Xem mẫu

  1. Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 1859-1388 Tập 126, Số 7A, 2017, Tr. 151-160 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC MÂU THUẪN TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Hoàng Sơn1*, Lê Văn Tin1, Đậu Ngọc Hải2 1 Khoa Địa lý-Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Trường THPT Hà Trung, Thừa Thiên Huế Tóm tắt: Nằm ở vị trí ranh giới của hai miền khí hậu Bắc-Nam, lưu vực sông Hương có tiềm năng nguồn nước thuộc vào loại lớn nhất Việt Nam, trung bình hàng năm có khoảng 7,9 tỷ m3 nước tương ứng với lớp dòng chảy 2.306 mm gấp 2,7 lần so với trung bình lãnh thổ nước ta. Trong những năm qua, trên lưu vực sông Hương đã xây dựng nhiều công trình thủy điện, hồ chứa, đập ngăn mặn, giữ ngọt… tạo nhiều thuận lợi trong việc điều tiết nguồn nước phục vụ dân sinh, kinh tế. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương đã tạo ra nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn trong nội bộ quản lý, mâu thuẫn về số lượng và mâu thuẫn về chất lượng nước. Bài viết nhằm xác định các mâu thuẫn cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu các mâu thuẫn. Từ khóa: mâu thuẫn, khai thác, sử dụng, tài nguyên nước, lưu vực sông Hương 1 Đặt vấn đề Lưu vực sông Hương là một vùng rộng lớn nằm ở vị trí trung tâm và bao trùm một phần rất lớn trong lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là vùng tập trung nhiều tiềm lực kinh tế của tỉnh, với 2.830 km2, chiếm 68 % diện tích tự nhiên, 78 % dân số, đóng góp đến 75-85 % giá trị GDP, gần 90 % giá trị gia tăng công nghiệp và 80-85 % giá trị xuất khẩu… Vùng thượng lưu và vùng trung lưu có nhiều tiềm năng lớn về phát triển các ngành nông nghiệp như trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, trồng rừng và kinh tế vườn đồi. Vùng hạ lưu nối với các đầm phá ven biển có thể phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Sông Hương có tổng lượng nước trung bình hàng năm khoảng 7,9 tỷ m3-là nguồn cung cấp nước quan trọng cho hầu hết các ngành kinh tế và hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân Thừa Thiên Huế. Dân số ngày càng tăng, nhu cầu nước sử dụng cho các ngành kinh tế ngày càng lớn, sự phân hóa theo mùa của lượng nước, ô nhiễm nước do tác động của các ngành kinh tế, các hoạt động khai thác nguồn nước làm thay đổi chế độ dòng chảy tự nhiên trên hệ thống sông Hương… đã tạo ra nhiều mâu thuẫn cần được quan tâm giải quyết bằng hệ thống giải pháp phù hợp. 2 Cơ sở dữ liệu và phương pháp đánh giá Việc đánh giá tài nguyên nước của vùng nghiên cứu dựa trên số liệu quan trắc, thu thập được trong vùng và các tài liệu đo đạc khảo sát trong các đợt thực địa vào năm 2014, 2015. * Liên hệ: sonkdia06@gmail.com Nhận bài: 9-02-2017; Hoàn thành phản biện: 15-02-2017; Ngày nhận đăng: 21-02-2017
  2. Nguyễn Hoàng Sơn và CS. Tập 126, Số 7A, 2017 Dữ liệu khí tượng từ 10 trạm đo mưa, trong đó có 3 trạm khí hậu đo các yếu tố khí tượng là: Huế, Nam Đông và A Lưới. Dữ liệu thủy văn từ 8 trạm đo thủy văn trong đó có 5 trạm đo mực nước, lưu lượng, còn lại là đo mực nước (tính đến năm 2015 trên lưu vực chỉ còn lại 1 trạm thủy văn cấp 1 do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, đó là trạm Thượng Nhật trên sông Tả Trạch). Các dữ liệu do chính nhóm tác giả thu thập được trong các đợt khảo sát thực địa tại địa bàn về chất lượng nước sông suối, hồ ao, nước dưới đất, vấn đề khai thác, sử dụng nước... Các phương pháp nghiên cứu giải quyết các mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế là: Phương pháp đánh giá tài nguyên nước; Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa; Phương pháp đối chiếu-so sánh; Phương pháp chuyên gia 3 Nội dung nghiên cứu 3.1 Những thuận lợi trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương Vấn đề quản lý, khai thác các nguồn nước trên lưu vực Có nhiều cơ quan, ban, ngành tham gia quản lý và khai thác nguồn nước lưu vực sông Hương như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty Cấp thoát nước, Công ty Khai thác Thuỷ nông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải và Trung tâm dự báo Khí tượng-Thuỷ văn Thừa Thiên Huế. Điều này tạo thuận lợi trong việc quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác trên lưu vực sông, tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng nhưng không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ thống môi trường trọng yếu của lưu vực, duy trì các điều kiện môi trường sống lâu bền cho con người. Trữ lượng nước Trữ lượng nước mưa: Sự tương tác giữa các hoàn lưu và địa hình vùng nghiên cứu đã quy định chế độ mưa ở lưu vực sông Hương. Lượng mưa trên lưu vực sông Hương thuộc loại lớn, trung bình 2.306 mm, tương ứng với tổng lượng nước mưa là 7,9 tỷ m 3, đạt 13.910 m3/người/năm. Theo chỉ tiêu phân loại của Hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA) thì: Bình quân lượng nước mưa rơi trên lãnh thổ tính theo đầu người của thế giới là 7.400 m 3/người/năm; Quốc gia ở mức thiếu nước nếu lượng nước mưa < 4.000 m3/người/năm; ở mức hiếm nước nếu < 2.000 m3/người/năm [1]. Như vậy, Việt Nam có bình quân là 3.780 m3/người/năm-thuộc diện thiếu nước. Ở lưu vực sông Hương, lượng nước mưa dồi dào 13.910 m3/người/năm, vượt nhiều lần so với bình quân trên thế giới. Trữ lượng nước mặt: Trên cơ sở các trạm quan trắc thủy văn và tài liệu dòng chảy tính toán từ mưa cho thấy hàng năm trên lưu vực sông Hương đã sinh ra 7,9 tỷ m 3 nước, tương ứng với lớp dòng chảy trung bình 2.306 mm, hệ số dòng chảy của lưu vực cao  = 0,73. Áp dụng công thức tính hệ số cấp nước đã được công bố tại “Hội nghị bàn về nước của các nước xã hội chủ nghĩa” tại Vacsava (1983) cho thấy nguồn nước mặt ở lưu vực sông Hương như sau [3]: 152
  3. Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 7A, 2017 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑑ò𝑛𝑔 𝑐ℎả𝑦 𝑛ă𝑚 𝑊0 (𝑚3 )𝑙ư𝑢 𝑣ự𝑐 𝐶= 𝑆ố 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑥 250 𝑚3 /𝑛𝑔ườ𝑖. 𝑛ă𝑚 C > 20: khu vực đảm bảo nguồn nước tương đối cao. C = 20-10: khu vực đảm bảo nguồn nước nhưng phải có sự phân phối. C = 10-5: khu vực nguồn nước rất hạn chế, cần dẫn nước ở vùng khác tới. C < 5: khu vực thiếu nước trầm trọng. Vận dụng chỉ tiêu này cho thấy, Việt Nam có: C = 15 nếu chỉ tính dòng chảy do mưa rơi trên lãnh thổ, C = 40 nếu tính cả lượng nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào. Lưu vực sông Hương có C = 41, như vậy đạt mức độ đảm bảo nguồn nước rất cao so với cả nước. Trữ lượng nước dưới đất a. Các tầng chứa nước lỗ hổng Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen: có chiều dày chứa nước 20,4-30,6 m, trung bình 11,72-24,5 m. Lưu lượng nước ở các lỗ khoan 1,76-7,95 l/s, thuộc loại nghèo nước. Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen: có chiều dày chứa nước trung bình 15-40 m, có nơi đạt 145,8 m. Lưu lượng nước ở các lỗ khoan đạt 3,4-21,29 l/s, tương đương 300-1.800 m3/ngày, có trữ lượng nước lớn, thuộc loại giàu nước. Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Neogen có chiều dày chứa nước 39-117,8 m. Lượng nước ở các lỗ khoan 2,86-10,72 l/s, thuộc loại tương đối giàu nước. b. Tầng chứa nước khe nứt Hệ tầng Alin có lưu lượng nước từ 0,04-4,48 l/s; Hệ tầng Phong Sơn có lưu lượng nước từ 1,38-14,9 l/s; Hệ tầng Tân Lâm có lưu lượng nước từ 0,8-3,66 l/s; Hệ tầng Long Đại có lưu lượng nước từ 0,27-1,09 l/s; Tầng các đá biến chất có lưu lượng nước từ 0,04-1,0 l/s, thuộc loại nghèo nước [2], [3]. Các công trình khai thác sử dụng nước trên sông Hương Trên lưu vực sông Hương có rất nhiều các công trình khai thác, sử dụng nước. Dựa vào mục đích, nhiệm vụ của các công trình có thể phân thành 5 loại hình sau: Các công trình thủy lợi ở đồng bằng sông Hương, bao gồm 6 công trình chủ yếu: Cống ba cửa ở đầu kênh 5 xã và 7 xã; Cống Phú Cam; Đập Đá; Đập cống La Ỷ; Cống, đập Thanh Hà; Đập Thảo Long. Các công trình tiêu úng thoát lũ, gồm 2 dạng công trình: Đê ngăn mặn, chống lũ gồm có 3.450 km đê ven sông và 20 km đê ven phá; Cống tiêu úng, thoát lũ có 6 công trình chủ yếu: Cống Hà Đồ, An Xuân, Quán Cửa, Phú Thượng, Cầu Long và Cống Quan. Các công trình hồ chứa thượng nguồn, bao gồm 5 hồ có dung tích lớn nhất là: Hồ Tả Trạch, hồ Hương Điền, hồ Bình Điền, hồ A Lưới và hồ A Roàng. Các công trình cấp nước, bao gồm các trạm bơm và nhà máy nước. Trên toàn lưu vực hiện có 430 trạm bơm, đảm nhiệm tưới cho 49.920 ha lúa, màu trên toàn tỉnh. Các nhà máy nước được xây dựng tại Thủy Biều, Thủy Xuân, Phường Đúc với tổng công suất 104.625 m3/ngày- 153
  4. Nguyễn Hoàng Sơn và CS. Tập 126, Số 7A, 2017 đêm, đảm bảo cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong vùng. Các công trình kè, gồm 10.710 m kè chống xói lở hai bờ sông Hương. Nghiên cứu, khảo sát cho thấy các công trình khai thác, sử dụng nước trên sông Hương rất đa dạng về quy mô và chủng loại, tất cả chúng đều có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước, bảo vệ môi trường, cắt giảm lũ, chỉnh trị dòng sông, ngăn mặn, giữ ngọt... nhằm khắc phục những khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho các mục đích dân sinh -kinh tế của người dân trong vùng [3], [5]. 3.2 Các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế Các mâu thuẫn liên quan đến lượng nước Mâu thuẫn do sự khác biệt trong sử dụng nước và trữ lượng nước giữa các vùng Trên lưu vực sông Hương lượng mưa phân bố không đều, lớn nhất tập trung ở khu vực Tây A Lưới-Động Ngại-Nam Đông với lượng mưa trung bình năm từ 3.400-4.000 mm, lượng mưa nhỏ nhất ở Ca Cút khoảng 2.515 mm, các nơi khác đạt 2.700-2.900 mm. Lượng dòng chảy phân bố không đều theo lãnh thổ, tăng dần từ Đông sang Tây và từ Bắc vào Nam. Lượng dòng chảy chuẩn M0 lớn nhất trên sông Tả Trạch (87,63 l/s/km2), nhỏ nhất trên sông Bồ (78,06 l/s/km2), sông Hữu Trạch đạt 79,12 l/s/km2. Tính toán cân bằng nước cho thấy [4], lượng nước yêu cầu (chủ yếu là cấp nước cho nông nghiệp) nhỏ hơn so với lượng nước đến. Tuy nhiên, sự phân bố nguồn nước và sử dụng nước không đều theo không gian (bảng 1). Bảng 1. Tiềm năng và hiện trạng sử dụng nước phân bố không đều theo không gian trên lưu vực sông Hương Lượng nước Lượng nước dùng Tỉ lệ % so với Tiểu vùng đến (106 m3) hiện tại (106 m3) nước đến (%) Vùng cát Phong Điền 359,86 84,62 23,52 Vùng đồng bằng hạ lưu Bắc sông Bồ 234,62 113,05 48,18 Vùng đồng bằng Nam sông Bồ-Bắc 224,34 78,8 35,13 sông Hương Vùng thượng nguồn sông Bồ 2560,99 47,32 1,85 Vùng đồng bằng Nam sông Hương 642,82 285,95 44,48 Vùng sông Tả Trạch 2489,61 22,35 0,9 Vùng sông Hữu Trạch 1765,18 24,27 1,37 Bảng 1 cho thấy tiềm năng nguồn nước vùng thượng nguồn (thượng nguồn sông Bồ, vùng sông Tả Trạch, vùng sông Hữu Trạch) rất lớn nhưng lượng nước khai thác sử dụng lại ít (chiếm 1,85 %, 0,9 % và 1,37 % so với lượng nước đến). Trong khi đó, vùng hạ lưu và đồng bằng 154
  5. Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 7A, 2017 ven biển (vùng hạ lưu Bắc sông Bồ, vùng đồng bằng Nam sông Bồ-Bắc sông Hương, vùng đồng bằng Nam sông Hương) có tiềm năng nguồn nước đến ít nhưng lượng nước được khai thác sử dụng lại rất lớn (chiếm 48,18 %, 35,13 % và 44,48 % so với lượng nước đến). Mâu thuẫn do sự đối nghịch giữa nhu cầu và trữ lượng nước theo thời gian trong năm Trên lưu vực sông Hương, lượng mưa mùa mưa (tháng 9 đến tháng 12) chiếm khoảng 70-75 % tổng lượng mưa năm. Lượng mưa mùa khô (tháng 1 đến tháng 8) chỉ chiếm 25-30 % tổng lượng mưa năm. Do đó, lượng dòng chảy cũng phân bố không đều giữa các tháng, các mùa trong năm và giữa năm này với năm khác. Tổng lượng dòng chảy (W 0) của năm nhiều nước có thể gấp 3 lần tổng lượng dòng chảy năm ít nước; tổng lượng dòng chảy mùa lũ chiếm tới 62-65 % tổng lượng dòng chảy năm. Bên cạnh đó, lượng nước sử dụng cũng mâu thuẫn với lượng nước đến theo thời gian, những tháng mùa kiệt lượng nước đến ít nhưng nhu cầu sử dụng nước lớn, ngược lại những tháng mùa lũ lượng nước đến rất dồi dào nhưng nhu cầu sử dụng nước ít. Trên lưu vực sông Hương, tình trạng thiếu nước xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9, tùy theo từng tiểu vùng. Kết quả tính toán cho thấy vùng cát Phong Điền thiếu nước trong 3 tháng (tháng 3, 4, 5) với tổng lượng nước thiếu là 6,4.106 m3. Vùng đồng bằng hạ lưu Bắc sông Bồ, tình trạng thiếu nước xảy ra 7 tháng (tháng 2 đến tháng 8) với tổng lượng nước thiếu là 35,08.106 m3. Vùng đồng bằng Nam sông Bồ-Bắc sông Hương, xảy ra 4 tháng thiếu nước (tháng 2, 3, 4, 6) với tổng là 10,08.106 m3 nước. Vùng đồng bằng Nam sông Hương có 3 tháng thiếu nước (tháng 3, 4, 5) với tổng lượng nước thiếu là 34,53.106 m3. Vùng thượng nguồn sông Bồ, vùng sông Tả Trạch và vùng sông Hữu Trạch tất cả các tháng trong năm đều thừa nước. Mâu thuẫn do sự khác biệt về sử dụng nước của các ngành kinh tế trên lưu vực sông Mẫu thuẫn giữa ngành thủy điện và cấp nước tưới hay chống lũ cho hạ lưu: Sau khi các hồ thủy điện đi vào hoạt động và điều tiết theo nhu cầu phụ tải điện hàng ngày, việc trữ nước vào hồ phục vụ cho phát điện sẽ làm giảm mực nước ở hạ lưu. Đặc biệt vào đầu năm 2010, khi nhà máy thủy điện Hương Điền tích nước ở cao trình 35,26 m (theo lý thuyết, mực nước đạt cao trình 34 m thì tất cả các cống phải xả nước để chống hạn cho hạ lưu) phục vụ phát điện đã làm cho sông Bồ cạn nước đúng vào thời điểm nông dân vùng hạ lưu đang khởi đầu vụ lúa đông- xuân 2010. Mực nước sông, xuống mức kiệt đột ngột từ 0,5 đến 1 m, làm đảo lộn cuộc sống của hàng vạn người dân và ảnh hưởng trực tiếp tới gần 7.000 ha lúa của các huyện Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền. Ngược lại, mùa khô nếu xả nước quá nhiều sẽ làm giảm công suất phát điện và gây ngập lụt bất ngờ cho vùng hạ lưu. Vào ngày 27 tháng 3 năm 2015, nhà máy thủy điện Hương Điền bất ngờ xả lũ lớn về vùng hạ du đã làm cho nhiều diện tích hoa màu ở các địa phương vùng trũng thấp của tỉnh Thừa Thiên Huế có nguy cơ hư hại do nước lũ gây ngập úng. Chỉ tính riêng huyện Quảng Điền đã có trên 500 ha lúa, 26 ha lạc, 5,5 ha sắn, 8 ha rau màu và 6,5 ha mặt nước nuôi cá nước ngọt bị ngập, thiệt hại toàn huyện lên đến hàng chục tỷ đồng. Mâu thuẫn sử dụng nước trong ngành nông nghiệp (tưới và thủy sản): Nông nghiệp là ngành có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của các huyện trên lưu vực sông Hương. Nước tưới luôn đóng vai trò quyết định đến sản lượng, chất lượng của cây trồng, nước sử dụng cho tưới luôn chiếm tỷ trọng cao so với nước sử dụng của các ngành khác. Sự gia tăng diện tích đất canh tác, diện tích nuôi trồng thủy sản đã tạo thêm áp lực cho các con sông trên lưu vực. Do 155
  6. Nguyễn Hoàng Sơn và CS. Tập 126, Số 7A, 2017 nguồn nước hạn chế, nhu cầu cao nên dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp, giữa việc sử dụng nước cho lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp dài ngày hay sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy hải sản. Mâu thuẫn xảy ra gay gắt giữa các hộ trồng trọt với các hộ dân nuôi trồng thủy sản còn do một số hộ tự đào ao nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn đã làm cho nguồn nước ngọt dùng cho trồng trọt bị nhiễm mặn dẫn đến thiệt hại về năng suất và sản lượng nông sản của người dân. Mâu thuẫn sử dụng nước giữa thủy điện, thủy lợi với du lịch, dịch vụ: Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, nhân văn để phát triển du lịch, một trong những biểu tượng khi nói về Thừa Thiên Huế chính là sông Hương. Để phục vụ cho thủy điện, thủy lợi, trên lưu vực sông Hương chảy qua địa phận thành phố Huế, hiện có nhiều con đập được xây dựng, như đập Đá, đập Hậu, đập Phú Cam, đập La Ỷ, đập Thảo Long... tuy đạt được mục đích về thủy lợi, ngăn mặn, chống lũ tiểu mãn, nhưng lại phá vỡ quy hoạch trị thủy trước đây, biến nhiều dòng sông đào trước đây thành sông chết vì ô nhiễm cũng như không còn nhiều khả năng lưu thông, bỏ phí hàng chục tuyến du lịch đường thủy có thể nối thông tất cả các điểm danh lam thắng cảnh của vùng đồng bằng của Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm nước sông Hương trên nhiều khu vực cũng gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch. Mâu thuẫn giữa thủy điện và ngành xây dựng: Trong thiết kế các hồ thủy điện ở thượng nguồn sông Hương đều không có cống xả đáy đã gây ra tình trạng thiếu cát sỏi trong xây dựng. Trước khi có các hồ thủy điện, nguồn cung cấp cát sỏi trên lưu vực sông Hương luôn được bồi đắp sau các mùa lũ, ước tính mỗi năm có khoảng từ 1,3 -1,7 triệu m3 cát trôi về hạ lưu. Tuy nhiên, từ sau năm 2010, sự có mặt của các công trình dự án thuỷ điện, thuỷ lợi lượng cát sỏi từ thượng nguồn bổ sung về hạ nguồn các con sông gần như không còn, đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu cát xây dựng trầm trọng. Hàng năm tỉnh Thừa Thiên Huế khai thác hơn 900.000 m3 cát sỏi phục vụ cho ngành xây dựng. Tuy nhiên, trữ lượng cát trên các con sông ở Thừa Thiên Huế hiện chỉ còn khoảng 2,75 triệu m3, chỉ đáp ứng cho nhu cầu xây dựng trong một vài năm tới. Để khắc phục tình trạng này, tỉnh Thừa Thiên Huế đang đầu tư các dự án nghiên cứu nhằm đánh giá tiềm năng, khả năng khai thác nguồn cát ở các dải cát ven biển để thay thế cát khai thác ở hệ thống sông Hương. Tuy nhiên, việc khai thác cát trên các cồn cát ven biển lại có thể gây ra sự mâu thuẫn mới cho hệ sinh thái tự nhiên nơi đây. Các mâu thuẫn liên quan đến chất lượng nước Mâu thuẫn về chất lượng nước sử dụng cho công nghiệp và sinh hoạt Sông Hương đóng vai trò quan trọng không chỉ trong nông nghiệp, công nghiệp mà còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thành phố Huế và các vùng lân cận. Công nghiệp là ngành kinh tế đang được chú trọng phát triển của Thừa Thiên Huế, việc đầu tư xây dựng các khu kinh tế như Chân Mây-Lăng Cô, các khu công nghiệp như Phú Bài, Tứ Hạ, Phong Điền, Quảng Vinh, Phú Đa... đã sử dụng rất nhiều nước từ sông Hương. Điều này đang xảy ra những mâu thuẫn về chất lượng nước trong quá trình sử dụng. Nước sông Hương được khai thác, sử dụng cho công nghiệp và các làng nghề thủ công truyền thống thường xả nước thải trực tiếp ra sông Hương làm ô nhiễm nguồn nước phục vụ cho cấp nước sinh hoạt. Tình trạng xả thải trực tiếp ra hệ thống các sông nhánh của lưu vực sông Hương đặc biệt phổ biến ở các làng nghề thủ công truyền thống như làng nghề làm bún Vân Cù xã Hương Toàn-Thị xã Hương 156
  7. Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 7A, 2017 Trà hay Ô Sa xã Quảng Vinh-huyện Quảng Điền... đã làm ô nhiễm nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt. Mâu thuẫn giữa các khu vực thượng lưu, hạ lưu khi xây dựng các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước Mâu thuẫn giữa các công trình khai thác, sử dụng nước với hệ sinh thái trong sông: Sự có mặt của các hồ thủy điện, thủy lợi phía thượng lưu đã làm cho quá trình trao đổi nước giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa sông và biển, bị hạn chế làm giảm đáng kể tính đa dạng của động, thực vật thuỷ sinh sống trên bề mặt nước. Các con đập lớn đang xây dựng trên thượng nguồn sông Hương sẽ phá vỡ mối liên hệ tự nhiên giữa con sông và vùng đất nó chảy qua, tác động đến toàn bộ lưu vực sông và hệ thống sinh thái nó hỗ trợ. Hệ sinh thái sông và đồng bằng thích nghi chặt chẽ với chu kỳ của con sông. Động thực vật dựa vào lũ để sinh sản, ấp trứng, di trú, lũ hàng năm đưa dưỡng chất vào đất... Tất cả các vấn đề trên có nguy cơ bị phá vỡ, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, làm cho số lượng các loài cá và các loài thủy sinh bị thay đổi. Đặc biệt là những loài di trú theo mùa, làm mất đi các bãi đẻ trong mùa sinh sản. Bên cạnh đó, quá trình trao đổi nước giữa sông và biển bị hạn chế làm giảm đáng kể các loài động, thực vật thủy sinh. Các nhóm sống trôi nổi trên mặt nước (bèo) và sống chìm (rong) đã phát triển mạnh cả về quần thể và vùng phân bố. Sự bùng phát thực vật thủy sinh ở sông Hương đã làm giảm đi phần nào tính thẩm mỹ của cảnh quan sông Hương. Mâu thuẫn giữa các công trình khai thác, sử dụng nước với ô nhiễm môi trường: Sau khi hoàn thành các hồ chứa ở thượng nguồn, ngoài việc cấp điện, cắt giảm lũ và đáp ứng nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế thì nó còn có vai trò đảm bảo dòng chảy môi trường cho sông Hương, với lưu lượng qua đập Thảo Long là 31 m3/s. Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2010, lượng nước hạ lưu sông Bồ bị khô kiệt do hồ Hương Điền tích nước, đã làm cho vùng hạ lưu bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh vật gia tăng. Bên cạnh đó, đập Thảo Long ở hạ lưu đóng cửa để giữ nước ngọt đã làm giảm lưu tốc dòng chảy, biến sông Hương thành “hồ nước” lớn, gây ra hiện tượng “tảo nở hoa”, mức độ ô nhiễm hữu cơ gia tăng vào mùa hè. Ngoài ra, việc súc rửa, bảo dưỡng máy móc cũng là nguyên nhân làm cho các kim loại nặng như mangan và sắt tăng cao từ 3 đến 10 lần, gây khó khăn cho việc xử lý nước. Các mâu thuẫn liên quan đến cơ chế, chính sách quản lý, khai thác tài nguyên nước Mâu thuẫn trong quản lý tổng hợp theo lưu vực sông: Quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường theo lưu vực sông được quy định tại Luật tài nguyên nước: "Bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông, không chia cắt theo địa giới hành chính"; Luật cũng quy định: Các hoạt động bảo vệ, điều hoà, phân phối, khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sử dụng khác nhau "Phải tuân theo quy hoạch lưu vực sông đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt"; Xác định nội dung quản lý quy hoạch lưu vực sông và "Lập, quy chế cụ thể về tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý quy hoạch lưu vực". Những điều khoản nêu trên đã đủ để nói lên một điều là sẽ có một phương pháp quản lý mới-quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông (Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông). Thực tế, một sáng kiến trong chiều hướng này đã được UBND tỉnh nắm bắt và hình thành nên Ban Quản lý Dự án sông Hương vào tháng 8/1996. Mặc dù là tỉnh đầu tiên thành lập một tổ chức có liên 157
  8. Nguyễn Hoàng Sơn và CS. Tập 126, Số 7A, 2017 quan đến đầu tư trên sông, nhưng Ban quản lý dự án sông Hương không có chức năng như một đơn vị hành chính quản lý lưu vực sông, hoạt động theo luật tài nguyên nước. Do đó, sau một thời gian hoạt động không hiệu quả thì đến đầu năm 2009 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho giải thể Ban quản lý dự án sông Hương. Hiện nay, giữa các sở và ban ngành đang có sự hợp tác nhỏ với nhau mặc dù mọi thành viên đều biết những can thiệp quản lý của cơ quan này sẽ phụ thuộc vào sự quản lý của cơ quan khác. Sự hạn chế thông tin giữa các sở cho thấy sự thiếu hụt một phương tiện liên lạc có hiệu quả và cũng không có một chiến lược gắn kết hay một kế hoạch quản lý lưu vực sông thống nhất để tổng hợp tất cả các khía cạnh thuộc về tài nguyên thiên nhiên và quản lý các nguồn nước. Ngoài ra các sở, ban, ngành liên quan đến các tài nguyên khác trên lưu vực cũng rất ít liên hệ với nhau để thể hiện tính hợp tác của các ngành trong tỉnh. Điều này hoàn toàn không thuận lợi cho việc quản lý tổng hợp lưu vực bởi tài nguyên nước cũng là một hợp phần của tự nhiên, nó chịu ảnh hưởng của tất cả các thành phần còn lại, do đó nếu chúng ta tác động đến một thành phần thì nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các thành phần khác. Nên phải cần đến một kế hoạch đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành để quản lý lưu vực sông Hương. Mâu thuẫn trong quản lý theo địa giới hành chính và theo lưu vực sông: Ranh giới lưu vực sông thường không trùng với ranh giới hành chính, do vậy khó khăn cho việc thiết lập quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan trong tổ chức quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông Hương. Vấn đề cơ bản là việc nhận thức đúng đắn quan điểm phát triển bền vững của các cấp chính quyền hiện nay và việc xác định một tổ chức lưu vực sông phù hợp với một khung thể chế đảm bảo sự phối hợp cùng có lợi vì mục tiêu phát triển bền vững-một mục tiêu không thể không thực hiện trong xu hướng phát triển hiện nay. Để chuyển từ cách quản lý nguồn nước truyền thống sang quản lý tổng hợp theo lưu vực sông, phải có nhiều sự thay đổi và điều chỉnh từ việc xác định khung luật pháp, tổ chức quản lý, định trách nhiệm của các thành phần tham gia... đó là một quá trình. 3.3 Đề xuất các giải pháp giải quyết các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế Xây dựng, cải tạo hệ thống đê, hồ chứa nước: Cần quy hoạch lại hệ thống các hồ chứa nước lớn như: hồ Truồi, hồ Khe Ngang, hồ Hòa Mỹ, hồ Phú Bài 2, hồ Thọ Sơn sau khi có các hồ chứa lớn trên hệ thống sông Hương. Cần xây dựng các kênh, mương để chuyển nước hồ Truồi cấp cho cảng Chân Mây, thị trấn Lăng Cô và các khu đô thị ven quốc lộ 1A-đường sắt Bắc-Nam, bờ biển Nam đầm Thủy Tú. Chuyển nước từ hồ Tả Trạch về tưới cho khu vực hưởng lợi cũ của hồ Truồi. Cần xây dựng hệ thống kênh dẫn nước ngọt từ sông Hương cấp cho các đô thị thuộc hai bờ đầm, phá và ven bờ biển để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt ở các vùng này. Nạo vét các sông hói chính để cấp nước tưới kết hợp tiêu thoát lũ, cấp nước sinh hoạt và cải thiện vệ sinh môi trường. Đảm bảo vận hành hiệu quả cao khai thác các công trình thủy điện, thủy lợi: Trong mùa lũ, bảo đảm an toàn cho các công trình thủy điện không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước kiểm tra. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các công trình hồ chứa thủy lợi, không để mực nước hồ chứa vượt cao trình mực nước gia cường ứng với mọi trận lũ có chu kỳ lặp lại nhỏ hơn hoặc bằng chu kỳ lặp lại của lũ thiết kế. Góp phần giảm lũ cho hạ du, đảm bảo hiệu quả phát điện. Trong mùa cạn, cần đảm bảo an toàn công trình, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước tối thiểu ở hạ 158
  9. Jos.hueuni.edu.vn Tập 126, Số 7A, 2017 du và hiệu quả phát điện. Các giải pháp về chính sách: Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên nước thông qua Luật Tài nguyên nước, Luật Môi trường. Phát triển nguồn nhân lực quản lý, khai thác sử dụng nước: Cần xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo-quản lý, khoa học-kỹ thuật, kinh tế-tài chính đến công nhân kỹ thuật, vận hành bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, cấp nước… Các giải pháp về khoa học công nghệ: Nâng cao năng lực dự báo và sử dụng công nghệ tiên tiến, tăng cường các phương tiện, thiết bị hiện đại trong dự báo diễn biến của thiên nhiên. Cần nâng cấp, trang bị hiện đại nhằm kiểm soát, xử lý ô nhiễm tại các khu công nghiệp, tạo ra các sản phẩm tiêu dùng không gây ô nhiễm môi trường. Cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các trạm quan trắc chất và lượng nước trên lưu vực sông Hương một cách chính xác, thường xuyên và lâu dài, không chỉ để đánh giá tài nguyên nước mà còn nhằm theo dõi sự diễn biến của tài nguyên nước, quản lý việc phân phối nước và khống chế xử lý chất lượng nước. Cân bằng nguồn nước theo thời gian, đánh giá sự chính xác của quyết định trong quy hoạch, thiết kế và quản lý các công trình nước, kịp thời điều chỉnh các quyết định đó. Tăng cường vai trò của cộng đồng: Để có thể huy động hiệu quả cộng đồng cần phải có chính sách về các vấn đề sau: Tổ chức chiến dịch làm thủy lợi và huy động lực lượng phòng chống hạn. Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại, các hộ dùng nước phải quản lý hết sức chặt chẽ nguồn nước trong phạm vi trách nhiệm của mình. Đối với nước sinh hoạt phải quản lý lượng nước cấp theo đồng hồ đo nước. Với hộ dùng nước sản xuất nông nghiệp, phải quản lý tốt nước trên mặt ruộng, tuyệt đối tránh tình trạng lãng phí, thất thoát nguồn nước… Thành lập ban quản trị lưu vực sông Hương: do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế lãnh đạo cao nhất về hành chính nhà nước, thống nhất quản lý mọi ngành, lĩnh vực. Các cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý theo các chức năng, nhiệm vụ được giao. 4 Kết luận Lưu vực Sông Hương nằm trong khu vực tâm mưa của các nước nên có lượng mưa lớn, lượng nước rất dồi dào, chất lượng nước khá tốt, đảm bảo cho nhu cầu sử dụng hiện tại. Tuy nhiên, những bất cập trong việc khai thác, sử dụng nước trong các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch... xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện chưa có sự phối hợp đồng bộ trong việc vận hành liên hồ chứa thì trong tương lai số lượng nước sẽ không đủ để đáp ứng cho nhu cầu, chất lượng nước sẽ bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Chính vì vậy, việc xác định những nguyên nhân sinh ra các mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước là vấn đề quan trọng. Trên cơ sở đó việc tăng cường quản lý nhà nước đối với nguồn tài nguyên này, đồng thời kết hợp cả các biện pháp công trình và phi công trình để nâng cao hiệu quả và có thể sử dụng lâu dài, bền vững tài nguyên nước là mục tiêu quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. 159
  10. Nguyễn Hoàng Sơn và CS. Tập 126, Số 7A, 2017 Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Hoàng Sơn (2009), Phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên-Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, 16(50). 2. Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Thám, Nguyễn Văn Cư (2008), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp khai thác bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội nghị Khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ III, Hà Nội. 3. Nguyễn Hoàng Sơn (2010), Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững lưu vực sông Hương, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Viện Địa lý-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hà Nội. 4. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Đăng Độ (2010), Vai trò của các hồ chứa nước ở thượng nguồn trong việc tính toán khả năng cấp nước ở lưu vực sông Hương, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 23(57). 5. Nguyễn Thám, Nguyễn Hoàng Sơn, Phan Anh Hằng (2012), Những tác động địa lí của các công trình khai thác, sử dụng nước trên dòng chính sông Hương, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 33(107). SOLUTIONS FOR CONFLICTS IN EXPLOITATION AND USE OF WATER RESOURCES IN HUONG RIVER BASIN, THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Hoang Son1*, Le Van Tin1, Dau Ngoc Hai2 1 Hue university of Education, Hue University 2 Ha Trung high school, Thua Thien Hue Abstract: Lying on the boundary of two climates North – South, the Huong River Basin has the largest water resource potential in Vietnam with an annual average of about 7.9 billion cubic meters, corresponding to 2,306 mm water layer, 2.7 times as much as the average value for Vietnam. In the recent years, a number of hydropower plants, reservoirs, and dams preventing saltwater infiltration, etc. have been built on the river basin to create more advantage in regulating the water sources for people's livelihood and economy. However, the exploitation and use of water resources on the Huong river basin have created numerous conflicts, particularly with regard to management, and quantity and quality of water. This paper deals with the basic conflicts in the exploitation and use of water resources in the Huong river basin, thereby offering solutions to minimize them. Keywords: conflicts, exploitation, use, water resources, Huong river basin 160 View publication stats
nguon tai.lieu . vn