Xem mẫu

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI, SỰ PHÂN BỐ VÀ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CÁC LOÀI RẮN (SQUAMATA: SERPENTES) Ở PHÂN KHU I, KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƢỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN Vũ Thị Phương Hoa, Lớp K60A, Khoa Sinh học GVHD: PGS.TS. Nguyễn Lân Hùng Sơn Tóm tắt: 21 loài rắn thuộc 19 giống, 3 họ đã được ghi nhận phân bố tại phân khu I Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên trong nghiên cứu này, trong đó có 1 loài hiện mới định tên đến giống là Lycodon sp. Trong đó có 11 loài rắn lần đầu tiên được ghi nhận mới phân bố tại tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu cho thấy có 13 loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn và cấm săn bắt vì mục đích thương mại. Trong số các mẫu thu được, có 1 mẫu hiếm của loài Rắn sãi kut-kai (Amphiesma bitaeniatum) được thu lại sau 84 năm. Trong ba sinh cảnh chính ở khu bảo tồn, sinh cảnh rừng nguyên sinh có số loài phân bố nhiều nhất chiếm 57,14% tổng số loài rắn hiện biết ở khu vực nghiên cứu. Các yếu tố chính tác động đến sự đa dạng của các loài rắn ở khu vực nghiên cứu là việc mất nơi sống do phát nương làm rẫy, phá rừng và nạn săn bắt và buôn bán trái phép các loài rắn. Từ khóa: Rắn, quý hiếm, ghi nhận mới, Mường Nhé, Điện Biên. I. MỞ ĐẦU Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đa dạng về địa hình, cảnh quan và khí hậu khác biệt giữa các vùng miền tạo ra sự đa dạng các kiểu hệ sinh thái… đặc điểm đó là cơ sở thuận lợi, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển đa dạng các loài bò sát và lƣỡng cƣ ở Việt Nam. Nghiên cứu khoa học về lƣỡng cƣ – bò sát, trong đó có các loài trong phân bộ Rắn (Squamata: Serpentes) có ý quan trọng trong bảo tồn, phục vụ nền kinh tế xanh và còn là cơ sở để giám sát quản lí tài nguyên thiên nhiên [4]. Trong công trình về Khu hệ lƣỡng cƣ, bò sát ở Việt Nam năm 2009 [9] ghi nhận 545 loài lƣỡng cƣ, bò sát trong đó phân bộ Rắn có sự đa dạng về loài lớn nhất, 192 loài [9]. Nhiều loài mới, ghi nhận mới liên tục đƣợc công bố trong những năm vừa qua [3,5]. Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn chƣa phản ánh hết đa dạng tài nguyên Rắn đặc biệt là khu vực vùng núi cao [14]. Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mƣờng Nhé thuộc tỉnh Điện Biên nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam, với tổng diện tích là 45.581 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt là 25.679 ha và vùng phục hồi sinh thái là 19.888 ha. Khu BTTN Mƣờng Nhé chia làm 2 phân khu I và II, trong đó phân khu I có các dải núi nằm theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, với sƣờn Tây Nam tiếp giáp với Khu dự trữ sinh quyển Quốc gia Phou Den Din của Lào, phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc. Với khu hệ rắn của tỉnh Điện Biên, Nguyen et al. (2009) ghi nhận 10 loài thuộc 1 họ [9], Đỗ Thành Trung và Lê Nguyên Ngật (2009) ghi nhận 22 loài rắn thuộc 5 họ tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên [11]. KBTTN Mƣờng Nhé trƣớc đây (bao gồm cả KBTTN Mƣờng Tè hiện nay) đƣợc khảo sát bởi Nguyễn Văn Sáng (1991) ghi nhận 24 loài thuộc 4 họ, nhƣng địa điểm khảo sát của tác giả đều thuộc tỉnh Lai Châu ngày nay [7]. Do đó, có thể thấy rằng, chƣa có nghiên cứu nào về đa dạng các loài Rắn ở KBTTN Mƣờng Nhé hiện nay ở tỉnh Điện Biên. 128
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Do vậy, trong khuôn khổ công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đa dạng thành phần loài, sự phân bố và giá trị bảo tồn các loài rắn (Squamata: Serpentes) ở phân khu I Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”. II. NỘI DUNG 1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá độ đa dạng thành phần loài và sự phân bố của rắn ở phân khu I khu bảo tồn thiên nhiên Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên. - Xác định các loài quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực nghiên cứu. - Bổ sung cơ sở dữ liệu cho việc quản lí bảo tồn các loài rắn tại khu vực nghiên cứu có hiệu quả hơn. - Nâng cao nhận thức cộng đồng về các loài rắn, đặc biệt là rắn độc. 2. Nội dung nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu trên, đề tài đã triển khai các nội dung nghiên cứu nhƣ sau: - Xác định thành phần loài rắn ở khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu sự phân bố của chúng theo các dạng sinh cảnh. - Xác định hiện trạng, các yếu tố tác động và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững tài nguyên rắn ở khu vực nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cung cấp: - Những dẫn liệu khoa học mới có tính hệ thống về đặc điểm khu hệ rắn ở Khu BTTN Mƣờng Nhé. - Chỉ ra mục tiêu sát thực cho hoạt động giáo dục bảo tồn tài nguyên rắn tại nơi đây cho cán bộ kiểm lâm, cộng đồng dân tộc thiểu số. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Thời gian, địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 05/2013- 03/2014 và chia thành 3 đợt thực địa vào tháng 6, tháng 8 và tháng 11/ 2013 tại phân khu I, trên địa phận 3 xã: Sín Thầu, Leng Su Sìn và Chung Chải. Phân tích mẫu tại phòng mẫu Cá - Lƣỡng Cƣ - Bò Sát thuộc Bảo tàng Sinh vật, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần loài: + Các mẫu rắn thu thập chủ yếu bằng gậy có móc hoặc bằng kẹp bắt rắn và thu giữ trong các túi vải. Mẫu vật sau khi chụp ảnh đƣợc gây mê bằng axetat, đeo nhãn và định hình trong cồn 90% trong vòng 10- 20h. Sau đó, chuyển sang ngâm, bảo quản trong cồn 70% và đƣợc lƣu trữ tại Bảo tàng Sinh vật, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. 129
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 + Các mẫu vật đƣợc phân tích thông qua các chỉ số đếm (SL: Vảy môi trên, IL: Vảy môi dƣới, V: vảy bụng, C: Vảy thân, SC: Vảy dƣới đuôi, L: Tấm má...); và các chỉ số đo với độ chính xác đến 0,1mm (Bao gồm: SVL: Dài đầu và thân, TaiL: Dài đuôi; TL: Dài toàn bộ cơ thể). Định loại các loài rắn tham khảo các tài liệu Smith (1943) [10], Nguyễn Văn Sáng (2007) [8], Nguyen et al. (2009) [9], Das I. (2010) [2] và một số bài báo có liên quan. + Tên khoa học và tên phổ thông theo Nguyen et al.(2009) [9]. Danh lục sắp xếp theo hệ thống đề xuất bởi Pyron et al. (2010) [6]. - Nghiên cứu về phân bố: Sử dụng GPS Map 60 và bản đồ địa hình các phân khu để chia độ cao, sử dụng bản đồ hiện trạng KBTTN Mƣờng Nhé kết hợp với thực tế khảo sát để phân chia sinh cảnh kết hợp ghi chép vào sổ thực địa về nơi thu đƣợc vật (sinh cảnh, độ cao, đặc điểm thời tiết..). Tham khảo các tài liệu liên quan và xử lí thống kê các thông tin để có số liệu tin cậy. - Đánh giá các loài bị đe dọa theo Danh lục Đỏ của IUCN (2013), Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Sách Đỏ Việt Nam (2007) và theo Công ƣớc CITES. - Xác định các yếu tố tác động đến sự phân bố tài nguyên rắn: Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn ngƣời dân kết hợp với phiếu điều tra và tổng hợp phân tích các số liệu báo cáo thống kê của các cơ quan quản lí nhƣ Ban quản lí khu bảo tồn, Kiểm lâm, UBND các xã trong khu vực nghiên cứu. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Thành phần loài rắn Qua 3 đợt khảo sát tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập đƣợc 42 mẫu rắn. Qua quá trình phân tích, định loại đã xác định ở phân khu I KBTTN Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên có 21 loài rắn thuộc 19 giống 3 họ (bảng 1), chiếm 10,94% tổng số loài rắn ở Việt Nam (theo Nguyen et al. 2009). Trong đó có 1 loài hiện mới định danh đến giống: Lycodon sp. Ghi nhận này đã bổ sung cho tỉnh Điện Biên 11 loài (theo Nguyen et al. 2009 và Đỗ Thành Trung & Lê Nguyên Ngật, 2009). Trong số các mẫu thu đƣợc, có 1 mẫu hiếm của loài Rắn sãi kut-kai (Amphiesma bitaeniatum (Wall, 1925)) đƣợc thu lại sau 84 năm (Pope, 1930). Bảng 1. Danh mục các loài Rắn tại phân khu I KBTTN Mường Nhé Tên Số Loài Phân bố TT Tên khoa học phổ thông mẫu bổ sung 1 2 3 Họ rắn I. Colubridae Oppel, 1811 nƣớc 1 Rắn roi Ahaetulla prasina (Reinhardt, 1827) 4 X X thƣờng 2 Rắn ráo Boiga cyanea (Duméril, Birron & 1 X xanh Duméril, 1854) 3 Rắn sọc Coelognathus radiatus (Boie, 1827) 1 X dƣa 4 Rắn leo Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789) 3 X X cây thƣờng 5 Lycodon sp. 1 X X 130
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 6 Rắn Lycodon cf. ruhstrati (Fischer, 1886) 3 X X khuyết đài loan 7 Rắn khiêm Oligodon fasciolatus (Gunther, 2 X X đuôi vòng 1864) 8 Rắn sọc Oreocryptophis porphyraceus 1 X X đốm đỏ pulchra (Cantor, 1839) 9 Rắn ráo Ptyas korros (Schlegel, 1837) 1 X thƣờng 10 Rắn rồng Sybinophis collaris (Gray, 1853) 1 X cổ đen 11 Rắn sãi Amphiesma bitaeniatum (Wall, 1 X X kut-kai 1925) 12 Rắn hổ đất Psammodynastes pulverulentus 1 X X nâu (Boie, 1827) 13 Rắn hoa cỏ Rhabdophis nigrocinctus (Blyth, 4 X dại 1856) 14 Rắn nƣớc Xenochrophis flavipuncatus 2 X đốm vàng (Hallowell, 1861) 15 Rắn hổ Pareas hamptoni (Boulenger, 1905) 4 X X X mây hamton 16 Rắn hổ Pareas margaritophorus (Jan, 1866) 3 X X mây ngọc 17 Rắn hổ núi Plagiopholis nuchalis (Boulenger, 1 X mũi mác 1893) 18 Rắn hổ Pseudoxedon macrops (Blyth, 1854) 3 X X X xiên mắt to Họ rắn hổ II. Elapidae Boie, 1827 19 Rắn hổ Naja atra Cantor, 1842 3 X mang Họ rắn lục III. Viperidae Oppel, 1811 20 Rắn lục Cryptelytrops albolabris (Gray, 2 X X đuôi đỏ 1842) 21 Rắn lục Oviphis monticola (Gunther, 1864) 2 X X núi Tổng số loài: 21 44 11 12 8 5 Chú thích: 1. Sinh cảnh rừng nguyên sinh; 2. Sinh cảnh rừng thứ sinh; 3. Sinh cảnh khu dân cƣ và đất nông nghiệp. 131
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 5.2. Đa dạng cấu trúc thành phần loài rắn So sánh tính đa dạng các bậc taxon của phân bộ Rắn xác định đƣợc ở khu vực nghiên cứu với thành phần loài hiện biết trên cả nƣớc (Nguyen et al., 2009) thì các loài rắn ở đây có 3 họ chiếm 37,5% ; 19 giống chiếm 28,36% ; 21 loài chiếm 10,94% (Hình 1). Số lƣợng Hình 1. Biểu đồ đa dạng taxon giống, loài trong các họ thuộc phân bộ Rắn ở khu vực nghiên cứu Trong tổng số loài thu đƣợc, họ rắn nƣớc (Colubridae) chiếm ƣu thế cả về số lƣợng giống và số lƣợng loài: 16 giống chiếm 84,21% và 18 loài chiếm 85,71%, họ rắn hổ (Elapidae) có 1 giống chiếm 5,26% và 1 loài chiếm 4,76%, họ Rắn lục (Viperidae) có 2 giống chiếm 10,52% và 2 loài chiếm 9,52%. 5.3. Các loài quý hiếm có giá trị bảo tồn Để đánh giá tình trạng nguy cấp của các loài rắn tại KBTTN Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên, căn cứ vào Nghị định 32/2006/ NĐ-CP, Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2013) và Công ƣớc CITES chúng tôi đã thống kê đƣợc 13 loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn. Trong đó có 2 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lí thực vật rừng và động vật rừng chiếm 9,52% tổng số loài rắn tại khu vực nghiên cứu ; 4 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), trong đó có 2 loài ở mức nguy cấp (EN), 2 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU), chiếm 19,05%; 8 loài trong Danh lục Đỏ IUCN (2013), ở mức ít quan tâm, chiếm 38,09% ; 2 loài nằm trong Công ƣớc CITES thuộc phụ lục II, III, chiếm 9,52% (Bảng 2). 132
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Bảng 2. Danh sách các loài Rắn quý hiếm tại phân khu I KBTTN Mường Nhé STT Tên Việt Nam Tên khoa học Loài quý hiếm 4 5 6 7 Họ rắn nƣớc I. Colubridae Oppel, 1811 1 Rắn roi thƣờng Ahaetulla prasina LC (Reinhardt, 1827) 2 Rắn sọc dƣa Coelognathus radiatus IIB VU B1+ (Boie, 1827) 2a,b,c 3 Rắn khiêm Oligodon fasciolatus LC đuôi vòng (Gunther, 1864) 4 Rắn sọc Oreocryptophis VU B1+ đốm đỏ porphyraceus pulchra 2a,b,c (Cantor, 1839) 5 Rắn ráo Ptyas korros (Schlegel, EN thƣờng 1837) A1c,d 6 Rắn sãi kut-kai Amphiesma bitaeniatum LC (Wall, 1925) 7 Rắn hoa cỏ dại Rhabdophis nigrocinctus LC (Blyth, 1856) 8 Rắn nƣớc đốm Xenochrophis flavipuncatus III vàng (Hallowell, 1861) 9 Rắn hổ mây Pareas hamptoni LC hamton (Boulenger, 1905) 10 Rắn hổ mây Pareas margaritophorus LC ngọc (Jan, 1866) 11 Rắn hổ núi Plagiopholis nuchalis LC mũi mác (Boulenger, 1893) Họ rắn hổ II. Elapidae Boie, 1827 12 Rắn hổ mang Naja atra Cantor, 1842 IIB EN II A1c,d Họ rắn lục III. Viperidae Oppel, 1811 13 Rắn lục Cryptelytrops albolabris LC đuôi đỏ (Gray, 1842) Tổng số loài: 13 2 4 8 2 Ghi chú: 133
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 (4) Nghị định số 32/NĐ-CP: IB = nghiêm cấm khai thác và sử dụng. IIB= Hạn chế khai thác và sử dụng. (5) Sách Đỏ Việt Nam (2007): E = Đang nguy cấp, V = Sẽ nguy cấp, R = hiếm, T = Bị đe dọa. (6) Danh lục Đỏ IUCN (2013): EN = Nguy cấp, VU = Sẽ nguy cấp, LR = ít nguy cấp, NT. (7) Công ƣớc CITES (2008): Phụ lục II: Chƣa có nguy cơ tuyệt chủng nhƣng việc buôn bán cần đƣợc kiểm soát, tránh nguy cơ tuyệt chủng. Phụ lục III: Các loài mà các quốc gia yêu cầu các nƣớc thành viên khác hỗ trợ bảo vệ. 5.4. Sự phân bố của rắn theo một số sinh cảnh chính Dựa vào tài liệu của Thái Văn Trừng (1978) và mục đích nghiên cứu nhằm xác định sự tác động của con ngƣời đến tài nguyên rắn, khu vực nghiên cứu đƣợc chia thành 3 dạng sinh cảnh chính: rừng nguyên sinh; rừng thứ sinh; khu dân cƣ và đất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu về phân bố của các loài rắn theo sinh cảnh đƣợc thể hiện trong Bảng 1. a. Rừng nguyên sinh Rừng nguyên sinh tại phân khu I KBTTNMN chiếm 1 phần diện tích lớn (16.409 ha), gồm nhiều cây gỗ to có tán rộng, rừng tre nứa, và có lớp thảm mục ở phía dƣới dày. Sinh cảnh này bao phủ gần toàn bộ khu vực 3 xã trừ những chỗ dân cƣ làm nhà ở, và vùng gần xung quanh khu vực dân cƣ sinh sống. Sinh cảnh này nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn. Hầu nhƣ sự tác động của con ngƣời vào sinh cảnh này là không có vì nơi đây thuộc khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, địa hình hiểm trở, không có đƣờng đi nên dân cƣ hiếm đi vào. Thảm thực vật ở đây có cấu trúc hỗn giao nhiều tầng, kín và rậm rạp. Độ tán che lớn có lớp thảm tƣơi và thảm mục che phủ mặt đất. Tại sinh cảnh này đã bắt gặp 12 loài rắn (chiếm 57,14% tổng số loài) thuộc 9 giống, 2 họ. Đây là sinh cảnh có thành phần loài rắn bắt gặp đa dạng nhất. b. Rừng thứ sinh Sinh cảnh này là rừng tự nhiên phục hồi, chịu sự tác động của con ngƣời, chiếm diện tích bằng khoảng 1/3 so với diện tích của những cánh rừng nguyên sinh. Thƣờng những cánh rừng này đƣợc phục hồi sau khi khai thác hoặc đốt rừng làm rẫy rồi bỏ hoang một thời gian dài. Những cánh rừng này đa số đƣợc phục hồi qua Dự án 661. Tại sinh cảnh này đã bắt gặp 8 loài rắn (chiếm 38,1% tổng số loài) thuộc 8 giống, 2 họ. c. Khu dân cư và đất nông nghiệp Sinh cảnh nằm ở xung quanh các bản, chịu sự tác động lớn của con ngƣời. Bao gồm khu vực đất ở, đất sinh hoạt, đất phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt. Mặc dù khu vực này chịu tác động lớn của con ngƣời nhƣng lại có nguồn thức ăn lớn đối với các loài rắn nên rắn ở đây cũng chiếm số lƣợng đáng kể. Tại sinh cảnh này đã bắt gặp tới 5 loài rắn (chiếm 23,81% tổng số loài) thuộc 5 giống, 2 họ. 134
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 5.5. Các yếu tố tác động đa dạng tài nguyên rắn Qua điều tra nghiên cứu thực tế kết hợp với phỏng vấn ngƣời dân và phân tích các số liệu thống kê tại KBTTN và huyện Mƣờng Nhé chúng tôi xác định có 2 mối đe dọa chính ảnh hƣởng đến số lƣợng, thành phần các loài rắn ở phân khu I KBTTN Mƣờng Nhé. - Mất môi trƣờng sống do các nguyên nhân: + Khai thác tài nguyên rừng quá mức theo thống kê của Phòng Thống kê huyện Mƣờng Nhé (2008) tại phân khu I: 540 m3 gỗ, 360.000 cây tre, 285.000 cây nứa. Trong năm 2012, Hạt kiểm lâm huyện đã phát hiện 12 vụ vi phạm, xử lí 11 vụ thu ngân sách 275 triệu đồng, thu giữ gần 36 m3 gỗ tròn và gỗ xẻ. Ngay trong những ngày tháng đầu năm 2013, hạt đã bắt giữ 1 vụ mua bán gỗ, tang vật thu giữ gồm 6 đôi sập, 1 đôi lục bình tổng cộng là gần 2,5 m3 gỗ; 1 vụ khai thác gỗ làm nhà trái phép, tang vật thu giữ trên 1 m3 gỗ. + Do hiện trạng khu dân cƣ nằm đan xen vào rừng bảo tồn tại phân khu I của KBTTN Mƣờng Nhé nên có hiện tƣợng phá rừng, đốt rừng làm nƣơng rẫy xảy ra tại phân khu I, nhất là 2 xã Chung Chải và Leng Su Sìn, dễ bắt gặp những khoảng rừng, thậm chí cả quả đồi bị chặt phá. Những cây gỗ có đƣờng kính rộng từ 20 – 30 cm, thậm chí đến 50cm nằm ngổn ngang trên nƣơng rẫy. Theo thống kê chƣa đầy đủ của Hạt Kiểm lâm huyện Mƣờng Nhé, đến thời điểm này, Hạt đã phát hiện, ngăn chặn và xử lí 13 vụ phá rừng làm nƣơng, với diện tích bị chặt phá gần 20ha, gồm rừng trạng thái 1a, 1c, 2a, 2b, rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng khoanh nuôi bảo vệ theo dự án 30a của Chính phủ, tập trung chủ yếu ở 2 xã Chung Chải và Leng Su Sìn. Theo ông Sừng Sừng Khai, Chủ tịch UBND xã Leng Su Sìn, cho biết: Ngƣời dân chặt phá rừng rất tinh vi, khó kiểm soát, bởi họ thƣờng vào trong rừng sâu, lén lún chặt phá rừng để làm nƣơng. Chỉ khi họ đốt cháy thấy khói thì lực lƣợng chức năng mới phát hiện... Đặc biệt tại đây có sự sinh sống chủ yếu của ngƣời Hà Nhì, là dân tộc gốc tại đây nên có tập quán canh tác phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, nên có hiện tƣợng chặt phá rừng làm nƣơng rẫy diễn ra trên quy mô rộng. Đó là nguyên nhân làm mất sinh cảnh sống của nhiều loài rắn. + Khi mới thành lập huyện Mƣờng Nhé chỉ có 6 xã, 106 bản với gần 25 nghìn dân, sau khi xây dựng thủy điện Sơn La, một số bản tái định cƣ di chuyển đến tới nay huyện có 16 xã, 158 bản, cụm dân cƣ với dân số trên 63 nghìn ngƣời. Riêng xã Leng Su Sìn tập trung ở bản Cà Là Pá, đây là bản dân tộc Mông di cƣ từ nơi khác đến dân số khá đông với hơn 350 hộ, trên 2000 khẩu. Điều này đã làm tăng áp lực dân số lên khu vực nghiên cứu, tác động không nhỏ đến diện tích rừng. + Rắn là một trong những nhóm động vật bị săn bắt nhiều ở khu vực nghiên cứu để làm thuốc, làm thực phẩm phục vụ cho cộng đồng hoặc vận chuyển buôn bán. Điều tra tại 3 xã trong khu vực nghiên cứu, bƣớc đầu đã xác định có 12 hộ dân có thu mẫu rắn để ngâm rƣợu sử dụng trong gia đình. Bên cạnh đó, lực lƣợng quản lí và kiểm lâm ở khu vực còn mỏng, sự phối kết hợp với chính quyền địa phƣơng thôn bản trong công tác bảo tồn vẫn chƣa đƣợc chặt chẽ và có hiệu quả. 135
  9. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 III. KẾT LUẬN - Đã thống kê đƣợc ở phân khu I khu BTTN Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên có 21 loài rắn thuộc 19 giống, 3 họ. Trong đó có 1 loài hiện mới định danh đến giống Lycodon sp. - Chúng tôi đã bổ sung vào số loài rắn ở tỉnh Điện Biên: 11 loài, nâng tổng số loài rắn tại đây lên 36 loài. - Trong số các loài trên, chúng tôi đã thống kê đƣợc 13 loài quý, hiếm. Trong đó có 2 loài trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lí thực vật rừng và động vật rừng chiếm 9,52% tổng số loài rắn tại khu vực nghiên cứu; 4 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 2007, trong đó có 2 loài ở mức nguy cấp (EN), 2 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) (chiếm 19,05%); 8 loài trong Danh lục Đỏ IUCN 2012, ở mức ít quan tâm (chiếm 38,09%); Và 2 loài nằm trong Công ƣớc CITES thuộc phụ lục II, III (chiếm 9,52%). Đây là các loài có giá trị bảo tồn ở những mức độ khác nhau. - Trong 3 dạng sinh cảnh chính ở phân khu I KBTTN Mƣờng Nhé, sinh cảnh rừng nguyên sinh có số lƣợng loài lớn nhất, hiện biết 12 loài chiếm 57,14% tổng số loài của khu vực. Ở hai dạng sinh cảnh rừng thứ sinh và sinh cảnh khu dân cƣ và đất nông nghiệp có số lƣợng loài ít hơn: rừng thứ sinh hiện biết 8 loài chiếm 38,1% tổng số loài; khu dân cƣ và đất nông nghiệp hiện biết 5 loài chiếm 23,81%. - Nguyên nhân ảnh hƣởng đến đa dạng tài nguyên rắn ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là mất nơi sống do khai thác tài nguyên quá mức, phá nƣơng làm rẫy, chặt phá rừng và săn bắt trái phép. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo: [1] Bộ Khoa học và Công nghệ: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Sách Đỏ Việt Nam Phần I: Động vật, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 19-20, 2007. [2] Das I, A Field Guide to the Reptiles of South-East Asia, 376 pp, 2010. [3] David P., Nguyen Q.T., Nguyen T.T., Jiang K., Chen T., Teynié A. & Ziegler T., A new species of the genus Oligodon Fitzinger, 1826 (Squamata: Colubridae) from northern Vietnam, southern China and central Laos, Zootaxa, 3498, 45-62, 2012. [4] Đặng Huy Huỳnh, Động vật bò sát lưỡng cư Việt Nam - nghiên cứu, bảo tồn và sử dụng bền vững, Báo cáo Khoa học Hội thảo Quốc gia về lƣỡng cƣ và bò sát ở Việt Nam, NXB Đại học Vinh, 9-14, 2012. [5] Orlov N.L., Ryabov S.A., Nguyen T.T., On the taxonomy and the distribution of snakes of the genus Azemiops Boulenger, 1888: Description of a new species, Russian Journal of Herpetology, 20(2), 110-128, 2013. [6] Pyron, R.A., et al., The phylogeny of advanced snakes (Colubroidea), with discovery of a new subfamily and comparision of support methods for likelihood trees, Mol. Pylogenet.Evol., 2010. 136
  10. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 [7] Nguyễn Văn Sáng, Kết quả khảo sát khu hệ bò sát, ếch nhái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Lai Châu, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 13 trang, 1991. [8] Nguyễn Văn Sáng, Động vật chí Việt Nam (Phân bộ Rắn), Tập 4, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 179 trang, 2007. [9] Nguyen Van Sang, Ho Thu Cuc, Nguyen Quang Truong, Herpetofauna of Vietnam, Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 2009. [10] Smith, The fauna of british India Ceylon and Burma, including the whole of the Indo-Chinese subregion, 240-244, 1943. [11] Đỗ Thành Trung, Lê Nguyên Ngật, Về thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, Báo cáo khoa học hội thảo Quốc gia về lƣỡng cƣ và bò sát ở Việt Nam, NXB Đại học Huế, 153-158, 2009. [12] Thái Văn Trừng, Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái, NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 1978. [13] Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, Chi cục kiểm lâm tỉnh Điện Biên, Báo cáo dự án quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, 2008. [14] Ziegler T., Orlov N. L., Giang T. T., Nguyen Q. T., Nguyen T. T., Le K. Q., Nguyen V. K. & Vu N. T., New records of cat snakes, Boiga Fitzinger, 1826 (Squamata, Serpentes, Colubridae), from Vietnam, inclusive of an extended diagnosis of Boiga bourreti Tillack, Le & Ziegler, 2004. Zoosyst. Evol., 86(2), 263-274, 2010. 137
  11. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Phụ lục: Một số loài rắn thu mẫu tại phân khu 1 KBTTN Mƣờng Nhé, tỉnh Điện Biên Ảnh 1. Rắn hổ mây hamton Ảnh 2. Rắn sãi kut-kai Pareas hamptoni (Boulenger, 1905) Amphiesma bitaeniatum (Wall, 1925) Ảnh 3. Rắn ráo xanh Ảnh 4. Rắn lục núi Boiga cyanea (Duméril, Birron & Oviphis monticola (Gunther, 1864) Duméril, 1854) Ảnh 5. Rắn rồng cổ đen Ảnh 6. Lycodon sp. Sybinophis collaris (Gray, 1853) 138
nguon tai.lieu . vn