Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 12: HÌNH HỌC KHỐI LƯỢNG I. KHỐI TÂM CỦA CƠ HỆ. Xét hệ chất điểm M1 , M 2 ,..., M n có khối lượng tương ứng là m1 , m 2 ,..., m n , có các rr r vectơ định vị tương ứng là r1 , r2 ,..., rn . Khối tâm của cơ hệ là một điểm hình học C được r r ∑ m K .rK xác định theo công thức: rC = (12.1) M r Trong đó rC là vectơ định vị khối tâm cơ hệ, M = ∑ m K là khối lượng của cả hệ. Z Chiếu (12.1) lên các trục tọa độ ta được: rM M1 ∑  mK x K r2 2 xC =  r rC M M  r1 ∑ mK yK rC   n r yC =  (12.2) M rn  Y O ∑ mK z K  z C =  M  X Với x C , y C , z C là tọa độ điểm C, x K , y K , z K là tọa độ chất điểm thứ K. Nếu cơ hệ ở gần mặt đất thì khối tâm của cơ hệ trùng với trọng tâm của nó. Nhân cả tử và mẫu của (12.1) hoặc (12.2) với gia tốc trọng trường g ta sẽ nhận được các công thức trọng tâm của hệ. Khối tâm của cơ hệ luôn tồn tại còn trọng tâm thì chỉ tồn tại khi cơ hệ ở gần mặt đất. II. MÔMEN QUÁN TÍNH CỦA VẬT RẮN. 1. Mômen quán tính của vật đối với trục. a, Định nghĩa: Mômen quán tính của vật rắn đối với trục z (ký hiệu là J z ) là đại lượng vô hướng, được xác định theo công thức: Z J z = ∑ m K .d 2 . (12.3) K z dk Trong công thức trên m K là khối lượng chất điểm MK M K , d K là khoảng cách từ chất điểm M K đến trục z. r Gọi x K , y K , z K là tọa độ chất điểm M K . Ta dễ rK J x = ∑ m K .(y K + z K ) 2 2  Y y dàng chứng minh được: J y = ∑ m K .(x 2 + z 2 ) O K K J = m .(x 2 + y 2 ) z ∑ K K x K X (12.4) 2. Mômen quán tính của vật đối với điểm. a, Định nghĩa: Mômen quán tính của vật rắn đối với điểm O, ký hiệu là J O đại lượng vô hướng, được xác định theo công thức: J O = ∑ m K .rK . 2 (12.5) 7
  2. Trong công thức trên m K là khối lượng chất điểm M K , rK là khoảng cách từ chất điểm M K đến điểm O. 3. Mối liên hệ giữa mômen quán tính của vật đối với điểm và trục. Ta có J x + J y + J z = ∑ m K .(2x K + 2yK + 2z K ) = 2∑ m K .(x K + y K + z K ) = 2∑ m K .rK = 2J O . 2 2 2 2 2 2 2 ( Jx + Jy + Jz ) 1 Hay là: J O = (12.6) 2 III. MÔMEN QUÁN TÍNH CỦA MỘT SỐ VẬT ĐỒNG CHẤT. 1. Đối với thanh mỏng đồng chất. Xét thanh mỏng AB có khối lượng M và chiều dài L. y Chia thanh làm nhiều phần tử dọc theo chiều dài thanh. Xét một phần từ cách trục Ay là x K , có độ dài là ∆x K . Khối A B x ∆X k M Xk lượng của nó là m K = γ.∆x K , với γ = là khối lượng một l đơn vị chiều dài thanh. Mômen quán tính của thanh với trục Ay là: J Ay = ∑ m K .x K =∑ γ∆x K .x K . Chuyển tổng 2 2 γ.l3 M.l 2 l này qua giới hạn ta nhận được: J Ay = ∫ γ.x 2 dx = = (12.7) 3 3 0 2. Đối với vòng tròn, vỏ trụ tròn đồng chất. Xét vòng tròn hoặc vỏ trụ tròn đồng chất có khối lượng M Y và bán kính R. Chia vòng tròn hoặc vỏ trụ tròn làm nhiều phần tử nhỏ. Xét phần tử thứ K có khối lượng của nó là m K . Mômen quán tính của vòng tròn hoặc vỏ trụ tròn với trục X z qua tâm và vuông góc với mặt phẳng của nó là: ur J z = ∑ m K .R 2 =M.R 2 (12.8) R M.R 2 ( Jx + J y + Jz ) ⇒ Jx = J y = Jz = 1 1 Chú ý J O = J z = 2 2 2 (12.9) 3. Đối với tấm tròn, khối trụ tròn đồng chất. Xét tấm tròn hoặc khối trụ tròn đồng chất có khối lượng M và Y bán kính R. Chia tấm tròn hoặc khối trụ tròn làm nhiều vành tròn nhỏ. Xét vành tròn thứ K có bán kính rK , bề dày vành tròn là ∆rK . X r M Khối lượng của vành tròn là m k = γ.2π.rk .∆rk , với γ = là khối rk π.R 2 lượng một đơn vị diện tích tấm. Mômen quán tính của tấm tròn hoặc khối trụ tròn với trục z qua tâm và vuông góc với mặt phẳng của nó là: J z = ∑ γ.2π.rk .∆rk .rK = 2π.γ ∑ rK .∆rk 2 3 (12.10) Chuyển tổng này qua giới hạn ta nhận được: R R 4 M.R 2 J z = 2π.γ ∫ r 3 .dr = 2π.γ = (12.11) 4 2 0 8
  3. 2 ( J x + J y + J z ) ⇒ J x = J y = 1 J z = M.R 1 Chú ý J O = J z = (12.12) 2 2 4 4. Đối với khối cầu đồng chất. Z Xét khối cầu đồng chất có khối lượng M và bán kính R. Chia khối cầu làm nhiều tấm tròn mỏng song song r ∆Zk với mặt phẳng Oxy. Xét tấm tròn thứ K có bán kính rK , bề rk dày tấm tròn ∆z K . Khối lượng của tấm tròn là ur M 3.M Zk R m k = γ.π.rK .∆z k , với γ = = là khối lượng một 2 V 4π.R 3 Y đơn vị thể tích. O Mômen quán tính của tấm tròn với trục z là: m .r 2 γ.π.rK .∆z k .rK 2 2 ∆J z = K K = 2 2 X = γ.π.rK .∆z k = γ.π. ( R 2 − z 2 ) .∆z k 1 1 2 4 K 2 2 Mômen quán tính khối cầu với trục z là tổng mômen quán tính của các tấm tròn với trục đó, vậy ta có: J z = ∑ ∆J z = ∑ γ.π. ( R 2 − z K ) .∆z k 1 22 2 R Chuyển tổng qua giới hạn ta được: J z = ∫ γ.π. ( R 2 − z K ) .dz = γ.π.R 5 = MR 2 1 8 2 22 2 15 5 −R (12.13) 2 Vì tính đối xứng nên ta có : J x = J y = J z = MR 2 . 5 3 2 3 Mặc khác J O = ( J x + J y + J z ) nên J O =  MR 2  = MR 2 1 (12.14) 25 5 2 IV. MÔMEN QUÁN TÍNH CỦA VẬT ĐỐI VỚI CÁC TRỤC SONG SONG. 1. Định lý: Mômen quán tính của vật với trục z1 nào đó bằng tổng mômen quán tính của nó đối với trục z song song z1 đi qua khối tâm của vật và tích khối lượng của vật với bình Z Z1 phương khoảng cách giữa hai trục ấy: J z1 = J Cz + M.d 2 Br (12.15) r αk Chứng minh: Dựng hệ quy chiếu Cxyz có Cz song song z1 , trục z1 nằm trong mặt phẳng Mk d Cxz. Theo định nghĩa ta có: J z1 = ∑ m K .r1K ; 2 r J zC = ∑ m K .rK . r1k 2 Y yk C A Xét tam giác ABMK ta có: xk r1K = rK + d 2 − 2.d.rK .cosα mà rK .cosα = x K 2 2 ⇒ r1K = rK + d 2 − 2.d.x K thay vào ta có: 2 2 J z1 = ∑ m K .r1K = ∑ m K . ( rK + d 2 − 2.d.x K ) 2 2 X ⇒ J z1 = ∑ m K .rK + ∑ m K .d 2 − 2.d ∑ m K .x K 2 (*) 9
  4. Theo công thức (12.2) ta có: ∑ mK .x K = M.x C = 0 (vì x C =0). Vậy (*) trở thành: J z1 = ∑ m K .rK + ∑ m K .d 2 = J zC + M.d 2 (ĐPCM) 2 Nhận xét: Trong các trục có cùng phương thì mômen quán tính đối với trục qua khối tâm có giá trị bé nhất. V. MÔMEN QUÁN TÍNH CỦA VẬT ĐỐI VỚI CÁC TRỤC CẮT NHAU TẠI MỘT ĐIỂM. Định lý: Mômen quán tính của vật đối với trục ∆ đi qua gốc tọa độ với các góc chỉ phương là α, β, γ có biểu thức xác định là: J ∆ = J x cos2 α + J y cos2β + J z cos2 γ − 2.J xy cosα.cosβ − 2.J yz cosβ.cosγ − 2.J zx cosγ.cosα (12.16) J x = ∑ m K .(y K + z K ) J yz = ∑ m K .y K .z K 2 2   Trong đó J y = ∑ m K .(x K + z K ) ; và J zx = ∑ m K .z K .x K ta được: 2 2 J = m .(x 2 + y 2 ) J = m .x .y z ∑ K K  xy ∑ K K K K Các đại lượng J yz , J zx , J xy được gọi là những mômen tích quán tính (còn có tên là mômen quán tính ly tâm). Từ (12.6) ta có thể tính mômen quán tính của trục bất kỳ khi biết sáu đại lượng trên. VI. CÁC ĐỊNH LÝ VỀ TRỤC QUÁN TÍNH CHÍNH VÀ TRỤC QUÁN TÍNH CHÍNH TRUNG TÂM. 1. Định nghĩa về trục quán tính chính và trục quán tính chính trung tâm. TrụcOz được gọi là trục quán tính chính tại O nếu thỏa mãn điều kiện: J zx = J zy = 0 (12.17) TrụcOz được gọi là trục quán tính chính trung tâm nếu nó là trục quán tính chính và đi qua khối tâm của vật rắn. Mômen quán tính của vật đối với trục quán tính chính được gọi là mômen quán tính chính, và đối với trục quán tính chính trung tâm được gọi là mômen quán tính chính trung tâm. Chú ý: Người ta đã chứng minh được rằng : Tại mỗi điểm của vật có ba trục quán tính chính vuông góc với nhau. 2. Các định lý. a, Định lý 1: Trục quán tính chính của vật rắn tại điểm O, không đi qua khối tâm của vật thì nó chỉ là trục quán tính chính của vật tại điểm O. Z Chứng minh: Giả sử Oz là trục quán tính chính của vật tại O. Ta sẽ chứng minh nó không phải là trục quán tính chính của vật tại điểm O1 nào đó. Ta lấy O1 Mk trên Oz và cách O là d. Gắn vào O, O1 các hệ trục tọa độ như hình vẽ. Vì Oz là trục quán tính chính của vật Y’ rắn tại O nên J zx = J zy = 0 . O’ y′ x′ k Ta có: J z′x′ = ∑ m K .z′ .x ′ = ∑ m K . ( z K − d ) .x K k X’ KK Y J z′x′ = ∑ m K . ( z K − d ) .x K = ∑ m K .z K .x K − d ∑ m K .x K O xk J z′x′ = J zx − M.x C .d = −M.x C .d X y k 10
  5. Vì Oz không đi qua khối tâm C nên x C ≠ 0 , vậy J z′x ′ ≠ 0 . Rõ ràng trục Oz không phải là trục quán tính chính của vật rắn tại O1. b, Định lý 2: Trục quán tính chính trung tâm của vật là trục quán tính chính của mọi điểm trên trục ấy. Chứng minh: Ta thấy khi Oz là trục trục quán tính chính trung tâm thì nó đi qua khối tâm C, tức là x C = 0 . Vậy J z′x ′ = 0 , tương tự ta cũng chứng minh được J z′y′ = 0 . Rõ ràng trục Oz là trục quán tính chính của mọi điểm thuộc Oz. c, Định lý 3: Nếu vật rắn đồng chất có một trục đối xứng thì trục đó là trục quán tính chính trung tâm. Chứng minh: Gọi trục đối xứng của vật rắn là z thì khối tâm của vạt phải nằm trên trục này. Nếu vật có phần tử M K có khối lượng m K , có tọa độ ( x K , y K , z K ) thì tương ứng sẽ có phần tử M′ đối xứng với M K qua trục z. M′ có khối lượng m K , có tọa độ K K ( − x K , − yK , z K ) .Ta có : J yz = ∑ m K .y K .z K + ∑ m K . ( − yK ) .z K = ∑ m K .y K .z K − ∑ m K .y K .z K = 0   . J zx = ∑ m K .z K .x K + ∑ m K .z K . ( − x K ) = ∑ m K .z K .x K − ∑ m K .z K .x K = 0  Do đó z là trục quán tính chính, mặc khác z đi qua khối tâm C nên z là trục quán tính chính trung tâm của vật rắn. d, Định lý 4: Nếu vật rắn đồng chất có mặt phẳng đối xứng thì trục vuông góc với mặt phẳng đó là trục quán tính chính tại giao điểm giữa mặt phẳng đối xứng và trục. Chứng minh: Chọn trục Ox, Oy thuộc mặt phẳng đối xứng. Nếu vật có phần tử M K có khối lượng m K , có tọa độ ( x K , y K , z K ) thì tương ứng sẽ có phần tử M′ đối xứng với K M K qua mặt phẳng Oxy. M′ có khối lượng m K , có tọa độ ( x K , y K , − z K ) .Ta có : K J yz = ∑ m K .y K .z K + ∑ m K .y K . ( − z K ) = ∑ m K .yK .z K − ∑ m K .y K .z K = 0   . J zx = ∑ m K .z K .x K + ∑ m K . ( −z K ).x K = ∑ m K .z K .x K − ∑ m K .z K .x K = 0  Do đó Oz là trục quán tính chính của vật rắn. Chú ý rằng khối tâm C của vật rắn nằm trên mặt phẳng đối xứng, do vậy trục vuông góc với mặt phẳng đối xứng tại khối tâm C sẽ là trục quán tính chính trung tâm. 11
nguon tai.lieu . vn