Xem mẫu

  1. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MƯA VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH CÀ MAU Phạm Thị Bích Thục, Trƣơng Văn Hiếu Viện Địa lý TP. Hồ Chí Minh - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Số 1 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. HCM Email: ptbthuc@hcmig.vast.vn TÓM TẮT Tỉnh Cà Mau là một tỉnh khó khăn về nguồn nước ngọt do xâm nhập mặn, dự án tiếp ngọt từ hệ thống kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp không đủ khả năng dẫn nước ngọt về cũng như sự suy giảm về nguồn nước ngầm làm cho nguồn nước mưa ở tỉnh Cà Mau đã được người dân quan tâm khai thác đưa vào phục vụ sản xuất rất đa dạng và hiệu quả. Do vậy nước mưa thật sự là tài nguyên quý giá và dồi dào ở tỉnh Cà Mau và chúng được tái tạo theo chu kỳ năm nên tài nguyên này cần được quan tâm phân tích đánh giá để có thể sử dụng hữu hiệu hơn, khắc phục các hạn chế trong sản xuất và phục vụ cấp nước sinh hoạt trong tình hình tài nguyên nước gặp nhiều khó khăn, hạn chế hiện nay trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của bài báo là tìm hiểu và nắm bắt được chế độ mưa cũng như tình hình thực tiễn sử dụng nguồn tài nguyên nước mưa ở tỉnh Cà Mau. Đặc điểm mưa, cơ cấu mùa vụ sản xuất đã sử dụng nước mưa và các mặt hạn chế đối với cơ cầu mùa vụ này được nghiên cứu; trên cơ sở đó đề xuất nâng khả năng cao sử dụng về tài nguyên nước mưa. Từ khóa: Phân bố mưa, ảnh hưởng của mưa, mô hình sản xuất. 1. MỞ ĐẦU Tỉnh Cà Mau là một tỉnh cuối ở Nam Bộ nên cũng là bộ phận trong vùng nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm mưa của khu vực nhiệt đới gió mùa Nam Bộ là có 2 mùa mưa khô: Mùa khô (ứng với hướng gió đông-bắc) Mùa mưa (ứng với hướng gió tây-nam) và mùa mưa đến sớm hay muộn phụ thuộc vào hình thế thời tiết xuất hiện trong năm (theo thời gian) và thường không đồng đều trên địa bàn khu vực Nam Bộ (không gian) được thể hiện như sau. - Thời gian bắt đầu mùa mưa phụ thuộc vào sự xuất hiện của hoàn lưu gió mùa tây nam (tháng 5 đến tháng 10) kết hợp với các xoáy thuận nhiệt đới (bão, áp thấp nhiệt đới) hoạt động trên Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Thời gian chấm dứt mùa mưa thường khi có sự xuất hiện của hoàn lưu gió mùa đông bắc (tháng 11 đến tháng 3 năm sau) - Tổng quan sự phân mùa mưa - khô ở tỉnh Cà Mau cũng tuân theo quy luật ở Nam Bộ như sau: Mùa khô từ tháng 12 - tháng 4 năm sau (tuy nhiên một số khu vực trong tỉnh vẫn còn mưa vào tuần đầu tháng 12); Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11 (một số vùng trong tỉnh có thể bắt đầu mưa từ cuối tháng 4), có lượng mưa trung bình từ 1700 mm đến gần 2400 mm cao hơn so với các khu vực khác ở Bán đảo Cà Mau. - Xét theo không gian và lượng mưa ngày của các năm được so sánh thì sự lớn hơn này là do mưa đến Cà Mau sớm hơn và chấm dứt muộn hơn các nơi khác. 538
  2. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 - Lượng mưa mùa mưa chiếm từ 87,7-93,1 % cả năm. Trong năm, có 2 khoảng thời gian giao mùa: Thời gian giao mùa của khô - mưa là các tháng 4 và 5; Thời gian giao mùa của mưa-khô là các tháng 11, 12. - Trong thời kỳ 26 năm vừa qua từ 1990-2015, có những năm có ngày bắt đầu mùa mưa rất muộn vào các năm 1998, 2005, 2010, 2015 hoặc rất sớm vào các năm 1999, 2008 nhưng các năm khác phần lớn trùng vào thời kỳ mưa - khô trong năm như nêu ở trên. - Tác động của biến đổi khí hậu cũng như của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa có tác động là làm thay đổi lớp không khí đối lưu bề mặt từ đó dẫn đến lượng mưa cũng có những thay đổi nhất định, nhất là về không gian. Do vậy bài báo này sẽ đánh giá khai quát đặc điểm mưa tỉnh Cà Mau và tình hình sử dụng nước dựa trên đặc điểm mưa của tỉnh. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu Số liệu bốc hơi bình quân tháng, số liệu mưa theo ngày, của các trạm mưa thuộc tỉnh Cà mau và các vùng phụ cận thời kỳ (1990-2015) do đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cấp. Dữ liệu mô hình sản xuất do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau cấp. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp trung bình số học xác định lượng mưa năm, tháng bình quân của các trạm. - Phương pháp điều tra thực địa, tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau. - Phương pháp GIS xây dựng các bản đồ phân bố mưa theo thời gian. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mƣa năm Lượng mưa năm bình quân ở tỉnh Cà Mau khá cao ở khu vực Nam Bộ là hơn 1700 mm đến gần 2400 mm. Kết quả ở bảng 1 và các Hình 1.a, b (phân bố mưa năm bình quân và ứng với tần suất 75 % của các trạm) cho thấy không có sự phân hóa lớn theo không gian trên địa bàn tỉnh. Lượng mưa biến thiên theo sự giảm dần từ Biển Tây sang Biển Đông và từ ngoài biển vào trong nội địa; các biểu đồ về lượng mưa tháng bình quân ở Hình 1.3.a, b, c cho thấy điều này. Bảng 1. Thống kê lượng mưa bình quân tháng, năm (mm) các trạm - tỉnh Cà Mau. Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Mùa Tỷ Tổng Trạm mưa trọng Cà Mau 26 17 31 106 226 334 348 331 355 358 209 59 2399 2160 90,0 % Năm Căn 13 7 27 73 214 305 355 315 370 423 205 74 2381 2186 91,8 % Sông Đốc 16 17 32 80 229 332 356 310 360 350 200 60 2342 2138 91,3 % Cái Nước 18 7 25 67 204 296 329 316 343 339 170 58 2173 1997 91,9 % Đầm Dơi 53 8 7 10 57 183 250 310 266 293 320 158 1914 1679 87,7 % 3.2. Mƣa tháng Trên địa bàn tỉnh Cà Mau lượng mưa các tháng của mùa mưa phân bố khá đều và ổn định từ 171- 394 mm/tháng (biểu đồ hình 2.a, b, c), riêng tại trạm Đầm Dơi do mưa đến muộn nên bình quân tháng của tháng 5 chỉ còn 57 mm. Riêng tháng 5 và tháng 11 là thời gian chuyển mùa, hình 3.a, b thể hiện sự phân bố của lượng mưa tháng 5 và tháng 11, đồng thời biểu thị tác động phát triển hay suy giảm dần của 539
  3. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 hoàn lưu gió mùa tây nam trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Chính sự biến động này của mưa có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nhất là trồng lúa (cây trồng truyền thống của bà con ở tỉnh). 3.3. Mƣa tuần Lượng mưa tuần của các trạm thể hiện trong các hình 4.a, b là các đặc trưng của lượng mưa tuần ở các trạm trên địa bàn tỉnh. - Kết quả thống kê lượng mưa tuần không được ổn định với sự xuất hiện của lượng mưa lớn nhất khá cao và có những tuần không mưa trong mùa mưa do tính không ổn định của hoàn lưu. - Về thời gian: Sự xuất hiện của những tuần không mưa hay có lượng mưa thấp (< 30 mm) đã có ảnh hưởng lớn đến tình hình canh tác khu vực được bố trí sản xuất sử dụng nước ngọt. - Về không gian: Sự xuất hiện đồng thời của những tuần không mưa hay có lượng mưa thấp (< 30 mm) cùng nhiều trạm trong mùa mưa cũng ít xảy ra và thường xảy ra trong các năm hạn ở một số trạm (vùng cục bộ) tham khảo Bảng 2. Hạn trong mùa mƣa Trong mùa mưa, do phụ thuộc vào đặc điểm và sự phát triển hay suy giảm của gió mùa mà có sự xuất hiện các tuần không mưa ảnh hưởng lớn đến sản xuất nên bà con thường gọi là hạn Bà Chằn. Sự xuất hiện 2 tuần liên tiếp (20 ngày liên tục) không mưa hay có lượng mưa thấp xảy ra rất hiếm (Bảng 3) và điều này hay xảy ra với các năm hạn lớn như 1998 và 2015. 3.4. Mƣa ngày Đặc điểm phân bố mưa ngày thể hiện qua các đặc trưng như số ngày mưa, lượng mưa ngày qua các cấp lượng mưa và cao nhất ngày. - Số ngày mƣa Các kết quả thống kê cho thấy số ngày có mưa của các trạm là rất cao trong mùa mưa bình quân hàng năm có 165 ngày có mưa. Số ngày mưa có lượng mưa xuất hiện ≥ trên 10 mm/ngày (lượng mưa có khả năng sử dụng) là khá cao và phân bố đều cho các tháng (Bảng 4 trình bày số ngày có mưa cho mỗi trạm) và số ngày mưa có lượng mưa xuất hiện trên 10 mm/ngày bình quân trên 7 đến 11 trận/tháng cả năm có 63 đến 71 ngày mưa. Có thể thấy với sự phân bố số ngày mưa trong năm là thuận lợi lớn trong công tác thu trữ nước. Hình 1.a. Phân bố mưa bình quân nhiều năm. Hình 1.b. Phân bố mưa năm tần suất 75 %. 540
  4. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 IẾN TRÌNH MƯA THÁNG CÁC TRẠM THEO HƯỚNG Đ NG ẮC - TỈNH CÀ MAU IẾN TRÌNH MƯA THÁNG CÁC TRẠM VEN Ờ IỂN TÂY - TỈNH CÀ MAU IẾN TRÌNH MƯA THÁNG CÁC TRẠM HƯỚNG VEN Ờ IỂN Đ NG - TỈNH CÀ MAU 450 Mưa (mm) 450 Mưa (mm) 450 Mưa (mm) 400 400 400 350 350 350 300 300 300 250 Cà Mau 250 Năm Căn 250 Năm Căn 200 Năm Căn 200 Sông Đốc 200 Cái Nước Vị Thanh Cái Nước Bạc Liêu 150 150 150 Rạch Giá Gành Hào 100 100 100 50 50 50 0 0 0 I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tháng Hình 2.a. Lượng mưa tháng Hình 2.b. Lượng mưa tháng các Hình 2.c. Lượng mưa tháng các hướng đông bắc - Cà Mau. trạm ven Biển Tây - Cà Mau. trạm ven Biển Đông - Cà Mau. Hình 3.b. Lượng mưa bình quân tháng 11. Hình 3.a. Lượng mưa bình quân tháng 5. Hình 4.a. Biểu đồ mưa tuần Max, Min, TB Hình 4.b. Biến trình mưa tuần Max, Min, TB 541
  5. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Bảng 2. Lượng mưa tuần (mm) năm 1998, 2005, 2015 các trạm trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Bảng 3. Số ngày có lượng mưa ≥ 10 mm tại các trạm ở tỉnh Cà mau. Trạm/ tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CN Cà Mau 1 1 1 3 7 10 11 10 11 11 6 2 71 Gành Hào 0 0 1 3 7 9 9 10 8 8 3 1 59 Năm Căn 0 0 1 3 7 11 10 10 9 10 4 2 68 Đầm Dơi 0 0 1 3 7 9 9 10 9 10 4 1 63 - Lƣợng mƣa ngày Lượng mưa ngày có tính biến động lớn theo không gian và thời gian thể hiện ở đặc điểm mưa rãi rác một vài nơi, với tâm mưa thay đổi theo từng trận mưa. Tại mỗi trạm tính phân bố lượng mưa lớn nhất ngày thường xuất hiện vào buổi chiều từ 13 h đến 19 h hằng ngày với cường độ mưa khá cao. Qua kết quả xử lý số liệu, dữ liệu ở bảng 4 cho thấy sự xuất hiện của các ngày mưa trên 40 mm là từ 11 đến 16 ngày trong năm tại các trạm. Lượng mưa ngày cao nhất trong chuổi thực đo tại các trạm có thể từ 170 mm đến 246,4 mm ngày. Chính sự xuất hiện của các trận mưa cường độ cao này rất dễ gây ra ngập úng. Tài liệu thống kê cũng cho thấy nhóm ngày mưa liên tục thường xuất hiện là nhóm 3 ngày hay 5 ngày mưa liên tục. Điều này làm gia tăng thêm tình hình ngập úng nhất là các vùng nằm sâu trong nội đồng. Bảng 4. Số ngày theo các cấp mưa và lớn nhất ngày tại các trạm ở tỉnh Cà Mau. Trạm/ Cấp lượng mưa X ≥ 10 mm X ≥ 40 mm X ≥ 60 mm X Maxngày mm Cà Mau 71 15 5 189,2 Gành Hào 59 11 4 224,6 Năm Căn 68 16 7 246,4 Đầm Dơi 63 12 4 170,0 3.5. Thời kỳ bắt đầu và kết thúc mùa mƣa Cơ sở đánh giá thời kỳ bắt đầu và kết thúc mùa mưa là xem xét cân bằng giữa lượng mưa tuần (10 ngày) và bốc hơi tiềm năng bình quân. Sự bắt đầu và kết thúc mùa mưa được chọn khi lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi tiềm năng. Kết quả ở các trạm (hình 5a, b và các biểu đồ ở hình 6.a, b, c) cho thấy: 542
  6. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 (i) Mùa mưa đến sớm phía bắc và ven Biển Tây từ tuần đầu của tháng 5 hằng năm (có vùng từ tuần cuối của tháng 4 đã có mưa). Ở phía tây nam của tỉnh khu vực Đầm Dơi xuất hiện mưa muộn nhất đến cuối tháng 5 sang tuần đầu tháng 6 mới có mưa ổn định; (ii) Mưa kết thúc sớm ở ven bờ Biển Đông ở tuần 2 tháng 11 (từ 10-20 tháng 11) và muộn hơn ở ven bờ Biển Tây (tuần đầu tháng 12) và phía bắc (tuần 3 tháng 11) của tỉnh. Với thời gian mưa khá dài hơn các nơi khác ở ĐBSCL là một thuận lợi cho việc sử dụng nước mưa. Hình 5.a. Thời kỳ bắt đầu mùa mưa. Hình 5.b. Thời kỳ kết thúc mùa mưa. BIẾN TRÌNH LƢỢNG MƢA & BỐC HƠI TUẦN BÌNH QU N, MA , MIN TRẠM CÀ MAU - TỈNH CÀ MAU THỜI KỲ 1990 - 2015 BIẾN TRÌNH LƢỢNG MƢA VÀ BỐC HƠI TUẦN BÌNH QU N TRẠM N M C N - TỈNH CÀ MAU BIẾN TRÌNH LƢỢNG MƢA & BỐC HƠI TUẦN BÌNH QU N TRẠM CÁI NƢỚC - TỈNH CÀ MAU 140 Lượng mưa, Bốc hơi (mm) Lượng mưa, Bhơi THỜI KỲ 1990 - 2015 THỜI KỲ 1990 - 2015 140.0 Lượng mưa, Bốc hơi (mm) 160.0 mm 120 140.0 120.0 100 120.0 100.0 100.0 80 80.0 80.0 60 60.0 60.0 40 40.0 40.0 20.0 20 20.0 0.0 0 1 1 1 2 2 2 3 3 3 4 4 4 5 5 5 6 6 6 7 7 7 8 8 8 9 9 T1T 9 10 10 10 T2T 1 T3T 1 T1T 1 T2T 2 T3T 2 12 0.0 T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T 1 1 1 1 1 T2T T3T T1T 1 1 1 2 2 2 3 3 3 4 4 4 5 5 5 6 6 6 7 7 7 8 8 8 9 9 9 10 10 10 11 11 11 12 12 12 1 1 1 2 2 2 3 3 3 4 4 4 5 5 5 6 6 6 7 7 7 8 8 8 9 9 9 10 10 10 11 11 11 12 12 12 T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T T1T T2T T3T TB Bhoi Tuần (10 ngày) TB Bhoi Tuần (10 ngày) TB Bhoi Tuần (10 ngày) Hình 6a. Biến trình mưa Hình 6b. Biến trình mưa Hình 6c. Biến trình mưa bốc hơi trạm Cà Mau. bốc hơi trạm Năm Căn. bốc hơi trạm Cái Nước. 3.6. Chất lƣợng nƣớc mƣa Để đánh giá chất lượng nước mưa trong sử dụng số liệu phân tích chất lượng nước mưa của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Cà Mau trong các trận mưa năm 2013 [1]. Kết quả phân tích trình bày trong bảng 5, của 15 vị trí thu thập mẫu, phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh. Cần lưu ý, chất lượng nước mưa thường xấu hơn ở các trận mưa đầu mùa, nhưng tại Cà Mau chất lượng nước mưa đầu mùa mưa vẫn rất tốt. Nhìn chung chất lượng nước mưa ở Cà Mau tốt, có thể sử dụng vào mục đích sản xuất cũng như sinh hoạt. 543
  7. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Bảng 5. Kết quả phân tích nước mưa đợt đo 15-25/5/2013. Thông Kết quả Đơn STT số phân vị M01 M-02 M-03 M-04 M-05 M-06 M-07 M-08 M-09 M-10 M-11 M-12 M-13 M-14 M-15 tích 1 pH - 8,02 7,82 7,75 7,11 7,34 7,88 8,27 7,87 8,02 7,99 7,58 8,26 8,45 8,18 7,95 2 EC µS/cm 30,1 26,2 24,5 30,1 23,3 23,7 45,3 38,0 22,5 13,0 35,8 23,1 23,2 26,6 13,3 3 Ca mg/l 0,78 0,88 0,84 1,08 0,44 0,74 1,12 0,65 1,74 0,96 0,70 0,65 0,57 1,62 0,68 4 Mg mg/l 0,52 0,36 0,43 0,54 0,21 0,18 0,24 0,22 0,57 0,43 0,11 1,17 0,72 0,36 0,48 5 Na mg/l 1,42 1,25 1,11 1,25 1,07 0,92 1,21 1,42 1,08 0,81 1,01 1,22 0,84 1,53 0,97 6 K mg/l 0,34 0,35 0,28 0,43 0,34 0,34 0,28 0,37 0,33 0,27 0,29 0,57 0,39 0,60 0,21 7 Al mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH + 8 N-NH4 mg/l 0,111 0,104 0,039 0,058 0,039 0,097 0,239 0,072 0,161 0,056 0,065 0,042 0,087 0,038 0,047 - 9 N-NO2 mg/l 0,013 0,015 0,013 KPH KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,015 KPH KPH 0,025 KPH 10 N-NO3- mg/l 0,034 0,090 0,122 0,113 0,090 0,023 0,171 0,062 0,023 0,278 0,123 KPH 0,023 0,090 0,135 11 P-PO43- mg/l KPH 0,016 0,012 0,012 0,012 0,004 0,035 KPH 0,012 KPH 0,024 KPH 0,008 0,016 KPH 12 Cl- mg/l 4,97 4,88 4,21 4,40 3,60 3,60 4,60 4,34 5,55 4,13 5,28 4,60 3,60 4,80 2,13 2- 13 SO4 mg/l 0,48 1,30 1,26 0,44 0,51 0,41 1,00 1,95 3,98 2,38 2,60 1,30 0,45 2,00 0,70 - 14 HCO3 mg/l 0,83 0,45 0,39 KPH KPH 0,37 0,40 0,33 0,48 0,72 0,20 0,58 1,06 0,84 0,69 4. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH MƢA NHỮNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở CÀ MAU 4.1. Nhận xét chung Tình hình sử dụng nước theo đặc điểm mưa tỉnh Cà Mau. (i) Nước mưa đã được bà con trên địa bàn tỉnh hầu hết sử dụng rất nhiều để canh tác nông nghiệp nhất là trong trồng trọt và thủy sản. Lịch canh tác linh động tùy theo tình hình mưa để bắt đầu và kết thúc mùa vụ. (ii) Tình hình mưa cũng hình thành nên lịch thời vụ với các mô hình canh tác lúa chính (theo thông báo của Sở NN&PTNT Cà Mau, tại TP. Cà Mau và các huyện) qua các năm trong tỉnh được thể hiện như sau: a) Với mô hình sản xuất 2 vụ lúa và hai vụ lúa + màu: Mô hình này chủ yếu thực hiện tại một số xã của Thới Bình, U Minh, TP. Cà Mau và Trần Văn Thời. *Vụ hè thu: Tùy theo địa hình và khả năng cung cấp nước mưa mà có các phương pháp xuống giống cũng như thời điểm canh tác khác nhau. Thời gian xuống giống tập trung trong tháng 6. Giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 110 ngày. *Vụ thu - đông, nếu xuống giống muộn hơn gọi là vụ đông xuân. Sau khi thu hoạch lúa vụ 1(Vụ hè thu), tiến hành làm đất gieo cấy ngay để tận dụng thời gian có nước trên đồng. Gieo xạ trong tháng 9 để thu hoạch đầu tháng 12 với các giống như vụ hè thu. * Vụ mùa: Mô hình này gieo cấy 1 vụ lúa trong năm, một số diện tích có kết hợp với nuôi cá nước ngọt. Tập trung chủ yếu tại huyện U Minh và một phần của huyện Trần Văn Thời. Gieo mạ tháng 6 cấy tập trung tháng 8; thu hoạch tháng 11 - tháng 12. 544
  8. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 * Lúa trong mô hình lúa tôm: Tiến hành trên các chân ruộng đủ điều kiện ngăn mặn - giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung, đất được cải tạo phèn - mặn ngay đầu mùa mưa, độ mặn trên ruộng đảm bảo dưới 2 ‰. trong thời gian ít nhất là 30 ngày trước khi xuống giống. Mô hình này tập trung tại TP. Cà Mau, Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước. * Đối với cây màu trong mô hình 2 vụ lúa + 1 vụ màu: Chủ yếu là đậu xanh thuộc huyện Trần Văn Thời, xuống giống ngay sau khi thu hoạch vụ 2. Năm 2015, do hạn nặng nên thời điểm canh tác của các mô hình được đẩy lùi lại 1 tháng so lịch thời vụ năm 2013-2014 và gây nên các tổn thất lớn. b) Đối với mô hình lúa - tôm (sú, thẻ chân trắng), lúa - tôm càng xanh: Thời gian xuống giống tôm bắt đầu sau khi xuống giống lúa 15 đến 20 ngày tùy theo môi trường nước từng vùng. (iii) Những tác động tiêu cực của nƣớc mƣa đến sản xuất ở Cà Mau Với các mô hình canh tác như đã giới thiệu khá phụ thuộc vào tình hình mưa, nên tình hình canh tác cũng hay xảy ra các hạn chế như: Thời kỳ khô hạn mùa khô: Mùa khô kéo dài đến 6 tháng và phụ thuộc vào hoàn lưu gió mùa nên thời điểm bắt đầu mưa hằng năm thường dao động từ trung tuần tháng 4 (từ ngày 11-20/ tháng 4) đến hạ tuần tháng 5 (từ ngày 21-31/tháng năm). Mùa mưa hằng năm thường kết thúc ở thời điểm dao động ở trung tuần tháng 11 (từ ngày 10-20/ tháng 11) đến hạ tuần tháng 11. Thời điểm bắt đầu mùa mưa dao động lớn trên 45 ngày, nên xảy ra tình trạng thiếu hụt nước nghiêm trọng trong những năm mùa mưa đến trễ. Số liệu mưa của các năm hạn lớn nhất gần đây là 1998, 2005, 2010, 2015 đã minh chứng cho nhận định này. Thời kỳ khô hạn trong mùa mƣa Tình hình khô hạn trong mùa mưa với 10 ngày không mưa đã ảnh hưởng rất lớn do nguồn nước mặt trên sông rạch và nước ngầm rất hạn chế cho tưới vào giai đoạn này nhất là vào thời kỳ hay xảy ra hạn Bà Chằn vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8 hằng năm. Mƣa cƣờng độ cao: Nét đặc trưng của mưa Nam Bộ là mưa rào của vùng nhiệt đới - gió mùa đến nhanh, kết thúc nhanh với cường độ cao. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngập lụt cục bộ do mưa nhất TP. Cà Mau, một số thị trấn và các vùng thấp trũng nằm sâu trong nội địa. 4.2. Cân bằng nƣớc theo lịch thời vụ Sự cân bằng nước theo lịch thời vụ ứng với các mô hình sản xuất được thể hiện qua các biểu đồ hình7.a, b, c. d. Trong các biểu đồ cũng trình bày biểu đồ lượng mưa của năm 2015 là năm chịu tác động của EL Nino kéo dài. (a) Trạm Cà Mau: (b) Trạm Sông Đốc 545
  9. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 (c)Trạm Cái nước (d) Trạm Đầm Dơi Hình7a. b. c. d. Cân bằng nước nước theo thời vụ ứng với các mô hình sản xuất của các trạm. Nhận xét về cân bằng: Sự cân bằng tình hình mưa bình quân tuần cho thấy mức độ thuận lợi của tình hình mưa đối với cơ cầu mùa vụ sản xuất hiện trạng. Tuy nhiên khi so sánh với tình hình mưa của năm 2015 là năm đại điện cho tình hình khô hạn có ảnh hưởng nhiều đền sản xuất trong tỉnh cho thấy thời gian bắt đầu mùa khô rất muộn do ảnh hưởng kéo dài của hiện tượng El-Nino, mức độ thiếu hụt của khoảng thời gian 10 ngày trong mùa mưa của các năm hạn đã ảnh hưởng rất trầm trọng đến quá trình sản xuất[2]. Sự thiếu hụt này càng trầm trong hơn khi nguồn trữ nước mưa hiện trạng là rất ít, nước mặt trên sông rạch và nước ngầm không sử dung được. Sự xác định được thời đoạn 10 ngày không mưa hay mưa có giá trị thấp sẽ là cơ sở để ước tính lượng nước bổ sung, đồng thời cũng là cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng sử dụng nước mưa. Sự xuất hiện của các ngày mưa và nhóm ngày mưa có cường độ cao cũng là yếu tố gây nên tình hình ngập ảnh hưởng đến sản xuất (ngay trong năm 2015 là năm hạn cũng xảy ra tình hình ngập này). Sự xác định được các giá trị mưa cường độ cao sẽ là cơ sở để xác định khả năng thoát nhằm bảo vệ sản xuất. 5. KẾT LUẬN - Bài báo xác định vai trò của nước mưa trong phục vụ sản xuất nông nghiệp nhất là trồng trọt ở tỉnh Cà Mau. - Các yếu tố sự biến động của các đặc trưng như bắt đầu mưa và kết thúc mưa, hạn trong mùa mưa cũng thật sự là các nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và nhiều khi mất trắng. - Cân bằng tổng lượng nước mưa theo tháng đối với các mô hình sản xuất là thuận lợi, tuy nhiên tính đến tổng lượng nước theo tuần cho sản xuất thì bất ổn định do sự phân bố không đều theo thời gian nhỏ hơn (10 ngày) dẫn đến hậu quả tuần thì thừa nước, tuần thì thiều nước. - Sự biến động của yếu tố mưa sẽ còn duy trì tính bất thường do tác động của biến đổi khí hậu và El-Nino nên cần có các quan tâm hơn trong đánh giá phục vụ khai thác sử dụng. - Bài báo là bước khởi đầu cho nghiên cứu, tính toán về tài nguyên nước mưa và tác động yếu tố này lên tình hình sản xuất trong thời gian qua và được tiếp tục sâu hơn trong thời gian tới. 546
  10. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Viện Kỹ thuật biển (2017) - “Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Cà Mau đến năm 2025 tầm nhìn 2045” Dự án khoa học cấp tỉnh Cà Mau. 2. Ravindra CD (2013) - Use of Rainfall Analysis in the Planning and Management of rainfed cotton. CICR Technical Bulletin No: 15 (www.cicr.org.in). ASSESS THE RAINFALL AND AFFECTING AGRICULTURAL PRODUCTION - CAMAU PROVINCE Pham Thi Bich Thuc, Truong Van Hieu Institute of Resources Geography - Ho Chi Minh city ABTRACT Ca Mau Province is a difficult province about freshwater due to saline intrusion. The project of supplying fresh water from the Quan Lo - Phung Hiep canal system is not capable of leading enough freshwater as well as decline in groundwater resources of the underground water source, making rainwater in Ca Mau Province has been interested in exploiting by people and putting it into service very diversified production and efficiency.Therefore, rainwater is really a precious and abundant resource in Ca Mau province and they are regenerated in a yearly cycle. So, this resource needs to be analyzed and evaluated so that it can be used more effectively and overcoming the restrictions in production and servicing the supply of water for daily life in the situation of water resources are difficult and limited in the province. The objective of the paper is to explore and assess the rainfall regime as well as the practical use of rainwater resources in Ca Mau province. Features of rain, the agricultural seasons using rainwater and limit were researching; on that basis, the proposed higher using capability of rainwater. 547
nguon tai.lieu . vn