia cắt bởi các sông Rein, Maas và Shelda, tạo nên châu thổ thống nhất, đảm bảo vận tải biển đến được các vùng nội địa châu Âu. Dọc bờ biển là những cồn cát kéo dài, tiếp theo là những dài đất thấp mênh mông được đê đập và ngăn nước. Trong biển song song với bờ là những hòn đảo Tây Fritz, đó là một chuỗi cồn cát chia đôi phần bị ngập nước. Năm 1932 vịnh biển bao la Zuyder – Zee được đập âu tàu ngăn ra thành hai phần : vịnh Vaddenzee và hồ nước nội địa Eiselmeer, sau này trở thành hồ nước ngọt. Những khu đất lấn biển, đất được đê bao ( Flevoland, vùng đê bao đông bắc.v.v…) sau vài thập niên đã tăng lên 225.000 ha. Hà Lan là một trong những nước có mật độ dân cư cao nhất châu Âu và thế giới. Các khu rừng không lớn và được bảo quản cẩn thận. Đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, ở tỉnh Limburg có mỏ than bùn và than đá không lớn. Trong những năm 50 ở tỉnh Groningen đã phát hiện trữ lượng khí đốt khá lớn. Vào thế kỷ thứ 1 TCN quân đội La Mã chiếm đất Hà Lan ngày nay. 300 bộ lạc German xâm nhập vùng này. Fries chiếm phía bắc đất nước, Saxon – phía đông và Franc – phía nam và tây. Người Franc là những kẻ xâm lược tích cực nhất, dần dần họ chinh phục Saxon và Fries, hướng họ theo đạo Kito. Đến năm 800, toàn bộ lãnh thổ đã thuộc đế quốc của Charles Đại đế. Thế kỷ thứ 9 – 10, việc người Viking đột kích các thành phố châu Âu dọc bờ biển, bờ sông, đã trở thành chuyện bình thường. Như một hậu quả, xuất hiện các thành cũng là pháo đài, được bảo vệ tốt. Trong vòng thế kỷ 12 – 14, trong nước phát triển vài thành phố lớn được bố phòng tuyệt đối, Hà Lan trở thành trung tâm thương
  3. mại quan trọng nhất, ở đó các thương nhân giàu có thế lực hầu như ngang với quý tộc. Vào thế kỷ 15, các bán địa Flandia và Hà Lan, các công địa Brabant và Gelderland và giáo địa Utrecht nằm trên lãnh thổ này nay của Hà Lan và Bỉ trở thành sở hữu của công tước Burgundia do các cuộc chiến tranh, thủ đoạn và các cuộc hôn nhân của lãnh chúa. Năm 1519, vùng đất này chuyển về tay của Charles V Habsburg, vua Tây Ban Nha. Năm 1555, Chales V giao Tây Ban Nha và Hà Lan cho con trai là Philip II, sự cai quản tàn bạo của Philip II là một trong những nguyên nhân của cuộc chiến lâu dài và đẫm máu ( năm 1568 – 1648), trong đó người Hà Lan chống Tây Ban Nha để bảo vệ nền độc lập của mình. Nhưng nguy ên nhân chính của cuộc chiến tranh là sự đối kháng của những tín đồ Tin Lành, đặc biệt có ảnh hưởng ở Hà Lan với giáo hội Thiên Chúa mà một trong những thành trì của đạo này là nước Tây Ban Nha. Năm 1579, liên minh Utrecht được thành lập và 2 năm sau tuyên bố độc lập với Tây Ban Nha ( các tỉnh gia nhập liên minh trở thành Hà Lan và các tỉnh không ra nhập trở thành Bỉ) Tây Ban Nha công nhận chủ quyền của nước cộng hòa Hà Lan năm 1648. Năm 1600, từ Amsterdam, ba tàu buôn hướng về Đông Nam Á, chính xác hơn là về Ấn Độ. Cuộc hành trình này mở đầu cho sự xâm chiếm thuộc địa và buôn bán của Hà Lan. Đến giữa thế kỷ, Hà Lan biến thành cường quốc biển và thương mại của châu Âu. Mạng lưới các điểm thương mại của Hà Lan bao phủ châu Phi, Đông Nam Á và châu Mỹ tạo nên sự cạnh tranh với Anh. Hai quốc gia không thể tránh khỏi xung đột và điều này đã diễn ra vào năm 1652 – 1654, và sau đó vài năm 1664 – 1667. Ngoài ra vào thế kỷ 17, Hà Lan phải chiến đấu với cả Pháp. Trong vòng thế kỷ sau, Hà Lan buộc phải công nhận vị trí hàng đầu của Anh trên biển và của Pháp trên lục địa. Cuối thế kỷ 18, là thời kỳ đấu tranh giữa những người bảo thủ và đảng Ái quốc đòi hỏi cải cách dân chủ. Năm 1795, được sự ủng hộ của quân đội Pháp, Hà Lan tuyên
  4. bố thành lập nước cộng hòa Batavia, bản sao họa của nước cộng hòa Pháp non trẻ, năm 1806, trên lãnh thổ đó Napoleon I thành lập vương quốc Hà Lan, năm 1810 sáp nhập vào đế quốc Pháp. Lợi dụng điều này giỏi hơn các nước khác…là Anh, nhanh chóng đoạt vào tay mình đa số thuộc địa của Hà Lan. Sau thất bại của Napoleon, năm 1815, Hà Lan được độc lập. Theo quyết định của Hội nghị viện, trong thành phần của vương quốc Bỉ. Liên minh này tồn tại đến năm 1830. Nửa sau thế kỷ 19 là thời gian phát triển kinh tế và cải cách xã hội. Thời kỳ thịnh vượng kéo dài đến Thế chiến thứ nhất, khi đó tất cả các cảng biển của đất nước bị phong tỏa. Trong thời gia của Thế chiến thứ hai, quân đội Đức chiếm đóng Hà Lan, gây tổn thất đáng kể cho nền kinh tế của đất nước. Những năm sau chiến tranh, đánh dấu sự hồi phục kinh tế và mất thuộc địa. Năm 1949 Hà Lan thất bại trong cuộc chiến tranh với những người dân tộc chủ nghĩa Indonesia, buộc phải công nhận độc lập của một trong những thuộc địa lâu đời nhất của mình. Sau đó Tân Ghine ( 1962) và Surinam ( 1975) được giải phóng.
  5. Tên gọi: Vương quốc Hà Lan. Diện tích. 37.330km2. Dân số ( năm 1999) 15.653.000 người. Dinh chính phủ nằm ở La Hay. Các tín ngưỡng chính. Công giáo, Tin Lành. Nguyên thủ quốc gia. Nữ Hoàng Beatrice. Quyền lập hiến. Nghị viện hai viện. Đơn vị hành chính. 12 tỉnh và 650 tòa thị chính. Hệ thống tiền tệ. Hệ thống tiền tệ. 1 guilder Hà Lan = 100 cent. a
nguon tai.lieu . vn