Xem mẫu

  1. ĐỊA LÍ NƯỚC PHÁP Pháp là quốc gia lớn nhất ở Tây Âu, tiếp giáp với Bỉ, Luxemburg, Đức, Thụy Sĩ và Ý ở phía đông với Tây Ban Nha và Andorra ở phía tây nam. Ngoài ra ở góc đông nam của Pháp, trên bờ hồ Lazur có một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới, công quốc Monaco. Thuộc Pháp còn có hòn đảo Corse ở Địa Trung Hải, những hòn đảo nhỏ ở vịnh Biscai và cả vài tỉnh, lãnh thổ hải ngoại. Phía bắc và phía tây của đất nước địa hình chủ yếu là bình nguyên, đôi chỗ cao lên ( vùng đồi Normand, núi Arre) ở phía đông và đặc biệt là đông nam và cả rìa tây
  2. nam chủ yếu là núi. Ở biên giới với Pháp – Bỉ có dãy núi thấp Ardenne, dọc trái sông Rein là dãy Vosges cao trung bình, xuống phía nam là dãy núi cổ xưa Jura. Xa hơn về phía nam, dọc biên giới Pháp – Ý dãy Alpes cao vọt lên, dãy núi cao nhất Tây Âu. Cách biên giới Pháp, Ý và Thụy Sĩ không xa, khối núi đồ sộ Mont Blanc cao đến 4.807m. Dãy Alpes chiếm phần đáng kể của nước pháp – từ biên giới Ý đến thung lũng sông Rhone. Về phía tây của sông là khối núi Trung mênh mông gồm các bình sơn nguyên và các dãy núi cao đến 1. 886m. Dãy Pyrenees chạy dài dọc biên giới Pháp và Tây Ban Nha. Phần lớn đất Pháp có khí hậu biển ôn hòa, ở phía đông chuyển tiếp thành khí hậu lục địa, phía nam Địa Trung Hải, khí hậu á nhiệt đới. Hệ thống sông dày đặc, nhiều sông nước và tàu đi lại được. Các dòng sông lớn nhất là sông: Seine, Rhone, Loire và Garonne. Đất canh tác chiếm phần diện tích đáng kể, những vùng đất phì nhiêu nhất là ở Paris và ở lưu vực các sông lớn. Rừng chiếm gần 1/4 lãnh thổ. Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm dưới 6% lao động, nhưng đất nước vẫn đảm bảo nhu cầu thực phẩm. Pháp là nước đứng đầu thế giới về sản xuất rượu. Pháp có nguồn khoáng sản đáng kể ( than đá. Uran, quặng sắt, bôxit, khí đốt, muối kali). Phần lớn điện năng là do các nhà máy điện nguyên tử cung cấp. Pháp là một trong những nước có hệ thống giao thông phát triển nhất. Các cảng lớn nhất là Marseille và Le Havre, về khả năng bốc xếp thì thuộc vào hạng của năm cảng đứng đầu châu Âu. Vào thế kỷ thứ 7 TCN, người Hy Lạp thành lập hàng loạt thuộc địa dọc bờ biển Địa Trung Hải của Pháp hiện nay, về sau các thành phố đã phát triển lại nơi đó, ví dụ như Marseille và Nissa. Thế kỷ thứ 5 TCN, các bộ lạc của Celt của người Gaule thực tế đã đến ở toàn bộ lãnh thổ của đất nước. Năm 51 TCN người Gaule bị la mã chinh phục, cuối thế kỷ thứ 5 bộ tộc German của người Franc đánh đuổi người La Mã.
  3. Cuối thế kỷ thứ 8 vua Franc là Charles Đại đế thành lập đế quốc rộng lớn, trong đó ngoài lãnh thổ Pháp hiện nay còn có Ý và Tây Ban Nha. Năm 800 Charles lên ngôi ở La Mã như một vị hoàng đế, sau khi ký hiệp ước với hòa bình và giao hảo với Vizanti ( năm 812), Charles phát triển quyền lực của mình trên toàn bộ Tây Âu. Nhưng ngưởi kế vị Charles là Louis I Sùng đạo ( hoàng đế của La Mã thần thánh, vua nước Pháp, vua nước Đức, vua Acvitania) bắt đầu nhường lại các vùng đất đã chiếm được trước đây. Trong những năm cai trị của ông, các lãnh thổ Đức tách khỏi đế quốc, còn vùng bờ bắc thì nằm dưới quyền của người Viking Scandinavia ( người Normand). Năm 911 người Normand chiếm đóng hoàn toàn phía bắc đất nước và ở công quốc Normandy. Tiếp đó, sau cái chết của vua Louis Sùng đạo ( năm 840), đất nước bị phân chia giữa các con vua. Miền Tây trở thành đất nước mà chúng ta gọi là Pháp. Cuối thế kỷ tiếp theo, Hugues Capet lên nắm quyền ( năm 987), ông bắt đầu củng cố vương quyền. Dòng họ Capet thống nhất được các vùng thù địch nhau, năm 1214 Philip August II thắng quân liên minh Anh và đế quốc La Mã Thần thánh trong trận đánh ở Bouvines, thiết lập quyền lực của Pháp ở Normandy và Anju. Con trai của Philip August Louis VIII tiếp tục tập trung đất đai, sáp nhập thêm Provence và Languedoc. Nhưng chính vua đã bị chết trong một cuộc hành chinh. Số phận của con trai ông cũng vậy – Louis IX chết vì bệnh trong thời gian thập tự chinh và được phong Thánh. Vào cuối thế kỷ 13 – 14 Phiplip đẹp trai đã sáp nhập Lion vào Pháp. Dưới áp lực của Philip, giáo hoàng La Mã Clement phải chuyển dinh thự của mình về Avignon vào năm 1309. Năm 1337 bắt đầu cuộc chiến tranh Thế kỷ do tham vọng ngai vàng nước Pháp của Anh Edward III và cháu của Philip IV. Trong những năm đầu, Anh mang lại cho Pháp vài thất bại nặng nề ( trận Crecy, 1346 và trận Poitiers 1356). Ngoài ra, năm 1348 nạn dịch hoành hành ở Pháp, làm chết 1/3 dân số của đất nước. Nửa sau của thế kỷ làn sóng bất bình thường xuyên nổi dậy, nổi tiếng nhất là cuộc khởi nghĩa nông dân với tên gọi là Jacqueria năm 1358.
  4. Nhờ sự giúp đỡ của hầu tước Bourgogne, vào đầu thế kỷ sau người Anh chiếm toàn bộ miền bắc nước Pháp, làm chủ Paris. Năm 1428, họ tiến đến bước tường thành Orlean, cuộc bao vây kéo dài, lực lượng phòng thủ đã cạn kiệt. Lúc đó cô gái trẻ Jeanne D’ Arc cầm đầu đạo quân 7.000 người tiến vào Orlean, thế trận lật ngược lại. Trận Orlean toàn thắng. Dưới sự tấn công của quân Pháp, Anh rút khỏi hết thành phố này đến thành phố khác. Năm 1436 Paris được giải phóng, năm 1453 trong tay Anh chỉ còn lại một thành phố Pháp là Calais. Bản thân Jeanne D’ Arc bị người của Bougogne bắt giao cho người Anh và năm 1431 sau khi xử ở tòa án giáo hội, Jeanne bị lên giàn hỏa vì tội giả mặc y phục nam và lòng tin tà đạo và trách nhiệm của mình trước Chúa trời chứ không phải trước nhà thờ, năm 1920 Jeanne được phong Thánh. Năm 1483 Charles VIII lên ngôi vua Pháp, cuộc hôn nhân của ông với nữ hầu tước xứ Bretagne đã hoàn tất việc thâu tóm đất đai của Pháp. Hòa bình và yên lảnh, không có dịch bệnh đã thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng nhanh dân số và củng cố tầng lớp thương dân. Nửa đầu thế kỷ 16 được đánh dấu bằng sự tiến bộ của khoa học, văn hóa và nghệ thuật, nó đi vào lịch sử dưới cái tên Thời Phục hưng nước Pháp. Lúc đó đạo Tin Lành tứ nước Đức láng giềng xâm nhập vào Pháp. Vua Henry II cho rằng thành công của tín đồ Tin Lành là mối đe dọa vương quyền và ông khởi đầu các cuộc chiến tranh tôn giáo, đấu tranh bằng sự tàm bạo khó tin, sự thâm độc và phản trắc. Trong thời gian cầm quyền của ba người con trai của Henry, quyền hành thực tế nằm trong tay hoàng hậu góa Catherine de Medici, thuộc lòng họ danh giá ở Florence. Khó trách cứ bà trong việc quá khát máu, ngược lại bà cố gắng tìm kiếm sự thỏa hiệp giữa tín đồ Công giáo và Tin Lành, nhưng thực tế vẫn là thực tế, chính bà đã phê chuẩn vụ thảm sát tín đồ Tin Lành ở Paris vào đêm tháng 8 năm 1572. Sự kiện này đã đi vào lịch sử như là đêm Varfolomei. Năm 1584 người cuối cùng trong số anh em của Henry không con chết, Henry Bourbon, vua xứ Nava, dòng dõi Louis Thánh và là lãnh tụ của phái Tin Lành, tuyên bố mình là người thừa kế ngai vàng. Tín đồ Thiên Chúa hoảng sợ tương lai sẽ nằm dưới quyền lực của tín đồ Tin Lành, họ cố gắng thay đổi Henry III và đưa hầu tước
  5. Giz lên ngôi, nhưng âm mưu không thành. Sau đó vua chết dưới lưỡi kiếm của kẻ thích khách, quyền lực của triều đại Valois kết thúc, Henry Navarre trở thành Henry IV, ông hiểu rõ tương lai của đạo Tin Lành trong đất nước Thiên Chúa giáo, ông sẽ không tránh khỏi cái chết. Năm 1593, Henry công khai ra nhập Công giáo và năm sau đăng quang ở nhà thờ lớn Chartres và bình yên đến Paris. Triều đại Bourbon vững chắc trên ngai vàng Pháp nhiều năm dài. Năm 1598 Henry IV ban hành sắc lệnh Nantes đảm bảo tín ngưỡng cho tất cà các công dân trong nước, đây là sắc lệnh đầu tiên kiểu này ở châu Âu. Sự bình yên kéo theo đỉnh cao mới trong kinh tế và thương mại. Năm 1624 trong vương triều của con trai của Henry Louis XIII, tể tướng là Hồng y giáo chủ De Richelieu đã khéo léo điều khiển đất nước trong vòng 18 năm. Trong thời của ông, vương quyền được củng cố, những mối đe dọa từ bên ngoài được đẩy lùi nhờ việc thành lập hạm đội hoặc ngăn chặn bằng ngoại giao khéo léo và hoạt động tình báo có hiệu quả. Richelieu tùy mức độ mà thúc đẩy sự phồn thịnh kinh tế của Pháp, ủng hộ đội thương thuyền, động viên ngoại thương và xâm chiếm thuộc địa. Năm 1643, Louis XIV lên ngôi lúc 5 tuổi, thay Richelieu là học trò của ông. Hồng y Mazarini, Mazarini kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh với người Habsburg ( cuộc chiến tranh 30 năm, 1618 – 1648). Trong nước Pháp, phong trào Fronde nhằm hạn chế quyền lực của vua bị bẻ gãy. Sau cái chết của Mazarini ( 1661), vua quyết định không cần tể tướng nữa. Trong vòng 54 năm tiếp theo, Louis XIV sử dụng quyền lực vô hạn, khởi đầu cho thời đại chế độ chuyên chế. Ông xây dựng cung điện ở Versailles, một tượng đài kiến trúc tuyệt vời, thành lập viện Hàn lâm mỹ thuật, Viện hàn lâm khoa học, phê duyệt trợ cấp cho những văn nghệ sĩ văn học và nghệ thuật nổi tiếng. Bộ trưởng tài chính lúc đó là Colber, một nhà kinh tế lớn. Khích lệ thương mại, phát triển thịc trường thuộc địa, xây dựng đường cầu và kênh, Cober thúc đẩy sự phồn thịnh của đất nước. Năm 1685, Louis hủy bỏ sắc lệnh Nantes. Trước sự đe dọa đáng sợ, không tín đồ Tin Lành rời bỏ đất nước. Trong số đó có thợ thủ công thương nhân, sĩ quan, nói
  6. chung là những người làm cho nước Pháp hưng thịnh. Vào thời của Louis XIV, đất nước luôn có chiến tranh, nổi tiếng nhất là cuộc chiến tranh giành quyền thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha ( 1702 – 1714), kết thúc bằng việc Pháp kiểm soát đất nước Tây Ban Nha, trong nền kinh tế suy sụp đến tận cùng, mất mùa nghiêm trọng hơn do mùa đông lạnh chưa từng thấy năm 1709, năm 1715 Louis 14 mất, chắt của ông trở thành Louis XVI cũng không cải tổ được sự quản lý đất nước phù hợp với yêu cầu của thời đại. Thế kỷ 18 là thời kỳ rực rỡ nhất trong lịch sử nước Pháp. Đất nước trở nên hùng mạnh nhất lục địa, người sáng tạo các mối trong nghệ thuật, kiến trúc, thời trang và phong cách. Các tác phẩm của những nhà khai sáng Pháp ( Montesquieu, voltaire, Diderot, Rousseau.v.v…) có tác động lớn đến tư tưởng xã hội. Tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính của những người có học vấn trên toàn thế giới. Sự huy hoàng này không có được nếu thiếu sự phát triển kinh tế. Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp, trong vài thập niên, sản xuất nông nghiệp tăng lên gâp rưỡi lần, thương thuyền có hơn 5.000 chiếc, mạng lưới giao thông tốt nhất châu Âu. Ngoại thương phát triển, thu nhập lớn từ các thuộc địa hải ngoại. Dân số tăng đến 28 triệu người, đồng thời kinh tế chính trị của giới tư bản đang phát triển vùn vụt bị hạn chế. Cuộc khủng hoảng do sự tham gia của Pháp vào một số cuộc chiến tranh (cuộc chiến tranh giành ngai vàng Áo, cuộc chiến 7 năm, sự tham gia vào cuộc cách mạng Mỹ) đã gây ra cuộc Đại cách mạng Pháp năm 1789, lật đổ vua, thủ tiêu đặc quyền phong kiến, thay đổi bộ chỉ huy tướng lĩnh nhu nhược của Hội đồng dân tộc bằng Quốc hội, sau đó là Hội đồng bầu cử và tuyên bố nước cộng hòa đầu tiên. Trogn vòng 10 năm tình hình hỗn loạn bao trùm đất nước, tiếp tục chiến tranh với các lân bang, nội chiến và nạn đói làm sống lại con quái vật khủng bố. tháng 4 – 1793, Ủy ban an ninh xã hội bắt đầu hoạt động, phần đa trong đó là người cách mạng dân chủ - một bộ phận cấp tiến nhất của Quốc hội. Và chiếc máy chém lập tức hoạt động, vua, hoàng hậu, hàng ngàn quý tộc, giáo sĩ và những người khác bị tử
  7. hình. Nhưng nhà cách mạng dân chủ cho rằng, muốn làm trong sạch đất nước chỉ cần để lại không quá 5 triệu dân. Cuối cùng con quái vật tự ăn thịt mình: Robespierre xử trảm Danton, những người ngày 9 tháng 11 chém đầu Robespierre… khẩu hiệu vĩ đại “ Tự do, Bình đẳng, Anh em” biến thành tự do chém giết, thành bình đẳng và anh em của những xác chết. Tuy nhiên ngày 14 tháng 7- ngày chiếm ngục Basille trở thành một trong những ngày lễ ngưỡng mộ nhất của người Pháp ngày nay. Năm 1795, hiến pháp mới có hiệu lực, theo đó toàn bộ chính quyền giao cho chính phủ gồm 5 người. Sau vài năm, chiến tranh vẫn tiếp tục,phái Bảo hoàng vẫn âm mưu khôi phục chế độ quân chủ, còn thành viên của phái Cách mạng dân chủ - chuyên chính cách mạng mới, đã tiến hành đảo chính quốc gia và tướng Napoleon Bonapart lên nắm chính quyền. Trước đó ông đã nổi danh về quân sự, đánh thắng quân Áo ở Ý và ở chính nước Áo, chinh phục Ai Cập. Nhưng cố gắng của Napoleon chiến thắng quân Anh trên biển đã kết thúc bằng sự thất bại. Đô đốc Nelson đánh bại hạm đội Pháp trong trận Aboukir. Chính sau lần thất bại này Napoleon đã lãnh đạo một cuộc đảo chính. Tập chung vào tay mình một quyền lực rộng rãi, hoàng đế Pháp thông qua bộ luật nổi tiếng là Bộ luật Napoleon trong đó củng cố tất cả thành quả của cách mạng – tiêu diệt đặc quyền phong kiến, bình đẳng trước pháp luật, tự do tín ngưỡng, tự do lựu chọn nghề nghiệp. Cho đến nay, nó vẫn là căn bản của đất nước. Năm 1804, Napoleon tuyên bố mình là hoàng đế nước Pháp và năm 1805 bắt đầu xâm chiếm châu Âu. Mặc dầu thua quân đội Anh ở trận ( Trafagar năm 1805) nhưng hoàng đế vẫn làm chủ hầu như toàn bộ lục địa châu Âu. Muốn đánh bại quân Anh, cần làm suy yếu hạm đội của họ, Nga không thực hiện đóng cửa cảng đối với các tàu Anh, Napoleon quyết định trừng phạt Nga hoàng, trong khi đó chiến dịch ở Tây Ban Nha còn nặng nề hơn sự mong đợi của hoàng đế, ông phải chiến đấu một lúc ở hai mặt trận. Bị thất bại nhục nhã ở Nga ( 1812), năm 1814 Napoleon đầu hàng các đối thủ của mình. Các thủ lĩnh châu Âu cho rằng điều đảm bảo tốt nhất để ổn định ở lục địa là phục hưng triều đại Bourbon đưa Louis XVIII
  8. lên ngai – em trai của vị vua đã bị xử trảm, còn Napoleon bị đầy ra đảo Elbe. Năm 1815, Napoleon quay về đất Pháp, khôi phục lại đế quốc của mình. Nhưng trong trận đánh quyết định ở Waterloo ông bị thua liên minh Anh Phổ. Chủ nhân trước đây của toàn bộ châu Âu bị đày ra đảo St,Helene, ông mất và bị quên lãng ở đó vào năm 1821. Năm 1830, Louis Philip, hầu tước xứ Orlean, đại diện chi thứ của dòng họ Bourbon giành chính quyền. Sự cai quản của ông đánh dấu khởi đầu cho thời kỳ phát triển kinh tế, trong thời gian ngắn, nước Pháp trở thành một cường quốc công nghiệp. Khủng hoảng kinh tế 1846 – 1847 đã đưa đến cách mạng năm 1848 và thành lập Đệ nhị cộng hòa. Tuy vậy, nhưng sự chấn động xã hội vẫn tiếp diễn, giữa năm 1851 – 1852 do đảo chính nên Louis Napoleon Bonaparte – cháu của vị hoàng đế nên nắm quyền. Trong triều đại của ông, kinh tế vẫn tiếp tục phát triển, chiều dài mạng lưới đường sắt tăng gấp đôi, hệ thống tài chính – tín dụng được củng cố, thủ đô được xây dựng lại. Tuy vậy hệ thống với các nước láng giềng xấu đi. Sau chiến thắng trong cuộc trận Crime ( năm 1853- 1856), Napoleon III liên tục thua tất cả các chiến dịch. Thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh với Phổ năm 1870 – 1871, làm nước Pháp mất Elzas và một phần ba Lotharingie ( Lorraine) và phải trả khoản tiền khổng lồ bồi thường chiến tranh ( 5 triệu franc). Ngoài ra Pháp phải chấp nhận sự có mặt của quân đội Phổ cho đến khi trả hết bồi thường – đó là những điều kiện của hiệp định Frankfurt ( tháng 5 năm 1871). Trước thời gian đó, ở Pháp đã tuyên bố nên Đệ tam cộng hòa. Chính quyền nhân dân ( công xã Paris) thành lập được 27 ngày ở Paris Sự chiếm đóng kéo dài gần 3 năm, sau khi Đức rút đi một vài năm đấu tranh giữa những người Bảo hoàng và Cộng hòa, phái Cộng hòa giành được thắng lợi hoàn toàn. Đối với Đệ tam cộng hòa. 30 năm tiếp theo là thời kỳ của cao trào kinh tế mới, của các cải cách xã hội và bành trướng thuộc địa ở châu Phi và châu Á. Bắt đầu thế kỷ 20, sự phân chia lại biên giới ở châu Âu và thế giới đã chín mùi. Năm 1907, Pháp liên minh với Anh và Nga ( khối Antanta), tạo nên đối nghịch với
  9. khối liên minh ba nước Áo – Hùng, Đức và Ý. Trong Thế chiến thứ nhất, trên đất Pháp đã diễn ra những trận đánh tàn khốc. Quân Đức tiến đến sát Paris, chỉ sau khi Đức đầu hàng, Pháp mới lại nhận được đất đai của mình, kể cả Elzas và Lotharingie trước đây. Trong cuộc chiến tranh Pháp mất gần 1,5 triệu người. Sau chiến tranh, Pháp bắt đầu khôi phục nền kinh tế và củng cố đồng franc đã suy sụp, nhưng Đại đình đốn của những năm 30 và sự nỗ lực nhanh chóng của đế quốc Đức buộc Pháp tạm quên phát triển kinh tế. Cuộc chiến tranh thế giới mới làm cho nước Pháp một lần nữa bị Đức chiếm đóng. Lần này hơn 2/3 lãnh thổ nước Pháp nằm dưới gót giày quân Đức. Tướng Charles de Gaule lãnh đạo cuộc kháng chiến. Sau khi quân đồng minh nhảy dù xuống Normandei ( tháng 4 – 1944) và tiếp đến người Mỹ giải phóng Paris ( tháng 8), De Gaule thành lập chính phủ mới lâm thời. Nhưng sau 15 tháng vị tướng này đã phải rút lui, vì hội đồng tuyển cử mới không đồng ý với quan điểm điều hành đất nước của ông. Đệ tứ cộng hòa tồn tại không đầy 12 tháng, mặc dù đạt được những thành quả kinh tế quan trọng, nhưng Pháp trải qua cuộc khủng hoảng chính trị ác liệt nhất do không khéo léo rút êm khỏi các thuộc địa. Tình hình nặng nề nhất là ở Algeri. Lần nữa De Gaule lại là vị cứu tinh của dân tộc. Tháng 6 – 1958, Quốc hội giao cho vị tướng này sự toàn quyền vô giới hạn. Tháng 9, De Gaule đưa ra dự thảo hiến pháp của Đệ ngũ cộng hòa, được sự ủng hộ của đa số nhân dân. Năm 1960 Pháp bắt đầu đàm phán với đại diện của phong trào giải phóng Algeri và năm 1962 công nhận quyền độc lập của thuộc địa cũ. De Gaule làm được đặc biệt nhiều sự phồn vinh và phát triển uy tín quốc tế của Pháp. Trong thời của ông đất nước tiến hành đường lối đối ngoại độc lập, năm 1966 lực lượng vũ trang Pháp rút khỏi thành phần quân đội của khối NATO. Nhưng vào năm 1968 làn sóng đấu tranh của sinh viên và công nhân bãi công rầm rộ lan ra. Bất ổn định về kinh tế và chính trị phát triển buộc De Gaule về vườn và vào tháng 4 – 1969. Sau này trong bộ máy lãnh đạo của đất nước không có nhà chính trị nào tầm cỡ như vậy. Đúng ra, nhưng nhân vật lớn như vậy chỉ xuất hiện ở
  10. những bước ngoặt của lịch sử. Ngày nay Pháp thuộc hàng những nước phát triển cao nhất về kinh tế và xã hội của thế giới, giữ vai trò quan trọng trên chính trường quốc tế, là thành viên tích cực của Liên minh châu Âu. Tên gọi: Nước Cộng hòa Pháp. Diện tích. 543.965km2. Dân số ( năm 1999) 58.470.000 người. Ngôn ngữ chính, tiếng Pháp. Các tín ngưỡng chính. Công giáo, Tin lành, Hồi giáo,v..v...Nguyên thủ quốc gia. Tổng thống. Quyền lập hiến. Nghị viện hai viện( Thượng viện và Quốc hội). Đơn vị hành chính. 22 vùng chia ra 96 tỉnh. Hệ thống tiền tệ. 1franc = centime. a
nguon tai.lieu . vn