Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ DẠY HỌC KẾT HỢP (BLENDED LEARNING) CÓ THỂ ÁP DỤNG TỐT ĐỐI VỚI MÔN SINH HỌC VÀ HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT HÀ NỘI NGUYỄN QUANG HUY 1,* , TRẦN VĂN THẾ 2, LÊ THANH HÀ 1 1 Trường THPT Olympia * Email: nguyenquanghuy2407@gmail.com 2 Trường CĐSP Hà Tây Tóm tắt: Phát triển năng lực người học là cụm từ mà toàn ngành giáo dục thường xuyên nhắc tới trong thời gian gần đây. Năng lực người học được hình thành bởi ba thành tố là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Vậy, làm thế nào để quá trình dạy học có thể đáp ứng được yêu cầu đó? Dạy học kết hợp là một giải pháp tốt có thể tạo ra được môi trường học tập mà người học chủ động tìm kiếm, chiếm lĩnh những kiến thức căn bản làm công cụ để phát triển năng lực. Dạy học kết hợp sẽ đưa các công cụ công nghệ thông tin vào để hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy học mà vẫn đảm bảo gìn giữ được yếu tố cảm xúc, một nhân tố quyết định hình thành nên động lực cho người học. Hóa học và sinh học là những môn khoa học thực nghiệm. Nếu áp dụng dạy học kết hợp, học sinh sẽ được tiếp cận với các nguồn tư liệu trực quan sinh động như thí nghiệm ảo, các mô hình động về các chu trình sống phức tạp của sinh vật hoặc các thí nghiệm trên quy mô lớn, có tính độc hại,... Bài báo sẽ tổng quan về việc có thể sử dụng tốt dạy học kết hợp trong hai môn hóa học và sinh học ở trường THPT Hà Nội. Từ khóa: Dạy học kết hợp. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Khái niệm hình thức tổ chức dạy học Trong Triết học “hình thức là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó”, hình thức và nội dụng là hai mặt biểu hiện của một sự vật, hiện tượng [34]. Hình thức là cách thức và khuôn khổ bên ngoài, khác với nội dung bên trong của sự vật, sự việc. Nội dung là cái bản chất, bất biến còn hình thức là cái bề ngoài, cái thay đổi của sự vật hiện tượng [17]. Có một số quan điểm về hình thức tổ chức dạy học thường được sử dụng như sau: (1) Hình thức hoạt động dạy học được tổ chức theo trật tự và chế độ nhất định nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy đại học đã quy định [9]. (2) Hình thức tổ chức dạy học là hình thái tồn tại của quá trình dạy học [27]. (3) Hình thức tổ chức dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học [16]. (4) Hình thức tổ chức dạy học được xác định bởi thành phần học sinh, vị trí bài, thời gian tiến hành bài học, trật tự các hoạt động của học sinh, sự chỉ đạo của giáo viên [1]. (5) Hình thức tổ chức dạy học là cách thức sắp xếp và tiến hành quá trình dạy học [10]. Với năm định nghĩa nêu trên đều cho thấy rằng, hình thức tổ chức dạy học là những gì biểu hiện ra bên ngoài và liên hệ chặt chẽ với các thành tố khác của quá trình dạy học. 190
  2. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Việc xác định hình thức tổ chức dạy học chính là đi trả lời câu hỏi: Đơn vị nội dung dạy học được thực hiện ở đâu? quy mô như thế nào? thành phần tham gia là ai? Theo đó, hình thức tổ chức dạy học được xây dựng phù hợp đặc điểm của đơn vị kiến thức, môn học, cấp học và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Hình thức tổ chức dạy học có tính “mở”, “tính linh hoạt” và “tính lịch sử”. Trong dạy học, các hình thức tổ chức dạy học có mối liên quan chặt chẽ với nhau và tạo thành một hệ thống thống nhất các bài học. Việc sử dụng những hình thức tổ chức dạy học khác nhau cho phép đảm bảo được các nguyên tắc dạy học như nguyên tắc trực quan, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành... Theo đó, việc lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp được quyết định bởi nhiệm vụ dạy học (cung cấp kiến thức, hình thành kỹ năng – kỹ xảo, xác định vật mẫu quan sát, đặt thí nghiệm, rút ra kết luận...), đối tượng của quá trình dạy học, khả năng tổ chức, môi trường tự nhiên quanh trường và điều kiện trang thiết bị dạy học... Trong lý luận dạy học, quá trình dạy học được xem xét như là một hệ thống toàn vẹn của những thành tố: (1) Mục đích dạy học, nội dung dạy học, (2) Phương pháp, phương tiện dạy học, (3) Hình thức tổ chức dạy học, (4) Giáo viên và học sinh [16]. Như vậy, hình thức tổ chức dạy học là một yếu tố cấu thành của quá trình dạy học. Nếu mục đích và nội dung dạy học là mặt bên trong, thì hình thức tổ chức chính là mặt bên ngoài của quá trình dạy học. Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học là quan hệ “nội dung” - “hình thức”. Trong đó, mục đích dạy học sẽ quy định nội dung dạy học, nội dung sẽ quy định phương pháp và phương tiện dạy học, căn cứ vào đó và dựa theo điều kiện thực tế mà đưa ra các hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp. 1.2. Các hình thức tổ chức dạy học Theo giáo trình giáo dục học (1971) có ghi lại thì hình thức dạy học trên lớp do Cô-men-xki, nhà giáo dục học lỗi lạc người Tiệp Khắc đề xuất và phát triển. Lớp học được xây dựng theo những quy tắc xác định như: Cấu trúc lớp học, phân phối thời gian, nội dung từng bài học, kế hoạch làm việc [43]. Tác giả Nguyễn Văn Hộ [10] và Thái Duy Tuyên [27] cũng đưa ra hệ thống các hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường dựa vào thành phần tham gia, không gian và thời gian diễn ra học tập. Tác giả đã chia các hình thức tổ chức dạy học trong nhà trường gồm có 6 hình thức: học tập trên lớp, học tập ở nhà, thảo luận, hoạt động ngoại khóa, tham quan học tập, bồi dưỡng học sinh kém và học sinh năng khiếu. Tác giả Trần Thị Tuyết Oanh phân chia các hình thức tổ chức dạy học hiện nay dựa trên hai tiêu chí về địa điểm diễn ra quá trình dạy học (trên lớp, ngoài lớp) và sự chỉ đạo của giáo viên (toàn lớp, theo nhóm, cá nhân) [16]. Đặng Vũ Hoạt đã dựa vào nội dung, địa điểm tổ chức, hoạt động của người dạy và người học để đưa ra ba nhóm hình thức tổ chức dạy học được áp dụng trong hệ thống các trường Đại học như sau [9]: Nhóm 1: Nhằm giúp sinh viên tìm tòi tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo: diễn giảng, thảo luận, xemina, tự học, giúp đỡ riêng, làm bài tập thí nghiệm, thực hành học tập, thực hành sản xuất, bài tập nghiên cứu, khóa luận, luận văn tốt nghiệp, dạy học chương trình hóa. Nhóm 2: Nhằm kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên: Kiểm tra, sát hạch, làm bài thi, bảo vệ khóa luận, luận văn. 191
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Nhóm 3: Có tính chất ngoại khóa: theo môn học, câu lạc bộ khoa học, nghiên cứu và phổ biến khoa học, các hoạt động xã hội, hội nghị học tập. Như vậy, có nhiều căn cứ để có thể phân chia các hình thức tổ chức dạy học theo các cách khác nhau. Tựu chung lại, có thể tổng hợp về các hình thức tổ chức dạy học như sau: Hình 1. Các hình thức tổ chức dạy học Thông thường, trong quá trình dạy học, rất ít khi giáo viên sử dụng đơn lẻ một hình thức dạy học nhất định mà luôn luôn phải có sự phối hợp giữa vài hình thức tổ chức dạy học với nhau. 1.3. Dạy học kết hợp 1.3.1. Khái niệm Trên thế giới, khái niệm dạy học kết hợp (Blended learning, nghĩa của từ “Blend” là “pha trộn”) cũng mới được ra đời. Sự nảy sinh khái niệm mới này xuất phát từ việc khắc phục những hạn chế của việc dạy học E-learning. Khái niệm e-learing xuất hiện khoảng từ năm 1998. Dạy học e-learning đã tạo ra một môi trường học tập hấp dẫn với nguồn học liệu phong phú như hệ thống tranh, ảnh, đoạn phim và các thí nghiệm ảo... Tuy nhiên, những bất cập khi triển khai dạy học e-learning như là: Thiếu thốn cơ sở hạ tầng, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học còn chưa đồng đều, dạy học e-learing khiến người học thiếu cảm xúc… Chính vì thế, dạy học kết hợp ra đời đã phát huy được thế mạnh của E-learning và dạy học truyền thống. Hiện nay, vẫn còn một số khái niệm khác nhau về dạy học kết hợp, cụ thể: 192
  4. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Theo Alvarez (2005) đã định nghĩa, dạy học kết hợp là “Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể” [34]. Tác giả Victoria L. Tinio cho rằng “Học tích hợp (Blended Learning) để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp e–Learning” [37]. Theo Bonk và Graham (2006) [34], dạy học kết hợp là: Kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông); kết hợp các phương pháp giảng dạy; kết hợp học tập trực tuyến và dạy học truyền thống (F2F). Có nhiều nhận định về dạy học kết hợp được đưa ra, trong đó có 3 định nghĩa về dạy học kết hợp thường được sử dụng như sau [34]: (1) Dạy học kết hợp là kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông) (Bersin và Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh và Reed, 2001; Thomson, 2002). (2) Dạy học kết hợp là kết hợp các phương pháp giảng dạy (Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002). (3) Dạy học kết hợp là kết hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt (Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward và LaBranche, 2003; Young, 2002). Theo Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002: Dạy học kết hợp là sự kết hợp các phương pháp giảng dạy. Theo Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward và LaBranche, 2003; Young, 2002: Dạy học kết hợp là sự kết hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt. Dạy học kết hợp được Alvarez (2005) định nghĩa là “sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ứu cho một đối tượng cụ thể” [34]. Theo Bonk và Graham (2006), dạy học kết hợp là “kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông; kết hợp các phương pháp giảng dạy; kết hợp học tập trực tuyến và dạy học truyền thống (F2F)” [34]. Tác giả Victoria L.T. cho rằng, “dạy học kết hợp để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp e-learning” [37]. Tại Việt Nam, dạy học kết hợp còn là một khái niệm mới. Tác giả Nguyễn Văn Hiền (2008) có đưa ra một khái niệm tương tự là “Học tập hỗn hợp” để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học trên lớp với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng [8]. Tác giả Nguyễn Danh Nam (2007) cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa E-learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là “Blended Learning” [12]. Để phù hợp với môi trường học tập, trình độ học sinh và khả năng Công nghệ thông tin và Truyền thông ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng dạy học kết hợp là sự kết hợp “hữu cơ”, bổ sung lẫn nhau giữa hình thức tổ chức dạy học trên lớp F2F dưới sự hướng dẫn của giáo viên và hình thức tổ chức dạy học qua mạng E-learning với tính tự giác của học sinh thành một thể thống nhất, trong đó các phương pháp dạy học được vận dụng mềm dẻo để tận dụng tối đa ưu điểm của Công nghệ thông tin và Truyền thông nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất. 193
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 1.3.2. Thực tiễn quốc tế về dạy học kết hợp Ở nhiều nước phát triển, phương án dạy học kết hợp đã rất thành công đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo nghề trực tuyến. Hiện nay, việc dạy học E-learning đã không mang lại hiệu quả như mong muốn và không được người học hưởng ứng. Thay vào đó, phương án dạy học kết hợp là lựa chọn tối ưu cho các nhà giáo dục để tạo ra một môi trường học tập lý tưởng, có nhiều phương tiện trực quan mà vẫn đảm bảo phát huy được những ưu thế của các phương pháp dạy học truyền thống. Các công bố của Thomson Job Impact Study (2002), Texas Instruments and Corning Glass Works (Zemke, 2006), Results - Oriented Learning (2006) của Microsoft, Schnelle (2006), Bersin (2004),... đã chứng minh được phương án dạy học kết hợp có thể mang lại hiệu quả cao và được nhiều người đón nhận. Các nghiên cứu của tác giả Osguthope và Graham (2003); Graham, Allen, Ure (2003) đã chỉ ra các lý do để áp dụng phương án dạy học kết hợp là: Sự phong phú của các phương pháp sư phạm; tiếp cận với sự hiểu biết; sự tương tác xã hội, tính truy cập và sự linh hoạt; tăng hiệu quả chi phí; dễ dàng sửa đổi. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, quan điểm của tác giả Victoria L.T. sẽ rất phù hợp để triển khai mô hình dạy học kết hợp. E-learning kết hợp với hình thức lớp học truyền thống sẽ giúp cho việc dạy học đạt hiệu quả cao. Như vậy, phương án dạy học kết hợp giúp người dạy và người học lựa chọn cách học thuận lợi và phù hợp nhất với bản thân mình. 1.3.3. Thực tiễn ở Việt Nam về dạy học kết hợp Tại Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều đơn vị thực hiện dạy học kết hợp. Ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả Nguyễn Văn Hiền đã giúp sinh viên khoa Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy bộ môn Sinh học thông qua việc kết hợp giữa các bài giảng trên lớp và những trao đổi với sinh viên trên lớp học ảo: http://nicenet.org. Theo tác giả Nguyễn Danh Nam nhận định: Sự kết hợp giữa e-learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là “Blended Learning” [12; 13]. Gần đây, trong dạy học các môn cơ bản đã có sự áp dụng dạy học kết hợp, ví dụ như: “Vận dụng mô hình B-Learning trong dạy học môn vật lý ở trường phổ thông” và “Tổ chức hoạt động dạy học theo B-Learning đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo sau 2015” của nhóm tác giả Trần Huy Hoàng và Nguyễn Kim Đào đã đăng trên Tạp chí Khoa học giáo dục (Số 127, 4/2016) và Tạp chí Khoa học của trường Đại học Văn Hiến (Số 5, 11/2014); nghiên cứu “Blended learning trong dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông” của tác giả Nguyễn Hoàng Trang đăng trên Tạp chí Giáo dục số đặc biệt (Kỳ 2, 10/2017); nghiên cứu “Lớp học nghịch đảo – Mô hình dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến” của tác giả Nguyễn Văn Lợi đăng trên tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Số 34- 2014) và khóa luận tốt nghiệp “Xây dựng mô hình học kết hợp để dạy Sinh học 10 (THPT) nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Moodle” của tác giả Phạm Xuân Lam (2010). Những nghiên cứu này mới chỉ dừng ở mức nghiên cứu lý thuyết và đề xuất giải pháp vận dụng ở phạm vi nhỏ. Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu có thể nhận thấy, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào có quy mô lớn đề cập đến việc vận dụng dạy học kết hợp trong dạy học môn Sinh học và Hóa học ở trường THPT. 194
  6. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 1.3.4. Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa của việc dạy học kết hợp đối với môn Sinh học ở trường trung học phổ thông Hà Nội Trong những năm gần đây, dưới sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin thì phương pháp dạy học truyền thống cũng đã có những thay đổi nhất định. Minh chứng là việc xuất hiện rất nhiều những trang học liệu và những trang mạng xã hội mang tính tương tác cao. Điều này giúp người học kết nối và chia sẻ thông tin nhanh hơn, giúp quá trình tiếp thu kiến thức được thuận lợi hơn. Khái niệm “lớp học không tường”, “không gian học tập mở” được sử dụng khá nhiều trong các tài liệu liên quan đến Giáo dục thế kỷ 21. Việc xuất hiện môi trường mạng và hệ thống máy tính với các ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn không chỉ thuần túy giữ vai trò công cụ công nghệ thông tin mà còn tạo ra một khuynh hướng mới trong dạy học: dạy học trực tuyến, dạy học điện tử, dạy học kết nối đa phương tiện. Và việc dạy học này đã vượt ra khỏi không gian lớp học trong nhà trường, tạo ra các cơ hội tương tác đa phương tiện giữa người dạy và người học. Với việc chuyển đổi từ định hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực cho học sinh của ngành giáo dục thì phương pháp dạy học hỗn hợp có sử dụng các phương tiện tương tác đa chiều là một trong những phương pháp hoàn toàn thích hợp. Một trong những ưu điểm của phương pháp này là luôn hướng đến người học, giúp người học phát huy tối đa tính sáng tạo, độc lập, cũng như chủ động trong cách tiếp nhận kiến thức bài giảng. Trước đây, việc áp dụng dạy học kết hợp vào thực tế của nước ta còn rất nhiều hạn chế do cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng được yêu cầu của hình thức dạy học này. Tuy nhiên, trong bối cảnh thực tế nước ta hiện nay, việc thực hiện và triển khai dạy học kết hợp là hết sức cần thiết, nhằm tận dụng tối đa các ưu điểm của công nghệ thông tin cũng như bắt nhịp được với xu hướng dạy và học của thế giới. Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn 2005 - 2010" đã ghi rõ: “Xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập với tiêu chí cơ bản là tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên, học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi trình độ; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục; mọi người, mọi tổ chức đều có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc học tập và tham gia tích cực xây dựng xã hội học tập” [33]. Điều này đã cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vận dụng linh hoạt các khâu của quá trình dạy học để tạo ra môi trường học tập thuận lợi nhất cho người học nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học. Dạy học kết hợp là phương án có thể đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết đó. Theo cơ sở khoa học của tâm lý nhận thức [32], con người tiếp nhận thông tin từ môi trường sống qua năm giác quan. Phương án dạy học kết hợp giúp học sinh sử dụng nhiều giác quan trong quá trình học tập, phát huy năng lực tự học của học sinh thông qua việc học sinh được học những kiến thức cơ bản nhờ được hỗ trợ bởi các phương tiện khoa học, kỹ thuật. Vì thế, giáo viên có thể giúp học sinh đào sâu kiến thức, phát huy tối đa thời gian giao tiếp giữa giáo viên và học sinh ở trên lớp. Dạy học kết hợp đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa hình thức dạy học E-learning và hình thức dạy học giáp mặt. Thông qua dạy học kết hợp, người học có được hiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức, ứng dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học 4.0 trong quá trình dạy học. Đồng thời, dạy học kết hợp vẫn có thể giúp học sinh hình thành những tình cảm, cảm giác, tri giác,... thông qua quá trình học tập. Trong các tài liệu của mình, Phạm Vũ Quốc Bình (2008), Trịnh Thanh Hải (2006), Trần Khánh (2007), Quách Tuấn Ngọc (2003), Nguyễn Duy Phương, Dương Trần Đức, Đào 195
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ Quang Chiểu, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thị Ngọc Hân (2003), Ngô Quang Sơn (2009), Trần Trung (2008), Harvey Singh (2003), Thornburg, David (2000) đã chỉ ra rằng phương án dạy học kết hợp có sử dụng công cụ E-learning ở các môn học có thể giúp phát huy tối đa nguồn học liệu dồi dào, đồng thời giải quyết được những hạn chế mà E-learning gặp phải. Sinh học và Hóa học là các bộ môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi các kỹ năng quan sát, nhận xét, so sánh, phân tích, đánh giá... Vì vậy, việc áp dụng phương án dạy học kết hợp là hết sức thuận lợi. Trong tài liệu Lý luận dạy học [1] cũng đã chỉ ra rằng, dạy học kết hợp rất phù hợp đối với bộ môn Sinh học. Tác giả Phan Thị Mộng Tuyền [28], Phạm Thị Thanh Nhàn [14] cũng đã chỉ ra rằng bộ môn Hóa học cũng rất phù hợp cho việc triển khai phương án dạy học kết hợp. Nghiên cứu các nội dung giới thiệu chung về thế giới sống, tế bào và vi sinh vật [3; 29]; sinh học cơ thể [4; 30]; di truyền, tiến hóa và sinh thái [5; 31]; nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, liên kết hóa học, phản ứng ô xi hóa khử, nhóm halogen, ô xi - lưu huỳnh, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học [20; 24]; sự điện li, nitơ - photpho, cacbon - silic, đại cương về hóa học hữu cơ, hidrocacbon, dẫn xuất halogen - ancol - phenol, anđehit - xeton - axit cacboxylic [21; 25]; este - lipit, cacbohydrat, amin - aminoaxit và protein, polime và vật liệu polime, đại cương về kim loại, kim loại kiềm - kim loại kiềm thổ - nhôm, sắt và một số kim loại quan trọng, phân biệt một số chất vô cơ, hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường [22; 26]; Chương trình giáo dục THPT hiện hành và Chương trình giáo dục THPT dự thảo cũng cho thấy các nội dung học tập ở hai bộ môn Sinh học và Hóa học có nhiều phần trừu tượng, khó hình dung, không có các phương tiện trược quan để học sinh quan sát và phân tích. Bởi vậy, hai bộ môn này hoàn toàn phù hợp để áp dụng phương án dạy học kết hợp. Ở nước ta hiện nay, việc áp dụng học tập trực tuyến diễn ra chưa phổ biến, cơ sở hạ tầng công nghệ được trang bị còn chưa đồng đều, nhiều trường học được trang bị phòng công nghệ thông tin hiện đại nhưng thường chỉ dành cho việc giảng dạy bộ môn tin học. Các môn khoa học cơ bản chưa kết nối chặt chẽ được với môn tin học để phát huy hết hiệu năng của phòng học công nghệ thông tin. Phương án học tập kết hợp có thể giúp nâng cao hiệu suất phòng học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nâng cao năng lực tự học của học sinh. Hơn thế nữa, phương án dạy học kết hợp chưa được giáo viên tìm hiểu cặn kẽ và sâu sắc, dễ bị nhầm lẫn với dạy học ảo (E-learning) hoặc lớp học đảo ngược (fliped learning) nên quá trình áp dụng còn rụt rè và chưa thể hiện được hết vai trò của nó trong quá trình dạy học. Việc học sinh Việt Nam sử dụng các thiết bị công nghệ sai mục đích đang là một vấn nạn lớn của cả xã hội. Phần lớn học sinh sử dụng các thiết bị công nghệ phục vụ việc chơi điện tử, nói chuyện phiếm hoặc lướt Facebook, Zalo,... làm lãng phí thời gian, ảnh hưởng tới sức khỏe và ảnh hưởng tới các năng lực học tập. Dạy học kết hợp giúp định hướng học sinh sử dụng công nghệ thông tin phục vụ cho quá trình học tập, sử dụng quỹ thời gian hiệu quả, cải thiện sức khỏe và hạn chế các “vấn nạn công nghệ” trong toàn xã hội. 2. NỘI DUNG Áp dụng dạy học kết hợp đối với môn Sinh học và Hóa học ở Trường Trung học Phổ thông Hà Nội Quá trình áp dụng dạy học kết hợp đối với môn Sinh học và Hóa học ở trường THPT Hà Nội thì các nội dung công việc cần làm bao gồm: - Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về dạy học kết hợp như: khái niệm, đặc trưng, phân loại, các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học kết hợp. 196
  8. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 HOẠT ĐỘNG 1: GẮN KẾT Hoạt động của giáo viên (GV) và học sinh (HS) Nội dung HS đã được giao nhiệm vụ xem tranh, đọc bài và Bài tập HS làm ở nhà: trả lời các câu hỏi ở nhà về “quả cầu phát sáng” (xem trên website). - GV: Yêu cầu một HS đọc lại bài trước lớp. Sau đó, yêu cầu học sinh nhận diện vị trí của nhân tế bào. GV tiếp tục hỏi: Em có biết những sợi phát sáng ở xung quanh nhân tế bào là gì không? - HS: Nghe một bạn đọc bài, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV: Nhấn mạnh với học sinh rằng các cấu trúc này không ai có thể nhìn thấy cho tới khi các nhà khoa học tìm ra cách nhuộm chúng bằng thuốc nhuộm. Sau đó, tiếp tục đặt câu hỏi: Tại sao thuốc Hình 2. Các cấu trúc trong tế bào phát sáng khi nhuộm lại có thể giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu nhìn dưới kính hiển vi. Theo sách interactive về các cấu trúc bên trong tế bào? science, Pearson. - HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi (Vì nếu không có Em hãy quan sát quả cầu và các cấu trúc phát sáng thuốc nhuộm thì các cấu trúc đó sẽ vô hình). khác ở xung quanh trong bức ảnh trên. Sau đó đọc nội dung dưới đây rồi trả lời câu hỏi. QUẢ CẦU PHÁT SÁNG “Bạn có biết tế bào trông sẽ như thế nào nếu nó phát sáng ở dưới kính hiển vi không? Hình ảnh trên cho thấy tế bào có thể được nhuộm màu bởi thuốc nhuộm làm cho các cấu trúc trong tế bào có thể dễ dàng được nhìn thấy rõ tế bào dưới kính hiển vi huỳnh quang, loại kính dùng ánh sáng mạnh kích hoạt thuốc nhuộm để cho chúng phát sáng. Trong hình, phần màu xanh là vị trí của nhân tế bào hay chính là trung tâm điều khiển của tế bào. Các sợi màu vàng là các cấu trúc hỗ trợ cho tế bào”. Câu hỏi 1: Vì sao thuốc nhuộm lại rất hữu dụng khi quan sát tế bào ở dưới kính hiển vi? (Thuốc nhuộm sẽ làm cho các cấu trúc trong tế bào có thể được nhìn thấy rõ). Câu hỏi 2: Nếu bạn có một chiếc kính hiển vi, bạn có thể nhìn thấy những vật nào? Vì sao? (Lông mi, hạt cát, móng tay...). HOẠT ĐỘNG 2: KHẢO SÁT Hoạt động của giáo viên (GV) và học sinh (HS) Nội dung - GV: Yêu cầu học sinh quan sát Hình 8.1. Cấu - Tế bào nhân thực có vật chất di truyền được bao trúc tổng thể của tế bào nhân thực. Viết câu trả bọc bởi hai lớp màng gọi là màng nhân. lời vào vở cho mỗi câu hỏi sau: - Tế bào có ba thành phần cơ bản: nhân tế bào, tế 1) Ghi lại những gì mà bạn thấy khi quan sát tế bào chất và màng sinh chất. bào bằng mắt thường. - Trong tế bào chất có chứa các cấu trúc (gọi là bào 2) Ghi lại những gì mà bạn thấy khi quan sát tế quan) như: mạng lưới nội chất, ribôxôm, ty thể, lạp bào bằng kính lúp. thể, bộ máy Gongi... 3) Ghi lại những gì mà bạn thấy khi quan sát tế - Tế bào thực vật và tế bào động vật có một số bào bào bằng kính hiển vi. quan khác nhau. 4) So sánh kích thước của nhân với các cấu trúc khác bên trong tế bào. - HS: Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi. - GV: Quan sát và hỗ trợ HS, nếu với HS có học 197
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ lực tốt có thể sử dụng thêm bài tập phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật: https://d3.violet.vn/uploads/previews/document/ 1/374/979/Te_bao_dong_vat_va_thuc_vat.swf Sau đó, GV tóm lược một số nội dung giới thiệu sơ bộ về tế bào nhân thực và các cấu trúc có trong tế bào nhân thực. HOẠT ĐỘNG 3: GIẢI THÍCH Hoạt động của giáo viên (GV) và học sinh (HS) Nội dung - GV: Dựa vào hoạt động 2, GV chiếu Hình 8.1 1. Nhân tế bào lên bảng, yêu cầu HS nhận diện nhân trong tế bào 1.1. Cấu tạo và các bộ phận trong nhân. - Nhân tế bào thường có hình cầu, đường kính - HS: Nhận diện nhân và các bộ phận trong nhân. khoảng 5m. - GV: Hỏi HS chức năng của nhân là gì? - Cấu tạo của nhân gồm: hai lớp màng (trên màng - HS: Trả lời câu hỏi. nhân có nhiều lỗ nhỏ), dịch nhân chứa chất nhiễm sắc và nhân con. 1.2. Chức năng - Nhân điều khiển mọi hoạt động sống trong tế bào. - Nhân là bào quan bảo quản và truyền thông tin di truyền. - GV: Yêu cầu HS đọc nội dung trong sách giáo 2. Lưới nội chất khoa trang 37 rồi hoàn thành bài tập ghép nối trên 2.1. Cấu tạo máy tính (câu hỏi trong phụ lục 1). - Lưới nội chất gồm các màng bên trong tế bào tạo - HS: Hoàn thành bài tập ghép nối. nên hệ thống các ống và xoang dẹp thông với nhau. - GV: Sửa chữa và nhấn mạnh các nội dung giúp - Lưới nội chất gồm lưới nội chất hạt (có gắn các học sinh nhận diện và phân tích mối liên quan ribôxôm) và lưới nội chất trơn (không gắn các giữa cấu tạo và chức năng của từng bào quan. ribôxôm). 2.2. Chức năng - Lưới nội chất hạt: tổng hợp prôtêin tiết ra ngoài tế bào và các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào. - Lưới nội chất trơn: chứa nhiều enzim tham gia tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể. 3. Ribôxôm 3.1. Cấu tạo - Ribôxôm không có màng bao bọc. - Ribôxôm cấu tạo từ rARN và prôtêin. 3.2. Chức năng Ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin của tế bào. 4. Bộ máy Gongi 4.1. Cấu tạo Bộ máy Gongi là một chồng túi dẹp xếp cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia. 4.2. Chức năng Bộ máy Gongi làm nhiệm vụ thu nhận, đóng gói và phân phối các sản phẩm trong tế bào. HOẠT ĐỘNG 4: ÁP DỤNG Hoạt động của giáo viên (GV) và học sinh (HS) Nội dung - GV: Ra bài tập cho HS trên màn hình máy chiếu Bài tập 1 [3, tr37]: hoặc HS có thể đọc trong sách giáo khoa (trang 37 Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân tế bào và 38). trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân của tế bào - HS: Hoàn thành bài tập. sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí 198
  10. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 nghiệm, ông đã nhận được các con ếch từ các tế bào đã được chuyển nhân. Bạn hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này có thể chứng minh được điều gì về nhân tế bào? Bài tập 2 [3, tr38]: Dựa vào hình 8.2, hãy cho biết những bộ phận nào của tế bào tham gia vào việc vận chuyển một prôtêin ra khỏi tế bào? HOẠT ĐỘNG 5: ĐÁNH GIÁ Hoạt động của giáo viên (GV) và học sinh (HS) Nội dung - GV: Yêu cầu HS tham gia trò chơi giải ô chữ trên màn hình trình chiếu (các câu hỏi trong phụ lục 2). - HS: Tham gia trò chơi giải ô chữ. - Phân tích tình hình thực tiễn dạy học kết hợp trên thế giới và ở Việt Nam. So sánh những thuận lợi và khó khẳn khi áp dụng phương án dạy học kết hợp ở trong nước, đặc biệt ở thủ đô Hà Nội và trên thế giới. - Điều tra thực trạng vận dụng dạy học kết hợp tại các trường THPT Hà Nội, và các yêu cầu xã hội học (yếu tố con người: giáo viên, học sinh, phụ huynh; cơ sở vật chất) cần thiết/ thuận lợi cho việc áp dụng dạy học kết hợp tại các trường THPT Hà Nội. - Dựa trên kết quả điều tra thực trạng vận dụng dạy học kết hợp và các yếu tố thuận lợi để áp dụng phương án dạy học kết hợp, đề xuất phương án dạy học kết hợp cho hai môn Sinh học và Hóa học THPT. Đề xuất một số nền tảng trực tuyến hỗ trợ quản lý lớp học và một số chương trình/phần mềm cần thiết sử dụng trong dạy học kết hợp. Thiết kế thử nghiệm 4 kịch bản dạy học theo kết hợp cho hai môn Sinh học và Hóa học. - Thử nghiệm dạy học kết hợp theo 4 kịch bản đã thiết kế. Đánh giá quá trình dạy học thử nghiệm dạy học kết hợp (đánh giá trên lớp, đánh giá qua mạng internet). - Tổng kết về tính khả thi của việc áp dụng dạy học kết hợp trong dạy học tại các trường THPT Hà Nội. Đề xuất các điều kiện cần thiết để triển khai dạy học kết hợp tại Hà Nội. Ví dụ về một kịch bản dạy học kết hợp: Bài 8. Tế bào nhân thực (ban cơ bản) PHỤ LỤC 1. PHIẾU HỌC TẬP Bạn hãy nối các từ hoặc cụm nói về các cấu trúc ở cột A sao cho phù hợp với các mô tả về cấu tạo ở cột B và các mô tả về chức năng ở cột C (thời gian hoàn thành là 5 phút). Cột A Cột B Cột C I. Lưới nội chất a. gồm rARN và prôtêin 1. Tổng hợp prôtêin trong tế bào trơn b. xoang dẹp, có gắn với 2. Thu thập, bao gối và phân phối sản phẩm II. Lưới nội chất hạt các ribôxôm 3. Tổng hợp prôtêin tiết ra ngoài tế bào và cấu tạo III. Ribôxôm c. chồng túi dẹp xếp cạnh nên màng tế bào IV. Bộ máy Gongi nhau 4. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy d. xoang hình ống, không các chất độc hại. gắn với các ribôxôm (Đáp án: I - d - 4; II - b - 3; III - a - 1; IV - c - 2) 199
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ PHỤ LỤC 2: TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ Ô chữ hàng ngang 1. Đây là bào quan giúp tế bào thu thập, bao gói và phân phối sản phẩm. 4. Đây là hệ thống các xoang hình ống, giúp tế bào tổng hợp lipit và chuyển hóa đường. 7. Đây là bộ phận nằm trong nhân tế bào được cấu tạo từ rARN và prôtêin. 8. Đây là bào quan giúp tế bào tổng hợp prôtêin trong tế bào. 9. Đây là bào quan điều khiển mọi hoạt động sống trong tế bào. 10. Đây là hệ thống các xoang dẹp, giúp tế bào tổng hợp prôtêin. Ô chữ hàng dọc 2. Đây là hệ thống bao bọc quanh tế bào giúp tế bào kiểm soát các chất đi vào và đi ra. 3. Phần ngoài cùng của nhân, có các lỗ cho các chất đi qua. 5. Đây là hệ thống keo có tính chất bán lỏng, nơi chứa và liên kết giữa các bào quan. 6. Phần nằm trong nhân tế bào, có chứa chất nhiễm sắc và nhân con. Đáp án: 1. Bộ máy Gongi 6. Dịch nhân 2. Màng sinh chất 7. Nhân con 3. Màng nhân 8. Ribôxôm 4. Lưới nội chất trơn 9. Nhân 5. Tế bào chất 10. Lưới nội chất hạt 200
  12. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 3. KẾT LUẬN Có thể khẳng định được dạy học kết hợp hoàn toàn không phải là sự bổ sung “cơ học” bù đắp cho các nhược điểm của dạy học trực tuyến hay dạy học giáp mặt truyền thống. Trái lại, dạy học kết hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc cá nhân hóa và cá thể hóa người học: chương trình linh hoạt, dễ cập nhật, dễ điều chỉnh, đáp ứng tối đa nhu cầu và phong cách học tập của người học; nội dung và công cụ triển khai phong phú, đa định dạng; cơ hội giao tiếp và chia sẻ xã hội được mở rộng,... Hai môn Sinh học và Hóa học yêu cầu nguồn tài liệu trực quan sinh động, các thí nghiệm ảo và rất các phần mềm tiện ích. Dạy học kết hợp sẽ có thể đáp ứng được các yêu cầu đó, giúp cho quá trình khám phá thể giới tự nhiên vẫn giàu cảm xúc mà lại dễ dàng và thuận lợi hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996). Lý luận dạy học Sinh học, NXB Giáo dục. [2] PhạmVũ Quốc Bình (2008). Một số nội dung quản lý nhà nước cần nghiên cứu khi áp dụng đào tạo qua mạng trong lĩnh vực dạy nghề, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 37. [3] Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Trịnh Văn Lập (chủ biên), Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Tỵ (2006). Sinh học 10, NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2014). Sinh học 11, NXB Giáo dục. [5] Nguyễn Thành Đạt, Phạm Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2014). Sinh học 12, NXB Giáo dục. [6] Trịnh Thanh Hải (2006). Ứng dụng CNTT & TT vào dạy học hình học lớp 7 theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [7] Nguyễn Văn Hiền (2009). Hình thành cho sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức bài dạy sinh học, luận án tiến sĩ chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học sinh học, ĐHSP Hà Nội. [8] Nguyễn Văn Hiền (2008). Tổ chức "Học tập hỗn hợp", biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT cho sinh viên trong dạy học sinh học, Tạp chí Giáo dục, số 192, tr. 34 - 44. [9] Đặng Vũ Hoạt chủ biên (2006). Lý luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [10] Nguyễn Văn Hộ (2002). Lý luận dạy học, NXB Giáo dục. [11] Trần Khánh (2007). Tổng quan về ứng dụng CNTT & TT trong giáo dục, Tạp chí Giáo dục, số 161, tr. 14 - 15. [12] Nguyễn Danh Nam (2007). Các mức độ ứng dụng E - learning ở trường ĐHSP, Tạp chí Giáo dục, số 175. [13] Nguyễn Danh Nam (2009). Một số nguyên tắc thiết kế nội dung cho E – learning, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số 2. [14] Phạm Thị Thanh Nhàn (2009). Vận dụng phương pháp dạy học phức hợp để thiết kế bài lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy học những nội dung mới trong chương trình Hóa học 12, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. [15] Quách Tuấn Ngọc (2003). Đổi mới giáo dục bằng CNTT & TT, Hội thảo CNTT & TT trong giáo dục, Hà Nội. [16] Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên (2005). Giáo trình giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm. [17] Hoàng Phê (1993). Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. [18] Nguyễn Duy Phương, Dương Trần Đức, Đào Quang Chiểu, Phạm Thị Huế, Nguyễn Thị Ngọc Hân (2003). Bài giảng nhập môn Internet và E – learning, Chương trình đào tạo từ xa, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. [19] Ngô Quang Sơn (2009). Xây dựng website trong dạy học, Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 42, tr. 27 - 29. 201
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ [20] Lê Xuân Trọng, Nguyễn Xuân Trường, Trần Quốc Đắc, Đoàn Việt Nga, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Đoàn Thanh Tường (2014). Hóa học 10, nâng cao, NXB Giáo dục. [21] Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2014). Hóa học 11, nâng cao, NXB Giáo dục. [22] Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng (2014). Hóa học 12, nâng cao, NXB Giáo dục. [23] Trần Trung (2008). Nghiên cứu ứng dụng E - learning trong dạy học ở trường dự bị đại học dân tộc, Tạp chí Giáo dục, số 200, tr. 29 - 32. [24] Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng (2014). Hóa học 10, NXB Giáo dục. [25] Nguyễn Xuân Trường, Lê Mậu Quyền, Phạm Văn Hoan, Lê Chí Kiên (2014). Hóa học 11, NXB Giáo dục. [26] Nguyễn Xuân Trường, Phạm Văn Hoan, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Nguyễn Phú Tuấn (2014). Hóa học 12, NXB Giáo dục. [27] Thái Duy Tuyên (1998). Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục. [28] Phan Thị Mộng Tuyền (2009). Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần hóa hữu cơ lớp 11 - chương trình cơ bản, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. [29] Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên), Vũ Đức Lưu (Chủ biên), Nguyễn Như Hiền, Ngô Văn Hưng, Nguyễn Đình Quyến, Trần Quý Thắng (2007). Sinh học 10, nâng cao, NXB Giáo dục. [30] Vũ Văn Vụ, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Như Hiền, Trần Văn Kiên, Nguyễn Duy Minh, Nguyễn Quang Vinh (2013). Sinh học 11, nâng cao, NXB Giáo dục. [31] Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu, Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ Trung Tạng (2013). Sinh học 12 nâng cao, NXB Giáo dục. [32] Nguyễn Hữu Vui, Nguyễn Ngọc Long (đồng chủ biên) và tập thể tác giả (2002). Giáo trình Triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [33] Quyết định số 112/2005/QĐ - TTg ngày 18/05/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn 2005 - 2010". [34] Bonk, C. J., Graham, C. R. (Eds.). (in press). Handbook of blended learning: Global Perspectives, local designs, chapter 11, San Francisco, CA: Pfeiffer Publishing. [35] Harvey, S., (2003). Building effective blended learning program, Issue of Educational Technology, 43, 6, pp. 51 - 54. [36] Thornburg, D., (2000). “Technology in K-12 Education: Envisioning a New Future”, available from http://www.air-dc.org/forum/abthornburg.htm. [37] Victoria L. T., (2000). ICT in Education, http://www.apdip.net/publications/iespprimers/eprimer-edu.pdf. [38] Singh, H. (2003). Building Effective Blended Learning Programs. Issue of Educational Technology, Volume 43, Number 6, Pages 51-54. [39] Trapp, S. (2006). Blended Learning Concepts – a Short Overview. EC-TEL 2006 Workshops Proceedings, ISSN 1613-0073, p. 28-35, 2006. [40] Matukhin, D., Zhitkova, E., (2015). Implementing Blended Learning Technology in Higher Professional Education, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 206, 183-188. [41] Yapici, I. U., Akbayin, H., (2012). The effect of Blended learning model on high school students’ biologi achievement and on their attitudes towards the internet, The Turkish Online Journal of Educational Technology, volume 11 Issue 2. [42] Mozelius, P., Hettiarachchi, E., (2017). Critical factors for implementing Blended learning in higher education, ICTE Joural, 6(2), pp. 37-51. [43] Tủ sách Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (1971). Giáo trình Giáo dục học. 202
  14. BÁO CÁO KHOA HỌC HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 1 Title: BLENDED LEARNING CAN BE IMPLEMENTED SUCCESSFULY IN TEACHING BIOLOGY AND CHEMISTRY IN HANOI HIGH SCHOOLS Abstract: Developing learning competencies for learners has been a hot topic in recent discourse. The learning competencies consits of three components namely knowledge, skill, and attitude. How teaching process helps to achive all three components is a fundamental question which need to be answered. Blended learning is highly likely a optimal sulotion in order to achive all three expected components. Blended learning allows the intergration of information technology and face - to - face interaction to maximize the learning process which develop leaners’ knowledge and emotion. Chemistry and Biology are practical subjects which require emperical evidences through experiments, simulation, and computational models analysis. These requirements may be solve with the helps of Blended learning. An overview of how Blended learning can be used in teaching Chemistry and Biology will be presented in this article. Keywords: Blended learning, e-learning, face-to-face. 203
nguon tai.lieu . vn