Xem mẫu

  1. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HỆ THỰC VẬT CÂY TRÀM TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ TRƯỚC NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Phan Hồ Thanh Phong1, Hoàng Trọng Khiêm1, Phan Vũ Hoàng Phƣơng1, Hồ Thị Thanh Vân1,*, Nguyễn Tấn Truyền2 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. 2 Vườn Quốc gia U Minh Hạ, ấp Vồ Dơi, Trần Văn Thời, Cà Mau. *Email: httvan@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Vườn quốc gia U Minh Hạ (VQGUMH) là một trong những khu dự trữ sinh quyển quan trọng ở Việt Nam, nơi đây vẫn còn bảo tồn được những hệ sinh thái nguyên sinh như rừng tràm tự nhiên trên đất than bùn ở vùng lõi của vườn. Rừng tràm không những mang lại lợi ích kinh tế vô cùng to lớn cho người dân nơi đây mà rừng tràm còn mang lại những lợi ích về mặt sinh học, môi trường, ngoài ra rừng tràm còn là nơi cư ngụ cho tất cả các loài sinh vật trong VQGUMH. Tuy nhiên, vì để đối mặt với những tác động mà biến đổi khí hậu gây ra và đề phòng cháy rừng những chính sách mà VQGUMH đề ra đã mang lại những tác động tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng tràm. Nghiên cứu này chỉ ra những tác nhân ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây tràm và đề xuất những giải pháp giúp cây tràm phát triển bền vững. Từ khóa: Rừng tràm, phát triển, bền vững, biến đổi khí hậu. 1. MỞ ĐẦU Rừng U Minh Hạ là một trong ba khu rừng thuộc hệ sinh thái rừng ngập nước còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là khu bảo vệ thiết yếu bảo đảm cho sự phục hồi của các giống loài đặc hữu của hệ sinh thái ngập nước. Khu hệ sinh thái rừng tràm ngập úng phèn là khu hệ sinh thái có tính đặc hữu cao với nhiều loài được ghi trong Sách Đỏ của Việt Nam. Vườn Quốc gia (VQG) U Minh Hạ còn được coi là một bảo tàng sinh thái sống về các loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập ngọt của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Rừng tràm ở khu vực U Minh Hạ - tỉnh Cà Mau là nguồn tài nguyên qúy giá không phải chỉ với vốn đa dạng sinh học mà còn là một trong các bể carbon, bể than bùn còn lại của nước ta. Đây không chỉ là khu vực có tính đa dạng cao, cùng nhiều loài đặc hữu vô cùng có giá trị, mà đây còn là khu vực có có vai trò như bể chứa carbon làm giảm thiểu biến đổi khí hậu. Một số công trình nghiên cứu nổi bật trong những năm gần đây cho thấy rõ tác động của các quá trình BĐKH đã làm gia tăng nguy cơ cháy rừng trên toàn thế giới. Đây cũng là nguy cơ đe dọa trực tiếp đến hệ sinh thái rừng tràm VQG U Minh Hạ. Bên cạnh đó là những thay đổi về các yếu tố vi khí hậu sẽ tác động tiêu cực tới sự phát triển và sinh trưởng của rừng U Minh Hạ. Số vụ cháy rừng từ những năm 1990 trở lại đây đã tăng lên gần gấp 3 lần so với trước kia (Johann G. Goldammer and Nikola Nikolov, 2009), các nghiên cứu về mô hình biến đổi khí hậu đã chỉ ra rằng nguy cơ cháy rừng tăng lên 50 % ở nhiều nơi, thậm chí có thể gấp 2 đến 3 lần, chủ yếu là do nhiệt độ tăng. Cháy rừng dưới tác động của biến đổi khí hậu khiến cho việc bảo vệ rừng nói chung và khu hệ sinh thái rừng tràm tại đây nói riêng đứng trước các thách thức vô cùng khó khăn không chỉ đối với các nhà quản lý mà còn đối với các nhà nghiên cứu. 616
  2. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Do đó, đề tài “Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững hệ thực vật trước thực trạng biến đổi khí hậu tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Nghiên cứu thử nghiệm đối với cây tràm” đã được đặt ra. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khu vực nghiên cứu VQG U Minh Hạ nằm ở phía nam tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau 30 km về phía bắc. Diện tích tự nhiên 8527,8 ha, VQG U Minh Hạ nằm trong địa phận 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời. Tọa độ địa lý: Từ 9o12‟30” đến 9o17‟41” vĩ Bắc. Từ 104o54‟1” đến 104o59‟16” kinh Đông 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ iệu Thu thập số liệu thứ cấp về: Thực trạng sinh thái, các yếu tố tự nhiên và môi trường ở VQG U Minh Hạ. Thực trạng rừng tràm ở VQG U Minh Hạ. Độ dày và phân bố của lớp than bùn, mực nước duy trì và kế hoạch duy trì mực nước trong VQG U Minh Hạ. Khảo sát, kiểm chứng và đánh giá nhanh tình trạng sinh thái rừng: Lên kế hoạch với sự hỗ trợ của kiểm lâm, kỹ thuật viên và nhân viên VQG U Minh Hạ để xác định chính xác các địa điểm chịu ảnh hưởng cho cháy, khu vực có sự đa dạng sinh học và loài đặc hữu. Kiểm tra nhanh thông qua các đoạn giám sát bằng hệ thống bay dưới độ cao 100 m. Thực hiện khảo sát trong thời gian ngắn tại các điểm đã bị ảnh hưởng. Thu thập các thông tin môi trường, thông tin về hệ thực vật, môi trường đất và nước. Thời gian thực hiện khảo sát 7/2018. 2.2.2. Phương pháp phân tích dữ iệu Sử dụng công cụ Excel để tổng hợp, phân tích, tính toán số liệu và vẽ biểu đồ. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa ạng sinh học a. Thực vật VQG U Minh Hạ có 249 loài thực vật thuộc 82 họ. Trong đó năm họ có số loài nhiều nhất là Cypearceae (29 loài), Poaceae (27 loài), Asteraceae (19 loài), Rubiaceae (10 loài), Amanranthaceae (8 loài). Tuy nhiên đây phần lớn làm nhóm thuộc thân thảo chủ yếu sống tập trung ở tầng cây bụi, tầng cỏ và tầng quyết chủ yếu thể hiện ở hai dạng sinh cảnh trảng và sinh cảnh kênh nước (11 % diện tích VQG). Còn lại là sinh cảnh rừng tràm (Melaleuca cajuputi) chiếm 89 % diện tích VQG. 617
  3. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Bảng 1. Số lượng loài của các họ thực vật có mặt tại VQG U Minh Hạ. STT Họ Số lượng loài 1. Họ Cói (Cyperaceae) 29 loài 2. Họ Cỏ (Poaceae) 27 loài 3. Họ Cúc (Asteraceae) 19 loài 4. Họ Cà phê (Rubiaceae) 10 loài 5. Họ Dền (Amaranthaceae) 8 loài 6. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 6 loài 7. Họ Sim (Myrtaceae) 6 loài 8. Họ Bìm bìm (Convolvulaceae) 5 loài 9. Họ Bầu bí (Cucurbitaceae) 5 loài 10. Họ Ô rô (Acanthaceae) 5 loài 11. 72 họ còn lại 129 loài (Nguồn: Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Cà Mau, 2008). Nhóm thực vật chỉ thị cho môi trường đất chua như cỏ Năng (Eleocharis ochrostachys) hay sậy (Phragmites karka) chiếm ưu thế trong nhóm thực vật dưới tán rừng. Bên cạnh đó là nhóm dây leo có khả năng sống bám trên các thân tràm như đọt choại (Stenochlaena palustris), dây giác (Cayratia trifolia) cũng phát triển rất tốt dưới tán rừng. Đánh giá ban đầu của nhóm nghiên cứu khi quan sát từ các trạm phòng chữa cháy trong khu vực VQG cho thấy thành phần tán rừng có có độ đồng nhất cao trong từng khu vực. Đặc điểm cấu trúc tuổi của nhóm tràm khá đồng nhất theo từng khu vực thông qua việc quản lý, tái phục hồi rừng là cơ sở cho kết quả này. Tán rừng được cấu trúc bởi nhóm tràm trong quá trình phục hồi và phát triển mới, tầng vượt tán chủ yếu được cấu tạo bởi các nhóm tràm lâu năm. Rừng tràm được trồng trên đất phèn có diện tích 7051 ha và rừng tràm tự nhiên trên đất than bùn có diện tích 1289,6 ha. Thời điểm khảo sát thực hiện vào tháng 6/2018, đây là thời điểm đã vào giai đoạn đầu của mùa mưa, các khu vực hầu như đều có độ ẩm cao (> 80%, đo tại các điểm lúc 12h trưa). Tuy nhiên trên các thân tràm đềm có những nhóm thân thảo dây leo đã chết héo khô từ mùa khô. Với hệ thống gió chướng, gió xoáy với cường độ ngày càng lớn và mật độ cao kèm theo sự tăng nặng từ các nhóm thân leo lên cây tràm là cơ sở cho các quá trình ngã đổ của khu vực rừng tràm trên đất than bùn vốn đã có nền đất yếu. Khu hệ thực vật của VQG Minh Hạ thể hiện nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng tràm trên vùng đất ngập phèn. Trong đó quá trình tái phục hồi hệ thực vật với tràm là loài duy nhất tuy có làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhóm thân gỗ khác nhưng lại tạo được không gian sống cho các loài thân thảo dạng dây leo và nhóm dương sỉ. Khu hệ sinh thái rừng tràm trồng mới sẽ tạo lập bể carbon mới cho quá trình lắng dọng và tái tạo lượng than bùn trong tương lai, góp phần vào quá trình giảm thiếu biến đổi khí hậu. b. Động vật Dựa theo các báo cho thấy VQG U Minh Hạ có 36 loài thú thuộc 13 họ và 8 bộ. Có tất cả 10 loài lưỡng cư thuộc bộ Anura và 3 họ. Bò sát có tất cả 37 loài thuộc 2 họ là: Squamata và 618
  4. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Testudinata. VQG U Minh Hạ có 37 loài cá thuộc 19 họ. Có 2 loài cá là Clarias batrachus và Chitala ornata nằm trong Sách Đỏ của Việt Nam và nằm ở mức T (bị đe dọa). Bảng 4. Các loài động vật trong VQG U Minh Hạ. Lớp Số loài Số họ Số bộ Thú 23 12 7 Chim 91 33 15 Bò sát 36 16 3 Lưỡng cư 11 5 2 Tổng cộng 161 66 27 (Nguồn: Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Cà Mau, 2008) 3.2. Thực trạng biến đổi khí hậu ở tỉnh Cà Mau Dựa trên các nghiên cứu khoa học cho thấy, đồng bằng sông Cửu Long vô cùng nhạy cảm và dễ tổn thương bởi biến đổi khí hậu. Theo kịch bản RCP8.5 năm 2016 cho thấy nhiệt độ tăng trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long là vào khoảng 3,0-3,5 oC. Nếu mực nước biển dâng cao 100 cm 38,9 % diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập và thiệt hại là vô cùng lớn nếu thiếu các biện pháp thích ứng và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu (RCP8.5: mực nước biển dâng từ 51-106 cm). Ở Cà Mau, hầu như chịu mọi tác động từ biến đổi khí hậu thông qua tất cả các biểu hiện, mà trong đó các hiện tượng khí hậu cực đoan có khả năng ảnh hưởng lớn nhất bao gồm cả hạn hán và lũ lụt. 3.3. Sinh l cây tràm trƣớc thực trạng ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu 3.3.1. Sinh lý cây tràm Cây tràm (Melaleuca cajuputi) là loài cây có biên độ sinh thái rộng, cây tràm thường phát triển tốt ở các vùng cửa sông, bãi bùn bờ biển và nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình tối đa để cây tràm phát triển tốt là 31-33 oC và nhiệt độ trung bình tối thiểu là 17-22 oC, lượng mưa trung bình vào khoảng 1300-1700 mm một năm. Cây tràm là cây lâu năm ưa sáng, tán mỏng. Đối với khu vực nhiễm phèn nặng như VQG U Minh Hạ và là khu vực đất ngập nước, khô hạn lâu trong mùa nắng nóng, tràm gần như là loài duy nhất có khả năng thích nghi được. Cây tràm chịu được điều kiện đất phèn nhưng không thực sự phát triển trong điều kiện phèn do khả năng hút của rễ suy giảm trong điều kiện đất chưa nhiều ion H+. Cây tràm là loài cây chịu ngập nhưng nên bị ức chế nếu mực nước ngập quá cao và thời gian ngập quá lâu. Cây tràm sinh trưởng bình thường trên đất phèn ngập nước nông dưới 50 cm và thời gian ngập hàng năm không kéo dài quá 5 - 6 tháng trên 70 cm và thời gian ngập nước hàng năm kéo dài trên 8 tháng, sinh trưởng của tràm bắt đầu bị ức chế. Sinh trưởng của tràm bị ảnh hưởng rõ rệt trong môi trường ngập nước sâu và ngập quanh năm. Cây bị ngập trong khoảng thời gian dài có thể làm tổn thương hệ rễ (Crawford, 1992) và dẫn đến sự thiếu trao đổi oxy của cây (Armstrong và cộng sự, 1994). Nghiên cứu tại VQG U Minh Thượng cho thấy rễ tràm bị ngập từ 2-4 tháng tràm vẫn có thể phát triển bình thường. Từ 4-8 tháng có thể phát triển chậm và trên 8 tháng tràm mới có thể bị thoái hóa (Nguyễn Ngọc Anh, 2005) Tràm có khả năng chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của môi trường thông qua thời gian rất dài của quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên. 619
  5. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 3.3.2. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây tràm a. Nhiệt độ tăng Các nghiên cứu về mô hình khí tượng cảnh báo hạn hán sẽ nặng nề hơn ở các vùng ven biển trong mùa khô. Kèm với nhiệt độ cao nhất trung bình trong mùa khô sẽ gia tăng từ 33-35 °C lên 35- 37 °C; điều này sẽ làm tăng quá trình bốc hơi nước trong các vùng đất ngập nước và tăng quá trình thoát hơi nước qua lá của hệ sinh thái rừng tràm. Quá trình này sẽ làm suy kiệt nhanh chóng nguồn nước của khu hệ, làm gia tăng nguy cơ cháy và làm giảm khả năng chữa cháy vì mức nước kiệt vào giai đoạn cuối mùa khô đầu mùa mưa (Tuan và Supparkorn, 2009). Nhiệt độ gia tăng sẽ tăng khả năng gây chết ở thực vật thông qua đó làm tăng vật liệu cháy. Thêm vào đó sự suy giảm nguồn nước sẽ khiến cho các lớp phèn tiềm tàng bị kích hoạt khiến cho đất càng trở nên acid dẫn đến giảm khả năng tăng trưởng thực vật, giảm khả năng sinh tồn của các loài động vật thủy sinh và gây hại cho các động vật trên cạn. b. Lượng mưa phân bố không đều Các nghiên cứu đã cảnh báo về việc gia tăng với các trận mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo dài cùng với lượng mưa đầu mùa suy giảm chừng 10-20 % (Peter và Greet, 2008). Kết hợp với quá trình tăng cường nhiệt thì nhu cầu tất yếu của khu vực sẽ phải dự trữ nước. Quá trình dự trữ nước kết hợp với mưa lớn cục bộ sẽ gây ra các hiện tượng sì phèn làm tăng độc tố cho đất và nước trong khu vực. Việc tăng phèn và giảm pH khu vực sẽ khiến cho cây tràm bị ức chế và khó phát triển. Hiện tượng Elnino cũng ảnh hưởng đáng kể đến mực nước ngầm và nguy cơ cháy rừng trên đất than bùn, đặc biệt là vào mùa khô, sự sụt giảm hơn 40 cm dưới mặt đất làm tăng khả năng xảy ra cháy rừng. Với tần xuất của các hiện tượng Elnino ngày càng tăng sẽ là mối nguy cơ lớn cho khu vực nói chung và cho hệ sinh thái rừng tràm nói riêng. Tuy VQG U Minh Hạ có lợi thế là nằm sâu trong đất liền và với hệ thống đê bao nên ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến nơi đây là không có. Đồng thời VQG U Minh Hạ có khả năng chủ động điều tiết nguồn nước là lợi thế lớn trước biến đổi khí hậu của khu vực. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu vẫn dẫn đến việc thiếu nước vào mùa khô, kết hợp hạn kéo dài đồng thời đặc tính thoát nước theo phương ngang của than bùn trên diện rộng do hệ thống kênh đào chằng chịt sẽ khiến lượng nước mất trong khu vực là vô cùng nhanh chóng. Dẫn đến việc đất than bùn sẽ bị khô và càng dễ dẫn đến cháy rừng. Để phòng cháy rừng trong điều kiện biến đổi khí hậu VQG U Minh Hạ hiện vẫn phải duy trì mực nước cao và kéo dài. Việc này mặc dù giúp VQG U Minh Hạ phòng cháy hiệu quả hơn nhưng mặt trái là hệ sinh thái đặc biệt là rừng tràm đang chịu những ảnh hưởng xấu. Khảo sát thấy việc giữ VQG khỏi các mối nguy hại từ việc cháy rừng được thực hiện từ đầu mùa mưa, mực nước trong các kênh cao vào thời điểm khảo sát. Công tác quan trắc mực nước và các chỉ số về thoát hơi nước được thực hiện rất nghiêm túc. Thông qua đó có thể thấy khả năng phòng và chữa cháy của khu vực rất cao, đồng thời các vấn đề trồng và tái sinh rừng cũng được thực hiện liên tục trong nhiều năm nhằm tăng sức kháng của hệ sinh thái rừng tràm. Khảo sát cho thấy khu vực thuộc đất chua nặng (pH
  6. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Tuy hiện nay VQG đã khống chế được vấn đề lửa rừng nhưng những mối nguy tiềm tàng cho công tác giữ gìn hệ sinh thái VQG đứng trước các thách thức mới, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu. 3.4. Giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững hệ thực vật cây tràm 3.4.1. Giải pháp quản Tăng cường hiểu biết của người dân và các cán bộ địa phương về mặt sinh thái, các nhân tố ảnh hưởng đến rừng tràm nhằm có sự ủng hộ và đồng tình của người dân trong quá trình phát triển và gìn giữ rừng. Nâng cao khả năng quản lý của vườn quốc gia không chỉ đối với việc phòng chống cháy rừng mà còn ở quá trình vận động và phát triển của hệ sinh thái kết hợp với cuộc sống của người dân trong khu vực. Kết hợp lợi ích cộng đồng và lợi ích của VQG, tăng cường hợp tác giữa VQG và người dân đồng thời chia sẽ trách nhiệm giữ rừng với người dân để đảm bảo hài hòa, bền vững của quá trình phòng cháy chữa cháy rừng kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học. 3.4.2. Giải pháp kĩ thuật VQG U Minh Hạ cần nghiên cứu giải pháp để quản lý và điều tiết nguồn nước theo hướng kết hợp bảo tồn tính đa dạng sinh học và phòng cháy chữa cháy rừng. Vận dụng các nghiên cứu và kỹ thuật công nghệ nhằm quản lý quá trình phát triển hệ sinh thái kết hợp với vận hành các mô hình thí nghiệm quản lý nguồn nước trong và ngoài nước để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho VQG. Đánh giá tổng thể và xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo đủ lượng nước cho công tác phòng cháy chữa cháy đồng thời phân bố nguồn nước sao cho phù hợp với chu trình phát triển của hệ sinh thái rừng tràm. Kết hợp quá trình trồng rừng trên các lâm phần phục hồi với việc hỗ trợ sinh thái cho các khu vực tự nhiên nhằm bảo vệ tính toàn vẹn sinh học cho khu hệ. Đánh giá quá trình phục hồi hoặc suy giảm độ dày và phân bố của đất than bùn, đồng thời nghiên cứu khả năng phục hồi tầng than bùn để tăng khả năng thấm và giữ nước cho khu vực thông qua các biện pháp sinh thái. Nghiên cứu khả năng trồng thêm một tầng rừng phòng hộ đặc biệt bao quanh vùng lõi để bảo vệ hệ sinh thái rừng tràm tự nhiên trên đất than bùn. 4. KẾT LUẬN Cây tràm có khả năng chịu đựng, thích nghi tốt, biên độ sinh thái rộng nhưng độ dày lớp than bùn, mực nước, thời gian ngập vẫn có ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây tràm. Trước nguy cơ do biến đổi khí hậu và áp lực gia tăng khả năng cháy rừng từ biến đổi khí hậu cần có các biện pháp mang tính bền vững trong quá trình phòng cháy chữa cháy rừng. Trong đó biện pháp kỹ thuật cần được sự đồng thuận và hỗ trợ của người dân, nên các biện pháp quản lý rừng và tăng khả năng nhận thức của người dân được đặt ra hàng đầu. Trước thực trạng biến đổi khí hậu và nguy cơ mất hệ sinh thái rừng tràm cùng với sự tái phát thải lượng carbon trầm tích trong đất than bùn, biện pháp giữ rừng và pháp triển hệ sinh thái rừng hài hòa với khả năng phòng cháy chữa cháy thông qua hệ thống kênh dẫn nước cần được nghiên 621
  7. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 cứu và đưa ra giải pháp. Việc quản lý nguồn nước trở nên quan trọng, đòi hỏi các nghiên cứu và ứng dụng thực tế để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong công tác phòng và chống cháy rừng đồng thời làm đúng vai trò của VQG là khu vực bảo tồn tính đa dạng sinh học. Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin cảm ơn Bộ Tài nguyên và Môi trường đã hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu theo mã số đề tài cấp Bộ: TNMT.2018.05.10 “Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả nguồn nước vùng đất ngập nước trước thực trạng biến đổi khí hậu khu vực đồng bằng sông Cửu Long; thí điểm tại U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau” Chân thành cảm ơn Vườn Quốc gia U Minh Hạ đã giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện. Sự hỗ trợ của Vườn là nguồn động viên và góp phần cho sự thành công của nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh, 2005 - Chế độ thuỷ văn đồng bằng sông Cửu Long và mối quan hệ với quản lý lửa rừng trên đất ngập nước / Quản lý nước và lửa ở các khu rừng đặc dụng ngập nước có rừng Tràm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu hội thảo quốc gia. 26-46. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016 - Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. 3. Trần Thị Kim Hồng, 2017 - Nghiên cứu ảnh hưởng của đất than bùn và chế độ ngập nước lên sinh khối rừng tràm ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Cần Thơ. 4. Trần Thị Kim Hồng, Nguyễn Bình Long, Dương Văn Ni, Nguyễn Văn Bé, 2015 - Khảo sát sự sinh trưởng của cây tràm (Melaleuca cajuputi) ở các độ dày than bùn Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 5. Nguyễn Văn Tý và các cộng sự, 2013 - Nghiên cứu đánh giá sinh khối rừng tràm U Minh Hạ và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững. 6. Phan Thị Thanh Thủy, 2016 - Đánh giá hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ và đề xuất một số biện pháp bảo tồn. 7. Ramsar Convention, 2006 - Guidelines for the rapid ecological assessment of biodiversity in inland water, coastal and marine areas. Secretariat of the Convention on Biological Diversity, Montreal, Canada, CBD Technical Series no. 22 and the Secretariat of the Ramsar Convention, Gland, Switzerland, Ramsar Technical Report no. 1. 8. Armstrong W., Brandle R., and Jackson M. B, 1994 - Mechanisms of flood tolerance in plants. Acta Bot. Neerl. 43: 307-358. 9. Crawford R. M. M, 1992 - Oxygen availability as an ecological limit to plant distribution. Advances in Ecological Research. 23, 93-185 10. Tuan L. A. and Suppakorn C., 2009 - Climate change in the Mekong River Delta and key concerns on future climate threats. Paper submitted to DRAGON Asia Summit, Seam Riep, Cambodia. 11. Peter C. and Greet R., 2008 - Climate Change & Human Development in Vietnam: A case study for the Human Development Report 2007/2008. Oxfam and UNDP 622
  8. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 PROPOSED SOLUTIONS FOR CONSERVATION AND SUSTAINABLE GROWTH OF FLORA IN U MINH HA NATIONAL PARK AGAINST AFFECT OF CLIMATE CHANGE – EXPERIMENTAL RESEARCH ON MELALEUCA CAJUPUTI Phan Ho Thanh Phong1, Hoang Trong Khiem1, Phan Vu Hoang Phuong1, Ho Thi Thanh Van1,*, Nguyen Tan Truyen2 1 Ho Chi Minh University of Natural Resources and Environment, 236B Le Van Sy, Ward 1, Tan Binh district, Ho Chi Minh City 2 U Minh Ha National Park, Tran Van Thoi District, Ca Mau Province *Email: httvan@hcmunre.edu.vn ABSTRACT U Minh Ha National Park (UMHNP) is one of the important biosphere reserves in Viet Nam, this park still has pristine ecosystem like natural melaleuca forest on peat land in core zone of UMHNP. Melaleuca forest is not only economic revenue for native people but also the habitat for all the species in UMHNP. However, in the face of current climate change and fire prevention of UMHNP has made the growth of melaleuca forest has some negative effects. This research has indentified factors affect the growth of melaleuca forest and proposed measures to help melaleuca forest grow sustainably. Keywords: Melaleuca forest, grow, sustainable, climate change. 623
nguon tai.lieu . vn