Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0191 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 11-22 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN Nguyễn Tố Như, Phan Thị Thanh Trúc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Tóm tắt. Bài viết đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông giảng dạy học sinh dân tộc thiểu số với cỡ mẫu 511 trên 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông bằng phương pháp tính điểm trung bình của 25 tiêu chí theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT. Kết quả nghiên cứu cho thấy các tiêu chí như Ứng xử với học sinh, Đạo đức nghề nghiệp, Tìm hiểu đối tượng giáo dục, Môi trường giáo dục, Sử dụng các phương tiện dạy học, Vận dụng các phương pháp dạy hay Xây dựng môi trường học có mức độ đáp ứng thấp. Trong đó, với đối tượng người dân tộc thiểu số thì việc phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng để vận động con em tới trường là rất quan trọng, nhưng mức độ đáp ứng của giáo viên tại khu vực này còn yếu. Do vậy, nhà trường cần có những biện pháp khuyến khích hoặc đánh giá cao hơn vào những tiêu chí quan trọng này để giảm thiểu tỉ lệ bỏ học của học sinh. Từ khóa: năng lực nghề nghiệp, giáo viên, Tây Nguyên, trung học phổ thông, dân tộc thiểu số. 1. Mở đầu Tại Việt Nam, giáo dục phổ thông tiếp tục được cải thiện thông qua việc nâng cao các chỉ số tiếp cận, đi học đều và hoàn thành bậc học. Tuy nhiên, sự chênh lệch về kết quả học tập vẫn còn tồn tại với một vài nhóm có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt trong số những người nghèo, vùng sâu vùng xa và khá phổ biến trong nhóm người dân tộc thiểu số (DTTS). Nhóm DTTS chiếm khoảng 13% tổng dân số. Tỉ lệ biết chữ của người DTTS là 90% trong khi đó tỉ lệ này của người Kinh là 96%. Chính vì vậy, để người DTTS bắt kịp và tiếp cận với khoa học công nghệ cải thiện sinh kế cho chính bản thân thì vai trò giáo dục đặt ra vô cùng cấp bách [1]. Khu vực Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đăk Nông, Lâm Đồng với đa dạng về tộc người như Ba Na Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng. . . chiếm gần 50% tổng dân số. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi nhưng đây là những địa phương thuộc diện khó khăn nhất cả nước, tỉ lệ học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ cao. Theo thống kê của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, đến hết quý 3-2015, trong tổng số 1.185.000 học sinh phổ thông toàn vùng thì có khoảng 0,49% nghỉ học (hơn 5.800 học sinh), trong đó chủ yếu là người DTTS [4]. Thêm nữa, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (THPT) là một giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và tuổi trưởng thành. Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần cho phép tạo nội dung cơ bản và sự khác biệt về mọi mặt Ngày nhận bài: 25/7/2016. Ngày nhận đăng: 17/10/2016. Liên hệ: Nguyễn Tố Như, e-mail: nguyentonhu210@gmail.com 11
  2. Nguyễn Tố Như, Phan Thị Thanh Trúc phát triển: thể chất, trí tuệ, giao tiếp, tình cảm, đạo đức. . . của các em. Bởi vậy, bản thân giáo viên giảng dạy ở bậc này không chỉ là người thầy, người cô truyền đạt kiến thức mà cần nhiều hơn những năng lực nghề nghiệp khác. Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT như của Vũ Thị Sơn (2012), Phạm Hồng Quan (2013), Lương Thị Thanh Hương (2013), Hà Văn Út (2013). . . Hiện các nghiên cứu này tiếp cận theo hai xu hướng: thứ nhất dựa vào những mô hình mới như “nghiên cứu bài học” nhằm đề xuất giải pháp phát triển năng lực nghề; thứ hai là đánh giá năng lực giáo viên thông qua chuẩn nghề nghiệp theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo theo các khía cạnh như giáo viên tự đánh giá, Tổ bộ môn và Ban giám hiệu, tìm kiếm sự khác biệt giữa các nhóm, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện năng lực nghề. Bài viết tập trung đánh giá thực trạng năng lực nghề nghiệp giáo viên THPT khu vực Tây Nguyên trên địa bàn có tỉ lệ học sinh người DTTS tham gia học tập. Tuy nhiên, khác với đánh giá của các Sở giáo dục và Đào tạo cũng như các nghiên cứu trước đây, bài báo tập trung vào công tác tự đánh giá của năng lực giáo viên theo hai khía cạnh: mức độ đạt được tiêu chí và sự nhận thức về tầm quan trọng của tiêu chí đó. Từ đó làm căn cứ để đánh giá đề xuất giải pháp cải thiện và nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên phù hợp với đối tượng học sinh và tình hình phát triển của địa phương. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khung tiếp cận Theo Epstein và Hundert thì năng lực nghề nghiệp là việc sử dụng thường xuyên và chính xác các thông tin liên lạc, kiến thức, kĩ năng kĩ thuật, cảm xúc, giá trị và phản ánh trong thực tế hàng ngày vì lợi ích của cá nhân và cộng đồng [15]. Dựa vào quan điểm này, Mạc Văn Trang đã đề cập chi tiết hơn các yếu tố cấu tạo nên năng lực nghề nghiệp “Giá trị của nghề ở tri thức chuyên môn, kĩ năng hành nghề, thái độ phục vụ, đó cũng là cái làm nên giá trị hàng hóa sức lao động” [10]. Dựa vào khái niệm này chúng ta dễ dàng đánh giá được năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Theo như Kodzhaspirova G.M., năng lực nghề nghiệp được xem như là sự tổng hòa những kiến thức và kĩ năng cần thiết, quyết định đến sự hình thành những hoạt động dạy học, sự giao tiếp và nhân cách như là người tạo ra những giá trị, lí tưởng và ý thức sư phạm. Trong tương lai, định nghĩa này được hoàn thiện bởi những tác giả và nó được xem như là một sự kết hợp giữa kiến thức, kinh nghiệm và những kĩ năng một cách linh hoạt công nghệ giáo dục, tìm ra những ý nghĩa tốt nhất để ảnh hưởng đến sinh viên dựa trên nhu cầu, sự quan tâm, quyền lợi và lựa chọn những phương pháp hành động và ứng xử [16, tr. 287]. Để đo lường năng lực nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu sử dụng chuẩn nghề nghiệp. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Dựa vào các yếu tố của năng lực giáo viên và biểu hiện của các yếu tố này ra bên ngoài thế giới khách quan, các nhà khoa học giáo dục sẽ khái quát hóa những biểu hiện này thành các tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của giáo viên. Năng lực giáo viên là “chất” bên trong của mỗi giáo viên, chuẩn nghề nghiệp là công cụ để đo lường “chất” bên trong này. Hiện nay, hệ thống giáo dục phổ thông ở Việt Nam cũng có những quy định cụ thể cho việc đánh giá năng lực của giáo viên. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên THPT được đánh giá theo quy định tại thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của 12
  3. Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông tại vùng dân tộc... Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT được đánh giá trên các khía cạnh như phẩm chất chính trị đạo đức lối sống; năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực chính trị, xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu định tính thông qua việc tổng hợp tài liệu nghiên cứu trước đây để đưa ra những vấn đề có tính lí luận và thực tiễn liên quan đến năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT. Ngoài ra để đánh giá mức độ quan trọng và sự đáp ứng của từng tiêu chí trong 25 tiêu chí theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu này tiến hành thu thập dữ liệu định lượng bằng phương pháp phỏng vấn giáo viên THPT thông qua bảng hỏi. Cụ thể: bảng khảo sát được xây dựng dựa vào 25 tiêu chí này trên thang đo 4 điểm (theo thang đo của thông tư 30), thu thập ý kiến của giáo viên trên hai góc độ: - Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố trong chuẩn nghề nghiệp (1: ít quan trọng nhất đến 4: quan trọng quan trọng nhất). - Tự đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân so với chuẩn nghề nghiệp (1: Đáp ứng rất thấp, 4 đáp ứng cao). Việc đánh giá các tiêu chí dựa trên hai mức độ này được thực hiện bằng việc thống kê giá trị trung bình dựa vào số điểm tự đánh giá của giáo viên. Việc chọn mẫu khảo sát được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo cách thuận tiện. Nhóm tác giả tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo tại Kon Tum, Gia Lai, Đăk Nông đến tại các trường có tỉ lệ học sinh DTTS chiếm trên 50%, để tiến hành phát phiếu, cụ thể mẫu khảo sát như sau: Bảng 1. Thống kê mẫu khảo sát giáo viên THPT khu vực Tây Nguyên Giới tính Thâm niên công tác Khu vực Ngành Tổng TT Trên 5 Từ 3-5
  4. Nguyễn Tố Như, Phan Thị Thanh Trúc Trong nghiên cứu này, mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng được đánh giá dựa theo quy ước cho mỗi câu hỏi như sau: Bảng 2: Quy ước thang đánh giá mức độ đáp ứng/ mức độ quan trọng theo chuẩn ở từng tiêu chí Mức độ đáp ứng/ mức độ quan trọng Điểm trung bình/câu (tiêu chí) Tốt > 3.50 Khá 3.00-3.500 Trung bình 2.50-2.99 Yếu (chưa đạt)
  5. Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông tại vùng dân tộc... So với quy định hiện hành thì số lượng giáo viên THPT của Tây Nguyên cơ bản đã đủ và có nơi vượt định mức giáo viên/lớp do đặc thù trường ở vùng xa, quy mô lớp nhỏ. Tỉ lệ giáo viên có độ tuổi từ 31-49 tuổi dao động trong khoảng 70-72%, độ tuổi trên 50 chiếm tỉ lệ nhỏ dưới 7%, điều này khá thuận lợi với khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay. Về giới tính, nữ chiếm tỉ lệ cao, khoảng từ 66% trở lên qua các năm, trong khi đó nam giới chỉ chiếm 34%. Về trình độ chuyên môn, giáo viên có trình độ thạc sĩ chiếm tỉ lệ nhỏ, toàn khu vực chỉ có 377 người, chiếm 1,11%, số còn lại là đại học. Nhìn chung, lực lượng giáo viên THPT tại Tây Nguyên đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của chương trình giảng dạy. Đặc điểm giáo viên dạy các điểm trường chủ yếu là giáo viên trẻ tuổi đời lẫn tuổi nghề, đời sống vật chất và tinh thần rất thiếu thốn, kinh nghiệm dạy học chưa có, kĩ thuật dạy học và phương pháp dạy lớp ghép chưa được trang bị đầy đủ, vì vậy rất khó khăn trong việc vận động, giảng dạy và giáo dục học sinh. Điều kiện dạy và học rất thiếu thốn, chủ yếu là bảng đen, phấn trắng và nhà tạm bợ. Điều này phần nào ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục. Trong quá trình dạy học, nhiều giáo viên thiếu sự quan tâm ân cần, chỉ bảo chu đáo trong việc rèn luyện cho học sinh. Trước những điều các em không hiểu, không biết hoặc gặp những lỗi sai phát âm, viết sai chính tả, giáo viên có lúc qua loa, đại khái trong lời nhận xét và uốn nắn, dẫn đến học sinh không nhận ra những lỗi sai cần phải sửa chữa khắc phục. Thực tế tại các trường có đông học sinh DTTS nhiều giáo viên là người Kinh lại không biết hoặc biết rất ít về tiếng mẹ đẻ của các em. Do vậy, trong quá trình dạy học, thiếu sự tương tác giữa thầy và trò. Do hạn chế về ngôn ngữ cho nên các em không hiểu rõ hết được những khái niệm mới. Ngược lại những giáo viên là người DTTS trong quá trình dạy và học cho đối tượng này lại lạm dụng nhiều tiếng mẹ đẻ của các em nên vốn tiếng Việt của các em không được mở rộng thêm. 2.4. Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên THPT tại vùng DTTS Tây Nguyên Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT được đánh giá dưới nhiều góc độ, đa chiều như phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực chính trị xã hội thể hiện mối quan tâm của giáo viên với cộng đồng; năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục hướng tới xem giáo viên có thấu hiểu học sinh ở mức độ nào; năng lực dạy học và năng lực giáo dục xem xét kiến thức giáo viên và phương pháp giảng dạy có tương thích với học sinh không; năng lực phát triển nghề nghiệp giúp người giáo viên có cơ hội nhìn nhận lại chính bản thân, cụ thể như sau: - Tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Bảng 4. Thống kê mức độ quan trọng tiêu chuẩn phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn TC1: Phẩm chất chính trị 2 4 3,270 0,675 TC2: Lối sống, tác phong 2 4 3,365 0,717 TC3: Ứng xử với đồng nghiệp 3 4 3,471 0,499 TC4: Đạo đức nghề nghiệp 2 4 3,514 0,545 TC5: Ứng xử với học sinh 2 4 3,677 0,596 Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống là tiêu chí đo lường mối liên kết giữa giáo viên với cộng đồng, hành vi của họ với đồng nghiệp, với học sinh. Kết quả bảng 4 cho thấy tất cả các tiêu chí trong tiêu chuẩn này được đánh giá ở mức cao, thấp nhất là phẩm chất chính trị với giá trị trung 15
  6. Nguyễn Tố Như, Phan Thị Thanh Trúc bình (TC1) = 3,27; cao nhất là ứng xử với học sinh với giá trị trung bình (TC3) = 3,667. Điều này khẳng định hoàn toàn phù hợp với điều kiện tại các địa phương do các em khó khăn và hạn chế giao tiếp trong ngôn ngữ, do vậy việc thiết kế các chuẩn nghề nghiệp với các vùng đặc thù nên lưu tâm đến điểm này. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng với các chỉ tiêu còn khá hạn chế. “Ứng xử với học sinh” được đánh giá là quan trọng nhất nhưng mức độ đáp ứng của các giáo viên THPT lại thấp nhất. Tiếp theo là đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong, phẩm chất chính trị và ứng xử với đồng nghiệp được đánh giá mức độ đáp ứng từ thấp đến cao (hình 1). Hình 1: Đánh giá mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng của giáo viên THPT khu vực Tây Nguyên - Tiêu chuẩn năng lực dạy học Bảng 5: Đánh giá mức độ quan trọng của giáo viên về năng lực dạy học Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn TC8: Đảm bảo kiến thức môn học 1 4 2,984 0,901 TC9: Vận dụng các phương pháp dạy học 1 4 3,027 0,724 TC10: Sử dụng các phương tiện dạy học 1 4 3,076 0,651 TC11: Xây dựng môi trường học tập 1 4 3,129 0,902 TC12: Xây dựng kế hoạch học tập 1 4 3,181 0,567 TC13: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 1 4 3,197 0,646 của học sinh TC14: Đảm bảo chương trình môn học 2 4 3,204 0,637 TC15: Quản lí hồ sơ dạy học 1 4 3,697 0,521 Các tiêu chí đánh giá dựa trên việc xây dựng kế hoạch dạy học có thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; đảm bảo kiến thức môn học chính xác, có hệ thống cũng như chương trình học, vận dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với sử dụng máy tính, mạng internet 16
  7. Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông tại vùng dân tộc... một cách sáng tạo; xây dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, cộng tác; quản lí hồ sơ học sinh, bổ sung cập nhật thường xuyên tình hình của các em; kiểm tra kết quả học tập của học sinh đảm bảo chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan được đánh giá cao và đạt trên mức trung bình. Trong đó, việc quản lí hồ sơ dạy học quan trọng nhất bởi vì nếu quản lí khoa học sẽ nắm bắt tình hình từng học sinh sẽ giúp giáo viên có thể thấu hiểu hơn về hoàn cảnh, tính cách từng học sinh nên sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời với những biến cố mà các em gặp phải. Tuy nhiên việc quản lí hồ sơ dạy học tại các địa phương này có mức đáp ứng thấp hơn so với tầm quan trọng mà các giáo viên đánh giá. Bởi vì, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của công tác này nhưng do điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn trong việc lưu trữ hồ sơ học sinh cho nên đây là mảng khiến các giáo viên còn bỏ ngỏ. Năng lực dạy học chú trọng mảng kiến thức cần có của học sinh, chính vì vậy việc đảm bảo chương trình môn học cũng như kiểm tra đánh giá kết quả học sinh là những nhóm tiêu chí được đánh giá quan trọng tiếp theo và hầu như giáo viên đều đáp ứng được khối lượng kiến thức cho học sinh ở mức cao. Hình 2: Đánh giá mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng của giáo viên THPT khu vực Tây Nguyên về tiêu chuẩn năng lực dạy học - Tiêu chuẩn năng lực giáo dục Năng lực giáo dục thể hiện cách thức mà giáo viên có thể truyền tải được cho học sinh nhận thức thêm, tự chiêm nghiệm bản thân thông qua các hoạt động cộng đồng, qua môn học. . . Các tiêu chí này đều được đánh giá trên mức trung bình. Theo các giáo viên thì năng lực giáo dục của giáo viên quan trọng nhất thông qua việc “đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh” một cách chính xác, có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu của học sinh bằng việc giáo viên đó có phối hợp chặt chẽ với gia đình, đồng nghiệp, cộng đồng và tổ chức đoàn. Với sự đa dạng trong đánh giá sẽ giúp học sinh có cái nhìn đa chiều hơn về bản thân mình từ đó làm bàn đạp để các em tự tin phấn đấu và điều chỉnh những thay đổi cần có. Cũng theo các giáo viên, với các em người đồng bào DTTS thì ngoài thời gian học tập trên lớp các em tham gia phụ giúp gia đình cải thiện thu nhập và sinh kế, cho nên thời gian cho các lao động công ích, xã hội rất hạn chế. Đó cũng là lí do “Giáo dục qua các hoạt động cộng đồng” được đánh giá ít quan trọng nhất. 17
  8. Nguyễn Tố Như, Phan Thị Thanh Trúc Bảng 6: Đánh giá mức độ quan trọng của giáo viên về năng lực giáo dục Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn TC16: Giáo dục qua các hoạt động cộng 1 4 2,906 0,818 đồng TC17: Xây dựng kế hoạch các hoạt động 1 4 2,929 0,613 giáo dục TC18: Vận dụng các nguyên tắc, phương 1 4 3,035 0,713 pháp, hình thức tổ chức giáo dục TC19: Giáo dục qua môn học 2 4 3,262 0,662 TC20: Giáo dục qua các hoạt động giáo 2 4 3,282 0,586 dục TC21: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo 1 4 3,363 0,751 đức của học sinh Tự đánh giá mức độ đáp ứng của giáo viên về năng lực giáo dục cho thấy hầu hết đều trên mức trung bình. Tuy nhiên, “đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức còn học sinh” và “giáo dục qua môn học” còn khoảng cách khá xa so với mức độ quan trọng hai tiêu chí này. Hình 3: Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng về tiêu chuẩn năng lực giáo dục - Tiêu chuẩn: năng lực tìm hiểu đối tượng giáo dục và môi trường giáo dục Là giáo viên THPT thuộc địa bàn với đa dạng học sinh về dân tộc, cộng thêm sự thay đổi về tính cách, bước chuyển để định hình nhân cách thì việc “tìm hiểu đối tượng giáo dục” để tìm hiểu nhu cầu đặc điểm các em từ đó sử dụng các thông tin này vào dạy học, giáo dục rất cần thiết. Tuy nhiên, mặc dù giá trị trung bình TC6= 3,1096 nhưng giá trị nhỏ nhất là 1 cho thấy vẫn còn những giáo viên đánh giá thấp hoạt động này. 18
  9. Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông tại vùng dân tộc... Bảng 7: Đánh giá mức độ quan trọng của giáo viên về năng lực tìm hiểu đối tượng giáo dục và môi trường giáo dục Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn TC6: Tìm hiểu đối tượng giáo dục 1 4 3,109 0,804 TC7: Tìm hiểu môi trường giáo dục 1 4 3,176 0,809 Nguồn: Dữ liệu khảo sát Tiêu chí TC7 “tìm hiểu về môi trường giáo dục” như tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa địa phương để dạy học cũng được đánh giá quan trọng không kém TC6 với giá trị trung bình là 3,176. Bởi lẽ trong bối cảnh hiện nay, tình hình kinh tế chính trị xã hội có nhiều biến động khó lường, vừa có tác động tích cực nhưng cũng hàm chứa những mầm mống tiêu cực có thể ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và thái độ của học sinh. - Tiêu chuẩn Năng lực chính trị, xã hội Năng lực chính trị xã hội hướng đến việc vận động học sinh tham gia các hoạt động nhà trường, xã hội và phối hợp với gia đình trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện và hướng nghiệp cho các em. Với hoạt động, theo đánh giá của các giáo viên thì tiêu chí TC22 “phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng” có giá trị trung bình 3,139 là quan trọng hơn so với TC23 “tham gia hoạt động chính trị, xã hội” với giá trị trung bình 3,067. Bảng 8: Đánh giá mức độ quan trọng của giáo viên về năng lực chính trị, xã hội Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn TC23: Tham gia hoạt động chính trị, xã 1 4 3,067 0,784 hội TC22: Phối hợp với gia đình học sinh, 1 4 3,139 0,979 cộng đồng Điều này hợp lí bởi với sự phức tạp tại các địa phương thì việc phối hợp với bố mẹ, phụ huynh học sinh rất quan trọng để khuyến khích các em tiếp tục đến trường. - Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp Bảng 9: Đánh giá mức độ quan trọng của giáo viên về năng lực phát triển nghề nghiệp Giá trị Giá trị Giá trị Độ lệch nhỏ nhất lớn nhất trung bình chuẩn TC25: Phát hiện và giải quyết các vấn đề 1 4 2,769 0,877 nảy sinh trong thực tiễn giáo dục TC24: Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện 2 4 3,055 0,621 Ngoài việc đánh giá xem giáo viên làm được những gì cho học sinh, người giáo viên cũng cần luôn trau dồi kiến thức, kĩ năng, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả dạy học. Do vậy, yêu cầu ‘tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện” được đánh giá cao (TC24) =3,055, tuy nhiên việc “phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong giáo dục” nhằm đáp ứng yêu cầu mới được đánh giá ở mức quan trọng thấp hơn với trung bình (TC25) = 2,769. Điều này được các giáo viên 19
  10. Nguyễn Tố Như, Phan Thị Thanh Trúc giải thích là do tại địa phương ở vùng sâu và xa, mức độ tiếp cận với những cái mới từ bên ngoài thấp cho nên ít có những biến cố tác động đến. - Đánh giá mức độ đáp ứng của tiêu chuẩn năng lực tìm hiểu đối tượng giáo dục và môi trường giáo dục, năng lực chính trị, xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp Các tiêu chí trong năng lực tìm hiểu đối tượng giáo dục và môi trường giáo dục, năng lực giáo dục chính trị xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp đều được đánh giá ở mức quan trọng khá cao và trên mức trung bình. Hình 4: Đánh giá mức độ quan trọng và mức độ đáp ứng của giáo viên THPT với 3 tiêu chuẩn trên Kết quả ở hình 4 cho thấy, mức độ đáp ứng các tiêu chí này thấp hơn nhiều so với mức độ quan trọng. Mức độ đáp ứng cao nhất với tiêu chí TC7 (tìm hiểu đối tượng giáo dục), tiếp đến TC24 (tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện). . . thấp nhất là hai tiêu chí TC25 (phát hiện các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và giáo dục) và TC22 (phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng). 3. Kết luận Chuẩn nghề nghiệp là thước đo năng lực nghề nghiệp của giáo viên. Căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp là cơ hội cho giáo viên tự chiêm nghiệm, nhìn nhận lại bản thân đã và đang làm được gì trong thời gian qua cho học sinh khi kết thúc một năm học. Với đặc thù giảng dạy trên địa bàn có học sinh người DTTS chiếm số lượng lớn, các em khó khăn trong giao tiếp, và một phần phải hỗ trợ gia đình về kinh tế, để có thể nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên phù hợp với những điều kiện địa phương, nghiên cứu này đề xuất các giải pháp sau: Thứ nhất, theo cách đánh giá chuẩn nghề nghiệp đang được đánh giá thì 25 tiêu chí, mỗi tiêu chí đạt tối đa là 4 điểm, tức là đang giá một cách cào bằng tất cả các tiêu chí mà không nhấn mạnh vào đâu. Thông qua việc đánh giá mức độ quan trọng cho thấy với đặc thù vùng Tây Nguyên thì nên xem xét các nhóm tiêu chuẩn nên đánh giá mạnh vào đâu. Nhóm tác giả khuyến nghị nên đánh giá theo trọng số các tiêu chuẩn như năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường giáo dục, phẩm chất chính trị có trọng số cao hơn các nhóm còn lại. Và cách tính điểm tổng sau cùng sẽ tính theo 20
  11. Đánh giá năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông tại vùng dân tộc... công thức: Tổng điểm= Tổng điểm các tiêu chí * trọng số. Thứ hai, đặc điểm học sinh người DTTS có nhiều điểm khác biệt so với người Kinh, do vậy, giáo viên cần quan tâm hơn đến việc ứng xử với học sinh. Để khuyến khích điều này, nhà trường có thể thiết kế lại hệ thống đánh giá thành tích, bổ sung tiêu chí này vào thay vì đánh giá theo năm học như trước đây, thì có thể đánh giá hàng tháng, quý để có thể nắm sát sao hơn những điều thực tế mà giáo viên đã làm được. Thứ ba, để có thể theo sát học sinh thì việc quản lí hồ sơ dạy rất quan trọng, do vậy, nhà trường có thể xây dựng và phổ biến các tài liệu tập huấn phù hợp với đặc thù của đơn vị để giáo viên có thể tạo những bộ hồ sơ dễ theo dõi nhất. Thứ tư, nhà trường và chính quyền địa phương cũng như giáo viên cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ hơn để có thể hiểu rõ hơn tình hình từng học sinh, từ đó có những giải pháp kịp thời để giúp các em có thể bắt kịp với những học sinh khác, giảm thiểu tỉ lệ bỏ học giữa chừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2010. Nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ: hướng tới nền Giáo dục có chất lượng và Bình đẳng. Báo cáo quốc gia về mục tiêu thiên niên kỉ. [2] Bộ Giáo dục và đào tạo, Thông tư 30/2009/TT- BGDĐT, ngày 22/20/2009, về việc Ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông, Hà Nội. [3] Lương Thị Thanh Phương, 2013. Đánh giá giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề tại tỉnh Lào Cai. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [4] Phạm Hồng Quan. Giải pháp đào tạo giáo viên theo định hướng năng lực. Tạp chí Giáo dục, Số 216, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. [5] Vũ Thị Sơn, 2012. Nâng cao năng lực của giáo viên ở các trường phổ thông qua sinh hoạt chuyên môn. Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 7, tr.76. [6] Giáng Văn Thành, 2014. Đánh giá giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Trường đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên. [7] Hà Văn Út, 2013. Biện pháp nâng cao mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Khoa Quản lí giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội. [8] Phạm Minh Hạc, 1996. Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nhà xuất bản CTQG, HN. [9] Mạc Văn Trang, 2000. Thử đề xuất một quan niệm về nhân cách trong cơ chế thị trường. Tạp chí Tâm lí học số 8, trang 2. [10] Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum, 2012, 2013, 2014. Báo cáo đánh giá GV mầm non, phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp. [11] Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Gia Lai, 2012, 2013, 2014. Báo cáo đánh giá GV mầm non, phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp. [12] Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk Lăk, 2012, 2013, 2014. Báo cáo đánh giá GV mầm non, phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp. 21
  12. Nguyễn Tố Như, Phan Thị Thanh Trúc [13] Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đăk Nông, 2012, 2013, 2014. Báo cáo đánh giá GV mầm non, phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp. [14] Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Lâm Đồng, 2012, 2013, 2014. Báo cáo đánh giá GV mầm non, phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp. [15] Nhóm phóng viên Tây Nguyên, Tây Nguyên có 5.800 học sinh bỏ học, Báo tuổi trẻ online ngày 28/11/2015, theo địa chỉ: http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20151128/tay-nguyen-co-5800-hoc-sinh-bo-hoc/1010908.html. [16] M. Epstein; Edward M. Hundert, 2002. Defining and Assessing professional competence, JAMA. January 9, Vol 287, No.2. [17] Kodzhaspirova, G. M., 2005. Pedagogical anthropology: Education guidance (p. 287). Moscow: Gardariky. ABSTRACT Evaluation of professional capacity of high school teachers: a study in ethnic monority communities in central highlands Nguyen To Nhu, Phan Thi Thanh Truc Branch of Da Nang University in Kontum This paper evaluates high school teachers’ occupations competence with the sample khong ro 511 in the three province Kon Tum, Gia Lai, ĐăkNông by calculating the average score of 25 criteria, followed circular 30/2009/ TT-BGDĐT. The results state that type criteria of teacher behaviors to students, work ethics, teachers’ understanding about students, educations of environment, teaching facilities, instructional methods and building environments experienced a low level of response. For minorities students the coordination between students’ family and their communities encouraging them to continue their study is crucial. However, the teachers’ response to this criteria in these areas is at a low level. It is solutions that encouraging measures and a higher focus on these important criteria could reduce of minorities students. Keywords: Occupations competence, teacher, Central Highland, ethnic monority, high school. 22
nguon tai.lieu . vn