Xem mẫu

  1. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 6 (3), 2020 ĐÁNH GIÁ SO SÁNH HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC KÊNH VĂN THÁNH BẰNG MÔ HÌNH KẾT HỢP TRỒNG CỎ VETIVER (CHRYSOPOGON ZIZANIOIDES) TRÊN GIÁ THỂ SỎI – CÁT TRONG ĐIỀU KIỆN TĨNH VÀ TUẦN HOÀN Vũ Lê Phước Quỳnh1, Lê Đức Anh2, Lâm Văn Giang1, Trần Thành1,2* 1 Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh 2 Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành *Tác giả liên lạc: thanhtran2710@gmail.com (Ngày nhận bài: 05/8/2020; Ngày duyệt đăng: 28/9/2020) TÓM TẮT Bên cạnh các công nghệ xử lý nước thải truyền thống phương pháp xử lý sinh học bằng thực vật là một trong những hướng xử lý bền vững, ít tốn năng lượng. Với mục tiêu thử nghiệm và so sánh đánh giá hiệu quả xử lý nước kênh Văn Thánh và loại bỏ thành phần ô nhiễm COD, P-PO43-, N-NH4+ bằng mô hình trồng cỏ Vetiver (Chrysopogon Zizanioides) trên các nền vật liệu giá thể sỏi-cát trong điều kiện xử lý tĩnh trong thời gian lưu 7 ngày và tuần hoàn nước chảy trong thời gian 15 ngày. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, với công suất xử lý nước thải nhỏ 12 L/thùng lặp 3 lần, cỏ Vetiver cho thấy có khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường nước kênh Văn Thánh trên các giá thể thí nghiệm. Cả hai hệ mô hình cùng đồng thời kiểm soát tốt chất lượng nước, hiệu suất xử lý các chỉ tiêu như COD, P-PO43-, N-NH4+ đều trên 80% so với đầu vào, hầu hết sau thời gian xử lý đều đạt quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Từ khóa: Nước thải, chế độ tĩnh, vật liệu lọc, sỏi, cát, kênh Văn Thánh. COMPARISON OF THE EFFICIENCY OF WATER TREATMENT OF VAN THANH CANAL BY VETIVER COMBINATION MODEL (CHRYSOPOGON ZIZANIOIDES) ON FIBER PRICE – SAND IN STATIC AND CYCLIC CONDITIONS Vu Le Phuoc Quynh , Le Duc Anh2, Lam Van Giang1, Tran Thanh1,2* 1 1 University of Technology – VNU Ho Chi Minh City 2 NTT Institute of Hi-Technology – Nguyen Tat Thanh University *Corresponding Author: thanhtran2710@gmail.com ABSTRACT In addition to traditional wastewater treatment technologies, the biological treatment method by plants is one of the sustainable treatment methods, which uses less energy. With the objective of testing and comparing evaluating the effectiveness of Van Thanh canal water treatment and removing COD, P-PO43-, N-NH4+ pollutants with vetiver (Chrysopogon Zizanioides) on the substrates Data on gravel-sand media under static treatment for 7 days and circulating water for 15 days. Initial research results show that, with a small wastewater treatment capacity of 12 L/bin 3 times, vetiver showed good growth ability in Van Thanh canal water environment on experimental stands. Both model systems simultaneously control water quality at the same time, the efficiency of handling indicators such as COD, P-PO43-, N-NH4+ are over 80% compared to the input, most after the treatment time are the standard QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Keywords: Wastewater, static mode, filter materials, gravel, sand, Van Thanh canal. GIỚI THIỆU trong những khu vực thuộc Vùng kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), một trọng điểm Nam bộ đang phát triển rõ rệt 19
  2. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 6 (3), 2020 trong khoảng hơn 10 năm gần đây. Đi kèm kiện môi trường bất lợi, khắc nghiệt; khả với phát triển kinh tế, vấn đề ô nhiễm năng hấp thu, tích lũy các chất ô nhiễm, nguồn nước cho các hoạt động sử dụng kim loại nặng với nồng độ cao. Mô hình đang là mối quan tâm rất lớn. Thành phố cũng đem lại hiệu quả xử lý các chất ô vốn có nhiều kênh rạch, sông ngòi nhưng nhiễm đạt hiệu suất cao (từ 50-99,9%). không nhận được sự quan tâm bảo vệ đúng Phương pháp đất ngập nước nhân tạo được mức nên các kênh rạch, sông ngòi này áp dụng ở cả những nước phát triển và ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng gây mất đang phát triển nhờ những ưu điểm như: là vẻ mỹ quan và làm tổn thất rất lớn về tài một trong những giải pháp bảo vệ môi nguyên nước và ảnh hưởng đến sức khỏe trường tự nhiên một cách hiệu quả với chi của người dân. Tuyến đường cầu Văn phí vận hành và đầu tư thấp, không yêu cầu Thánh – Điện Biên Phủ đi qua rạch Văn công nghệ phức tạp kèm theo cũng như Thánh là tuyến đường chủ chốt và trên đà thân thiện với môi trường, khôi phục hệ phát triển mạnh của khu vực quận Bình sinh thái dòng kênh, rạch, cải thiện thêm Thạnh. Rạch Văn Thánh nằm trong hệ mảng xanh của thành phố, điều tiết khí thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, là một hậu. trong những con rạch hiện đang ô nhiễm nặng nề và đang dần mất đi khả năng tự VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP làm sạch. Nhận thấy được những vấn đề NGHIÊN CỨU cấp bách trên, thành phố đã lập nhiều dự Thiết kế thí nghiệm án và chi hàng chục nghìn tỷ đồng để giải Trồng thử nghiệm thích nghi (giai đoạn 1) tỏa dân cư ven kênh, khắc phục ô nhiễm được thực hiện trong vòng 2-3 tuần với nguồn nước tại các lưu vực trên – cải tạo mục đích ổn định cá thể cỏ Vetiver sau quá hệ thông kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè gần trình dài trước đó sống trong môi trường 4,000 tỷ đồng, dự án làm trong sạch và đất chuyển sang môi trường đất ngập nước chống ngập kênh Bến Nghé – Tàu Hũ có có thể phát triển bình thường. Sự phát triển chi phí khoảng 8,000 tỷ đồng (Thẩm & này được đánh giá qua bảng tổng hợp các Quý, 2010). Đã có một số dự án nhằm cải chỉ tiêu phát triển sinh khối. tạo rạch Văn Thánh nhưng vẫn chưa giải Giai đoạn chạy thử nghiệm (giai đoạn 2): quyết được vấn đề. Mỗi nghiệm thức trong mô hình sẽ được Do đó, cần có một giải pháp dài lâu nhằm lấy mẫu ứng với từng thời gian thích hợp hỗ trợ giúp loại bỏ bớt thành phần ô nhiễm trong ngày của riêng mỗi tải. Kết quả phân trong nước con rạch, đưa con rạch về trạng tích từ các mẫu được lấy hằng ngày cần thái bình thường.Thông qua các nghiên được phân tích kịp thời để hỗ trợ cho quá cứu trong nước và quốc tế cho thấy cỏ trình giám sát liên tục. Mỗi giai đoạn sẽ Vetiver có những khả năng cực kỳ đặc biệt ứng với thời gian lưu HRT là 7 ngày. trong việc thích nghi tốt với nhiều điều Bảng 1. Thời gian thực hiện các giai đoạn Giai đoạn Nội dung Thời gian thực hiện Giai đoạn Thí nghiệm đánh giá khả năng thích 7 ngày 1 nghi của cỏ Vetiver với môi trường mới Giai đoạn Thí nghiệm đánh giá khả năng loại bỏ 15 ngày 2 COD, N-NH4+, P-PO43- trong nước thải đầu vào của cỏ Vetiver tại hiện trường 20
  3. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 6 (3), 2020 Hai giai đoạn chính của nghiên cứu là thích nghi và giai đoạn vận hành thử nghiệm. Hình 1. Tiến trình tổng quát thực hiện nghiên cứu Thực vật xử lý ở đây là cỏ Vetiver (Vetiver zizanioides) đã trưởng thành được trồng KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN trực tiếp lên lớp vật liệu. Cỏ sẽ được lựa Chất lượng mẫu nước đầu vào – tính chọn các tép cỏ cùng hoặc tương đương chất nước kênh Văn Thánh nhau về kích thước, hình dạng, chiều dài. Nước đầu vào của mô được lấy tại điểm Mỗi chậu sẽ được trồng với số lượng là 75 quan trắc mực nước rạch Văn Thánh vào tép cỏ, phân bố thành 15 cụm, mỗi cụm có thời điểm khi mực triều trong khoảng 1,8 5 tép cỏ. Mỗi cụm cách nhau 10cm. Trong – 2,5 trong ngày. Ứng với các thời điểm giai đoạn thích nghi, cỏ sẽ được quan sát này đa phần việc lấy mẫu phân tích sẽ trong thời gian 7 ngày để đánh giá sinh được diễn ra vào mùa khô vì khi đó lượng khối, tình trạng sinh trưởng. Khi thay đổi nước tự nhiên trong lưu vực là phù hợp sang các giai đoạn khác, duy trì vận hành nhất. Tính chất nước được đo và thể hiện 7 ngày để thích nghi mới bắt đầu chạy mô giá trị trung bình như trong bảng sau: hình phân tích. Bảng 2. Chỉ tiêu phân tích chất lượng nước rạch Văn Thánh QCVN 08- STT Thông số Đơn vị Kết quả MT:2015/BTNMT (Cột B1) 1 COD mg/l 161 – 186 30 2 BOD5 mg/l 148 - 154 15 3 pH - 6,99 – 7,4 5,5-9 4 Amoni (N-NH4 ) + mg/l 6,73 – 7,28 0,9 5 Phốt phát (P-PO43-) mg/l 1,96 – 2,17 0,3 6 Chất rắn hòa tan TDS mg/l 317 - 7 Tổng chất rắn lơ lửng TSS mg/l 142 50 Kết quả cho thấy được hai thông số N- MT:2015/BTNMT (Cột B1) lần lượt là 81 NH4+ và P-PO43- vượt QCVN 08- lần và 7,2 lần, số lần vượt ngưỡng cao nhất 21
  4. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 6 (3), 2020 trong các thông số. Nội dung nghiên cứu sau 7 ngày thì cỏ Vetiver ở mô hình tĩnh tập trung phân tích đánh giá khả xử lý hai có sự phát triển tốt về chiều dài thân lá, độ chỉ tiêu trên. Ngoài ra, từ nồng độ BOD5 dài rễ mới, đặc biệt là sự gia tăng các chồi và COD đo được của nước mẫu suy ra non và khối lượng cây. được: BOD5/COD = 148/161 = 0,92. Còn đối với mô hình tuần hoàn, trong Đánh giá khả năng thích nghi của cỏ khoảng 4 - 7 ngày đầu, cỏ có xu hướng Vetiver đối với nước kênh Văn Thánh chậm phát triển, vàng lá do nước ngập và Trước tiên, ta tiến hành trồng thủy canh cỏ không sinh trưởng nhiều. Sau tuần đầu tiến Vetiver để đánh giá liệu cỏ Vetiver có khả quan sát, sinh khối lá bắt đầu phát triển. năng thích ứng với môi trường nước rạch Giai đoạn này ghi nhận được tỷ lệ sống của Văn Thánh hay không và chúng có thể cỏ so với số lượng cây trồng ban đầu là từ chịu được sự thay đổi khi chuyển từ môi 95 đến 98%. Từ ngày 7 đến ngày 10, khi trường đất trồng sang môi trường ngập được cung cấp nước mới – nước pha loãng nước hay không. Ở mô hình tĩnh, sau 7 5 lần từ mô hình – cỏ có dấu hiệu chuyển ngày thích nghi khi được trồng trong môi đổi về màu sắc trở nên xanh hơn, các phiến trường thủy canh tĩnh sử dụng nước rạch lá từ vàng đã dần chuyển sang xanh tươi Văn Thánh (với nước thải đã được pha hơn. Ngày thứ 10 tiến hành thay nước loãng 3 lần), tỷ lệ sống của các cây cỏ được lấy trực tiếp từ lưu vực vào mô hình Vetiver ở ba mẫu thí nghiệm đều đạt tỷ lệ để đánh giá sự thích nghi của cây với môi cao (trên 90%), tỷ lệ này ở mẫu đối chứng trường thực tế. Quan sát ngày thứ 15, cỏ là 80%. Chiều dài thân lá của cỏ Vetiver có sự thay đổi rõ rệt, phần thân đã cứng có sự phát triển tốt, luôn cao hơn so với cáp hơn, phần lá phát triển thêm cũng dài nghiệm thức đối chứng từ 2 – 3cm. Chiều và nhanh hơn, màu cỏ cũng xanh hơn, có cao trung bình của cỏ tăng thêm ở mẫu ở xuất hiện thêm chồi non. Ghi nhận sự phát nghiệm thức nước thải là 30,59 ± 0,82cm triển về sinh khối của cỏ đến ngày thứ 35, và đối chứng là 28,75cm. Sự khác biệt này chiều cao lớn của cỏ đạt được là 0.65m. tuy không quá lớn nhưng cũng chứng minh Quá trình thích nghi cũng ghi nhận được được sự thích nghi và phát triển của cỏ cỏ trong mô hình có vật liệu sỏi phát triển Vetiver trong điều kiện mới. Sau 7 ngày, phần lá kém hơn 2 mô hình còn lại, mô phần rễ trắng mới phát triển thêm này đã hình có vật liệu kết hợp là mô hình có cỏ đạt kích thước lần lượt 5,24cm, 5,07cm và đạt chiều cao lớn nhất. Tỷ lệ sống của cỏ 5,33cm ở ba mẫu thí nghiệm, cao hơn so sau 35 ngày quan sát ở mô hình sỏi, cát, với mẫu đối chứng chỉ đạt 4,67cm. Ở kết hợp cát và sỏi theo thứ tự là 93%, 96%, nghiệm thức nước thải, khối lượng cỏ (5 93%. Tỷ lệ cây không chết nhưng không cây/cụm) tăng trung bình từ 50,41g lên phát triển thêm về lá của các mô hình sỏi, 61,82g (tăng 1, 23 lần). Ở mẫu đối chứng, cát, kết hợp là 9%, 13% và 6%. Từ sau khối lượng cỏ tăng từ 50,14g lên 54,19g ngày 15, nghiên cứu thích nghi cho thấy cỏ (tăng 1,08 lần). Như vậy có thể nhận thấy, Vetiver thích nghi tốt với môi trường mới. Hình 2. (A) Cỏ Vetiver quan sát ngày thứ 1 mô hình tĩnh (B) Cỏ ngày 1 mô hình tuần hoàn và (C) cỏ quan sát ngày thứ 15 22
  5. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 6 (3), 2020 Nhìn chung, có thể thấy cỏ Vertiver có thể Đánh giá hiệu quả xử lý các chất dinh thích nghi tốt với các mô hình sau quá trình dưỡng Phốt pho (PO43-) và ammonia thử nghiệm. (NH4+) Hình 3. Khả năng xử lý (A) N-NH4+ và (B) P-PO43- của cỏ Vetiver ở hai nghiệm thức sỏi và thủy canh trong mô hình tĩnh Đối với chỉ tiêu N-NH4 , đối với nồng độ do số cây chết trong mô hình làm ảnh + N-NH4+ có trong nước thải đầu vào là hưởng đến nồng độ. Mô hình sỏi có hiệu 6,63mg/l, sau 15 ngày, hiệu suất xử lý của suất xử lý khá tốt, hiệu suất đạt 30,4% cả hai mô hình đều đạt chuẩn QCVN 08- (1,86±0,039mg/l) chỉ sau một ngày, bắt MT:2015/BTNMT (cột B1, 0,9mg/l). Mô đầu ngày thứ hai đến ngày thứ tư, khả năng hình sỏi có hiệu suất xử lý tương đối ổn xử lý có xu hướng giảm nhưng vẫn đạt định, hiệu suất đạt 41,6% (3.9±0,98mg/l) mức cao (trung bình 15% mỗi ngày). Mô sau 7 ngày và 96,8% (0,28±0,07mg/l) sau hình thủy canh cũng có hiệu suất tốt nhưng 15 ngày. Mô hình thủy canh có hiệu suất không ổn định, đạt 47,1% (1,4±0,008mg/l) xử lý tốt hơn, đạt 43,7% (3,73±0,44mg/l) chỉ sau một ngày và đạt 94,8% sau 07 ngày và 96,8% (0,21±0,005 mg/l) (0,14±0,064mg/l) sau 15 ngày. Nồng độ có sau 15 ngày. Nồng độ có sự ổn định trong sự ổn định trong suốt giai đoạn đầu nhưng suốt giai đoạn đầu do không bị ảnh hưởng lại có sự biến động nhẹ vào giai đoạn gần bởi lớp vật liệu nhưng lại có sự biến động cuối (ngày 8 – ngày 12). nhẹ vào các ngày cuối, nguyên nhân có thể Hình 4. Hiệu quả xử lý (A) PO43- (B) NH4+ của các nghiệm thức trong mô hình P-PO43- trung bình đầu vào là 2,67mg/l, hình sỏi 0,1846±0,024mg/l, mô hình cát qua quá trình xử lý 1 tuần cho thấy cả ba 0,1638±0,003mg/l, mô hình kết hợp mô hình ĐNNNT đều có khả năng xử lý 0,1266±0,008mg/l. Trong đó ghi nhận nước đầu vào được lấy từ lưu vực rạch Văn được vật liệu cát và kết hợp xử lý đạt quy Thánh đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, chuẩn (sau 144 giờ) với hiệu suất cột B1. Các nồng độ phân tích sau 7 ngày 89,34±0,15%, nhanh hơn vật liệu sỏi và của các mô hình theo thứ tự như sau: mô vật liệu cát (sau 156 giờ) với các hiệu suất 23
  6. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 6 (3), 2020 lần lượt là 90,03±0,13% và 90,97±0,21%. đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 Đồ thị cũng thể hiện được, trong 12 giờ (nồng độ NH4+ là 0,9) sau thời gian phân đầu, cả ba mô hình đều có sự giảm mạnh tích là 7 ngày. Các nồng độ phân tích sau về nồng độ và độ chênh lệch về hiệu suất 7 ngày của các mô hình theo thứ tự tăng không quá lớn. Giai đoạn đầu, lớp vật liệu dần như sau: mô hình kết hợp nền đã thực hiện việc loại bỏ mạnh đối với 0,2025±0,0713mg/l, mô hình cát lượng PO43- có trong nước thải, cỏ Vetiver 0,2569±0,0191mg/l, mô hình sỏi có tác động tương đối ít do thời gian đầu 0,2910±0,0088mg/l. Trong đó ghi nhận là khoảng thời gian để các vi sinh vật thích được hiệu suất cả giai đoạn, mô hình vật ứng với môi trường. Khi thực vật và các vi liệu kết hợp luôn thể hiện được sự vượt trội sinh vật đã qua giai đoạn (pha) tiềm phát, hơn, khi so sánh với mô hình vật liệu sỏi – bắt đầu có khoảng cách hiệu suất khi xét mô hình có hiệu suất kém nhất – có thời tại cùng một thời điểm. Lúc này, sự giảm điểm ghi nhận khoảng chênh lệnh lên đến về nồng đồ PO43- đến từ tác động của lớp 7,89%. Như vậy, mô hình có vật liệu kết vật liệu nền và cả quá trình chuyển hóa hợp cát và soi có hiệu quả xử lý NH4+ tối dinh dưỡng trong thực vật. Trong suốt thời ưu hơn hai mô hình còn lại. gian thí nghiệm, mô hình CW VSFS vật Như vậy, có thể thấy được về hiệu suất xử liệu kết hợp luôn thể hiện được khả năng lý, mô hình có vật liệu kết hợp cát và sỏi xử lý tốt hơn. xử lý hiệu quả hơn hai mô hình còn lại. Nhận xét đầu tiên là ba mô hình ĐNNNT So sánh khả năng xử lý COD của hai mô đều thể hiện được khả năng xử lý nước đầu hình thí nghiệm vào được lấy từ lưu vực rạch Văn Thánh Hình 5. Khả năng xử lý COD của cỏ Vetiver (A) mô hình tĩnh (B) Mô hình tuần hoàn Kết quả cho thấy sự thay đổi rõ rệt nồng khi hiệu suất mô hình Cát là 15.93% và mô độ COD trong tuần đầu tiên. Cụ thể, với hình Kết hợp là 20.08%. Trong ba ngày nồng độ COD có trong nước thải đầu vào sau đó, các mô hình tăng thêm lần lượt là là 177,9 mg/l sau 7 ngày nồng độ giảm lần 30.84%, 36.26% và 26.66%. Trong những lượt ở hai mô hình là 61,5±6,98mg/l (sỏi, ngày cuối, mô hình vật liệu kết hợp đã đạt đạt 65,4%), 63,8±3,36mg/l (thủy canh, đạt 74.02%, hai mô hình sỏi và cát hiệu suất 66%), hiệu suất xử lý gần tương đồng với xử lý là 71.90% và 71.99%. Với nồng độ giai đoạn thích nghi. Sau 15 ngày, hiệu đầu vào bằng nhau và bằng 177.9 mg/l, suất xử lý của cả hai mô hình khá tốt, đạt vào cuối chu kì xử lý, ta có thể thấy mô chỉ tiêu COD của QCVN 08- hình Kết hợp có hiệu suất xử lý COD cao MT:2015/BTNMT (30mg/l), lần lượt là nhất, bằng 74.02%. Tiếp theo đó là mô 12,3±2,72mg/l (sỏi, 93,1%), và hình Cát và Sỏi với hiệu suất lần lượt là 13,6±3,18mg/l (thủy canh, đạt 92,4%). Kết 71.99% và 71.90%. Vào cuối giai đoạn, quả xử lý COD cho thấy từ những ngày nồng độ COD ở cả ba mô hình đều đạt đầu, cả ba nghiệm thức đều xử lý hiệu quả QCVN 08-MT:2015/BTNMT là 50 mg/l. ổn định, tuy nhiên mô hình sỏi yếu hơn Như vậy, có thể thấy được mô hình có vật những mô hình khác, chỉ có 5.91% trong liệu kết hợp cát và sỏi xử lý hiệu quả hơn 24
  7. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 6 (3), 2020 các mô hình còn lại. hình sỏi sau 15 ngày đạt 95,5%, nghiệm thức thủy canh sau 15 ngày đạt 94,8%. Với KẾT LUẬN thiết kế dòng chảy ngầm theo phương Cỏ Vetiver sau khi trồng thủy canh tĩnh đứng, kết hợp với điều kiện tuần hoàn trong môi trường nước rạch Văn Thánh nước để tạo môi trường xử lý tốt lượng cho thấy mô hình xử lý bằng cỏ Vetiver kết nước đầu vào, mô hình có hiệu quả xử lý hợp các vật liệu lọc như sỏi, cát đã thể hiện phốt pho và nitơ cao, trong đó trung bình được khả năng thích nghi cao với các điều NH4+ có hiệu suất đạt trên 96%, PO43- đạt kiện môi trường thay đổi từ môi trường đất trên 94% và COD trên 80%. Như vậy tất khô sang môi trường đất ngập nước và cả các mẫu nước đạt chuẩn QCVN 08- thích nghi tốt với mức ô nhiễm của nước MT:2015/BTNMT, cột B1 sau thời gian kênh Với mô hình tĩnh, sau 15 ngày thí lưu nước là 15 ngày thử nghiệm, nhìn nghiệm ở giai đoạn 2, hiệu suất xử lý ở tất chung hiệu suất xử lý 2 mô hình tĩnh và cả chỉ tiêu đều đạt hơn 90%, với hiệu suất tuần hoàn ngang nhau, tuy nhiên mô hình xử lý COD mô hình sỏi sau 15 ngày đạt tuần hoàn nước về cảm quan cho hiệu quả 93,1%, đối với nghiệm thức thủy canh sau xử lý tốt hơn. Nghiên cứu cho thấy áp dụng 15 ngày đạt 92,4%. Hiệu suất xử lý N- cỏ Vetiver là phù hợp với xử lý nước kênh NH4+ ở mô hình sỏi sau 15 ngày đạt rạch, khi áp dụng mô hình vào thực tế cần 96,8%, nghiệm thức thủy canh sau 15 ngày xem xét thêm các yếu tố ngoại cảnh, và đạt 96,8%. Hiệu suất xử lý P-PO43- ở mô phân bố lựa chọn mật độ cỏ hợp lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO BRANDT, C., LỘC, N. X., NGA, T. T., & BECKER, M. (2005). Đánh giá sự đáp ứng sinh học các loài thực vật trong nước nồng độ dinh dưỡng cao để tuyển chọn thực vật xử lý ô nhiểm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. THẨM, L., & QUÝ, Q. (2010). Làm sạch kênh rạch ở TP Hồ Chí Minh bằng cách nào? Hà Nội: Nhân dân Điện tử. TRUONG, P., & BAKER, D. (1998). Vetiver grass system for environmental protection: Pacific Rim Vetiver Network, Office of the Royal Development Projects Board. 25
nguon tai.lieu . vn