Xem mẫu

  1. ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ÚC Úc – thuộc châu lục nhỏ nhất và cũng là một trong những quốc gia lớn nh ất thế giới. Đại đa phần dân số của đất nước là những người nhập cư, được người châu Âu phát hiện vào thế kỷ 17, Úc đã có người sinh sống ít nhất từ 30.000 năm trước. Úc – đất nước duy nhất trên thế giới chiếm toàn bộ lục địa. Ấn Độ dương bao bọc phía tây và nam Úc, Thái Bình dương – phía đông ( kể cả biển San hô), vịnh Carpentari, các biển Timor và Arafur bao bọc phía bắc. Úc – lục địa thấp nhất trong các lục địa, chỉ gần 3% lãnh thổ nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Cao nguyên Tây chiếm phần lớn đất nước, về phía đông của cao nguyên, từ bờ bắc đến bờ nam là vành đai các vùng thấp. Dãy núi phân thủy Lớn, chạy dọc bờ đông của Úc. Mặc dù có độ cao không lớn, nhưng dãy núi giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nên khí hậu, cản gió mang hơi nước từ Thái Bình dương vào. Ngoại trừ vùng bờ đông và cả miền bắc và tây – nam của đất nước, những diện tích mênh mông của Úc là những vùng khô hạn. Do đó tên gọi thứ hai của Úc – Lục địa xanh đã làm mọi người ngạc nhiên. Mạng lưới sông ngòi của đất nước phát triển yếu, vào mùa khô ( mùa hè và thu) đa số các sông bị cạn, nhiều sông bị khô, biến thành các chuỗi thủy vực riêng biệt. Các
  2. sông lớn nhất lục địa. Murrey và các phụ nhánh, Darling và Marrabiji. Nhìn trên bản đồ, các hồ của Úc là những thủy vực lớn, nhưng thực ra chúng đầy nước hết cỡ chỉ vài lần trong một thế kỷ, vào các kỳ có lượng mưa cao khác thường. Một trong những danh thắng nổi tiếng nhất của Úc là Rào Đá Ngầm Lớn công trình san hô lớn nhất thế giới. Đó là hệ thống đá ngầm và các đảo nhỏ kéo dài 2.000km dọc bờ sông của đất nước, từ mũi York và gần đến Brisbane. Rào Đá Ngầm – thế giới thần thoại của những công trình đá vôi kỳ vĩ và vô vàn các loại cá nhiệt đới sặc sỡ đến khó tin. Rào Đá Ngầm là vườn quốc gia đã có hơn 20 năm. Thế giới động vật ở Úc độc đáo đến mức gọi là tấm danh thiếp đặc biệt của đất nước cũng đúng. Kanguru, gấu túi, thú nỏ vịt và nhiều loài khác mà ngoài Úc ra không nơi nào có. Điều này liên quan đến đặc điểm lịch sử địa chất của Úc, mà chính là sự cách ly ngàn đời với các lục địa khác, do đó ở đây còn bảo tồn những đại diện cổ nhất của loài thú có vú – loài có túi và đẻ trứng. Việc bảo vệ thiên nhiên ở Úc được quan tâm đặc biệt. Năm 1879 ở gần Sydney đã thành lập vườn quốc gia Hoàng gia ( 7 năm sau là vườn Wellouston đầu tiên của thế giới). Hiện nay trong nước có hơn 2.000 lãnh thổ được bảo vệ, với tổng diện tích hơn 4% toàn bộ đất Úc. Trong vườn quốc gia và rừng cấm, các giống cây và thú địa phương của đất nước được bảo vệ, như Melbourne, Sydney và Adelaida và cả đảo Tasmania, thường được du khách đến thăm hơn. Vườn quốc gia mênh mông Cacalu ở phía bắc đất nước – thế giới thật sự của các loài chim nước và những quái vật cá sấu. Một trong những công viên thú vị nhất của Úc là Uluru ( phía Bắc). Ở đây có các khối núi đá lớn nhất thế giới Ayers Rock và Olga. Các khối đá đổi trong một ngày đêm từ hồng nhạt đến tím, từ đỏ rực đến gỉ sét. Đây là nơi thiêng liêng đối với thổ dân Úc. Trên vách đá và các con hẻm của các khối núi còn giữ lại rất rõ những bức cổ họa trên đá.
  3. Thổ dân Úc – chủng tộc người cổ nhất, người gốc đông – nam Á ( chính nhiều nhà bác học công nhận như vậy) xuất hiện trên Lục địa Xanh 30 – 40 ngàn năm trước và họ thích nghi tuyệt đối với điều kiện khí hậu địa phương. Sống du cư là chủ yếu, họ săn bắn và hái lượm, đến lúc người châu Âu đầu tiêjn xuất hiện, dân gốc đang sống đời ở thời kỳ thấp nhất của sự phát triển xã hội. Nguyên nhân chủ yếu, sự cách ly lâu đời với thế giới bên ngoài. Dân số của thổ dân Úc ngày nay có gần 230.000 người. Trước khi người châu Âu chuyển cư đến lục địa, ở đây có gần 500 bô lạc với tổng số 400.800 ngàn người. Theo nhịp độ thực dân hóa đất Úc, thổ dân bị đuổi khỏi các vùng bờ biển đất đai phì nhiêu, vào sâu các vùng khô hạn miền trung. Nhiều người đã ngã xuống trong các cuộc đối đầu với người châu Âu, nhưng bệnh tật do người da trắng mang đến, nhất là đậu mùa mới là tai họa lớn nhất đối với dân gốc. Nhiều bộ lạc bị hoàn toàn tiêu vong, đến năm 1875 ở Tasmania không còn một người Tasman thuần chủng nào cả. Trong một thời gian dài, thổ dân Úc bị đối xử như những người loại 2. Chỉ đến năm 1962 người thổ dân mới được bình đẳng với người da trắng. Sau đó 5 năm, khi tổng kết cuộc trưng cầu dân ý mới áp dụng trách nhiệm hình sự đối với việc phân biệt chủng tộc. Hơn 300 năm trước không ai biết gì về thổ dân Úc và các nước Úc. Vào thế kỷ 17 các nhà địa lý châu Âu chỉ trên bản đồ thế giới một khối lục địa lớn gọi là Terra Australic Incognita ( đất lạ phương nam), nhưng không có một khái niệm nhỏ nào về sự phân bố, kích thước và ranh giới của miền đất này. Không ai biết người châu Âu đầu tiên nhìn thấy bờ biển nước Úc là ai. Có thể đó là Wiliam Janzoon người Hà Lan, mà cũng có thể đó là Luis vaes de Torres – người Tây Ban Nha, vào năm 1606 đã tiếp cận bờ biển miền đất lạ, nhưng không tin chắc đó là một lục địa mới. Trong 40 năm tiếp theo, người Hà Lan nghiên cứu bờ tây và bắc đại lục. Miền đất nước được phát hiện có tên là Tân Hà Lan. Năm 1642 Abel Tasman phát hiện một hòn đảo mà sau đó được đặt tên ông để kỷ niệm. Chính ông đã phát hiện New Zealand.
  4. William Dempier, một hải tặc người Anh, vào năm 1688 đã đổ bộ lên bờ tây. Bờ đông không được khảo cứu cho đến năm 1770, ngày 29 thnag1 4 chiếc tàu “ Endeavour” của James Cook vào vịnh Botani. Cook tuyên bố quyền của Anh quốc đối với miền đông đại lục, gọi đó là New South Wales. Làng Anh đầu tiên được thành lập ở đây năm 1787. Dân cư ở làng là những người tù được đưa từ chính quốc tới. Trước đó không lâu do cuộc cách mạng ở Mỹ, Anh mất các thuộc địa ở Bắc Mỹ và cần gấp những nhà tù mới ở hải ngoại. Úc trở thành loại nhà tù đó. Tháng 5 – 1787 hạm đội gồm 11 tàu, trên đó có gần một ngàn rưỡi mà hơn một nửa là khổ sai, đã rời nước Anh. Tháng 1 năm sau, dưới sự chỉ huy của Arthur Phillip, hạm đội đã đến bờ biển Úc, đi vào vũng Port Jackson, phía bắc vịnh Botani. Lịch sử Sydney, thành phố lớn nhất nước Úc, được bắt đầu như vậy. Ổn định xong, dân di cư bắt đầu trồng lúa mì và chăn nuôi gia súc. Đến năm 1800 có tới 5.000 ngừoi sinh sống trong làng và bải chăn thả nằm giữa đại dương và Green Mountains. Năm 1813 dân làng tìm được một con đường thuận tiện duy nhất đi qua dãy Green Mountains dẫn vào các vùng nội địa của đất nước. Các chủ nông trại và chăn nuôi cần những vùng đất mới, họ bắt đầu tự động chiếm đất ở phía tây và và bắc Sydney. Những người này được gọi là Squatter ( tiếng Anh là những người chiếm đất quốc gia), bởi vì họ không trả thuế chiếm đất và sử dụng đất. Metue Flinders, một sĩ quan hàng hải đi qua lục địa năm 1801 – 1803 và đề nghị tên mới cho lục địa Australia. Dần dần tên này được thay cho tên cũ của Hà Lan. Edward John Eire là người đầu tiên đi xuyên lục địa từ tây qua đông. Đó là vào năm 1840 – 1841. 20 năm sau đoàn thám hiểm của R . Bark đã đi hết nước Úc từ nam lên bắc. Việc di dân đến đảo Tasmania ( lúc đầu đảo được gọi là Đất Van Dimen) bắt đầu vào năm 1803. Một năm sau thủ phủ của thuộc địa được thành lập – Chobart Brisben ra đời năm 1824. Những di dân đầu tiên ở Tây Úc vào năm 1829. Trong
  5. năm đó Anh tuyên bố quyền của mình trên toàn lãnh thổ Úc, lúc đầu trên lãnh thổ của lục địa chưa có quốc gia thống nhất. Sáu thuộc địa riêng biệt được thành lập. Theo nhịp độ triển khai lục địa, dân di cư tự do đến Úc ngày càng nhiều, phong trào xã hội tập trung đòi hủy bỏ việc sử dụng Úc làm nơi đi đày. Chuyến tù khổ sai cuối cùng được đưa đến Tasmania vào năm 1853, đến Tây Úc vào 15 năm sau. Đến năm 1851 dân số da trắng của đất nước lên đến 400.000 người. Lĩnh vực chủ yếu là chăn nuôi cừu, các vùng đất tốt nhất ở bờ đông và nam được phân chia giữa các squatters và những người được nhận đất theo pháp luật. Việc khai khẩn những vùng đất sau đó gặp khó khăn vì điều kiện không thuận tiện cho cuộc sống. Năm 1851 ở New South Wales và Victoria phát hiện ra vàng. Dòng di dân đổ xô vào đất nước, trong vòng 10 năm dân số tăng lên gấp đôi. Úc trở thành đất nước xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới, trong thời gian ngắn. Trong thời kỳ “ cơn sốt vàng”, các thành phố phát triển vùn vụt. Từ một làng quê hẻo lánh, Melbourne biến thành một thành phố lớn nhất nước, có lúc vượt cả Sydney. Cuối thế kỷ 19, sự bất lợi của việc phân chia Úc thành vài vùng thuộc địa đã thấy rõ, việc tập hợp thành một quốc gia liên bang duy nhất được tiến hành sau khi các thuộc địa ủng hộ dự thảo hiến pháp đã được thỏa thuận với nghị viện Anh. Cộng đồng Úc ( hoặc liên bang Úc) ra đời vào ngày đầu tiên của thế kỷ 20. Quốc gia mới vẫn trung thành với vương miện Anh Quốc và sau một thời gian thì sáp nhập vào Anh. Hai thành phố chính của đất nước là Melbounrne và Sydney đấu tranh giành quyền trở thành thủ đô của Úc. Năm 1908 đã quyết định xây dựng thủ đô mới – Canberra. Do một nguyên nhân ( Thế chiến thứ nhất, khủng hoảng kinh tế), việc thi công kéo dài 20 năm, và năm 1927 nghị viện chuyển từ Melbourne đến Canberra. Úc chiếm vị trí thứ 6 thế giới về diện tích lãnh thổ nhưng về dân số nó lại chiếm vị
  6. trí 50 trong số các quốc gia của thế giới. Phần lớn lãnh thổ Úc hầu như không có người ở. Hơn 85% dân số sống ở các thành phố. Hầu như 2/3 – tập trung ở 5 vùng thành phố lớn nhất. Bang đông dân cứ nhất Úc là New South Wales mà thủ phủ là Sydney – thành phố lớn nhất nước. Victoria và thủ phủ Melbourne chiếm vị trí thứ 2 trong số các bang và thành phố. Úc – đất nước phát triển nhất ở Nam bán cầu, nhưng cơ cấu ngoại thương không cho phép đưa Úc vào hàng quốc gia phát triển cao điển hình. Các thành tựu của đất nước dựa trên cơ sở công nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, nghĩa là xuất khẩu nguyên liệu. Ngành chủ đạo của nông nghiệp vẫn là chăn nuôi cừu. Từ trước đến giờ Úc dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu len. Các vùng chính phát triển chăn nuôi cừu – dải đất rộng dọc sườn tây của dãy Great Dividing Range, từ bắc vùng New South Wales đến tây Victoria. Cừu còn được chăn nuôi ở Nam và Tây Úc. Súc vật lớn có sừng được chăn nuôi ở Queensland, lãnh thổ Bắc và phía bắc miền Tây Úc, mặc dù diện tích gieo trồng chiếm phần không lớn lãnh thổ, nhưng đất nước vẫn chiếm một trong những vị trí dẫn đầu trên thế giới về sản xuất lúa mì. Thu nhập từ xuất khẩu khoáng sản chiếm khoảng 1/3 xuất khẩu của Úc. Quặng sắt, đồng , chì, kẽm và bạc được xuất khẩu. Khai thác bô xít và nikel phát triển nhanh. Có thể trong những năm tới Úc sẽ giữ vai trò quan trọng trên thế giới về xuất khẩu uranium và amiăng. Tên gọi: Cộng đồng Úc. Diện tích 7.687.000km2. Dân số ( năm 1999) 18.439.000 người. Thủ đô. Canberra - Đỉnh núi cao nhất. Cossushco ( 2.228m). Các hồ lớn. Eir, Torrens, Gheirdiner. Ngôn ngữ chính, tiếng Anh. Các tín ngưỡng chính. Thiên chúa giáo, Tin Lành, Chính thống. Nguyên thủy quốc gia. Nữ hoàng Anh mà đại diện là thống đốc toàn quyền - Thủ tướng là nguyên thủ của đa số nghị viện. Văn phòng bộ trưởng được thủ tướng chọn từ thành phần của thượng viện và hạ viện - Đơn vị hành chính. 6 bang New South Wales, Queensland, Nam Úc, Tasmania, Victoria,
  7. Tây Úc, lãnh thổ của thủ đô liên bang và lãnh thổ Bắc. Hệ thống tiền tệ. 1 đô la Úc = 100 cent. Canberra - Thủ đô của Úc, việc thành lập thủ đô và lãnh thổ thủ đô là một trong các điều kiện của hiến pháp, được lập khi liên kết các vùng thuộc địa thành quốc gia thống nhất. Vị trí thủ đô được chọn năm 1908 trên sông Molongolo, giữa Sydney và Melbourne. Năm 1913 thành phố có tên Canberra ( theo tiếng thổ dân là " nơi gặp gỡ"). Kiến trúc sư người Mỹ William Berli đã thắng trong cuộc thi quốc tế chọn thiết xây dựng tốt nhất. Lễ khánh thành thành phố được tổ chức năm 1927. Theo sáng kiến của Griffin, trung tâm thành phố là một hồ nước nhân tạo ( sau này lấy tên của ông). Các danh thắng chính. Tòa nhà của Nghị viện, tượng đài chiến tranh, Tòa án tối cao, Thư viện quốc gia, Galeri tranh chân dung dân tộc. Xưởng đúc tiền của Vương quốc Úc và Vườn thực vật quốc gia. Ở giữa hồ Berli Griffin được thiết kế vòi phun mang tên Cook, nước phun cao đến 140m. Sydney - (3.538.970 người) , thủ phủ của bang New South Wales, thành phố lớn nhất nước Úc, được đặt để kỷ niệm huân tước Thomas Sydney. Năm 1788 cư dân đầu tiên của thành phố là những người tù được đưa từ Anh đến. Đến năm 1840 ở đây đã có tới 111.500 phạm nhân. Trung tâm thành phố nằm bờ nam của vũng Jackson, ở mũi Bennelong cò tòa nhà nổi tiếng nhất thành phố, nhà hát kịch Sydney. Phần cổ của thành phố - Rocks có kiểu kiến trúc thuộc địa và mặt đường lát đá, các danh thắng chính. Tòa nhà Nghị viện, Cung tổng đốc, mỏ neo từ Sirus - tàu đi đầu trong đoàn thám hiểm của Arthur Phillip. Đài kỷ niệm ( năm 1818) có bảng chỉ dẫn tất cả các đường ở Úc, ở Carnell dựng bia kỷ niệm nơi đầu tiên Cook đặt chân lên bờ biển Úc. Melbourne ( 3.022.157 người) do John Betman, một dân di cư từ Tasmania, thành lập năm 1835. Lúc đầu làng có tên Birbrass, nhưng năm 1863 đổi tên để kỷ niệm tử tước Melbourne - thủ tướng nước Anh. Thành phố đã từng là thủ đô tạm thời của nước này năm 1901 - 1927. Thành phố trải dài hơn 50km từ tây sang đông và 70km từ nam lên bắc, các danh thắng chính. Đại thánh
  8. đường St.Pavel, xưởng đúc tiền hoàng gia cũ, Galeri dân tộc victoria. Vườn thực vật hoàng gia. Nhà thờ St.Michael, nhà thờ Scotland. Brisbane ( 1.334.746 người) - cảng lớn và thủ phủ của tỉnh Queensland, nằm Vùng trung du phía nam của dãy Tailor, cách vũng Morton 19km về phía tây. Làng trở thành thành phố năm 1834 và tên để kỷ niệm nam tước Thomas Brisben, thống đốc New South Wales. Trong số các danh thắng của thành phố cổ. Đại thánh đường, trường đại học tổng hợp thành lập năm 1909. Tòa nhà nghị viện ( năm 1869), Galeri mỹ thuật, trong đó có Galeri tranh Quốc gia, các viện bao tàng và thư viện, công viên và vườn cây. Pert ( 1.143.265 người) nằm ở cửa sông Swan ( thiên nga) chảy vào Ấn Độ dương, thủ phủ của bang Tây Úc, trung tâm lớn về giao thông, thương mại và công nghiệp. Sông Swan là ranh giới thực tế trung tâm thành phố ở phía nam và đông, nối liền Pert với cảng Frimantle. Ở rìa tây của thành phố, công viên mỹ lệ Kings vượt cao lên, nhiều giống thú của Úc sinh sống ở đó. Các danh thắng chính. Viện bảo tàng nhân chủng Bernd. Thư viện xã hội quốc gia, Galeri tranh " Thế giới dưới nước" - một cảnh hồ khổng lồ trong vũng gần thành phố. Có những nhà thờ Anh giáo, Pert trở thành thành phố năm 1856. Thành phố phát triển đặc biệt nhanh chóng sau năm 1890, khi ở miền tây đất nước, phát hiện ra vàng. Việc xây dựng cảng Frimand năm 1901 và tuyến đường sắt năm 1917 cũng thúc đầy để mở rộng thành phố. Loài thú có túi thường gặp ở Tân Ghine, Tân Thế giới, Nhưng chính ở Lục địa xanh chúng đa dạng đến kinh ngạc - 120 loài, chỉ riêng Kanguru có đến 50 loại. Tuy nhiên người Úc chỉ gọi hai loại lớn nhất là Kanguru hung đỏ và xám lớn. Loại đầu được mô tả trên quốc huy Úc, các loại nhỏ hơn còn lại ở trong nước được gọi là Wallabi. Sau khi người châu Âu xuất hiện, kanguru bị tiêu diệt hàng loạt để lấy thịt và da, và cả dưới chiêu bài là làm trong sạch đồng ruộng. Một số loài không cạnh tranh nổi với loài thỏ được đưa đến. Ngày nay việc cấy giống Kangura biến mất không còn đáng lo ngại nữa.
nguon tai.lieu . vn