Xem mẫu

  1. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ THỦY VĂN TRÊN HỆ THỐNG SÔNG, KÊNH TỈNH AN GIANG Lƣu Văn Ninh1*, Nguyễn Vĩnh An2, Cấn Thu Văn2 1 Đài Khí tượng, Thủy văn tỉnh An Giang, 64 Tôn Đức Thắng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. HCM, 236B Lê Văn Sĩ, Phường 1, Tân Bình, TP. HCM * Email: luuninhtv@gmail.com TÓM TẮT Là tỉnh đầu nguồn nhận nước từ sông Mê Kông chảy về Việt Nam, chế độ thuỷ văn của An Giang phụ thuộc chặt chẽ chế độ nước sông Mê Kông và chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố chính: chế độ thuỷ triều, chế độ dòng chảy, chế độ mưa nội đồng và đặc điểm về địa hình, hình thái kênh rạch. Hàng năm, mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bắt đầu từ tháng VII và kéo dài đến tháng XI, chậm hơn so với quá trình lũ ở thượng nguồn 1 tháng và mưa tại nội đồng 2 tháng. Chế độ dòng chảy mùa kiệt ở An Giang lại phụ thuộc vào tình hình lũ lụt năm trước và kết hợp diễn biến thủy triều ở Biển Đông và Biển Tây trong mùa kiệt năm sau mà các đặc trưng thủy văn nhỏ nhất mùa kiệt có thể xuất hiện vào tháng IV hoặc đầu tháng V. Nghiên cứu sẽ đánh giá chế độ thay đổi của các yếu tố dòng chảy, bùn cát trên hệ thống sông thuộc tỉnh An Giang vào hai mùa lũ, kiệt trong năm. Keyword: tỉnh An Giang, ĐBSCL, sông Mê Kông, chế độ dòng chảy. 1. MỞ ĐẦU An Giang là tỉnh đầu nguồn nước sông Cửu Long, trung tâm của châu thổ Mê Kông, ở gần xích đạo, có địa hình khá bằng phẳng và thấp với độ nghiêng nhỏ, có hệ thống sông kênh rạch chằng chịt,... do đó, hàng năm chịu nhiều tác động của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, dòng chảy sông Mê Kông, thủy triều Biển Đông và Biển Tây. Gặp những năm xuất hiện thời tiết, khí hậu và thủy văn cực đoan, An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ, ngập lụt, dông, sét, lốc xoáy, hạn, mặn,... đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, tính mạng con người, cơ sở hạ tầng [1, 2]. Biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động kinh tế của con người tạo ra cộng lực làm biến dạng quy luật, tần suất xuất hiện và cường độ hoạt động của các yếu tố KTTV gây ra những tác động ngày càng xấu đến sản xuất, đời sống, môi trường,... Các hiện tượng thời tiết El Nino - La Nina, cùng hệ thống đập thủy điện và thủy nông sẽ liên kết lại tạo ra động lực mạnh mẽ làm cho dòng chảy kiệt, dòng chảy lũ, dòng phù sa, dòng mặn, quá trình “sông-biển”, các hệ sinh thái,... trong tương lai diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp [1, 4]. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở số liệu thực đo ở các trạm quan trắc thủy văn tại An Giang như trạm thủy văn Tân Châu (trên Sông Tiền), trạm thủy văn Châu Đốc (trên Sông Hậu), trạm thủy văn Vàm Nao (trên sông Vàm Nao, nối Sông Tiền và Sông Hậu) và một số trạm đo mực nước khác trong nội đồng vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX). Nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá các đặc trưng thủy văn [2, 3]. 516
  2. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 2. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY TRÊN HỆ THỐNG SÔNG, KÊNH Ở AN GIANG 2.1. Đặc điểm thủy văn mùa lũ Mực nước đỉnh lũ đầu mùa: Trong chuỗi số liệu từ năm 1985-2015 cho thấy mực nước đỉnh lũ đầu mùa ở Tân Châu xuất hiện ở mức trên 3,50 m chỉ xảy ra sau tháng VII, trong các tháng VI và VII chỉ ở mức 2,00 m đến 3,50 m (Bảng 1) [4]. Bảng 1. Mực nước đỉnh lũ đầu mùa (m) một số năm điển hình ở An Giang. Năm 1978 1981 1985 1993 1994 1995 1996 1997 2000 Trạm Tân Châu 4,72 3,43 2,68 2,47 3,85 2,94 3,09 3,96 4,20 Châu Đốc 4,00 2,66 1,99 2,02 3,23 2,38 2,60 3,31 3,81 Thời gian 30/8 02/8 25/6 25/7 13/8 13/8 11/8 12/8 02/8 [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] Mực nước đỉnh lũ chính vụ: Sau lũ đầu mùa, trong các tháng VIII và IX các hệ thống thời tiết gây ra mưa hoạt động thường xuyên trên lưu vực sông Mê Kông. Đối với vùng hạ lưu, quá trình góp lũ từ các vùng khác nhau trên lưu vực dồn về là nguyên nhân quan trọng để hình thành lũ lớn trong năm ở An Giang. Chuỗi tài liệu mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm từ 1926 đến 2015 của các trạm dọc Sông Tiền và Sông Hậu cho thấy, khu vực phía trên Vàm Nao đa số lũ lớn nhất năm xảy ra vào tháng IX, X; khu vực phía dưới Vàm Nao do ảnh hưởng của sự phân chia nước và thủy triều nên lũ lớn nhất năm xảy ra muộn hơn so với phía trên Vàm Nao khoảng từ 10 ngày đến 01 tháng. Tính từ năm 1926-2015, trong chuỗi số liệu quan trắc dài 90 năm qua, ở An Giang tại Tân Châu vào năm 1961 có mực nước đỉnh lũ chính vụ lớn nhất là 5,11 m và mực nước đỉnh lũ chính vụ thấp nhất xảy ra năm 2015 là 2,55 m, chênh lệch nhau 2,56 m (Bảng 2, Hình 1) [4]. Hình 1. Đường quá trình mực nước giờ các trạm tỉnh An Giang trong mùa lũ. 517
  3. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Bảng 2: Mực nước đỉnh lũ năm (m) các trạm dọc Sông Tiền, Sông Hậu. Trạm Hmax trung bình/năm Hmax lớn nhất/năm Hmax nhỏ nhấ/năm Tân Châu (1926-2015) 4,20 5,11 2,55 Châu Đốc (1926-2015) 3,82 4,91 2,35 Long Xuyên (1940-2015) 2,26 2,81 1,76 Chợ Mới (1963-2015) 2,80 3,58 2,02 [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] Lưu lượng lũ, tốc độ dòng chảy lũ: Trên địa bàn An Giang, do có hiện tượng chảy tràn nên lưu lượng lũ lớn nhất năm xuất hiện khá sớm so với mực nước lũ lớn nhất năm bình quân từ 2 đến 3 ngày. Lưu lượng lũ lớn nhất năm của Sông Tiền qua mặt cắt Tân Châu ứng với các trận lũ cực lớn lên tới 26.000m3/s và của Sông Hậu qua mặt cắt Châu Đốc xấp xỉ 8.000 m3/s xuất hiện vào đỉnh điểm mùa lũ là tháng IX hoặc tháng X hàng năm. Tuy ở khu vực đồng bằng, nhưng do áp lực lũ rất mạnh nên tốc độ dòng chảy lũ lớn nhất sông chính có năm đạt tới trên 2,70 m/s tại Tân Châu và 2,00 m/s tại Châu Đốc (Bảng 3) [4]. Bảng 3. Lưu lượng lũ trung bình ngày lớn nhất năm trên sông chính ở An Giang. Trạm Htb trung bình/năm Htb lớn nhất/năm Htb nhỏ nhấ/năm Tân Châu (1996-2015) 26.000 17.300 21.650 Châu Đốc (1996-2015) 7.680 4.420 6.050 Vàm Nao (1996-2015) 10.800 5.500 8.150 [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] Ngập lụt nội đồng: Về mùa lũ, nước từ trung và thượng lưu sông Mê Kông chảy dồn về, một lượng nước lớn đã tràn bờ sông chảy vào vùng trũng Campuchia và Việt Nam. Phần ở Việt Nam, có thể chia thành ba vùng bị ngập lớn, đó là vùng trũng Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và vùng giữa Sông Tiền - Sông Hậu. Số liệu quan trắc nhiều năm, trước năm 1984 cho thấy, khi mực nước ở Tân Châu khoảng 2,50 m thì nước lũ từ vùng trũng Campuchia, từ Sông Tiền, Sông Hậu và các kênh rạch bắt đầu chảy tràn vào các vị trí thấp trũng nhất trong hai vùng trên của tỉnh. Khi mực nước Tân Châu đạt trên mức 3,50 m thì một số vùng thấp của huyện An Phú, Phú Tân và thành phố Châu Đốc đã có độ sâu ngập lụt từ (0,20-0,50) m. Mực nước Tân Châu ở mức 4.00m thì hầu hết diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đều bị ngập. Từ sau năm 1984, do phát triển rộng khắp hệ thống đê bao chống lũ đầu mùa và sau đó là hệ thống đê khép kín có độ cao vượt mực nước đỉnh lũ lịch sử, rồi đến xây dựng hệ thống công trình tiêu thoát lũ ra Biển Tây và hệ thống công trình điều khiển lũ Bắc Vàm Nao,... dẫn đến diện tích, độ sâu và thời gian ngập lụt trên địa bàn tỉnh An Giang giảm đi nhanh chóng theo thời gian từ 1985- 2015 (Bảng 4). 518
  4. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Bảng 4. Mực nước đỉnh lũ lớn nhất năm (m) các trạm nội đồng TGLX. Trạm Hmax trung bình/năm Hmax lớn nhất/năm Hmax nhỏ nhấ/năm Vĩnh Gia 2,24 3,17 1,07 Lò Gạch 2,18 3,03 0,96 Cô Tô 1,98 2,55 0,98 Vĩnh Hanh 2,57 3,12 1,63 Vọng Thê 1,89 2,44 1,37 Núi Sập 2,60 2,76 1,34 [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] 2.2. Đặc điểm Thủy văn mùa kiệt Ở An Giang, tùy tình hình lũ lụt năm trước và kết hợp diễn biến thủy triều ở Biển Đông và Biển Tây trong mùa kiệt năm sau mà các đặc trưng thủy văn nhỏ nhất mùa kiệt có thể xuất hiện vào tháng IV hoặc đầu tháng V ở mức cao hay thấp. Mực nước thấp nhất năm: Trong vòng 90 năm qua, mực nước mùa kiệt của Sông Tiền và Sông Hậu xuống mức thấp nhất dưới chuẩn “00” tại Tân Châu là -0,54 m, Châu Đốc là - 0,68 m, Chợ Mới -1,00 m và Long Xuyên là -1,06 m. Nếu so với mực nước thấp nhất của năm kiệt nhất với các năm khác thì cũng chỉ chênh nhau trong khoảng 0,30 m, nghĩa là do ảnh hưởng điều tiết của thủy triều, nên mực nước thấp nhất năm của năm cực kiệt cũng không chênh lệch nhiều so với năm kiệt ít (Bảng 5). Bảng 5. Mực nước thấp nhất năm (m) các trạm dọc Sông Tiền, Sông Hậu. Trạm Hmin trung bình/năm Hmin lớn nhất/năm Hmin nhỏ nhấ/năm Tân Châu (1926-2015) -0,38 -0,18 -0,54 Châu Đốc (1926-2015) -0,51 -0,28 -0,68 Long Xuyên (1940-2015) -0,84 -0,66 -1,06 Chợ Mới (1963-2015) -0,73 -0,51 -1,00 [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] Trong trung tâm vùng trũng TGLX, do có sự điều tiết dòng chảy của vùng trũng và tác động tổng hợp ngược chiều nhau của triều Biển Đông và Biển Tây, nên mực nước thấp nhấp năm cao hơn nhiều so với sông chính khi xét cùng dọc các tuyến kênh cấp I từ Sông Hậu chảy xuyên suốt TGLX đổ ra Biển Tây (Bảng 6). Bảng 6. Mực nước thấp nhất năm (m) các trạm nội đồng Tứ giác Long Xuyên. Trạm Hmin trung bình/năm Hmin lớn nhất/năm Hmin nhỏ nhất/năm Vĩnh Gia (2002-2015) 0,02 0,41 -0,23 Lò Gạch (1999-2015) -0,11 0,12 -0,25 Cô Tô (2002-2015) 0,00 0,07 -0,20 Vĩnh Hanh (1999-2015) 0,02 0,29 -0,14 Vọng Thê (2002-2015) 0,02 0,19 -0,20 Núi sập (1999-2015) 0,08 0,35 -0,15 [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] 519
  5. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Lưu lượng dòng chảy mùa kiệt nhỏ nhất năm: Dòng chảy sông Mê Kông tuy phong phú, song phân bố không đều theo thời gian, mùa lũ từ tháng V đến tháng XI chiếm tới 80-90 %, mùa kiệt từ tháng XII đến tháng IV năm sau chỉ có 10-20 % lượng dòng chảy năm. Ở An Giang, lưu lượng kiệt nhất năm xuất hiện vào tháng III hoặc tháng IV. Tùy thuộc vào độ lớn lũ năm trước và cường độ thủy triều năm sau mà lưu lượng nhỏ nhất trung bình ngày hàng năm của Sông Tiền qua mặt cắt Tân Châu dao động từ 1,100- 3,900 m3/s, của Sông Hậu qua mặt cắt Châu Đốc từ 250-600 m3/s (Bảng 7). Bảng 7. Lưu lượng trung bình ngày nhỏ nhất trên sông chính ở An Giang. Trạm Qmin lớn nhất/năm Qmin nhỏ nhất/năm Qmin trung bình/năm Tân Châu (1996-2015) 3.490 1.120 2.310 Châu Đốc (1996-2015) 590 264 427 Vàm Nao (1996-2015) 1.460 391 925 [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] Thủy triều Thủy triều trong các sông ở An Giang là do từ biển truyền vào. Từ phía Biển Đông thủy triều mang tính chất bán nhật triều truyền vào hạ lưu châu thổ Mê Kông qua chín cửa của Sông Tiền và Sông Hậu với độ lớn thủy triều dao động từ 2,00-3,50 m. Từ phía Biển Tây, thủy triều truyền vào qua các sông dọc từ Rạch Sỏi đến Hà Tiên, với độ lớn thủy triều ít khi vượt quá 1,0 m và mang tính chất nhật triều không đều là chủ yếu. Như vậy, An Giang vừa là tỉnh có vùng chịu ảnh hưởng chính của sóng triều Biển Đông (bốn huyện, thị cù lao nằm giữa Sông Tiền và Sông Hậu) lại vừa có vùng chịu ảnh hưởng tổng hợp của sóng triều Biển Đông và sóng triều Biển Tây (7 huyện, thị, thành nằm trong TGLX). Mực nước đỉnh triều và chân triều trên hệ thống sông chính Xét trên đường quá trình mực nước giờ của các trạm Long Xuyên và Châu Đốc (Sông Hậu), Chợ Mới và Tân Châu (Sông Tiền) thì ở đây chế độ bán nhật triều chiếm ưu thế, số ngày có chế độ nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể. Cứ trong khoảng 15 ngày, có 3-5 ngày triều cường, sau đó triều giảm dần kéo dài khoảng 5-6 ngày, tiếp đó là 3-5 ngày triều lên và xuống rất yếu gọi là kỳ nước kém. Các kỳ con nước ở đây lặp lại một cách tuần hoàn nhưng khác nhau về cường độ, hết kỳ nước cường, triều giảm chuyển sang kỳ nước kém, hết kỳ nước kém, triều tăng lên lại đến kỳ nước cường. Trong mỗi ngày có hai đỉnh và hai chân triều, mực nước hai đỉnh triều trong ngày của các trạm trên chênh nhau từ 0,10-0,40 m và hai chân triều chênh nhau từ 0,30-0,70 m. Trong một chu kỳ triều, các chênh lệch trên cũng có những dao động đáng kể, giá trị thấp nhất xuất hiện vào kỳ triều kém và lớn nhất vào thời kỳ triều cường. Trong một năm, mực nước đỉnh triều và chân triều cũng có nhiều thay đổi. Đầu mùa mưa, do ảnh hưởng của lượng nước sông từ thượng nguồn chảy về nhiều dần, dẫn đến mực nước đỉnh triều và chân triều bắt đầu tăng và đạt trị số lớn nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10 (Hình 2). Cuối mùa mưa, đầu mùa khô, do nước sông từ thượng nguồn vế ít dần, nên mực nước đỉnh triều và chân triều lại bắt đầu giảm và đạt trị số thấp nhất vào tháng 4 hoặc tháng 5 (Hình 3). 520
  6. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Hình 2. Quá trình mực nước giờ cao điểm Hình 3. Quá trình mực nước giờ cao điểm mùa lũ dọc Sông Tiền và Vũng Tàu. mùa khô dọc Sông Hậu - Vũng Tàu. [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] Lưu lượng triều trên hệ thống sông chính Chế độ dòng chảy Sông Tiền và Sông Hậu là tổng hợp của 2 chế độ dòng chảy đó là dòng chảy sông Mê Kông xuôi dòng theo Sông Tiền và Sông Hậu và dòng chảy thủy triều từ Biển Đông theo các cửa của Sông Tiền và Sông Hậu truyền vào giao thoa với nhau. Vì vậy, lưu lượng tại một mặt cắt ngang sông có dòng chảy xuôi khi dòng chảy sông từ thượng nguồn về mạnh đẩy lùi dòng triều về phía Biển và có dòng chảy ngược khi dòng triều mạnh đẩy lùi dòng chảy sông về phía thượng lưu. Xét tại một mặt cắt ngang sông, bước vào mùa khô, dòng chảy sông về ít dần tạo diều kiện cho dòng triều lấn sâu về phía thượng lưu sông, lưu lượng triều chảy ngược (lưu lượng triều lên, QTRL) tăng dần và đạt mức lớn nhất tùy từng năm có thể là vào tháng III, IV, V, sau đó dòng chảy thượng lưu về tăng dần đạt mức lớn nhất vào tháng IX, X hàng năm thì dòng triều chảy qua mặt cắt ngang đó lại ở mức nhỏ nhất năm (Bảng 8). Bảng 8. Lưu lượng triều lên trung bình ngày lớn nhất (m3/s) trên sông chính ở An Giang. Trạm QTRLmax lớn nhất/năm QTRLmax nhỏ nhất/năm QTRLmax trung bình/năm Tân Châu (1996-2015) 4.350 1.480 2.918 Châu Đốc (1996-2015) 1.710 871 1.288 Vàm Nao (1996-2015) 2.920 1.300 2.105 [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] Thủy triều nội đồng An Giang có hai vùng tách biệt nhau bởi Sông Hậu, đó là vùng 4 huyện cù lao và dải đất phía tây Sông Hậu thuộc TGLX. Chế độ thủy triều vùng 4 huyện cù lao do chế độ bán nhật triều từ Biển Đông truyền vào Sông Hậu, Sông Tiền, sau đó hai sóng triều có cùng nguồn gốc lại tiếp tục được truyền vào các kênh rạch tạo ra hai pha triều ngược chiều nhau (một từ Sông Tiền truyền vào và một truyền từ Sông Hậu vào), dẫn đến sự suy giảm độ lớn triều trong kênh rạch vùng 4 huyện cù lao rất lớn đạt tới 10 cm/km, cho nên vào đến giữa trung tâm vùng, biên độ triều chỉ còn lại một nửa so với sông chính. Vùng TGLX chịu ảnh hưởng của hai hệ sóng triều: sóng triều Biển Tây và sóng triều Biển Đông. Sóng triều Biển Đông mang tính chất bán nhật triều không đều, có biên độ lớn truyền vào TGLX qua Sông Hậu theo các kênh lớn như Cái Sắn, Rạch Giá - Long Xuyên, Tri Tôn, Vĩnh Tế,... Sóng triều Biển Tây mang tính chất nhật triều không đều là chính với biên độ nhỏ hơn triều Biển Đông (trong chu kỳ thiên văn 19 năm, tại cửa Rạch Giá và Hà Tiên, triều Biển Tây có biên độ triều 521
  7. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 cực đại 0,90 m, trong khi đó tại Vũng Tàu, biên độ triều cực đại là 4,35 m). Triều từ Biển Tây truyền vào TGLX bằng các cửa kênh từ Rạch Sỏi đến Hà Tiên (Hình 4, 5). Hình 4. Quá trình mực nước giờ cao điểm Hình 5. Quá trình mực nước giờ cao điểm mùa lũ trong vùng TGLX. mùa khô trong vùng TGLX. [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] Thủy triều từ phía Sông Hậu truyền vào TGLX có ảnh hưởng vượt quá ranh giới hai tỉnh An Giang và Kiên Giang khoảng 4 km, biên độ triều giảm với mức 3 cm/km. Thủy triều phía Biển Tây ảnh hưởng sâu vào TGLX khoảng từ 15-25 km, biên độ triều giảm 2 cm/km. Do tổ hợp của hai sóng triều đã tạo nên khu giáp nước có diện tích bao gồm một phần diện tích huyện Thoại Sơn và phần lớn diện tích của hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, trong khu vực giáp nước có những biến đổi về hình dạng và độ lớn triều rất phức tạp theo cả thời gian lẫn không gian. 3. ĐẶC ĐIỂM CHẾ ĐỘ PHÙ SA TRÊN HỆ THỐNG SÔNG, KÊNH Ở AN GIANG Tại An Giang, trước năm 1975 phù sa lơ lửng sông Cửu Long không được quan trắc có hệ thống, sau năm 1975 có hai đợt đo phù sa bằng phương pháp tích phân toàn phần trên các đường thủy trực được phân bố đều trên toàn mặt cắt ngang, quá trình quan trắc có thể chia thành hai giai đoạn: trước năm 2009 (chỉ đo trong mùa lũ) và từ 2009 đến nay (đo đạc liên tục quanh năm). 3.1. Hàm lƣợng phù sa Thời kỳ trước năm 2009 vào các tháng cao điểm mùa lũ, hàm lượng phù sa lơ lửng sông Cửu Long không cao, đối với Sông Hậu qua mặt cắt ngang Châu Đốc bình quân 250 g/m3 và Sông Tiền qua mặt cắt ngang Tân Châu là 550 g/m3. Trong các tháng cao điểm của mùa khô, hàm lượng phù sa lơ lửng có trong nước Sông Tiền và Sông Hậu dao động 30-80 g/m3. Trong thời kỳ 2009-2015, hàm lượng phù sa lơ lửng Sông Tiền qua mặt ngang Tân Châu trong các tháng cao điểm mùa lũ xấp xỉ 300g/m3 và Sông Hậu qua mặt cắt ngang Châu Đốc gần 200 g/m3; các tháng cao điểm mùa khô xấp xỉ thời kỳ trước năm 2009 (Bảng 9) [5, 6]. Bảng 9. Hàm lượng phù sa lơ lửng chảy xuôi bình quân ngày lớn nhất năm. Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Trạm Tân Châu 379 295 302 373 355 316 294 Châu Đốc 248 253 242 218 233 193 98 Vàm Nao 702 613 772 371 531 292 235 [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] 522
  8. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 Qua đây thấy rằng hàm phù sa lơ lửng mùa lũ sông Cửu Long đang có xu hướng giảm dần trong 36 năm qua tính từ 1979 đến 2015, mức độ suy giảm bình quân năm tính chung cho hai mặt cắt ngang (Tân Châu + Châu Đốc) là 11,6 g/m3/năm. Điều này phù hợp với thực tế, diễn biến của BĐKH toàn cầu, cùng với tốc độ phát triển hệ thống đập thủy nông và thủy điện trên dòng chính và 21 phụ lưu của sông Mê Kông, đồng hành với diện tích rừng và mật độ rừng phòng hộ đầu nguồn của các nước sông Mê Kông chảy qua liên tục bị thu hẹp và thưa dần,... là những nguyên nhân chính làm suy giảm hàm lượng phù sa lơ lửng sông Cửu Long (Hình 6, 7). Hình 6. Hàm lượng chất lơ lửng lớn nhất, Hình 7. Hàm lượng chất lơ lửng lớn nhất, nhỏ nhất trạm Tân Châu. nhỏ nhất trạm Châu Đốc. [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] 3.2. Tổng lƣợng phù sa Tuy hàm lượng không cao, nhưng do tổng lượng dòng chảy lớn, nên tổng lượng phù sa lơ lửng hàng năm của Sông Tiền và Sông Hậu qua hai mặt cắt ngang tại Tân Châu, Châu Đốc tương đối lớn. Trong khi đó do có lượng dòng chảy lớn gấp 4-5 lần Sông Hậu và hàm lượng phù sa cao hơn, nên tổng lượng phù sa Sông Tiền qua mặt cắt ngang Tân Châu trong cùng các thời gian tương ứng lớn gấp nhiều lần so với của Sông Hậu qua mặt cắt Châu Đốc. Trong thời kỳ 2009-2015, tổng lượng phù sa Sông Tiền và Sông Hậu có cùng tỷ lệ suy giảm tương ứng với mức độ suy giảm hàm lượng phù sa như trình bày ở phần trên (Bảng 10, Hình 8, 9) [7, 8]. Bảng 10. Tổng lượng phù sa lơ lửng (triệu tấn/năm) giai đoạn 2009-2015 Trạm Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tân Châu 49,1 29,9 47,9 31,1 41,3 34,8 24,8 Châu Đốc 6,06 4,3 8,26 4,99 6,42 5,32 3,77 Vàm Nao 24,6 14,7 37,9 14,5 25,3 12,5 7,55 Hình 8. Tổng lượng chất lơ lủng Hình 9. Tổng lượng chất lơ lủng vào Sông Tiền tại Tân Châu. vào Sông Hậu tại Châu Đốc. [Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang] 523
  9. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 4. KẾT LUẬN Quan phân tích số liệu dòng chảy, các đặc trưng cho thấy: Mực nước đỉnh lũ đầu mùa ở Tân Châu xuất hiện ở mức trên 3,50 m chỉ xảy ra sau tháng VII. Sau lũ đầu mùa, trong các tháng VIII và IX các hệ thống thời tiết gây ra mưa hoạt động thường xuyên trên lưu vực sông Mê Kông. Mực nước các trạm dọc Sông Tiền và Sông Hậu cho thấy, khu vực phía trên Vàm Nao đa số lũ lớn nhất năm xảy ra vào tháng IX, X, khu vực phía dưới xuất hiện chậm hơn khoảng 10 ngày. Ở An Giang tại Tân Châu vào năm 1961 có mực nước đỉnh lũ chính vụ lớn nhất là 5,11 m và mực nước đỉnh lũ chính vụ thấp nhất xảy ra năm 2015 là 2,55 m, chênh lệch nhau 2,56 m. Lưu lượng lũ lớn nhất năm của Sông Tiền qua mặt cắt Tân Châu ứng với các trận lũ cực lớn lên tới 26.000 m3/s và của Sông Hậu qua mặt cắt Châu Đốc xấp xỉ 8.000 m3/s xuất hiện vào đỉnh điểm mùa lũ là tháng IX hoặc tháng X hàng năm. Thủy triều ở An Giang chủ yếu phụ thuộc triều Biển Đông và mang tính chất bán nhật triều truyền vào hạ lưu châu thổ Mê Kông qua chín cửa của Sông Tiền và Sông Hậu với độ lớn thủy triều dao động từ 2,00-3,50 m. Mùa kiệt ở An Giang, lưu lượng kiệt nhất năm xuất hiện vào tháng III hoặc tháng IV. Tùy thuộc vào độ lớn lũ năm trước và cường độ thủy triều năm sau mà lưu lượng nhỏ nhất trung bình ngày hàng năm của Sông Tiền qua mặt cắt Tân Châu dao động từ 1,100-3,900 m3/s, của Sông Hậu qua mặt cắt Châu Đốc từ 250-600 m3/s. Hàm phù sa lơ lửng mùa lũ sông Cửu Long đang có xu hướng giảm dần trong 36 năm qua tính từ 1979 đến 2015, mức độ suy giảm bình quân năm tính chung cho hai mặt cắt ngang (Tân Châu + Châu Đốc) là 11,6 g/m3/năm. Trên cơ sở phân tích đặc trưng dòng chảy, phù sa và chế độ thủy triều ở An Giang sẽ giúp cho công tác dự báo, cảnh báo và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác hại do các yếu tố cực đoan gây ra hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lưu Văn Ninh, Nguyễn Minh Giám, 2017 - Đặc điểm khí hậu tỉnh An Giang, Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số tháng 12/2017, tr18-26. 2. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, 2016 - Nghiên cứu phương pháp cơ bản đánh giá rủi ro lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, (3S) (2016), tr264-270. 3. Cấn Thu Văn, Nguyễn Thanh Sơn, 2016 - Nghiên cứu mô phỏng thủy văn, thủy lựcvùng đồng bằng sông Cửu Long để đánh giá ảnh hưởng của hệ thống đê bao đến sự thay đổi dòng chảy mặt vùng Đồng Tháp Mười, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S, 2016256. 4. Lưu Văn Ninh và nnk, 2018 - Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn tỉnh An Giang trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu cấp tỉnh An Giang, 2018. 5. Nguyễn Đinh Tuấn và cộng sự, 2015 - Nghiên cứu xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định trong quản lý tài nguyên đất và nước vùng ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu, MS: BĐKH.20. 6. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, 2005 - “Cơ sở khoa học xây dựng đê bao bờ bao ĐBSCL”, Báo cáo tổng kết Đề tài Nhà nước năm 2003-2005. 524
  10. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 7. Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam 2006 - “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu đê bao bờ bao và đánh giá tác động của việc xây dựng đê bao bờ bao đến kinh tế, xã hội và môi trường ở châu thổ sông Mê Kông” Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2006. 8. Viện QHTLMN, 2012 - Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện Biến đổi khí hậu - nước biển dâng. ASSESSMENT THE HYDROLOGY CHARACTERISTIC OF THE RIVER SYSTEM IN AN GIANG PROVINCE Luu Van Ninh1*, Nguyen Vinh An2, Can Thu Van2 1 An Giang peovince Hydro-Meteology Center, 64 Ton Duc Thang, Long Xuyen city, An Giang provovince 2 HCM City University of Natural Resources and Environment, 236B Le Van Si, Ward 1, Tan Binh Dist., Ho Chi Minh city * Email: luuninhtv@gmail.com ABSTRACT An Giang provionce is the source of water from the Mekong River flowing into Vietnam. It has a hydrological regime dependent on the Mekong River flows, tidal, intra-field rain regime, rainfall characteristics and canal morphology. Every year, flood season in the Mekong Delta begins in July and lasts until November. The flood season here is one month later than the upstream flood time and two months later than the in-field rainy season. Characteristics of the hydrological season in An Giang depend on the previous flood situation and the combination of tides in the East Sea and the West Sea. The smallest hydrological features in the dry season usually occur in April or early May. This study will evaluate the changing regime of flow, sediment in An Giang province in flood season and dry season. Keyword: An Giang province, Mekong Delta, Mekong river, regime of flow. 525
nguon tai.lieu . vn