Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 CUNG CẤP NƯỚC SẠCH CHO VÙNG HẠN HÁN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU KHẮC NGHIỆT BẰNG CÔNG NGHỆ TÁCH ẨM TỪ KHÔNG KHÍ Lý Cẩm Hùng*1, Hoàng Trung Ngôn2, Lê Văn Lữ1, Lê Hữu Quỳnh Anh1, Phan Đình Tuấn1 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, 236B Lê Văn Sỹ, Phường 1, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 2 Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh * Email: lchung@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, hạn hán trở nên khắc nghiệt hơn, đặc biệt ở miền Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Tây Nguyên,… Trong bối cảnh đó, việc cung cấp nước để phục vụ đời sống và sản xuất là một nhu cầu tự nhiên của người dân vùng hạn hán. Có nhiều công nghệ có thể ứng dụng để cung cấp nước uống và sản xuất cho người dân, như vận chuyển nước từ các vùng xa, làm ngọt hóa nước biển, khai thác nước ngầm,… Các phương án này đều đã được nghiên cứu nhưng tính khả thi thấp, không hiệu quả kinh tế. Việc tách ẩm từ không khí được đề xuất như một giải pháp tiên tiến, vì khả năng cung cấp vô tận và trong mọi điều kiện. Công trình này trình bày các kết quả tính toán, thiết kế hệ thống cung cấp nước uống nhờ tách ẩm từ không khí cho vùng Ninh Thuận với công suất thử nghiệm 200L/ngày, kèm theo hệ thống cung cấp năng lượng mặt trời có khả năng hòa lưới điện và cung cấp công suất dư vào lưới như một giải pháp đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa nơi có khó khăn trong việc tiếp cận lưới điện quốc gia. Từ khóa: Nước sạch, hạn hán, công nghệ tách ẩm, biến đổi khí hậu. 1. MỞ ĐẦU Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của môi trường và là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại của sự sống, sự phát triển của một vùng, quốc gia, khu vực và toàn thế giới. Hiện nay, trong bối cảnh hạn hán do biến đổi khí hậu, hiện tượng xâm nhập mặn đang xảy ra tại nhiều quốc gia, nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên Trái đất. Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Trong những năm gần đây, hạn hán trở nên khắc nghiệt hơn, đặc biệt ở miền Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Tây Nguyên,… Trong bối cảnh đó, việc cung cấp nước để phục vụ đời sống và sản xuất là một nhu cầu tự nhiên của người dân vùng hạn hán. Có nhiều công nghệ có thể ứng dụng để cung cấp nước uống và sản xuất cho người dân, như vận chuyển nước từ các vùng xa, làm ngọt hóa nước biển, khai thác nước ngầm,… Các phương án này đều đã được nghiên cứu nhưng tính khả thi thấp, không hiệu quả kinh tế. Việc tách ẩm từ không khí được đề xuất như một giải pháp tiên tiến, vì khả năng cung cấp vô tận và trong mọi điều kiện. Các nghiên cứu loại này đã được thực hiện bởi nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới [2-4]. Tại Mỹ, công nghệ này đã được nghiên cứu, phát triển và đăng ký bản quyền từ rất sớm vào những năm 1
  2. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 1970 [5,6]. Harrison [7] đã phát triển công nghệ tách ẩm bằng phương pháp ngưng tụ, với công suất thu được 9-18 L /ngày. Poindexter [8] đã kết hợp hệ thống làm lạnh bằng nước và hệ thống làm lạnh bằng khí trong cùng một thiết kế, đồng thời xử lý nước bằng đèn UV diệt khuẩn, đạt được công suất 11 L/ngày. Cùng thời điểm này, công suất lớn hơn đã được sản xuất thử nghiệm quy mô phòng thí nghiệm bởi Hellstrom và đạt được 50-170 L/ngày [9]. Để có thể tách ẩm từ không khí, đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm thấp ở các vùng hạn hán, khối không khí đòi hỏi phải được làm lạnh đến và dưới nhiệt độ điểm sương tương ứng, tạo điều kiện để hơi ẩm tách ra thành giọt. Tiếp đó, các giọt sương này phải được tạo điều kiện để kết tụ lại thành giọt lớn, được dẫn theo bề mặt nhám để tạo thành dòng đi vào nơi chứa. Để loại nước tách từ không khí này có thể sử dụng làm nước uống, nó phải được làm sạch khỏi bụi, vi khuẩn, các chất độc hại hòa tan và phải được khoáng hóa để có các tính chất đáp ứng tiêu chuẩn nước uống của Bộ Y tế. Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tính toán, thiết kế, chế tạo và vận hành hệ thống thiết bị tách ẩm từ không khí công suất 200 L/ngày sử dụng năng lượng mặt trời nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân tại tỉnh Ninh Thuận. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và khu vực nghiên cứu Không khí ở các điều kiện độ ẩm và nhiệt độ khác nhau được nghiên cứu để tách nước sử dụng hệ thống làm lạnh tách ẩm được nhóm nghiên cứu thiết kế và chế tạo. Thiết bị được chế tạo có công suất thiết kế là 200 L/ngày, được đặt tại Trường Tiểu học Văn Lâm, thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, nhằm thử nghiệm các điều kiện vận hành tối ưu, giúp cho việc cải tiến và hoàn thiện hệ thống, đồng thời cung cấp nước uống cho học sinh, thầy cô giáo và các hộ dân ở gần, như một giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với vùng hạn hán này. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Nhóm nghiên cứu áp dụng biểu đồ Ramzin mô tả quan hệ Enthalpy - độ ẩm của không khí ẩm đã được công bố trên thế giới để nghiên cứu, tính toán từng chế độ làm việc theo điều kiện thực của vùng hạn hán nơi đặt thiết bị. Từ đó, công việc xây dựng và thiết kế chế độ làm việc, cùng với quy trình vận hành thiết bị được xem xét để đảm bảo đáp ứng yêu cầu cung cấp nước và tiết kiệm năng lượng nhất. Bên cạnh đó, các thành tựu về quy luật cũng như hiệu suất chuyển đổi điện 1 chiều thành điện xoay chiều, trang bị thiết bị đo công suất tiêu thụ cũng như công suất điện hòa lưới đã được nghiên cứu, lắp đặt và vận hành để phục vụ công tác thiết kế, chế tạo bộ biến đổi inverter dùng trong việc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng vận hành hệ thống tách ẩm, hòa lưới điện, nhằm tiết kiệm điện năng sử dụng cho nhà trường. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tính toán các điều kiện tách ẩm 3.1.1. Giản đồ Mollier của không khí ẩm Đồ thị I-d biểu thị mối quan hệ của các đại lượng t, φ, I, d và pbh của không khí ẩm. Đồ thị được Giáo sư L. K. Ramzin (Nga) xây dựng năm 1918 và sau đó được Giáo sư Mollier (Đức) lập năm 1923. Nhờ đồ thị này ta có thể xác định được tất cả các thông số còn lại của không khí ẩm khi biết 2 thông số bất kỳ [11] lấy tại hiện trường dự kiến lắp đặt thiết bị. Các thông số sử dụng cho tính 2
  3. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 toán được lấy theo giá trị trung bình theo tháng, theo năm, ứng với các thời điểm khác nhau trong ngày và đêm. 3.1.2. Tính toán điều kiện tách ẩm cho trường hợp điển hình - Nhiệt độ không khí ban đầu (trước khi vào thiết bị tách ẩm) vào mùa hè, khi nhiệt độ lên cao nhất là T1 = 27 oC, độ ẩm là 75 % (điểm A1, Hình 1), - Từ giản đồ Mollier, ta có hàm ẩm d1 = 17 g H2O/kg kkk, - Không khí ra khỏi thiết bị tách ẩm ở nhiệt độ điểm sương là T2 = 20 oC, không khí ở trạng thái bão hòa, từ giản đồ Mollier ta tra được hàm ẩm d2 = 14,8 g H2O/ kg kkk (điểm A2), - Lượng nước ta thu được sẽ là 17 - 14,8 = 2,2 g H2O/ kg kkk. Khối lượng riêng của không khí khô phụ thuộc vào nhiệt độ: gl ( ) Trong đó: t là nhiệt độ (oC) P là áp suất, P = 760 mmHg Ở 27 C, P = 760 mmHg, khối lượng riêng của không khí khô là 1,18 kg/m3. o Hình 1. Giản đồ Mollier của không khí ẩm. Khối lượng không khí khô (X) được tính dựa trên quy tắc tỷ lệ thuận. Lưu lượng không khí cấp vào chính bằng tỷ lệ giữa khối lượng không khí khô trên cho khối lượng riêng của không khí khô tương ứng với nhiệt độ tại điểm ta xét. Vậy lưu lượng không khí khô bằng: 77.041 m3 không khí khô. 3
  4. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Tương tự, kết quả tính toán cho các điều kiện tách ẩm được trình bày trong Bảng 1, trong đó không khí trước khi vào hệ thống thiết bị tách ẩm có nhiệt độ T1 từ 20-40 oC với độ ẩm trong khoảng từ 50-100 %, không khí ra khỏi thiết bị được tính cho các trường hợp T2 từ 5-35 oC. 3.2. Tính toán và lựa chọn các thiết bị chính trong hệ thống tách ẩm công suất 200 L/ngày 3.2.1. Sơ đồ công nghệ của hệ thống tách ẩm Từ các kết quả tính toán và các thông số được tính chọn, sơ đồ công nghệ cho hệ thống tách ẩm thí nghiệm với năng suất 200 L/ngày được đề xuất như Hình 2. Hệ thống bao gồm dàn lạnh, dàn nóng, thiết bị lọc nước và có bao gồm hệ thống pin năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cho toàn hệ thống hoạt động. Hình 2. Sơ đồ công nghệ hệ thống tách ẩm 200 L/h. 3.2.2. Tóm tắt các bước tính toán và lựa chọn các thiết bị chính trong hệ thống tách ẩm Dựa trên các kết quả thu được từ việc tính toán các điều kiện cho quá trình tách ẩm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tính toán chi tiết và lựa cho các thiết bị phụ trợ phục vụ mục tiêu tách ẩm từ không khí với yêu cầu tối thiểu đạt công suất 200 L/ngày. Tóm tắt các bước tính toán và lựa chọn các thiết bị chính trong hệ thống tách ẩm được thực hiện như sau: - Tính toán kết cấu dàn lạnh Xác định chu trình nhiệt thực tế của quá trình làm lạnh tách ẩm. Chọn kết cấu dàn lạnh: bề mặt truyền nhiệt của dàn lạnh là chùm ống đồng bố trí so le, Tính toán đường kính ngoài, đường kính trong của ống trao đổi nhiệt, bước cách, bề dày cánh, bước ống, tỉ số nhiệt ẩm, Tính toán diện tích cánh của 01 cánh, khoảng cách giữa các cánh tản nhiệt, tổng diện tích cánh tản nhiệt, Xác định hệ số tỏa nhiệt, hệ số dẫn nhiệt của không khí, Tính toán xác định số cụm ống, chiều dài cánh, chiều cao cánh. Tính toán kiểm tra lại lưu lượng không khí qua dàn lạnh, thể tích không khí và diện tích bề mặt truyền nhiệt. 4
  5. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 - Tính toán kết cấu dàn nóng Chọn dàn nóng loại ống đồng - cánh nhôm đối lưu cưỡng bức, Xác định công suất giải nhiệt, đường kính ngoài, đường kính trong, đường kính cánh, bước cách, bề dày cánh, bước ống, Tính nhiệt độ trung bình của không khí khi qua dàn ngưng, Tra cứu các thông số vật lý của không khí ở điều kiện làm việc, từ đó tính toán xác định lưu lượng không khí cần thiết để giải nhiệt bình ngưng, Tính toán diện tích cánh, diện tích khoảng giữa các cánh, tổng diện tích bề mặt của ống, tổng chiều dài ống, đường kính trong và đường kính ngoài của thiết bị. - Tính toán hệ thống cấp điện năng lượng mặt trời Tính toán công suất tiêu thụ của hệ thống bao gồm, dàn lạnh, dàn nóng và hệ thống lọc nước RO. Tính toán tổng số W/h toàn tải, số W/h các tấm pin mặt trời, Tính toán xác định tổng số Wp của tấm pin mặt trời, số lượng tấm pin mặt trời cần dùng. 3.2.3. Kết quả tính toán các chi tiết trong hệ thống thiết bị tách ẩm công suất 200 L/ngày Kết quả chính phần tính toán dàn lạnh, dàn nóng và hệ thống cấp điện năng lượng mặt trời được liệt kê trong Bảng 1. Bảng 1. Kết quả tính toán các thông số của hệ thống. Thông số Kích thước Đơn vị Dàn lạnh Diện tích bề mặt truyền nhiệt 1,30 m2 Lượng không khí đi qua dàn lạnh 1,05 kg/s Thể tích không khí đi qua dàn lạnh 0,90 m3/s Diện tích cho không khí đi qua 0,26 m2 Chiều dài ống trong một cụm ống 1,50 m Số cụm ống 8 Cụm Số ống 32 ống Dàn nóng Thể tích không khí giải nhiệt 3,75 m3/s Tổng diện tích bề mặt trong của thiết bị 4,01 m2 Tổng chiều dài ống 145,13 m Số ống 105 ống Hệ thống cấp điện năng lượng mặt trời Tổng số W/h toàn tải sử dụng 39,52 Wh Tổng số Wp của tấm pin mặt trời 4,11 Wp Kích thước mỗi tấm pin 1580 x 808 x 35 mm Số lượng tấm pin mặt trời cần dùng 60 Tấm 5
  6. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 3.3. Thiết kế chi tiết, chế tạo, lắp đặt, vận hành thử nghiệm hệ thống tách ẩm công suất 200 L/ngày 3.3.1. Chi tiết thiết kế cụm thiết bị tách ẩm Hình 3. Bảng vẽ chi tiết cụm thiết bị tách ẩm. 3.3.2. Chi tiết thiết bị tách ẩm đã được chế tạo Hình 4. Mô hình hệ thống thiết bị tách ẩm năng suất 200 L/ngày. Mô hình thiết bị được chuyển quy mô từ hệ thống pilot 10 L/ngày [13] (xem Hình 4, Hình 5). Do thiết bị công suất lớn, nguồn điện được thiết kế 3 pha, cho công suất thiết kế 5 kW. Ngoài ra, để tiết kiệm việc sử dụng ắc quy chi phí cao và có khả năng tạo rác thải tứ cấp, gây ô nhiễm môi trường sau khi hết hạn sử dụng, hệ thống đã được cải tiến bằng cách bố trí bộ chuyển đổi inverter, có khả năng biến đổi trực tiếp điện 1 chiều 80 V thành điện xoay chiều 220 V nối lưới, sau đó 6
  7. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 chuyển đổi thành dòng 3 pha chạy máy. Bằng thiết kế này, hệ thống điện mặt trời vừa cung cấp năng lượng cho máy tách ẩm, vừa có khả năng phát công suất dư lên lưới điện, giúp người sử dụng tiết kiệm năng lượng cũng như góp phần cung cấp năng lượng tái tạo vào nguồn điện quốc gia. Hình 5. Mô hình hệ thống năng lượng mặt trời công suất 5 kW phục vụ thiết bị tách ẩm năng suất 200 L/ngày. 3.3.3. Kết quả vận hành thử nghiệm hệ thống tách ẩm công suất 200 L/ngày Hệ thống tách ẩm công suất 200 L/ngày được vận hành thử nghiệm với nhiệt độ không khí đầu vào là 29,5 oC và độ ẩm không khí là 54,5 %. Các thông số cần đo đạt khảo sát là lượng nước thu được và điện năng tiêu thụ theo thời gian. 600 Lưu lượng tức thời, 500 mL/phút 400 300 200 100 0 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Thời gian vận hành, phút Hình 6. Lưu lượng nước thu được theo thời gian của hệ thống tách ẩm 200 L/ngày. Hình 6 biểu diễn lưu lượng nước thu được theo thời gian. Cứ mỗi 5 phút, nhóm nghiên cứu lại thực hiện việc lấy mẫu và đo lượng nước thu được. Sau đó tính lưu lượng nước thu được theo thời gian, kết quả cho thấy rằng trong khoảng thời gian đầu khi khởi động, thiết bị sẽ phải cần thời gian khoảng 16 phút mới bắt đầu thu được nước. Đến phút thứ 30, lưu lượng nước thu được có thể đạt được 500 ml/phút. Trong khoảng thời gian khảo sát là 150 phút, lưu lượng nước thu được dao động trong khoảng từ 450 đến 600 ml/phút, tương đương với khoảng 216 đến 288 L/ngày. Như vậy, hệ thống đã hoạt động đạt năng suất trung bình khoảng 250 L/ngày (tính cho thời gian vận hành 8 h/ngày vào thời gian có nắng), đảm bảo hoàn toàn yêu cầu ban đầu khi thiết kế hệ thống là 200 L/ngày. 7
  8. The fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 Lượng điện năng tiêu thụ của hệ thống được ghi nhận và kết quả đo được trình bày trong Hình 7. Kết quả cho thấy hệ thống hoạt động với công suất điện năng tiêu thụ khoảng 4,8 -5,4 kW, tương ứng 40,8 kWh trong 1 ngày. Như vậy, cứ mỗi ngày vận hành hệ thống có thể tạo ra khoảng 250 lít nước và tiêu thụ khoảng 40,8 kWh điện, tương đương 100 ngàn đồng (tính theo biểu giá điện sinh hoạt, có yếu tố lũy tiến, do Điện lực Việt Nam quy định [12]). 600 ,600 Năng lượng tiêu thụ theo thời gian vận hành, kWh 500 ,500 Lưu lượng tức thời, 400 ,400 (x40) mL/phút 300 ,300 200 ,200 100 ,100 0 ,0 0 20 40 60 80 100 120 140 160 Thời gian vận hành, phút Hình 7. Công suất tiêu thụ điện của hệ thống tách ẩm 200 L/ngày. 4. KẾT LUẬN Thiết bị tách ẩm với công suất 200 L/ngày sử dụng cả 2 nguồn điện (nguồn điện từ lưới điện quốc gia và nguồn điện từ pin năng lượng mặt trời) đã được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, lắp đặt và vận hành thành công. Kết luận về điều kiện vận hành: Với độ ẩm 54,5 % và nhiệt độ không khí ngoài trời là 29,5 oC, thiết bị sản xuất được trung bình 250 lít nước sạch trong khoảng thời gian một ngày (8h), tiêu thụ hết 40,8 kWh điện. Lời cảm ơn: Các tác giả xin cảm ơn sự Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình Khoa học và Công nghệ Ứng phó với biến đổi khí hậu, Quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020, mã số BĐKH/16-20 đã hỗ trợ kinh phí cho đề tài BDKH.06/16-20 để thực hiện công trình này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://moitruong.net.vn/ - Biến đổi khí hậu làm trầm trọng tình trạng sa mạc hóa, 24/6/2016. 2. Wahlgren R. V. (1993) - Atmospheric water vapour proces-sing. Waterlines 12(2), 20±22. 3. Beysens D. A., Milimouk I. and Nikolayev V. (1998) - Dew recovery: old dreams and actual results. In Proceedings: First International Conference on Fog and Fog Collection, Vancouver, Canada, 19±24 July 1998, eds R. S. Scheme- nauer and H. Bridgman, pp. 269±272. 4. Gerard R. D. and Worzel J. L. (1972) - Atmospheric water extraction over the ocean, Beneficial Modifcations of the Marine Environment. Proceedings of Symposium Sponsored by National Research Council and Dept. of the Interior, Washington, DC, National Academy of Sciences, 66±84. 5. Groth W. and Hussmann P. (1979) - Process and system for recovering water from the atmosphere. United States Patent 4,146,372. 6. Lund B. G. A. (1973) - Extracting water from the atmosphere. United States Patent 3,777,456. 8
  9. Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 7. Harrison L. G. (1996) - Water recovery device for reclaiming and re®ltering atmospheric water. United States Patent 5,553,459. 8. Poindexter F. (1994) - Potable water collection apparatus. United States Patent 5,301,516. 9. HellstroÈm B. (1969) - Potable water extracted from the air report on laboratory experiments. Journal of Hydrology 9, 1-19. 10. Peters G. M., Blackburn N. J., Armedion M. (2013) - Environmental assessment of air to water machines-triangulation to manage scope uncertainty. Int J Life Cycle Assess 18:1149-1157 11. Nguyễn Đức Hùng và Nguyễn Minh Thái - Kỹ thuật xử lý không khí ẩm. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2007. 12. Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Biểu giá bán lẻ điện- https://www.evn.com.vn/c3/evn-va-khach- hang/Bieu-gia-ban-le-dien-9-79.aspx 13. Lý Cẩm Hùng, Lê Văn Lữ, Lê Hữu Quỳnh Anh, Phan Đình Tuấn - Thiết bị tách ẩm từ không khí công suất 10 L/ngày phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân, Báo cáo toàn văn Hội nghị sơ kết Chương trình Khoa học công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và môi trường giai đoạn 2016-2020, Hà Nội, 2018. SUPPLY OF DRINKING WATER FOR DROUGHT AREAS IN THE SITUATION OF SEVERE CLIMATE CHANGE BY HUMIDITY SEPERATION FROM THE AIR Ly Cam Hung *1, Hoang Trung Ngon2, Le Van Lu1, Le Huu Quynh Anh1, Phan Dinh Tuan1 1 Hochiminh City University of Natural Resources and Environment, 236B Le Van Sy, Tan Binh district, Hochiminh City 2 Hochiminh City University of Technology - VNU Hochiminh City, 268 Ly Thuong Kiet St., District 10, Hochiminh City * Email: lchung@hcmunre.edu.vn ABSTRACT Vietnam belongs to the countries which are under heavy influence of climate change. In recent years, the drought has become more severe, especially in the South of Middle Vietnam, such as Ninh Thuan, Tay Nguyen etc. In the circumstances, the supply of drinking water for normal life and production becomes a natural demand of people in the drought areas. There are many available technologies to be applied to supply people with water for drinking and production purposes. Nevertheless, the variants have been carefully investigated, and appreared to be low feasibility, non-economic efficient. The humidity separation from the air is proposed as an advantaged solution for its endless supply capacity and implementation ability in numerous conditions. The article describes the results of calculation and design of a system, which helps to supply drinking water from the air for Ninh Thuan area, with a capacity of about 200 L/day. It is accompanied with the solar energy system that is ready for system operation, as a method to supply electrical energy to the national electrical network and to the demand of people, especially in the far and remote areas where the access to the national electrical network is not easy at all. Keywords: Drinking water, drought, humidity separation, climate change. 9
nguon tai.lieu . vn