Xem mẫu

  1. Dây Chuyền Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Nhóm người yêu rác của Cty Trách nhiệm Hữu hạn Thủy Lực - Máy ứng dụng (Hà Nội) đã thiết kế thành công dây chuyền xử lý rác sinh hoạt CDW đưa vào thực tiễn. Rác mới thực sự trở thành tài nguyên quý giá đối với họ… Khi rác được thu gom chuyển về trạm xử lý, rác được phân loại đưa vào dây chuyền lò ủ trong nhiệt độ cao đủ để nóng chảy kim loại (khoảng 1.000 độ C). Sau đó chuyển sang hệ thống máy liên hoàn phân loại chất thải rắn (thành nguyên liệu có thể tái chế tùy theo chất liệu) và mùn hữu cơ sạch (nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh). Khí thải độc hại của rác được khử lọc qua hệ thống nước, khi xả ra khói trở nên vô hại đối với môi trường. Công nghệ CDW (Compact Device for Waste processing) có thể biến hàng nghìn tấn rác thành những túi phân vi sinh nhỏ gọn. Tính ưu việt của hệ thống xử lý rác hiệu quả cao nhưng phần diện tích mặt
  2. bằng dành cho dây chuyền không nhiều, tùy theo nhu cầu địa phương có số lượng rác lớn hay nhỏ (20 tấn rác trong ngày chỉ cần 300m2 mặt bằng và khoảng 20 - 30 công nhân cho việc thu gom, vận hành dây chuyền). So với dây chuyền xử lý rác Seraphin trước đó, công nghệ xử lý rác CDW linh hoạt trong việc di chuyển, nâng, hạ tần suất dễ dàng mà không ảnh hưởng đến tiến độ xử lý rác. Tiền đầu tư cho hệ thống xử lý rác CDW rất linh hoạt, từ 3 - 5 tỷ đồng cho trạm công suất 20 tấn một ngày. Hiệu quả của hệ thống xử lý rác thải CDW giải quyết được triệt để vấn đề môi trường. Và quan trong hơn nó tạo được tính định hướng trong việc thu gom rác thải và dần xã hội hóa trong xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Việc thu gom và xử lý là một quy trình khép kín. Thị trấn Đồng Văn - Hà Nam là một trong những địa phương đang áp dụng rất hiệu quả dây chuyền xử lý rác thải CDW. Để có đủ rác cho hệ thống xử lý trong thời gian từ 2- 4 tiếng (tương đương năm tấn rác thải) các tổ đội thu gom rác của thị trấn Đồng Văn phải mua rác của khu vực lân cận.
  3. Công nhân được hưởng sản phẩm từ rác sau khi được xử lý nên khuyến khích được nhân công lao động và giải quyết được khá tốt vấn đề ô nhiễm môi trường. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, những công nhân trực tiếp thu gom rác ở khu dân cư là người hướng dẫn cho dân phân loại rác thải trước khi được thu gom. Giữa dân và tổ đội xử lý rác có cam kết về bảo vệ môi trường. Nếu không thực hiện đúng phải chi trả khoản chi phí xử lý cho người thu gom. Ví dụ công nhân môi trường chỉ có nhiệm vụ xử lý rác thải. Còn chất thải rắn như vật liệu xây dựng, dân phải tự xử lý theo đúng luật môi trường. Nếu để công nhân môi trường xử lý, người đó phải trả thêm chi phí. Như vậy sẽ dần hình thành thói quen giữ gìn môi trường. Ngược lại, đối với những công nhân thu gom rác, nếu không đủ số lượng buộc họ phải đi tìm rác. Từ những yếu tố này nét văn minh về rác được ra đời và dần thay đổi thói
  4. quen xả rác cả dân cũng như những người thu gom rác. Một cuộc thực địa tại dây chuyền xử lý rác thải CDW ở thị trấn Đồng Văn, thật bất ngờ, khi những xe rác được cẩu lên máy sàng lọc chỉ trong khoảng 10 phút rác được lọc ra thành nhiều loại khác nhau như đất, đá, kim loại, cao su. Những sản phẩm này được băng chuyền đưa vào lò đốt và phân loại ra chất thải rắn và mùn hữu cơ sạch. Cách đây chưa lâu nhóm những người yêu rác gồm Nguyễn Gia Long, Giám đốc Cty TNHH Thủy Lực - Máy, Hoàng Tiến Lực, và Phạm Hiền nhận thấy đứa con cả của mình có nhiều khiếm khuyết. Công nghệ Seraphin được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học & Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế năm 2004, qua thẩm định và vận hành tại Nhà máy Xử lý Rác TP. Huế (công suất 100 tấn/ngày); Nhà máy Xử lý Rác TP. Vinh (150 tấn/ngày)… Tuy nhiên, thế mạnh công suất lớn của hệ thống xử lý rác Seraphin cũng có điểm yếu của nó. Ông Long cho biết: “Dây chuyền này vẫn chưa khắc phục được hết những hậu quả của rác như nước, mùi hôi thối và đầu tư lớn tới vài chục tỷ đồng. Công nghệ CDW ra đời khắc phục được tất cả khiếm khuyết ấy. Để hoàn chỉnh dây chuyền CDW,
  5. chúng tôi được các giáo sư nghiên cứu về môi trường cùng các cộng sự phải mất nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu”. Công nghệ xử lý rác CDW được Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội thẩm định đánh giá tốt. Dây chuyền này được ký hợp đồng triển khai tại Sơn Tây - Hà Tây và Tam Đảo - Vĩnh Phúc. Cty đã liên kết với trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đại học Bách Khoa rút kinh nghiệm từ thực tiễn áp dụng cho công việc nghiên cứu giảng dạy ở những khoa chuyên ngành.
nguon tai.lieu . vn