Xem mẫu

  1. CON KÊNH ĐÀO VÀ CÁC NƯỚC CHÂU MỸ Sau cuộc chiến với Tây Ban Nha, nước Mỹ lại bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng một kênh đào bắc ngang eo biển Panama, nối liền hai đại dương. Lợi ích của một con kênh như vậy đối với việc chuyên chở hàng hóa trên biển đã được nhiều quốc gia thương mại lớn nhận ra; người Pháp đã đào con kênh từ cuối thế kỷ XIX nhưng phải bỏ cuộc vì không giải quyết nổi các thách thức về kỹ thuật. Là một thế lực tại vùng biển Caribê và Thái Bình Dương, nước Mỹ thấy ở con kênh đào không chỉ lợi ích về kinh tế mà nó còn là phương tiện giúp chuyên chở tàu chiến từ đại dương này sang đại dương khác nhanh hơn. Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ đó, nước Panama ngày nay chỉ là một tỉnh ở phía bắc của Colombia. Khi chính quyền Colombia năm 1903 từ chố i phê chuẩn hiệp định cho Mỹ quyền xây và quản lý con kênh, một nhóm người Panama với sự giúp đỡ của Lính thủy đánh bộ Mỹ đã nổi dậy và tuyên bố độc lập cho Panama. Ngay lập tức quốc gia mới ly khai này được Tổng thống Theodore Roosevelt công nhận. Theo điều khoản của hiệp định được ký vào tháng 11 năm đó, Panama trao cho Mỹ quyền thuê vĩnh viễn dải đất rộng 16 km (Khu vực kênh đào Panama) nằm giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để được nhận 10 triệu đô-la và khoản lệ phí 250.000 đô-la mỗi năm. Colombia cũng nhận được 25 triệu đô-la như một phần tiền đền bù. 75 năm sau, Panama và Mỹ đã ký kết một hiệp định mới. Hiệp
  2. định này thừa nhận chủ quyền của Panama tại Vùng Kênh đào và cam kết chuyển giao kênh đào này trở lại cho Panama vào ngày 31/12/1999. Việc xây dựng xong Kênh đào Panama năm 1914 do Đại tá George W. Goethals chỉ đạo là một thành tựu lớn trong ngành cơ khí. Việc đẩy lùi cùng lúc bệnh sốt rét và sốt vàng da khi đó cũng góp phần giúp công trình được hoàn thành và đồng thời đã trở thành một trong những chiến công vang dội nhất trong phòng chữa bệnh trong thế kỷ XX. Tại các khu vực khác của châu Mỹ La-tinh, Mỹ cũng liên tục có những hành động can thiệp. Trong khoảng thời gian giữa năm 1900 và 1920, Mỹ đã tiến hành sáu vụ can thiệp dai dẳng tại sáu nước ở phía Tây Bán cầu - trong đó nổi bật là Haiti, Cộng hòa Dominica và Nicaragua. Washington đã đưa ra hàng loạt các lời biện minh cho các hành động can thiệp này như: để thiết lập ổn định chính trị và chính phủ dân chủ, để tạo môi tr ường đầu tư thuận lợi cho Mỹ (thường được gọi là chính sách ngoại giao đô-la), để duy trì tuyến đường biển nối với Kênh đào Panama và thậm chí là để tránh cho các nước châu Âu khỏi việc đòi nợ bằng vũ lực. Năm 1867, Mỹ đã ép Pháp phải rút quân đội ra khỏi Mexico. Tuy nhiên, nửa thế kỷ sau, trong một phần của chiến dịch sai lầm nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Mexico và ngăn chặn các cuộc đột kích vào lãnh thổ của Mỹ, Tổng thống Woodrow Wilson đã cử 11.000 quân tới vùng phía bắc của Mexico trong một nỗ lực không thành nhằm vây bắt thủ lĩnh nổi loạn Francisco Pancho Villa.
  3. Với vai trò là nước mạnh nhất và tự do nhất Tây Bán cầu, nước Mỹ cũng đóng vai trò thiết lập cơ sở thể chế cho sự hợp tác giữa các quốc gia Mỹ La-tinh. Năm 1889, Ngoại trưởng James G. Blaine đưa ra sáng kiến rằng 21 quốc gia độc lập ở Tây Bán cầu sẽ tham gia vào một tổ chức có nhiệm vụ giải quyết các bất đồng bằng các biện pháp hòa bình và thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế. Kết quả là Liên minh Pan-Mỹ đã ra đời năm 1890 và là tiền thân của tổ chức Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) ngày nay. Chính quyền sau này của Herbert Hoover (1929-33) và Franklin D. Roosevelt (1933-45) bác bỏ quyền can thiệp của Mỹ ở châu Mỹ La-tinh. Đặc biệt, Chính sách láng giềng tốt của Roosevelt năm 1930 d ù không thể xóa hết các căng thẳng giữa Mỹ và châu Mỹ La-tinh đã giúp giảm bớt thái độ thù địch với các hành động can thiệp và đơn phương trước đây của Mỹ. HOA KỲ VÀ CHÂU Á Mới giành được vị trí tại Phillipines và đã vững vàng tại Hawaii vào thời điểm chuyển giao của thế kỷ, nước Mỹ rất kỳ vọng vào mối quan hệ thương mại bùng nổ với Trung Quốc. Tuy nhiên, Nhật Bản và các nước châu Âu đã tạo lập vị trí vững chắc tại thị trường này với các căn cứ hải quân, các vùng lãnh thổ cho thuê, các đặc quyền thương mại và đặc quyền đầu tư vào các ngành xây dựng đường sắt và khai mỏ.
  4. Trong chính sách đối ngoại của Mỹ, chủ nghĩa lý tưởng tồn tại song song cùng khát vọng cạnh tranh cùng các thế lực châu Âu tại khu vực Viễn Đông. Vì vậy mà Chính phủ Mỹ luôn yêu cầu, như một vấn đề nguyên tắc, sự bình đẳng trong các đặc quyền thương mại cho tất cả các quốc gia. Tháng 9/1899, Ngoại trưởng John Hay tuyên bố ủng hộ chính sách Mở cửa cho tất cả các quốc gia có mặt tại Trung Quốc - tức là, sự bình đẳng trong các cơ hội kinh doanh (bao gồm thuế, thuế hải quan và cước phí đường sắt công bằng) tại các khu vực do châu Âu quản lý. Dù có những nội dung lý tưởng, Chính sách Mở cửa, về bản chất, là một công cụ quản lý tận dụng được các ưu thế của chủ nghĩa thực dân trong khi vẫn tránh đ ược các thất bại thường gặp trong việc thực hiện. Chính sách này cũng chỉ đạt được thành công vừa phải. Với cuộc nổi loạn của Nghĩa hòa đoàn năm 1900, Trung Quốc bắt đầu phản kháng lại với các thế lực nước ngoài. Trong tháng 6, nghĩa quân chiếm được Bắc Kinh và tấn công các tòa công sứ nước ngoài ở đây. Ngoại trưởng Hay nhanh chóng thông báo cho cả phía châu Âu và Nhật Bản rằng nước Mỹ sẽ phản kháng lại bất kỳ hành động nào đi ngược lại các quyền quản lý hành chính hay quyền về lãnh thổ của người Trung Quốc và khẳng định lại Chính sách Mở cửa. Khi cuộc nổi loạn bị dập tắt, Hay đã bảo vệ Trung Quốc khỏi những khoản bồi thường khổng lồ. Chủ yếu là vì lợi ích của Trung Quốc mà Anh, Đức và các thế lực thực dân yếu hơn đã chính
  5. thức công nhận Chính sách Mở cửa và nền độc lập của Trung Quốc. Trên thực tế, họ đã củng cố lại những địa vị độc tôn của mình tại quốc gia này. Một vài năm sau đó, Tổng thống Theodore Roosevelt làm trung gian hòa giải cho cuộc chiến tranh bế tắc giữa Nga và Nhật năm 1904-1905. Xét về nhiều phương diện, cuộc chiến này là cuộc tranh giành ảnh hưởng và quyền lực tại tỉnh MÃn Châu phía bắc của Trung Quốc. Roosevelt hy vọng rằng việc dàn xếp của mình có thể đem lại cơ hội mở cửa cho các công ty Mỹ nhưng kẻ thù trước đây và các thế lực đế quốc khác đã thành công trong việc đẩy Mỹ ra khỏi Trung Quốc. Ở đây cũng giống như ở các nơi khác, nước Mỹ không sẵn lòng để triển khai quân đội chỉ để phục vụ cho chủ nghĩa đế quốc về kinh tế. Tuy nhiên ít ra thì Roosevelt cũng có thể hài lòng với Giải Nobel Hòa bình (1906). Ngoài ra, mặc dù Nhật Bản cũng đã nhận được nhiều lợi ích, nhưng mối quan hệ giữa Mỹ và quốc đảo đầy kiêu hãnh và quyết đoán này đã trải qua nhiều phút sóng gió trong những thập niên đầu của thế kỷ XX.
nguon tai.lieu . vn