Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA CÔNG NGHỆ CNHH&KTMT
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
------&&&------

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG
HỆ ĐÀO TẠO: ĐHCQ, ĐHVLVH, CĐCQ
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

Nhóm giáo viên biên soạn:
1. Phạm Thị Kim Thanh
2. Nguyễn Thị Chúc
3. Nguyễn Thị Nguyệt

HƯNG YÊN, NĂM 206

MỤC LỤC
1.1. Khái niệm chung về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động................................................. 3
1.1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động ......................................................... 3
1.1.1.1. Mục đích .................................................................................................................... 3
1.1.1.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động ...................................................................... 3
a. Ý nghĩa chính trị ................................................................................................................ 3
1.1.2. Phạm vi công tác bảo hộ lao động ............................................................................... 3
1.1.2.1. Lao động, khoa học lao động, vị trí giữa lao động và kỹ thuật ................................. 3
1.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng thể hiện trong hệ thống lao động...................... 4
1.1.2.3. Con người là người mang lại năng suất trong hệ thống lao động ............................. 4
1.1.2.4. Sự chịu tải và những căng thẳng trong lao động ....................................................... 4
1.1.3. Những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ ............................................................. 5
1.1.3.1. Kỹ thuật an toàn......................................................................................................... 5
1.1.3.2. Vệ sinh lao động ........................................................................................................ 5
1.1.3.3. Chính sách, chế độ bảo hộ lao động: ......................................................................... 6
1.1.4. Mối quan hệ giữa bảo hộ lao động với môi trường ...................................................... 6
1.2. Luật pháp chế độ chính sách bảo hộ lao động ................................................................. 8
1.2.1. Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao
động ở Việt Nam .................................................................................................................... 8
1.2.2. Những nội dung về an toàn vệ sinh lao động trong bộ luật lao động. .......................... 8
1.2.2.1. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh ........................................................................................ 8
1.2.2.2. Biện pháp phòng hộ cá nhân...................................................................................... 8
1.2.2.3. Biện pháp tổ chức lao động khoa học........................................................................ 9
1.2.2.4. Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe ................................................................................. 9
1.2.3. Những vấn đề có liên quan đến công tác BHLĐ trong bộ luật lao động...................... 9
1.2.3.1. Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi .................................................................... 9
1.2.3.2. Bảo hộ lao động đối với lao động nữ ...................................................................... 12
1.2.3.3. BHLĐ đối với lao động chưa thành niên................................................................. 14
1.2.3.4. BHLĐ đối với lao động là người tàn tật .................................................................. 16
1.2.4. Khen thưởng, xử phạt về BHLĐ ................................................................................ 17
1.2.4.1.Khen thưởng về bảo hộ lao động.............................................................................. 17
1.2.4.2. Xử phạt những vi phạm về bảo hộ lao động............................................................ 17
1.3. Kỹ thuật vệ sinh lao động .............................................................................................. 17
1.3.1.Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động. ..................................................... 17
1.3.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động. ......................................................... 17
1.3.1.2. Các bệnh nghề nghiệp.............................................................................................. 19
1.3.1.3. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp .......................................................... 20
1.3.1.4. Các biến đổi sinh lý của cơ thể người lao động....................................................... 21
1.3.1.5. Vấn đề tăng năng suất lao động và chống mệt mỏi ................................................. 22
1.3.2. Vi khí hậu trong sản xuất............................................................................................ 23
1.3.2.1. Khái niệm ................................................................................................................ 23
1.3.2.2. Các yếu tố vi khí hậu ............................................................................................... 23
1.3.2.3. Điều hòa thân nhiệt ở người .................................................................................... 24
1.3.2.4. Ảnh hưởng của vi khí hậu đối với cơ thể người ...................................................... 25
1.3.2.5. Các biện pháp phòng chống vi khí hậu xấu ............................................................. 26
1.3.3. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất ....................................................................... 28
1.3.3.1. Những khái niệm chung về tiếng ồn và rung động.................................................. 28
1.3.3.2. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung tới người lao động ............................................... 29
1.3.4. Phòng chống bụi trong sản xuất ................................................................................. 32
1.3.5. Thông gió trong công nghiệp...................................................................................... 33
1.3.5.1. Mục đích của thông gió ........................................................................................... 33
1.3.6. Chiếu sáng trong sản xuất........................................................................................... 34
1

1.3.6.1. Một số khái niệm về ánh sáng và sinh lý của mắt ................................................... 34
1.3.6.2. Các dạng chiếu sáng trong sản xuất......................................................................... 35
1.3.7. Phòng chống phóng xạ ............................................................................................... 37
1.3.7.1. Các chất phóng xạ và tia phóng xạ. ......................................................................... 37
1.3.7.2. Tác hại của tia phóng xạ và phương pháp phòng ngừa ........................................... 37
CHƯƠNG 2: CHỨC NĂNG &YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẦN ÁO CHUYÊN DỤNG ............ 39
2.1. HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ THỂ NGƯỜI TRONG CÁC MÔI TR ƯỜNG ................... 39
2.1.1. SỰ LIÊN HỆ GIỮA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG CƠ THỂ NGƯỜI. ..... 39
2.1.2. SỰ TRAO ĐỔI CHẤT ................................................................................................... 40
2.1.3. ĐẶC ĐIỂM VỀ HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ CỦA LAO ĐỘNG NGÀNH MAY CÔNG
NGHIỆP ................................................................................................................................... 41
2.2. Chức năng của quần áo trong bảo hộ lao động.............................................................. 42
2.3. Yêu cầu .............................................................................................................................. 43
2.3.1. Yêu cầu chung đối với quần áo .................................................................................. 43
2.3.2. Yêu cầu đối với quần áo chuyên dụng ....................................................................... 44
2.4. ĐẶC TÍNH CỦA VẬT LIỆU TẠO QUẦN ÁO ............................................................... 46
2.4.1. VẬT LIỆU TỪ XƠ THIÊN NHIÊN .............................................................................. 46
2.4.2. VẬT LIỆU TỪ XƠ HÓA HỌC ..................................................................................... 46
2.4.3. VẬT LIỆU PHA TRỘN ................................................................................................. 49
Chương 3 : KỸ THUẬT AN TOÀN ........................................................................................ 51
3.1. Khái niệm chung về các yếu tố nguy hiểm và biện pháp phòng ngừa .......................... 51
3.1.1. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương ..................................................................... 51
3.1.2. Các biện pháp và kỹ thuật an toàn .............................................................................. 52
3.2. An toàn điện .................................................................................................................. 55
3.2.1. Những khái niệm cơ bản về an toàn điện ................................................................... 55
3.2.2. Các biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn điện....................................................... 58
3.3. An toàn hóa chất ............................................................................................................ 62
3.3.1. Nguyên tắc và biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tác hại hóa chất ......................... 62
3.3.2. An toàn trong tổ chức quản lý hóa chất tại doanh nghiệp .......................................... 63
3.4. Phòng chống cháy nổ..................................................................................................... 65
3.4.1. Ý nghĩa vai trò của quá trình cháy và vấn đề phòng cháy nổ. .................................... 65
3.4.2. Những kiến thức cơ bản về cháy nổ ........................................................................... 65
3.4.3. Những nguyên nhân gây ra cháy nổ trực tiếp ............................................................. 66
3.4.4. Các biện pháp, nguyên lý và phương pháp phòng chống chát nổ ở cơ quan, xí nghiệp.
.............................................................................................................................................. 67
3.5. Hoạt động bảo hộ lao động trong doanh nghiệp............................................................ 69
3.5.1. Bộ máy tổ chức quản lý công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp. ........................ 69
3.5.2. Nội dung công tác BHLĐ tại doanh nghiệp. .............................................................. 70

2

CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KHOA HỌC KỸ THUẬT BẢO HỘ LAO ĐỘNG

1.1. Khái niệm chung về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động
1.1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
1.1.1.1. Mục đích
- Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc
không để xảy ra tai nạn.
- Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh không bị mắc bệnh nghề nghiệp, hoặc các
bệnh tật khác do điều kiện xấu xảy ra.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời hoặc duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho
người lao động.
1.1.1.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
a. Ý nghĩa chính trị
- Bảo hộ lao động (BHLĐ) thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực vừa
là mục tiêu của sự phát triển.
- BHLĐ tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống
người lao động.
- Nếu công tác BHLĐ không được thực hiện tốt, điều kiện lao động của người
lao động còn quá nặng nhọc, độc hại, để xảy ra nhiều tai nạn nghiêm trọng thì uy tín
của nhà nước, doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
b. Ý nghĩa xã hội
BHLĐ đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người được sống khoẻ
mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội đồng thời làm chủ
thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật.
c. Lợi ích kinh tế
- Năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt luôn luôn hoàn thành tốt kế
hoạch sản xuất và công tác tốt.
- Do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên có thêm những điều kiện để cải thiện đời
sống vật chất và tinh thần của cá nhân và của tập thể.
Ngược lại nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động hoặc ốm đau xảy
ra nhiều sẽ gây rất nhiều khó khăn trong sản xuất.
1.1.2. Phạm vi công tác bảo hộ lao động
1.1.2.1. Lao động, khoa học lao động, vị trí giữa lao động và kỹ thuật
Lao động của con người là một sự cố gắng bên trong và bên ngoài thông qua một
giá trị nào đó để tạo nên những sản phẩm tinh thần, những động lực và những giá trị
vật chất cho cuộc sống con người
3

Lao động được thực hiện trong một hệ thống lao động và nó được thể hiện với
việc sử dụng những tri thức về khoa học an toàn
Khoa học lao động là một hệ thống phân tích, sắp xếp, thể hiện những điều kiện
kỹ thuật, tổ chức và xã hội của quá trình lao động với mục đích đạt hiệu quả cao.
Khi đưa kỹ thuật vào trong các hệ thống sản xuất hiện đại sẽ làm thay đổi những
tác động với con người, chẳng hạn như về mặt tâm lý
Sự phát triển của kỹ thuật có ý nghĩa đặc biệt do nó tác động trực tiếp đến lao
động. Tương quan thay đổi giữa con nguời và kỹ thuật không bao giờ dừng lại, chính
nó là động lực cho sự phát triển, đặc biệt qua các yếu tố: sự chuyển đổi các giá trị
trong xã hội, sự phát triển dân số, công nghệ mới, cấu trúc sản xuất thay đổi.
1.1.2.2. Đối tượng nghiên cứu và đối tượng thể hiện trong hệ thống lao động
Hệ thống lao động là một mô hình lao động, nó bao gồm con người và trang bị (ở
đây phải kể đến khả năng kỹ thuật). Mục đích của việc trang bị hệ thống lao động là để
hoàn thành những nhiệm vụ nhất định.
Một hệ thống lao động khi hoạt động sẽ có sự liên quan, trao đổi với môi trường
xung quanh (chẳng hạn về vị trí, không gian, điều kiện xây dựng, môi trường), xuất
hiện những tác động về tổ chức xã hội, các hiện tượng vật lý và hoá học. Sự liên quan
và trao đổi này dẫn đến vấn đề bảo vệ môi trường cho một phạm vi nào đó, đồng thời
nó cũng tác động đến sức khoẻ của người lao động
1.1.2.3. Con người là người mang lại năng suất trong hệ thống lao động
- Khả năng tạo ra năng suất lao động.
- Điều chỉnh hành động là một đặc thù của hành động của con người.
1.1.2.4. Sự chịu tải và những căng thẳng trong lao động
Sự chịu tải trong lao động là tổng thể các điều kiện bên ngoài và các yêu cầu
trong hệ thống lao động, những yếu tố đó có thể làm thay đổi tình trạng vật lý hay tâm
lý của con người cũng như sự ổn định của quá trình (chẳng hạn tuổi thọ). Sự chịu tải
đó có thể là tốt hay xấu. Nó tác động đến con người và cả quá trình.
Sự căng thẳng trong lao động là tác động của sự chịu tải lao động đối với con
người, nó phụ thuộc vào tính chất và khả năng của mỗi cá thể.
Tác động của sự chịu tải trong lao động dẫn đến sự căng thẳng trong lao động.
Kết quả của nó có thể là tích cực hay tiêu cực. Kết quả tích cực là tạo ra năng suất lao
động, con người sẽ được rèn luyện, trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm hơn, nhận
thức đúng đắn về cuộc sống và lao động, có thu nhập cao hơn để cải thiện cuộc sống.
Mặt tiêu cực của nó là sự đảo ngược. Nó có thể làm giảm năng suất lao động. Khi
yêu cầu vượt quá giới hạn cho phép nào đó sẽ gây ra căng thẳng trong lao động, dẫn
đến mệt mỏi về tâm lý, buồn chán, bão hoà tâm lý, sốc.
4

nguon tai.lieu . vn