Xem mẫu

  1. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HẠT NHỰA TÁI CHẾ 1. GIỚI THIỆU 2. NGUYÊN LIỆU 3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 4. MÁY VÀ THIẾT BỊ 5. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC 6. QUY TRÌNH VẬN HÀNH 1. GIỚI THIỆU 1.1 KHÁI NIỆM Hạt nhựa tái sinh là một thuật ngữ chung dùng cho nguyên liệu hữu cơ tổng hợp rắn vô định hình được tái chế từ các sản phẩm nhựa đã   qua sử dụng thành hạt. Hạt nhựa tái sinh, điển hình là các polime khối lượng phân tử cao, có thể được pha với một số phần tử khác để tăng khối  lượng, trọng lượng, đặc tính sử dụng hoặc giảm chi phí. Để có thể phân biệt được các loại hạt nhựa tái sinh khác nhau, người ta phải phân chia  thành nhiều loại dựa trên cấu trúc hóa học, tính chất vật lý và tính năng sử dụng. Ngoài ra, người ta cũng có thể phân loại hạt nhựa tái sinh dựa   vào phương thức hóa học tổng hợp nên hợp chất ban đầu.             Ngày nay ngành công nhiệp nhựa ngày càng phát triển nhu cầu sử dụng nhựa ngày càng cao.Chính vì vậy để  sẩn xuất ra các sản   phẩm cần phải có trang thiết bị và nguyên liêu để sản xuất.Thay vì nhu cầu ngày càng nhiều phải nhập hạt nhựa ở nước ngoài và các đơn  
  2. vị khác giá thành rất đắt đỏ, không đảm bảo được chất lượng và cả số lượng.Nên các doanh nghiệp đã dần đầu tư máy móc để  sản xuất  hạt nhựa vừa giảm được chi phí,đảm bảo được chất lượng và cả  số lượng, hơn những thế làm giảm thiểu được ô nhiễm môi trường do   các phế  thải từ  nhựa gây ra. Vì thế  đầu từ  dây chuyền sản xuất hạt nhựa là giải pháp tốt nhất, phù hợp với nhu cầu thị  trường trong   nước.Máy tạo hạt nhựa PET, PP, PE, PS, PVC... Máy tạo hạt nhựa có thể  dùng nguyên liệu nhựa chính phẩm hoặc phế  phẩm,nhựa thu   hồi,nhựa tái sinh,mảnh chai PET,mảnh nhựa PP,PE..,hạt nhựa tạo ra có nhiều  ưu điểm điển hình như  hình dạng đẹp, tròn, sáng, có  thể thêm nhiều màu sắc tùy ý, chất lượng cao, sản lượng lớn...Với giá cả cạnh tranh,chất lượng đảm bảo rất hy vọng quý khách hàng sẽ  hài lòng với sản phẩm của chúng tôi. 1.2 PHÂN LOẠI   Để có thể phân biệt được các loại hạt nhựa tái sinh khác nhau, người ta phải phân chia thành nhiều loại dựa trên cấu trúc hóa học, tính   chất vật lý và tính năng sử dụng.  Có thể phân loại dựa vào phương thức hóa học tổng hợp nên hợp chất ban đầu.  Hiện nay trên thị trường đang sử dụng phổ biến các loại như: PP, PE, PC, PET,… hoặc là nhựa ABS. 2. NGUYÊN LIỆU 2.1. Hạt nhựa tái chế HDPE  Được tái chế từ ống nhựa HDPE ruột gà, lưới đánh bắt thủy hải sản, ống dẫn hơi nóng, ống phục vụ cho ngành bưu điện cáp quang, ống   thoát nước, v.v…  Dùng sản xuất túi, bao bì, bình nhựa, can nhựa, đồ gia dụng, thổi túi.  Các sản phẩm của nhựa tái sinh HDPE có tuổi thọ cao, không bị gỉ và không bị ăn mòn bởi các loại muối và axit.  HDPE sử dụng để ép hoặc thổi các loại: túi nilon, đồ gia dụng, các loại ống, đồ chơi trẻ em, chậu kiểng, và các vật dụng dạng tấm cứng.  Được sử  dụng phổ  biến trong các ngành công nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm so với sử  dụng nhựa   nguyên sinh mà chất lượng vẫn đảm bảo. Bảo vệ môi trường, giảm một lượng rất lớn chất thải khó phân hủy ra môi trường, và tiết kiệm nguồn  tài nguyên thiên nhiên và năng lượng.  Được sử dụng phổ biến trên thế giới.   Hạt nhựa tái sinh PP được tái sinh từ  bao bì, dây chão, thảm, màng, văn phòng phẩm, các phần bằng nhựa PP khác như: dụng cụ  thí  nghiệm, loa, các phần nội thất ôtô, v.v…  Các sản phẩm của hạt nhựa tái sinh PP có tính chất vật lý dai, hơi cứng và có độ bền cao. 2.2. Hạt nhựa tái chế PP 2.3. Hạt nhựa tái chế PE
  3. 2.4. Hạt nhựa tái chế PVC 2.5. Hạt nhựa tái chế PET 2.6. Hạt nhựa tái chế ABS 3. SƠ ĐỒ VÀ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ Quy trình tái chế nhựa
  4. 4. MÁY MÓC THIẾT BỊ Bao gồm các bộ phận chính: ST STT TÊN THIẾT BỊ T TÊN THIẾT BỊ STT TÊN THIẾT BỊ 1 SÀN TIẾP NHẬN NILON 9 MÁY HÚT ĐỨNG 1 17 MÁY Ó 2 2 BĂNG TẢI NILON 1 10 MÁY RỬA NHỰA 2 18 MÁY Ó 3 3 MÁY GIŨ BỌC 11 MÁY HÚT ĐỨNG 2 19 BỒN LÀM NGUỘI NHỰA 4 BĂNG TẢI NILON 2 12 VÍT TẢI BÙN 1 20 TRỐNG ĐỠ 5 MÁY BẦM NHỰA 13 MÁY LY TÂM RỦ NƯỚC 21 MÁY CẮT HẠT NHỰA 6 VÍT TẢI 14 LỒNG CHỨA NULON 22 SÀN PHÂN LOẠI 7 MÁY RỬA NHỰA 1 15 BĂNG TẢI Ó 23 QUẠT TẢI HẠT NHỰA 8 VÍT TẢI BÙN 1 16 MÁY Ó 1 24 BỒN NHỰA THÀNH PHẨM
  5. 4.2 4.1 Sàn tiếp nhận. Là nơi tiếp nhận nguyên liệu từ bãi đưa vào, phân phối cấp lên băng tải. Kích thước sàn làm việc là 4mx4m. 4.3 Băng tải nilon 1:
  6. Nhân nguyện liệu cấp từ sàn phân bố vào máy giũ bọc. Kích thước 1.2mx6.3m. Công suất tải nguyên liệu từ 6­8 tấn mỗi ca 12h. 4.4 Máy giũ bọc:
  7. Thiết bị này có chức năng giũ để loại bỏ cát, đá, tạp chất khác nilon, nhựa. Vận chuyển nilon, nhựa lên băng tải đi tiếp. Thiết bị loại hình cánh xoắn trong ống nữa trên kín, nữa dưới có lưới loại tạp chất. 4.5 Băng tải nilon 2: Thiết bị tiếp nhận nilon và nhựa sau khi đã loại khỏi tạp chất. chuyển đưa lên máy bâm. 4.6 Máy bầm nhựa: Máy bầm có không suất lớn, để bầm nhuyễn nilon, nhựa đạt được kích thước tiêu chuẩn. Trong quá trình bầm liên tục cấp nước. Nước sử dụng  là loại nước đã được lắng xử lý qua hệ thống bể tuần hoàn liên tục.
  8. 4.7 Vít tải: Thiết bị chuyển nguyện liệu đã bầm nhuyễn vào máy rửa. 4.8 Máy rửa nhựa 1 và 2: Tại đây nilon, nhựa được ngâm trong nước sạch, luân chuyển bằng những trống có cánh tay để giặt rửa sạch những bùn đất, tạp chất còn bám trên  nguyên liệu. Nguyên liệu di chuyển từ máy giặt rửa 1 , được hút lên máy hút đứng, rồi chuyển qua máy giặt rửa 2, tiếp tục được hút lên máy hút đứng 2, rồi  chuyển qua công đoạn tiếp theo. Bùn đất, tạp chất lắng xuống đáy máy, dưới đáy có trục vít gom tạp chất về 1 đầu. Vị trí này có vít tải bùn chuyển lên xe chuyển đi xử lý. Nước cấp vào bồn là nước sạch bơm từ giếng.
  9. 4.9 Máy ly tâm rủ nước: Nguyên liệu sau khi đã bâm nhuyễn rồi rửa sạch trong nước sẽ được chuyển vào máy ly tâm này. Máy có cấu tạo cánh vít trong trống lồng, nữa trên kín, nữa dưới là dạng lưới để nước thoát ra ngoài. Nước khi giủ ra chảy vào mương thu hồi, đưa về bể tuần hoàn. 4.10 Lồng chứa nilon, nhựa: Vị trí tập kết, trữ lượng nguyên liệu đã đạt chuẩn, sẵn sàn cho quá trình gia nhiệt. Thiết bị là 1 dạng 1 cái lồng xung quanh là lưới B40 giúp thoáng khí.
  10. 4.11Băng tải ó: Đây là thiết bị tiếp nhận và cấp nguyên liệu vào máy ó 1. Băng tải cao su có thanh ngang, có trống san phẳng, nhằm cấp lượng đồng điều và liên tục.
  11. 4.12 Máy ó 1: Thiết bị này bắt đầu quá trình gia nhiệt làm nóng chảy nilon và nhựa thành chất lỏng. 4.13 Máy ó 2 (máy tạo keo): Thiết bị gia nhiệt lần 2 làm cho nilon, nhựa sau khi nóng chảy chuyển sang trạng thái keo. Nguyên liệu được đẩy qua 1 lưới lọc nhằm loại bỏ tạp  chất không chảy trong quá trình gia nhiệt.
  12. 4.14Máy ó 3 (máy tạo sợi): Thiết bị nhận keo từ máy tạo keo, tiếp tục gia nhiệt, đùn keo qua lưới lọc loại bỏ các tạp chất không chảy. Và được đùn qua đầu khuôn tạo thành  sợi nhựa có kích thước theo yêu cầu.
  13. 4.15 Bòn làm nguội nhựa: Bồn chứa nước sạch được thay nước lạnh liên tục để làm giảm nhiệt độ của sợi nhựa về nhiệt độ môi trường. 4.16Máy cắt hạt nhựa: Thiết bị này sẽ cắt ra thành những hạt có kích thước theo yêu cầu của khách hàng.
  14. 4.17Sàn phân loại: Hạt nhựa sau khi cắt xong sẽ đưa qua sàn phân loại. Sàn này có 2 ngăn có lỗ khác nhau, sẽ cho ra các sản phẩm khác nhau. Tại đây cũng loại bỏ  những hạt nhữa không có kích thước đồng đều, không đạt yêu cầu về chất lương và thẩm mỹ. 4.18Bồn nhựa thành phẩm:
  15. Hạt nhựa thành phẩm sau khi phân loại được quạt đẩy về bồn thành phẩm chứa tại đây. Công đoạn này hạt nhựa thành phẩm sẽ được đóng thành từng bao đưa vào kho lưu trữ. Chờ xuất hàng. 5. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG Nguyên liệu là là các loại nilon, các mảnh nhựa tái chế (nhựa nhập từ bên ngoài và nhựa phế phẩm). Đầu tiên, nilong hoặc nhựa PE được xe xúc hoặc xe gấp chuyển lên sàn xử lý nguyên liệu đầu vào sẽ có hai công nhân chuyển nguyên liệu lên  băng tải vào máy giủ bọc để loại tạp chất như đất, đá và các tạp chất khác nilon, nhựa. Chỉ còn lại nilon và nhựa lên băng tải đi vào máy bâm. Tại đây  nilon và nhựa được bâm nhuyễn rổi chuyển bằng vít tải vào máy rửa 1, được hút lên máy hút đứng đẩy qua máy rửa số 2, tiếp tục đi vào máy hút đứng  số 2. Sau khi rửa xong nguyên liệu được đưa vào máy ly tâm rủ nước cho khô, rồi đẩy vào lồng chứa. Từ lống chứa này vật liệu được đưa lên băng  tải ó cấp cho máy ó 1. Tại máy ó 1 nguyên liệu được gia nhiệt lên cao nóng chảy thành chất lỏng. Tiếp tục được đưa qua máy ó số 2, tại đây nguyên  liệu tiếp tục được gia nhiệt để đạt đến trạng thái chất keo. Keo sẽ được lọc qua 1 màng lọc để loại bỏ chất không tan chảy và đẩy qua máy ó số 3.  Máy ó số 3 có nhiệm vụ tiếp tục gia nhiệt đùn qua lưới lọc và đẩy qua bộ khuôn tạo thành sợi nhựa. Những sợi nhựa được cho đi qua bồn giải nhiệt  để đưa sợi nhựa về nhiệt độ môi trường. Khi về nhiệt độ môi trường sợi nhựa đủ cứng khi vào máy cắt. Máy cắt có nhiệm vụ cắt các sợi này thành  những hạt có kích thước theo yêu cầu. Hạt nhựa sau khi cắt ra sẽ qua sàn phân loại và theo quạt đẩy đưa về bồn chứa thành phẩm. Từ bồn chứa đóng  thành bao. Lưu kho và chờ xuất. 6. QUY TRÌNH VẬN HÀNH MÁY TẠO HẠT NHỰA
  16. Bước 1 : khởi động tất cả máy , chuẩn bị nguyên liệu. Bước 2: khâu vận hành máy Đóng CB điện nguồn Bật Át tổng trong tủ điều khiển Bật CB từng bếp nhiệt, cần chú ý theo xem nhiệt đó có bị chạm, chập, đồng hồ có báo hay không.  Lưu ý: làm mát đầu khuôn bằng dầu chịu nhiệt, mở van làm mát và theo dõi đồng hồ. Bước 3: Chờ nhiệt độ đủ nỏng trong khoảng 02­03h Thời gian này người được phân công chạy máy phải có trách nhiệm kiểm tra nhiệt keo thích hợp. Chuẩn bị khuôn, lưới lọc để chạy sản phẩm đầu tiên. Bột đá trộn theo tỉ lệ hợp lý, trước khi trộn phải xấy khô để chống bón cục. Chuẩn bị cờ lê to để chỉnh khuôn, búa nhựa để gõ khuôn, lục giác chỉnh khuôn. Kiểm tra dầu bôi trơn hộp số chính, đường ống ga có bị rò rỉ không, dây cu loa máy chính có bị trùng quá không. Kiểm tra van ga và van bột nở để vệ sinh cấp vào nòng. Bước 4: Khi nhiệt độ cài đặt hiện thị trên đồng hồ đã đủ Kiểm tra biến tần của động cơ chính Hạ nhiệt đầu khuôn bằng cách xả nước, trong quá trình hạ nhiệt nhựa sẽ đùn ra, xé nhỏ để xay. Thay lưới cũ, trước khi thay nhớ vệ sinh sạch sẽ Khi nhiệt độ tương đối phù hợp, điều chỉnh độ dầy đều của sản phẩm. Chú ý: trong khi sản phẩm ra, xem thực tế để điều chỉnh nhiệt, keo cho phù hợp. Bước 5:Tắt máy Khi đã chạy xong theo lệnh chạy máy, hoặc gặp sự cố phải tắt máy, người công nhân cần bình tĩnh cho động cơ chính giảm từ từ  rồi tắt CB Tắt lần lượt từng bếp nhiệt và từng bộ phận, sau cùng mới tắt CB chính Chú ý: không được tắt CB tổng đột ngột, khi tắt máy xong phải xem máy đang ở tình trạng tốt hay bộ phần nào có vấn đề, để   báo cho người có trách nhiệm hoặc ghi vào sổ chạy máy. Kiểm tra thiết bị máy móc ,điện , nhiệt độ , máy cắt, hệ thống nước làm mát, nước trong hồ giặt bọc diễn ra trong 20 phút trước khi chạy.
nguon tai.lieu . vn