Xem mẫu

  1. BÀI 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) VÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐCM) Đánh giá tác động môi trường (viết tắt là ĐTM), tiếng Anh là Environmental Impact Assessment (viết tắt là EIA), đánh giá môi trường chiến lược (viết tắt là ĐMC), tiếng Anh là Strategic Environmental Assessment (viết tắt là SEA). ĐTM và ĐMC là công cụ pháp lý nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, được dùng trong quản lý môi trường, phục vụ phát triển bền vững quốc gia cũng như địa phương, đã được quy định trong luật bảo vệ môi trường từ lâu ở gần hầu hết các quốc gia trên th ế giới và gần đây trong Luật BVMT 1993 và 2005 ở nước ta. I. Sự khác nhau giữa ĐTM và ĐCM 1.1. Khái niệm về ĐTM và ĐMC a. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường ĐTM là một quá trình nghiên cứu phân tích đánh giá, dự báo những tác động lợi và hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện dự án đầu tư có thể gây ra đối với tài nguyên, môi trường, chất lượng cuộc sống của con người, trên cơ sở đó dề xuất các giải pháp phòng, tránh, khắc phục các tác động tiêu cực của dự án và chương trình quản lý môi trường. Luật BVMT (2005): " ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để dưa ra các biện pháp BVMT khi triển khai dự án đó". b. Khái niệm về đánh giá môi trường chiến lược - “ĐMC là một quy trình có hệ thống để ước tính về các hậu quả về mặt môi trường của các đề xuất chính sách, kế hoạch hay chương trình (Policy, Plan or Programme - 3P) nhằm đảm bảo các hậu quả đó được xem xét đầy đủ và có tính phù hợp ở giai đoạn thích hợp sớm nhất, ngang bằng với việc xem xét về mặt kinh tế và xã hội” (Sadler và Verheem, 1996). “ĐMC là một quy trình đánh giá về các mối liên quan môi trường của một quyết định về chính sách, kế hoạch, chương trình, là bộ phận của pháp luật và kế hoạch chính đã đề ra (Sách trắng về Chính sách Quản lý Môi trường của Nam Phi, 1998: trang 169)”. Luật BVMT (2005) của nước ta ĐMC là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững. 1.2. Sự khác biệt giữa ĐMC và ĐTM ĐTM và đánh giá môi trường chiến lược ĐMC về mặt bản chất đều dựa trên nguyên tắc: “Phát hiện, dự báo và đánh giá những tác động tiềm tàng của một hoạt động phát triển có thể gây ra đối với môi trường tự nhiên, KT-XH, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý các tác động tiêu cực tới mức thấp nhất có thể chấp nhận được”. Sự khác biệt giữa ĐTM và ĐMC được mô tả ở hình 1.
  2. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐMC) CHIẾN LƯỢC - Đánh giá tác động tích luỹ, tương hỗ. - Hài hoà phát triển kinh tế, xã QUY HOẠCH hội và môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) (CÁC) DỰ ÁN - Đánh giá tác động trực tiếp - Bảo đảm đạt TCMT Hình 1. Mối liên hệ thứ bậc của ĐMC và ĐTM trong mối liên hệ với các dự án II. Đánh giá tác động môi trường 2.1. Khung pháp lý tiến hành ĐTM ở Việt Nam Sơ đồ khung thực hiện ĐMC và ĐTM ở Việt Nam và thế giới cho ở hình 2. ĐMC ĐTM Kiểm toán môi trường ≥1970 ≥1995 Dự án : Dự án đầu tư công Giai đoạn - Chính sách Thế giới - Kế hoạch/quy trình cụ thể Hoạt động của các Dự án hoạch - Chương trình ĐTM ĐTM ĐTM Việt Nam Luật BVMT Dự án : Dự án đầu tư công Giai đoạn Quy hoạch/ kế hoạch trình cụ thể Hoạt động của các Dự án 1993 ĐMC ĐTM Việt Nam Dự án : Dự án đầu tư công Giai đoạn Luật BVMT - Chiến lược trình cụ thể Hoạt động của các Dự án 2005 - Quy hoạch/kế hoạch Hình 2. Sơ đồ khung thực hiện ĐMC và ĐTM ở Việt Nam và trên thế giới
  3. Đối tượng phải lập ĐTM a. Dự án công trình quan trọng quốc gia b. Dự án có sử dụng đất hoặc ảnh hưởng xấu đến khu BTTN, Vườn QG, Di tích Lịch sử - Văn hoá, di sản TN, danh lam thắng cảnh được xếp hạng. c. Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, ven biển, hệ sinh thái được bảo vệ. d. Dự án XD kết cấu hạ tầng KCN .... e. Dự án XD mới khu đô thị, khu dân cư .... f. Dự án có tiềm ẩn tác động xấu tới môi trường. Ai phải lập báo cáo ĐTM hay cam kết BVMT : Chủ dự án (Chủ đầu tư) Ai thẩm định : Bộ TN & MT, Sở TN & MT, Phòng TN & MT cấp huyện. Kết quả thẩm định : Dự án đầu tư chỉ được cấp phép đầu tư, xây dựng, khai thác sau khi Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt. Đối tượng phải lập cam kết BVMT : Các dự án còn lại không phải thuộc đối tượng ĐTM. 2.2. Các yêu cầu ĐTM đối với dự án đầu tư Tiến hành ĐTM đối với dự án đầu tư cần công trình cụ thể phải trả lời rõ ràng các câu hỏi sau đây: 1. Điều kiện thiên nhiên, môi trường, kinh tế, xã hội tại địa phương là phù hợp với dự án đầu tư? 2. Điều biến đổi gì về môi trường và tài nguyên sẽ xảy ra khi thực hiện dự án? 3. Phạm vi của các biến đổi môi trường và tài nguyên đó như thế nào? 4. Các biến đổi đó có thực sự là vấn đề lớn, trầm trọng và không thể đảo ngược không? 5. Cần phải làm gì để phòng tránh hoặc giảm nhẹ các tác động biến đổi tiêu cực đó không? 6. Cần phải thông báo cho những người ra quyết định như thế nào để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững dự án. 2.3. Cấu trúc và yêu cầu về nội dung báo cáo ĐTM Theo quy định trong Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn về việc đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường thì cấu trúc của báo cáo ĐTM như sau : Mở đầu: Xuất xứ của dự án; Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc ĐTM; Tổ chức thực hiện ĐTM. Chương 1: Mô tả tóm tắt dự án. Chương 2: Điều kiện tự nhiên, môi trường và KT-XH nơi xây dựng dự án;
  4. Chương 3: Đánh giá tác động môi trường: Nguồn gây tác động, đối tượng, quy mô tác động; đánh giá tác động: Thường chia làm 3 giai đoạn: Chuẩn bị XD-giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng và giai đoạn vận hành, hoạt động. Chương 4: Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường. Chương 5: Cam kết thực hiện các biện pháp BVMT. Chương 6: Các công trình xử lý môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường. Chương 7: Dự toán kinh phí cho các công trình MT. Chương 8: Tham vấn ý kiến cộng đồng. Chương 9: Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và đánh giá về phương pháp đã sử dụng trong ĐTM. Kết luận và kiến nghị. 2.4. Tham vấn cộng đồng trong ĐTM Trong giai đoạn lập báo cáo ĐTM : - Chủ dự án gửi công văn đến UBND và mặt trận tổ quốc cấp xã thông báo về nội dung cơ bản của dự án, những tác động xấu đối với môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm MT. - Trường hợp cần thiết phải đối thoại với UBND, Mặt trận tổ quốc và đại biểu nhân dân (những người chịu tác động của Dự án). - Những ý kiến tán thành, không tán thành của UBND, MTTQ, đại biểu nhân dân phải được thể hiện trong báo cáo ĐTM. Trong giai đoạn thẩm định ĐTM : - Điều 21- điểm 6 của luật BVMT quy định: "Tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân có quyền gửi yêu cầu, kiến nghị về BVMT đối với Dự án đến cơ quan tổ chức thẩm định ĐTM. Cơ quan thẩm định ĐTM có trách nhiệm xem xét yêu cầu, kiến nghị đó trước khi đưa ra quyết định". 2.5. Quan hệ giữa quá trình thực hiện ĐTM và quá trình xây dựng dự án công trình Quan hệ giữa quá trình thực hiện báo cáo ĐTM và quá trình xây dựng dự án công trình được thể hiện ở sơ đồ hình 3.
  5. CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN dự a Nghiên cứu xây dựng phương án sơ bộ Thiết kế (tiền khả thi) phương án khả thi Cân nhắc về môi trường Cần ĐTM chi tiết Sàng lọc ĐTM Không cần ĐTM chi tiết Xác định phạm vi ĐTM LẬP BÁO CÁO ĐTM CHI TIẾT Thẩm duyệt Sự tham gia Thẩm duyệt thiết kế của công chúng ĐTM khả thi Trình lại Sửa chữa điều Không phê Phê duyệt chỉnh thiết kế duyệt Chuẩn bị xây dựng Giải phóng mặt bằng Quản lý môi trường Xây dựng thi Quan trắc công môi trường Vận hành dự án Hình 3. Sơ đồ quan hệ giữa quá trình ĐTM đối với chu trình xây dựng dự án
  6. II. Đánh giá môi trường chiến lược 3.1. Mục tiêu của ĐMC Lồng ghép việc xem xét môi trường trong mọi hoạt động đề xuất của CL, QH, KH phát triển ở mức độ cao nhất, ở thời điểm sớm nhất và xuyên suốt quá trình hoạch định CL, QH, KH phát triển để bảo đảm rằng phát triển KT-XH bền vững về mặt môi trường. 3.2. Các lợi ích của ĐMC - ĐMC có thể củng cố và giúp cho ĐTM dự án cụ thể có hiệu quả hơn, nhờ có : Phạm vi các phương án lựa chọn bao quát hơn; Đánh giá các tác động tích luỹ để xác định các giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được cho một khu vực cụ thể; Tạo điều kiện duy trì và thúc đẩy về một mức độ lựa chọn chất lượng môi trường làm cơ s ở thực hiện trong ĐTM đối với dự án cụ thể. - ĐMC không chỉ làm rõ các dấu hiệu của sự huỷ hoại môi trường mà còn nêu ra những nguyên nhân của các suy thoái môi trường; - ĐMC có khả năng hỗ trợ trong việc lồng ghép, kết hợp khái niệm phát triển bền vững trong việc ra quyết định chiến lược, qua đó đảm bảo cho sự phát triển nằm trong các giới hạn bền vững; - ĐMC cung cấp cơ sở thực hiện cho các mức độ lập quy hoạch và ra quy ết định ở cấp thấp hơn; - ĐMC cung cấp cơ sở cho việc xem xét các điều kiện môi trường, và kinh t ế- xã hội có hệ thống hơn trong việc ra quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch và chương trình; và - ĐMC dựa vào sự tham gia của cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác ngay từ giai đoạn đầu của quy trình đánh giá sẽ tạo điều kiện tăng cường khả năng chấp nhận của cộng đồng trong việc thực thi các CS, QH, KH, CT. - ĐMC sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn là tránh được các chi phí sửa chữa, điều chỉnh lại các CS, QH, KH, CT khi xảy ra sự cố môi trường và phát triển không bền vững. 3.3. Đối tượng phải lập báo cáo ĐMC Theo Điều 14 của Luật BVMT năm 2005 [8], những đối tượng là dự án thuộc các loại sau đây phải lập báo cáo ĐMC: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH cấp quốc gia. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), vùng. Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng.
  7. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh. • Các dự án về chiến lược, quy hoạch và kế hoạch không thuộc các loại nêu trên và các dự án về quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên từ cấp tỉnh trở xuống là những đối tượng không bắt buộc phải tiến hành ĐMC. 3.4. Nội dung báo cáo ĐMC Theo Điều 16 của Luật BVMT năm 2005, nội dung chủ yếu của báo cáo ĐMC gồm: Khái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường. Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường có liên quan đến dự án. Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá. Kiến nghị các phương án điều chỉnh, sửa đổi Dự án theo yêu cầu BVMT. Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình thực hiện dự án. 3.5. Lập và thẩm định báo cáo ĐMC Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng các dự án có trách nhiệm l ập báo cáo ĐMC. Báo cáo ĐMC là một nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án. Thẩm định báo cáo ĐMC - Tổ chức Hội đồng thẩm định + Đối với các dự án có quy mô quốc gia, liên tỉnh; + Đối với các dự án cấp tỉnh; Giá trị pháp lý của kết quả thẩm định báo cáo ĐMC Kết quả thẩm định báo cáo ĐMC là một trong những căn cứ để phê duyệt chiến lược/quy hoạch/kế hoạch. - Thông tư số 08/2006/TN-BTNMT đã quy định "Cấu trúc và yêu cầu nội dung của Báo cáo ĐTM" và các thủ tục liên quan đến lập và thẩm định Báo cáo ĐMC. 3.6. Quy trình đánh giá môi trường chiến lược Quy trình đánh giá môi trường chiến lược được thể hiện trên sơ đồ hình 4, các bước tiến hành lập báo cáo ĐMC được giới thiệu ở bảng 1.
  8. Nhận dạng, sàng lọc Dự án và sơ bộ nhận dạng các vấn đề môi trường của Dự án Xác định phạm vi ĐMC đối với Dự án Đánh giá các hậu quả môi trường của Dự án CL, QH, KH, CT. Tham khảo ý kiến Đưa ra các giải pháp có tính chiến lược Lồng ghép ĐMC với chuyên gia, các ngành BVMT và kiến nghị định hướng điều chỉnh quá trình hoạch định hữu quan và tham gia CL, QH, KH, CT để giảm nhẹ các hậu quả Dự án CL, QH, KH, của cộng đồng MT có hại và đảm bảo PTBV CT Xây dựng chương trình QLMT Thẩm định Ra quyết định Thực hiện và giám sát Hình 4. Sơ đồ các bước trong quy trình thực hiện ĐMC Bảng 1. Các giai đoạn (các bước) tiến hành trong quá trình ĐCM TT Các giai đoạn và nội dung ĐMC Mục đích 1 Giai đoạn 1: Xác định bối cảnh và thiết lập các mốc chuẩn Nhận dạng Dự án CL, QH, KH xác định có Xác định dự án tác động như thế nào và s ức 1.1 cần thiết phải tiến hành ĐMC hay không. ép môi trường có thể phát sinh do dự án. Cung cấp cơ sở bằng chứng về môi trường và 1.2 Thu thập thông tin chuẩn hậu quả để xây dựng các mục tiêu ĐMC, dự đoán hậu quả và quan trắc. Cung cấp phương pháp và công cụ để đánh 1.3 Nhận dạng các vấn đề môi trường. giá tác động môi trường của dự án.
  9. 2 Giai đoạn 2: Xác định phạm vi của ĐMC Đảm bảo mục tiêu ĐMC phù hợp với mục tiêu So sánh mục tiêu của dự án và mục tiêu 2.1 của dự án và cung cấp khung xác định phạm của ĐMC. vi ĐMC. Trợ giúp cho phát triển và chọn lọc phương án 2.2 Định giá các phương án có tính chiến lược. qua nhận dạng các tác động môi trường tiềm tàng của các phương án. Đảm bảo ĐMC bao trùm được các vấn đề môi 2.3 Tư vấn về phạm vi ĐMC. trường then chốt. 3 Giai đoạn 3: Đánh giá các hậu quả môi trường Dự đoán các hậu quả quan trọng của dự án 3.1 Dự đoán các hậu quả MT của dự án. và phương án thành phần đối với môi trường tự nhiên và KT-XH Lượng giá các hậu quả môi trường của dự án Lượng giá các hậu quả môi trường của quy và phương án thành phần để giúp cho việc 3.2 hoạch, kế hoạch, chiến lược. lựa chọn các phương án dự án đạt được mục tiêu PTBV Giai đoạn 4: Đề xuất các giải pháp chiến lược và các bi ện pháp nh ằm gi ảm nh ẹ các 4 hậu quả môi trường có hại Đưa ra các giải pháp có tính chiến lược về Đề xuất các giải pháp chiến lược BVMT và BVMT và phù hợp với mục tiêu phát triển của 4.1 định hướng điều chỉnh CL, QH, KH. dự án, khi cần thiết thì kiến nghị các điều chỉnh Dự án để đảm bảo PTBV. Đề xuất các biện pháp giảm nhẹ các hậu Đảm bảo mọi biện pháp giảm nhẹ hậu quả ô 4.2 quả môi trường có hại nhiễm MT tiềm tàng đều được xem xét. Cụ thể hoá các phương tiện kiểm soát mà Đề xuất các biện pháp quản lý và quan trắc 4.3 theo đó, tác động môi trường của dự án có môi trường khi thực hiện dự án. thể được trong quá trình thực hiện. 5 Giai đoạn 5: Dự thảoBáo cáo ĐMC Dự thảo Báo cáo ĐMC để tham vấn, cộng Cung cấp cụ thể quá trình ĐMC, bao gồm cả 5.1 đồng và xây dựng báo cáo ĐMC chính các phát hiện mới của ĐMC và dự thảo báo thức. cáo ĐMC theo một khuôn khổ quy định. 6 Giai đoạn 6: Tư vấn cộng đồng và các ngành hữu quan Cung cấp cho công chúng, các cơ quan hữu quan cơ hội bày tỏ ý kiến về những điều nêu 6.1 Tư vấn về dự thảo Báo cáo ĐMC. ra trong ĐMC và sử dụng nó như bình luận về BVMT của dự án. Đảm bảo rằng bất kỳ thay đổi quan trọng nào 6.2 Đánh giá các thay đổi quan trọng đều được đánh giá về sự liên quan với môi trường và ảnh hưởng đến sự xét duyệt dự án. Cung cấp thông tin về Báo cáo Môi trường và 6.3 Ra quyết định và lưu giữ thông tin các ý kiến tư vấn đã được xem xét như thế nào cho việc chuẩn bị thẩm duyệt dự án. 7 Giai đoạn 7: Quan trắc thực dự án Đo lường hậu quả môi trường của dự án để xác định các hậu quả của nó có đúng dự đoán 7.1 Các mục tiêu và phương pháp quan trắc. hay không và cung cấp thông tin cho quyết định điều chỉnh. Đảm bảo các hậu quả có hại có thể nhận 7.2 Đáp ứng với các hậu quả có hại. dạng được và triển khai các đáp ứng thích hợp.
  10. 3.7. Lồng ghép ĐMC với việc soạn thảo dự án CL, QH, KH Việc xây dựng soạn thảo CL, QH, KH phải được triển khai trước khi bắt đầu thực hiện ĐMC một bước hoặc một số bước. Theo luật BVMT (2005): “Kết quả thẩm định báo cáo ĐMC là một trong những căn cứ để phê duyệt dự án CL, QH, KH phát triển”, có nghĩa là ĐMC phải hoàn thành trước khi kết thúc xây dựng dự án CL, QH, KH. Có 3 hình thức liên kết ĐMC với quá trình soạn thảo CL, QH, KH : 1. ĐMC được thực hiện sau khi CL, QH, KH đã được xây dựng xong Trong hình thức liên kết này ĐMC được thực hiện bởi một tổ chức tư vấn độc lập và được tiến hành như một quá trình độc lập, coi ĐMC như là đánh giá/ ki ểm toán môi trường đối với bản CL, QH, KH đã được xây dựng xong. Hình thức liên kết này có một số nhược điểm : (i) Việc cân nhắc các phương án thay thế và những thay đổi quan trọng trong CL, QH, KH là rất khó khăn thực hiện; (ii) Các giải pháp BVMT do ĐMC đề xuất có thể không được chấp nhận trong CL, QH, KH; (iii) Thời gian phê duyệt CL, QH, KH bị kéo dài. 2. ĐMC được thực hiện song song với quá trình soạn thảo CL, QH, KH Trong hình thức liên kết này tổ chuyên gia (hay tổ chức tư vấn) tiến hành ĐMC một cách song hành với tổ chuyên gia (hay tổ chức CL, QH, KH) soạn thảo CL, QH, KH. Sự liên kết phối hợp giữa hai tổ chuyên gia này (hay 2 tổ chức này) chủ yếu bằng trao đổi thông tin. Hoạt động ĐMC theo hình thức liên kết này không phức tạp, không gây ra tình trạng kéo dài thời gian, nhưng sự chấp nhận ý kiến của nhau giữa tổ chuyên gia ĐMC và tổ chuyên gia soạn thảo CL, QH, KH thường không dễ dàng và thiếu triệt để. 3. ĐMC được lồng ghép hoàn toàn vào quá trình soạn thảo CL, QH, KH Trong hình thức liên kết này tổ chuyên gia ĐMC và tổ chuyên gia soạn thảo CL, QH, KH cùng hoạt động đồng thời dưới sự lãnh đạo, quản lý, điều hành chung. Đây là một hình thức liên kết có hiệu quả nhất, bởi vì : - ĐMC thực sự hỗ trợ kịp thời cho quá trình soạn thảo CL, QH, KH, sự trao đổi thông tin, sự thảo luận, tranh luận giữa tổ ĐMC và tổ soạn thảo CL, QH, KH là có tính nội bộ, hỗ trợ cho nhau, dễ dàng thảo luận để đi đến các ý kiến thống nhất và được chấp thuận kịp thời. Cách tiến hành lồng ghép: - Trao đổi thông tin, tài liệu giữa hai bên; - Tham vấn, thảo luận với nhau; - Tổ chức hội thảo; - Các cuộc họp chính thức của hai bên để ra các quyết định có tầm quan trọng.
  11. Lồng ghép ĐMC với quá trình xây dựng QH, KH, CL và CT (Thảo luận, trao đổi thông tin, đánh giá, kết luận) Quản lý, điều hành chung Cơ quan được giao nhiệm vụ lập QH, KH Lập báo cáo ĐMC Lập CL, QH, KH Sàng lọc Xây dựng ý tưởng phát triển và các bước xây dựng dự án Xác định phạm vi Xác định rõ quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển của dự án Phân tích đánh giá bối cảnh môi Phân tích bối cảnh trường phát triển (điều kiện TN, KT, XH, MT) Đánh giá các hậu quả môi Lựa chọn phương án phát triển, trường chỉ tiêu phát triển và cơ cấu đầu tư Đề xuất các giải pháp BVMT Quy hoạch phát triển các ngành, và phương án lĩnh vực và theo không gian lãnh lựa chọn thổ Đề xuất các chương trình và Dự án phát triển ưu tiên Xây dựng chương trình quản lý và QTMT Đề xuất phương án tổ chức thực hiện và hệ thống giám sát Dự thảo báo cáo ĐMC Biên soạn CL, QH hay KH Thẩm duyệt báo cáo ĐMC Thẩm định CL, QH, KH,
  12. Ra quyết định Hình 5. Sơ đồ lồng ghép ĐMC với quá trình xây dựng CL, QH, KH 3.8. Xác định phạm vi ĐMC Nội dung chính của xác định phạm vi Xác định ranh giới không gian và thời gian khu vực nghiên cứu. Các mục tiêu môi trường và các chỉ thị được coi trọng trong ĐMC. Các lựa chọn phương án, thay thế cần được soạn thảo tỉ mỉ và được đánh giá; Nhận dạng sự thiếu hụt các dữ liệu và lập kế hoạch thu thập thông tin. Dự kiến các mốc khảo sát thực tế cần thiết. Xác định các mối liên kết phạm vi ĐMC với phạm vi ĐTM của dự án cụ thể. Xác định cách tiếp cận với đánh giá môi trường Căn cứ ranh giới địa lý hay ranh giới "không gian" - Bản chất của dự án; - Bản chất của các tác động; - Mức độ nhạy cảm của môi trường nhận; - Các số liệu có thể sử dụng được; - Ranh giới tự nhiên. Căn cứ xác định ranh giới thời gian - xem xét về quá khứ, hiện tại và tương lai Các ranh giới thời gian căn cứ vào: - Xem xét về mặt lịch sử phát triển của khu vực. - Các thông tin liên quan sử dụng được; - Sự hiểu biết về các kế hoạch phát triển tương lai. - Tuổi thọ của dự án từ lúc xây dựng đến khi hết khả năng khai thác . 3.9. Tham vấn chuyên gia và sự tham gia của cộng đồng Mục tiêu: - Tăng cường tính công khai trong việc ra quyết định; - Nhận được thông tin hữu ích về những hậu quả môi trường tiềm tàng và biện pháp giảm nhẹ chúng; - Nâng cao sự ủng hộ của cộng đồng đối với Dự án. - Tránh được sự tranh cãi, đối đầu và chậm trễ sau này trong quá trình ra quy ết định.
  13. - Ngăn ngừa việc triển khai các Dự án không thể chấp nhận được về mặt môi trường. Các nhóm có liên quan Cơ quan nhà nước: - Đại diện cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. - Đại diện chính quyền chính quyền khu vực và địa phương. - Các tổ chức xã hội và ngành nghề có liên quan. Công chúng : - Đại diện các cộng đồng địa phương; - Đại diện cho các Viện, Trường, các Trung tâm nghiên cứu về môi trường; - Các tổ chức sản xuất kinh doanh lớn; - Các tổ chức phi chính phủ về môi trường. Thực hiện tham khảo ý kiến và tham gia như thế nào ? - Trao đổi liên cơ quan Việc tham khảo ý kiến của các cơ quan thường bao hàm việc trao đổi các tài liệu, gặp gỡ song phương, gặp gỡ bàn tròn và các cuộc thảo luận không chính thức. Dù trình độ năng lực kỹ thuật của các cơ quan chỉ có trong lĩnh vực của riêng họ, nhưng cần đưa các tài liệu càng thân thiện càng đầy đủ với người dùng càng tốt và làm cho sự đóng góp ý kiến của họ càng rõ ràng hơn. - Sự tham gia rộng rãi + Thông báo cho các nhóm chịu ảnh hưởng : + Lắng nghe ý kiến của công chúng Điều tra (phỏng vấn những người chủ chốt, thăm dò ý kiến và phát phiếu điều tra); - Tham gia trực tiếp của các nhóm quần chúng (hay các cơ quan) 3.10. Xây dựng các tiêu chí (Chỉ thị và chỉ tiêu) môi trường để ĐMC - Đối với mỗi tác động của QH, KH phát triển cần xác định các mục tiêu chỉ thị và chỉ tiêu để làm khung tham khảo trong ĐMC. - Chỉ thị là một đại lượng có thể đo được thể hiện mục tiêu MT (như giới hạn cho phép tổng lượng phát thải khí nhà kính). - Chỉ tiêu là một giá trị mà một chỉ thị cần đạt được (như giảm 20% khí CO 2 sau 10 năm). - Chỉ tiêu có tính chính sách MT : bảo tồn các động vật hoang dã, các cảnh quan thiên nhiên. 3.11. Thời gian và chi phí cho ĐMC Thời gian thực hiện ĐMC
  14. - Nếu lồng ghép ĐMC với quá trình lập CL, QH, KH, CT từ đ ầu thì thời gian thực hiện ĐMC tương ứng với thời gian lập CL, QH, KH, CT; - Nếu tiến hành ĐMC sau khi dự thảo CL, QH, KH, CT thì thời gian thực hiện ĐMC vào khoảng 6 – 12 tháng tuỳ theo Dự án. Chi phí cho ĐMC - Theo WB và USA: chi phí cho thực hiện ĐMC thường chiếm tỷ lệ từ 0,1% đến 1% của tổng chi phí thực hiện dự án phát triển. - Theo Uỷ ban Môi trường của Liên minh Châu Âu: Chi phí cho thực hiện ĐMC thường bằng 5 – 10% chi phí thực hiện lập CL, QH, KH, CT. - Bộ Xây dựng Việt nam quy định kinh phí lập báo cáo ĐTM đ ối với các d ự án quy hoạch đô thị bằng 10% tổng kinh phí lập quy hoạch đô thị. III. Các phương pháp tiếp cận đánh giá môi trường trong ĐTM và ĐMC 4.1. Các tác động trực tiếp gián tiếp, tích luỹ và tác động tương hỗ Sự phát triển X Tác động A Tác động A Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp Hình 6. Sơ đồ minh hoạ trình tự tác động gián tiếp Sự phát triển 1 Tác động A Sự phát triển 2 Tác động A Tác động A Tác động A Tác động tích luỹ Sự phát triển n Hình 7. Sơ đồ minh hoạ trình tự tác động tích luỹ Phản ứng kết hợp, tương hỗ Tác động A Sự phát triển A Tác động C Sự phát triển B Tác động B Tác động tương hỗ
  15. Hình 8. Sơ đồ minh hoạ trình tự các tác động tương hỗ Bảng 2. Sự phù hợp của mỗi phương pháp dùng để đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp, tích luỹ và tương hỗ Tác Tác Tác Tác động động động Xác Ước TT Phương pháp động trực gián tương định tính tích luỹ tiếp tiếp hỗ 1 Ý kiến chuyên gia       Thảo luận trao đổi ý kiến 2       & Câu hỏi điều tra 3 Bảng liệt kê       4 Chồng ghép bản đồ, GIS       5 Phân tích mạng lưới và hệ thống       6 Ma trận       Phân tích các xu hướng và ngoại 7       suy Phân tích khả năng tiếp nhận 8       (ngưỡng chịu tải) 9 Lập mô hình mô phỏng       10 Phân tích đa tiêu chí (MCA)       11 Phân tích chi phí/lợi ích       (dấu  - thực hiện được; dấu  - không thể thực hiện được) 4.2. Bảng liệt kê đánh giá môi trường Bảng liệt kê đánh giá môi trường đánh giá sự tác động của các hoạt động phát triển lên các hoạt động phát triển lên các thành phần môi trường theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu là tác động tiêu cực thì chia ra thành các mức nhẹ, trung bình hoặc mạnh. 4.3. Phương pháp ma trận Phương pháp ma trận thường sử dụng để xác định tác động môi trường của các quy hoạch phát triển không gian lãnh thổ. Việc đánh giá được thực hiện cho các hoạt động trong cả giai đoạn thi công và chuẩn bị xây dựng lẫn giai đoạn vận hành hoạt động. Tác động tích cực và tiêu cực đều được đánh giá theo mức mạnh, nhẹ, trung bình và không đáng kể. Đối tượng của tác động là môi trường và tài nguyên, một s ố vấn đề kinh tế – xã hội và chất lượng cuộc sống liên quan. Tất cả đều được đưa lên bảng đánh giá. 4.4. Chập bản đồ và các hệ thống địa lý (GIS) Tác động Tác động Tác động Tác động Xác định Ước tính trực tiếp tích luỹ gián tiếp tương hỗ
  16.       “” – thực hiện được, “” – không thực hiện được Những vị trí của hệ sinh thái quan trọng Chất lượng Chập các nước mặt bản đồ thành phần Cảnh quan Phát triển A (Phát triển công nghiệp) Phát triển B (Hệ thống giao thông) Bản đồ tổng hợp các thành phần Hình 9. Lập một bản đồ chồng ghép từ những bản đồ hợp phần khác nhau 4.5. Phương pháp phân tích mạng lưới và tiếp cận hệ thống Tác động Tác động Tác động Tác động Xác định Ước tính trực tiếp tích luỹ gián tiếp tương hỗ       “” – thực hiện được, “” – không thực hiện được Môi trường Môi trường tiếp nhận tiếp nhận Sự gián đoạn Tác động Thực vật Con người môi trường sống Tác động Động vật Động vật Tác động Nước mặt Tác động Thực vật Thay đổi hệ thống thoát nước Tác động Nước ngầm Tác động Nước mặt TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP TÁC ĐỘNG THỨ CẤP
  17. Hình 10. Ví dụ về các chuỗi tác động minh hoạ cho các tác động gián tiếp và các tác động tương hỗ 4.6. Phương pháp phân tích khả năng tiếp nhận hay "ngưỡng chịu tải" Tác động Tác động Tác động Tác động Xác định Ước tính trực tiếp tích luỹ gián tiếp tương hỗ       “” – thực hiện được, “” – không thực hiện được Cách xác định ngưỡng : Ngưỡng có thể được xác định từ ý kiến chuyên gia hay từ các cuộc tiến hành khảo sát. Có thể sử dụng cân bằng toán học để ước tính mức độ tới hạn (ngưỡng chịu tải) Ngưỡng có thể do các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường quy định. Một số ví dụ về ngưỡng : Các tiêu chuẩn môi trường ; tiêu chuẩn phát thải ; tiêu chuẩn chất lượng không khí và tiêu chuẩn chất lượng nước ; Số lượng các loài trong tự nhiên cần được bảo tồn ; Lượng rừng tối thiểu để đảm bảo sinh tồn của một loài chim hay động vật hoang dã. Khả năng phát triển kinh tế xã hội của một khu vực cụ thể phù hợp với điều kiện tự nhiên và hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT. Khả năng tiếp nhận về mặt du lịch giải trí (như các điều kiện dịch vụ và môi trường tốt cung cấp tổng số lượng khách tham quan du lịch). 4.7. Phương pháp lập mô hình Tác động Tác động Tác động Tác động Xác định Ước tính trực tiếp tích luỹ gián tiếp tương hỗ       “” có thể thực hiện, “” không thể thực hiện 1. Lập mô hình chất lượng không khí Sử dụng mô hình để xét các tác động của nhiều dự án lên một khu vực, tác động tương hỗ của các phát thải đối với không khí. Trong thực tế người ta thường dùng mô hình Gauss. 2. Lập mô hình chất lượng nước
  18. Mô hình tính toán cho các yếu tố điển hình về sự phân huỷ oxygen, BOD, cặn lơ lửng và nồng độ các hoá chất. Đặc biệt cần thiết phải có các số liệu như điều kiện thuỷ triều và chế độ dòng chảy, thuỷ văn sông hồ. 3. Lập mô hình tiếng ồn Mô hình dự báo về các mức độ ồn cho một sự phát triển để đánh giá các tác động tích luỹ tiếng ồn cho nhiều nguồn. 4. Lập mô hình sinh thái Việc sử dụng các mô hình phản ánh quá trình hợp thành các hệ sinh thái tự nhiên có thể kiểm tra các hiệu ứng tích luỹ từ các tác động tới số lượng các loài sinh vật hay điều kiện môi trường sống. Mô hình mô phỏng mô tả đơn giản về các h ệ thống động vật và phức tạp thường có nhiều thành phần tác động tương hỗ. 4.8. Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA) Tác động Tác động Tác động Tác động Xác định Ước tính trực tiếp tích luỹ gián tiếp tương hỗ       “” có thể thực hiện, “” không thể thực hiện MCA là phương pháp đánh giá các phương án thay thế dựa trên một số tiêu chí và kết hợp các đánh giá riêng rẽ vào trong một đánh giá tổng thể. Các bước thông thường trong phân tích đa tiêu chí diễn ra như sau : a. Xác định tiêu chí đánh giá. - Bộ tiêu chí hoàn chỉnh. - Không có tiêu chí dư thừa. - Tiêu chí có thể định giá được (ít nhất là về mặt định tính). - Tiêu chí phải độc lập với nhau (không tính hai lần). b. Phân tích tầm quan trọng tương đối của tiêu chí (trọng số). c. Phân tích thực hiện (cho điểm). - Định giá trực tiếp qua việc thực hiện đánh giá chuyên môn, bằng cách cho điểm cho mỗi phương án (ví dụ, thang điểm 0 - 100). - Quyết định cách thực hiện dựa trên các chức năng của tiêu chí cụ thể, xếp theo thứ tự tịnh tiến dần từ thực hiện xấu nhất đến thực hiện tốt nhất. - Đánh giá việc thực hiện của các phương án. d. Nhân tầm quan trọng và điểm số cho mỗi phương án và rút ra điểm tổng. đ. Phân tích độ nhạy cảm về điểm số. - Có những điều không chắc chắn nghiêm trọng xảy ra liên quan đến việc thực hiện một số phương án theo các tiêu chí lựa chọn hoặc - Nếu các nhà hoạch định chính sách hay các bên liên quan tranh luận về t ầm quan trọng tương đối của các tiêu chí sử dụng trong MCA.
  19. 4.9. Phân tích chi phí /lợi ích (CBA) Tác động Tác động Tác động Tác động Xác định Ước tính trực tiếp tích luỹ gián tiếp tương hỗ       “” có thể thực hiện, “” không thể thực hiện CBA cố gắng so sánh giá trị tiền tệ của lợi nhuận với giá trị tiền tệ của chi phí/lợi ích được định nghĩa là một cái gì đó mà làm tăng sự thịnh vượng c ủa con người. Sự thịnh vượng của con người được quyết định bởi cái mà con người ưa thích tiện nghi. Tính toán "Sự sẵn sàng chi trả" (WTP) cho một lợi ích môi trường và sự "Bằng lòng chấp nhận" (WTA) đền bù cho một sự mất mát của môi tr ường có thể dự đoán được thặng dư thu được của khách hàng. Mục đích của việc tối đa hoá lợi ích trừ đi chi phí, hay của việc yêu cầu lợi ích phải vượt trội hơn so với chi phí, là nền tảng cho các khái niệm về chi phí/lợi ích. Ví dụ minh hoạ Kết quả phân tích chi phí/lợi ích về thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi tr ường ở phường Cam Giá bởi Khu Gang thép Thái Nguyên gây ra (PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh). Cho ở bảng 3. Bảng 3. Tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm gây ra năm 2001 (triệu đồng) Chi phí giảm năng suất/1năm (T1) 0 Chi phí sức khoẻ/1năm (T2) 12.5 Chi phí cơ hội/1năm (T3) 1.6 Tổng thiệt hại kinh tế của ô nhiễm trong 1 năm của khu công nghiệp Chi phí phòng ngừa/1năm (T4) 106.9 Gang thép Thái Nguyên gây ra đối Chi phí thay thế/1năm (T5) 20.89 với phường Cam Giá Chi phí giá trị hưởng thụ (đất)/1năm 912.25 (T6) Tổng 1054.14 Thiệt hại trung bình 1 hộ 0.42
nguon tai.lieu . vn