Xem mẫu

  1. ĐỊA LÍ NƯỚC ĐỨC Đức là quốc gia ở Trung Âu, giáp với Đan Mạch ở phía bắc, với Hà Lan, Bỉ, Luxemburg và Pháp ở phía tây, với Thụy Sĩ và Áo ở phía nam, với Séc ở phía đông nam, với Ba Lan ở phía đông. Các biển Bắc và Baltic bao bọc phía lãnh thổ. Lãnh thổ của đất nước chia ra ba vùng tự nhiên, bình nguyên duyên hải ở phía bắc ( vùng thấp Bắc Đức), sự kết hợp phức tạp đồi núi cổ thấp ( Gars, Shvarsvald, rừng Turingen, v.v…) ở miền trung và bình sơn nguyên Bavar ở cuối phía nam, giáp với dãy Alpes. Cao nhất là đỉnh núi Sughpitse ( 2.963m) nằm gần biên giới Áo. Ở phía nam có vài hồ lớn ( lớn nhất là Boden, ở biên giới với Áo và Thụy Sĩ), ở phía bắc có
  2. một loạt hồ nhỏ nguồn gốc băng hà. Các sông chính là sông Rein và Danube. Rừng phủ gần 1/3 diện tích, chủ yếu là ở phía nam. Khí hậu ôn hòa, phía bắc là khí hậu biển, nhìn chung thuận lợi cho nông nghiệp, tuy vậy Đức nhập khẩu 1/3 nhu cầu thực phẩm. Cách đây không lâu, Đức là một trong những nước có ngành công nghiệp rừng phát triển nhất thế giới, ngành này phải đối đầu với một vấn đề nghiêm trọng – nạn tàn phá rừng do mưa axit. Đức là một cường quốc công nghiệp phát triển cao, thuộc 4 quốc gia đứng đầu về GDP ( sau Mỹ, Trung Hoa và Nhật Bản). Các sản phẩm công nghiệp hóa, chế tạo ô tô, điện tử, và chế biến kim loại của Đức luôn có nhu cầu và thường xuyên phát triển trên thị trường thế giới. Đức không giàu tài nguyên thiên nhiên ngoại trừ than đá ( Saar, Rur ) than nâu ( Cotbus), muối kali. Các ngành khai thác giữ vai trò nhỏ trong nền kinh tế quốc dân do trữ lượng mỏ cạn kiệt cũng như việc chuyển hướng qua nhập khẩu nguyên liệu. Vào nửa sau thiên niên kỷ thứ 3 TCN, tổ tiên người Đức đã xuất hiện ở Trung Âu, họ đi từ phía đông đến, có thể từ các vùng miền nam Nga ngày nay. Các bộ săn bắn và hái lượm ( nghề nông của người German chỉ xuất hiện vào đầu công nguy ên) có mức phát triển xã hội thấp hơn nhiều so với những người láng giềng phía nam của họ, hơn nữa lại là một lực lượng nguy hiểm. Trong thời kỳ thịnh vượng cuả đế quốc La Mã khi họ chinh phục Địa Trung Hải và toàn bộ phần tây của lục địa, kể cả đảo Anh, thì chỉ có Đức đẩy lùi được sự bành trướng của La Mã ở các vùng Trung Âu. Vào thế kỷ thứ 4,5, người German đã lật đổ đế quốc La Mã. Franc – một trong những dân tộc German chiếm ưu thế ở châu Âu trong vài thế kỷ, thành lập đế quốc rộng lớn, trong đó có các lãnh thổ phía nam của Đức hiện nay. Sau cái chết của Charles Đại đế ( năm 814), vương quyền dần dần bị suy yếu, đế quốc tan rã thành đế quốc riêng lẻ. Vào giữa thế kỷ thứ 9, tiếng Đức trở thành ngông ngữ quốc gia. Theo truyền thống cổ ( bộ lạc), các vua Đức được bầu. Nếu ở bộ lạc cổ, nơi mà tất cả đều bình đẳng, vua được bầu là người mạnh nhất, có thế
  3. lực nhất nhì trong điều kiện mới bất bình đẳng thị tộc và tài sản, theo thông lệ, những nhân vật yếu và lệ thuộc lại trở thành vua, khuynh hướng chia nhỏ đất đai Đức lại mạnh lên do cuộc đấu tranh của những người trung thành với quyền lực của giáo chủ ( Gvelf) và những người ủng hộ quyền lực tối cao của hoàng đế ( Gibenllin). Các Thành phố của đất nước được gia cố vững chắc trong các cuộc chiến huynh đệ tương tàn kéo dài. Các thành phố cận sông Rein, sau đó các thành phố bắc German liên kết thành các liên minh thương mại, nổi tiếng nhất là trong đó là liên minh Hanzei. Năm 1273, hoàng đế được chọn là Rudolf I Habsburg. Người Habsburg thâu tóm lãnh thổ lúc thì bằng cách xâm chiếm vũ trang, khi thì bằng các cuộc hôn nhân của các vua chúa, vào thế kỷ 15 họ là chủ của những lãnh thổ rộng lớn châu Âu, sau đó là ở châu Mỹ ( thuộc địa của Tây Ban Nha). Nhưng lãnh địa German của dòng Habburg vẫn bị chia nhỏ : hơn 200 công quốc thù địch liên miên với các láng giềng, những kẻ thù không khoan nhượng là các lãnh chúa và các thành phố. Từ đầu thế kỷ 16, đạo Tin Lành phát triển ở Đức. Giáo lý của Martin Luther chống lại hàng loạt các giáo điều và quy tắc của giáo hội Thiên Chúa La Mã, trong nề tảng tư tưởng của cuộc đấu tranh của mình, các lãnh chúa Đức không thể hòa hợp tốt hơn với quyền lực của đế quốc trung ương. Sau nhiều lần định đánh bại những kẻ phiến loạn nhưng không thành công, charles V Hubburg buộc phải ký hòa ước Augsburg ( năm 1555), ban cho từng lãnh chúa quyền tự chọn tín ngưỡng cho lãnh địa của mình. Sau đó tín đồ Thiên Chúa giáo đã phục thù, nhờ hoạt động của các tu sĩ dòng Tên, nhiều người Đức trở lại với Thiên Chúa giáo La Mã. Các lãnh chúa miền nam nước Đức cũng nỗ lực như vậy, các quốc gia láng giềng lợi dụng tình hình rối ren ở Đức, bắt đầu cuộc chiến tranh 30 năm ( 1618 – 1648), kết thúc bằng sự mạnh lên của Pháp, suy yếu địa vị của dòng họ Habburg và quá trình thống nhất nước Đức kéo dài.
  4. Đến năm 1740, Áo và Phổ ( một trong những vương quốc của Đức, năm 1701 – 1871) là hai nước nguy hiểm nhất có them vọng độc tôn chính trị ở Trung Âu. Phổ đã khởi đầu xâm chiếm Silezia thuộc Áo. Năm 1756, bắt đầu cuộc chiến tranh 7 năm, một phía của cuộc chiến là Phổ, Hannover và Anh, phía kia là Áo, Saxonia, Pháp, Thụy Điển, Tây Ban Nha và Nga ( đồng thời Anh chiến đấu chống Pháp ở Bắc Mỹ). Sau cuộc chiến tranh Silezia thuộc về Phổ, các thủ lĩnh châu Âu thỏa thuận phân chia nước Ba Lan. Các cuộc chiến tranh của Napoleon làm chấn động nửa thế giới trong vòng gần 20 năm, kết thúc bằng những thay đổi lớn trên bản đồ châu Âu. Theo quyết định của Hội nghị viện đế quốc La Mã thần thánh kết thúc, thay vào đó là liên minh Đức được thành lập gồm 39 lãnh địa. Những mưu đồ thống nhất đất đai đã dẫn đến việc thông qua hiến pháp quốc gia thống nhất dưới quyền lực của hoàng đế kế vị trong hội nghị Franfurt. Nhưng sự chống đối của Phổ và Áo với tham vọng giữ vao trò trong thủ lĩnh ở nước Đức mới đã làm hỏng quyết định này. Cuối cùng vua Phổ là Wihhelm I và tể tướng của mình là Otto Bismarck khéo léo kết hợp những pương pháp giải quyết các vấn đề quốc tế, chiến tranh cũng như ngoại giao, đã thành công hợp nhất nước Đức dưới sự kiểm soát của mình ( năm 1871). Đương thời của Bismarck, trong một thời kỳ ngắn nước Đức trở thành một quốc gia công nghiệp mạnh, có quân đội hùng hậu, đủ khả năng chống đối mọi âm mưu phá vỡ thống nhất lãnh thổ Đức. Năm 1890, Bismarck bị loại khỏi chính trường bởi hoàng đế mới là Wihelm II, khác với Bismarck, không chỉ là nhà quân phiệt mà còn là nhà chính trị lỗi lạc, nhìn xa, hoàng đế Wihelm đối xử hết sức cứng nhắc, đưa nước Đức đến sụp đổ. Đến năm 1907, ở châu Âu hình thành hai liên minh chống đối nhau : liên minh ba nước, Đức, Áo và Ý và khối đồng minh gồm Nga, Anh và Pháp. Năm 1914 bùng nổ Thế chiến thứ hai, kéo dài gần 4 năm và kết thúc bằng sự thất bại nặng nề của Đức và đồng minh của mình. Năm 1919, hiệp ước Versailles được ký kết, theo đó Đức bị mất 13% lãnh thổ ở
  5. châu Âu và tất cả thuộc địa, phải trả cho các nước chiến thắng một khoản bồi thường khổng lồ, hạn chế quân đội, chấm dứt sản xuất vũ khí và phi quân sự hóa vùng biên giới với Pháp. Tất cả những điều này nằm trong bối cảnh của những phá hủy nặng nề nhất và sự suy sụp hoàn toàn nền kinh tế dân tộc. Hơn nữa vào năm 1918, hoàng đế bị truất ngai vàng, quyền lực chuyển vào tay chính phủ cộng hòa. Nước cộng hòa Veimar tồn tại không lâu, vấp phải những vấn đề không giải quyết nổi – cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, và điều chủ yếu là cảm giác phẩm giá của dân tộc bị tổn thương giày vò cả nước. Những đảng viên Quốc xã đã khéo léo lợi dụng tình hình này, họ nhanh chóng trở thành một đảng chính trị rộng rãi trong nước và chính quyền vào năm 1933. Adolf Hitler trở thành quốc trưởng dưới sự ủng hộ của các nhà công nghiệp lớn. Ông nhanh chóng thanh toán các đối thủ chính trị và cả đồng minh. Trong vòng vài năm, các đảng viên cộng sản bị đánh bại, người Do Thái bị tuyên bố là kẻ thù nguy hiểm nhất của dân tộc, chịu luật bị phân biệt đối xử, nhiều ngàn người đã phải rời bỏ đất nước, những người còn lại bị đưa vào các trại tập trung cùng với những đối thủ chính trị của chế độ và những kẻ tội phạm. Quân đội Đức nhanh chóng được vũ trang, đất nước chuẩn bị phục thù cho thất trong Thế chiến thứ nhất. Phải thấy rằng Đức không đơn độc. Ý và Nhật trở thành đồng minh của Đức. Trước chiến tranh, Hitler đã kịp chiếm Áo không tốn một giọt máu và chiếm các vùng phía tây nước Séc do có sự thỏa thuận của Anh và Pháp, Đức và Liên Xô đã ký hiệp ước không tấn công lẫn nhau với những tài liệu mật về phân chia Ba Lan. Chiến tranh bắt đầu ngày 1 -9 1939, quân Đức xâm nhập vào Ba Lan và sau vài tuần đã chiếm toàn bộ phần tây của đất nước này, quân đội Liên Xô chiếm phần đông Ba Lan. Sau khi Đức tấn công Ba Lan, Pháp và Anh lập tức tuyên chiến với Đức. Năm 1940 Đức chiếm Đan Mạch, Na Uy và Hà Lan. Quân đội Đức tấn công Pháp và sau đó Pháp đã đầu hàng, tàu ngầm Đức phong tỏa Anh từ biển, còn các thành phố thì bị oanh tạc. Năm 1941, quân đội Đức tham gia các chiến dịch trên
  6. lãnh thổ Bắc Phi, ở Hy Lạp và Nam Tư, quân Ý không thể vượt qua được sự kháng cự của đối phương. Năm 1941, khi chiếm xong một nửa châu Âu, Đức mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Liên Xô. Đến cuối mùa thu, quân Đức đã tiến sát Moskva, tháng 12, Đức bị thất bại lớn đầu tiên phải rút lui. Cuộc tấn công tiếp theo ở phía nam kết thúc bằng trận đánh Stalingrad và thất bại mới của Đức. Năm 1943, số phận của chiến tranh đã được quyết định trong trận đánh vĩ đại ở Kursk. Từ đây quân Đức không còn nghĩ đến tấn công nữa, quân đồng minh thắng quân Đức – Ý ở Bắc Phi và bán đảo Apennin, bắt đầu oanh tạc các thành phố của Đức một cách có hệ thống. Năm 1944, quân đội Anh, Mỹ nhảy dù xuống Normandy. Tháng 5 – 1945 Berlin bị chiếm, nước Đức đầu tiên. Đất nước bị chia thành 4 vùng chiếm đóng, 3 vùng trong số đó sáp nhập thành bước Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 1948, vùng phía đông do quân đội Liên Xô kiểm soát, năm 1949 trở thành nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Berlin nằm trong vùng chiếm đóng của Liên Xô được chia thành hai phần, phần đông trở thành thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Đức, còn phần tây có quy chế đặc biệt, được điều khiển theo quy chế của các nước đồng minh. Năm 1961, giữa tây Berlin và đông Berlin của Cộng hòa Dân chủ Đức được dựng lên một bức tường khó vượt qua. Sau vài thập niên, năm 1989 nước Đức được thống nhất. Tên gọi: Nước Cộng hòa Liên bang Đức. Diện tích. 356.854km2. Dân số ( năm 1999) 84.068.000 người,Các thành phố lớn ( năm 1999) Hamburg ( 1.705.870 người), Munchen ( 1.244.680 người), Keln ( 963.810 người). Các tín ngưỡng chính, đạo Tin Lành, Công giáo. Ngôn ngữ chính, tiếng Đức. Nguyên thủ quốc gia. Tổng thống. Quyền lập hiến. Bundestag ( Hội đồng liên bang và Bundesrat) (Hội nghị liên bang). Đơn vị hành chính. 16 tỉnh. Berlin ( 3.472.000 người) Thủ đô ( năm 1871 đến 1945 và từ năm 1990) Thành phố lớn nhất, trung tâm công nghiệp và văn hóa quan trọng nhất châu Âu, nằm ở phần đông bắc của đất nước, trên bờ vài phụ nhánh của sông Eib và Oder,
  7. thành phố xuất hiện vào thế kỷ 13. Các danh thắng chính. Cổng Brandenbrg ( năm 1788 - 1791) đại lộ Curfurstendam, trường đại học Tổng hợp mang tên Humboldt, Galery dân tộc, rất nhiều bảo tảng và nhà hát. Hamburg ( 1.705.870 người) thành phố lớn thứ 2 ( thành phố - đất), cảng biển lớn thứ nhì của châu Âu, trung tâm xuất bản chính của đất nước, nằm trên bờ sông Eib, gần cửa sông đổ vào biển Bắc. Hamburg được Charles Đại đế thành lập năm 808. Thế kỷ thứ 13 thành phố trở thành thủ lĩnh của liên minh Ganzei. Hệ thống tiền tệ. 1 mác Đức = 100 cent. a
nguon tai.lieu . vn