Xem mẫu

  1. CHÂU ĐẠI DƯƠNG (CHÂU ÚC) Châu Đại Dương (Châu Úc ) Châu Úc (còn gọi là Úc-Tân Guinea, Australinea, Sahul hay Meganesia) là một châu lục bao phủ nước Úc, Tasmania, Tân Guinea, cùng các đảo ở giữa chúng. Châu lục này có eo biển Torres nằm giữa Úc và Tân Guinea, và eo biển Bass giữa đại lục Úc và Tasmania. Tuy nhiên dưới góc độ sinh học và địa chất học thì chúng là một tổng thể duy nhất. Úc là một nước duy nhất nằm trọn châu lục này. Mặc dù châu Úc là châu có diện tích nhỏ nhất trong 5 châu lục nhưng nó lại được nhớ nhất bởi vì đây cũng chính là hòn đảo lớn nhất thế giới. Dân số tính đến năm 2007 là hơn 20 triệu dân. Châu Úc rộng khoảng 7.7 triệu km². Là một đất nước có diện tích đứng thứ 6 thế giới sau: Nga, Canada, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Brasil.
  2. Châu Úc và Châu Đại Dương chỉ là một tùy theo cách nói của mỗi người vì bất cứ Châu lục nào cũng kèm theo các hòn đảo, vậy vì sao Châu Úc được gọi là Châu Đại Dương: Vì châu Úc nằm chơi vơi giữa đại dương tương tự như châu Mỹ, hai châu này khác với các châu của đại lục địa đất liền là Á, Phi,Âu;châu Á, Phi,Âu không bị chia rẽ nhau vì đại dương và chúng được nối với nhau bởi đất liền Các quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Đại Dương Úc Úc • Đảo Christmas • Quần đảo Cocos (Keeling) • New Zealand1 • Đảo Norfolk Melanesia Đông Timor • Fiji • Indonesia (Quần đảo Maluku) • New Caledonia • Papua New Guinea2 • Quần đảo Solomon • Vanuatu Micronesia Liên bang Micronesia • Guam • Kiribati • Quần đảo Marshall • Nauru • Quần đảo Bắc Mariana • Palau Polynesia Samoa thuộc Mỹ • Quần đảo Cook • Polynesia thuộc Pháp • Niue • Pitcairn • Samoa • Tokelau • Tonga • Tuvalu • Wallis và Futuna
  3. Úc (tiếng Anh là Australia; tên cũ tại miền Nam trước 1975 là Úc Đại Lợi, trên một số văn bản hiện nay tại miền Bắc còn ghi là Ôx-trây-li-a) có tên chính thức là Liên bang Úc (Commonwealth of Australia). Đây là nước lớn thứ sáu trên thế giới, là nước duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa, và cũng là nước lớn nhất trong khu vực Úc-Á (Australasia)/châu Đại Dương. Nó cũng gồm một số đảo nhỏ, lớn nhất trong số đó là Tasmania, một tiểu bang của Úc. Úc là một liên bang được cai trị theo chế độ quân chủ lập hiến nghị viện. Các nước láng giềng của Úc gồm có New Zealand về phía đông nam và Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea về phía bắc. Khoảng cách biên giới ngắn nhất giữa đất liền của Papua New Guinea và Úc khoảng 150 km; tuy nhiên, đảo có người sống gần nhất, đảo Boigu, cách Papua New Guinea 5 km. Điều này dẫn đến một thoả hiệp phức tạp cho phép người dân Papua New Guinea và đảo dân bản địa eo biển Torres dùng đường thuỷ truyền thống để băng qua biên giới. Úc, với tên tiếng Anh là Australia bắt nguồn từ chữ australis trong tiếng Latinh có nghĩa là "phương nam", có ở các truyền thuyết từ thế kỉ 2 về một "vùng đất
  4. phương nam chưa được biết đến" (tức là terra australis incognita). Tên Úc trong tiếng Việt có nguồn gốc từ Hán-Việt 澳大利亞 Úc Đại Lợi Á. Nhà thám hiểm người Anh Matthew Flinders đặt tên vùng đất là Terra Australis, sau này được viết tắt như hiện nay. Trước đó khi người Hà Lan khám phá ra vùng đất, họ gọi đó là Nova Hollandicus, hay là Tân Hà Lan. Lịch sử Úc Thời điểm chính xác có người cư trú ở Úc vẫn còn là đề tài cho các nhà nghiên cứu. Có các bằng chứng khoa học mạnh mẽ xác nhận sự hiện diện của con người khoảng 50.000 năm trước, giai đoạn có những biến động sinh thái rộng lớn được tin là tương ứng với sự xâm nhập của con người. Tuy nhiên, cũng có suy đoán cho rằng con người đến vùng đất này sớm hơn nhiều, tận 100.000 năm trước hoặc lâu hơn nữa. Những người Úc đầu tiên là tổ tiên xa của thổ dân Úc, và đến Úc qua các cầu đất liền hoặc theo đường biển từ vùng Đông Nam Á ngày nay. Việc có chung các loại động và thực vật giữa các vùng lân cận của Úc, Papua New Guinea, và Papua với các đảo Indonesia gần đó cho thấy trước đây tồn tại các cầu đất liền và chúng bị đóng khi mực nước biển dâng cao. Sự di chuyển truyền thống lịch sử của cư dân giữa các vùng này trong những chiếc thuyền buồm thô sơ cho thương mại và đánh cá, cho thấy có khả năng các thương gia Ả Rập và Trung Hoa đến các đảo phía bắc, biết được và rồi đến các bờ biển phía nam lục địa vào thế kỉ 9. Các bản đồ vẽ tại châu Âu từ cuối những năm 1400 cho thấy các phần của đường bờ biển. Người châu Âu phát hiện ra vùng đất này vào năm 1522 nhờ công của nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Cristóvão de Mendonça, nhưng mãi đến thế kỉ 17 lục địa đảo này mới trở thành mục tiêu cho các cuộc thám hiểm của người châu Âu, trong đó vài cuộc hành trình đã trông thấy Terra Australis: nhà thám hiểm người Hà Lan Willem Jansz (1606), nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Luis Vaez de Torres khi đang phục vụ ở Tây Ban Nha (1607), và các nhà thám hiểm người Hà Lan Jan
  5. Carstensz (1623), Dirk Hartog và Abel Tasman (1642), tên ông này đã được đặt cho đảo Tasmania, nhưng chính ông ta lại đặt tên nó theo Anthoonij van Diemenslandt. Các nhà thám hiểm người Anh đầu tiên là Willem Dampier ở bờ tây của lục địa vào năm 1688, và đại uý James Cook là người vào năm 1770 tuyên bố 2 phần 3 phía đông của lục địa thuộc chủ quyền Vương quốc Anh bất chấp chiếu lệnh từ vua George III về việc ban đầu kí kết hiệp ước với dân bản xứ. Báo cáo của ông ta gửi về Luân Đôn nói rằng Úc không có người sinh sống (xem Terra nullius) tạo cớ thúc đẩy việc thiết lập một thuộc địa lưu đày ở đó theo sau việc mất các thuộc địa châu Mĩ. Thuộc địa hoàng gia (thuộc địa do Anh trực tiếp cai trị) của Anh ở New South Wales bắt đầu bằng việc thiết lập vùng định cư (sau này trở thành Sydney) tại cảng Jackson bởi đại tá Arthur Phillip vào ngày 26 tháng 1 năm 1788. Ngày đoàn tàu đầu tiên này (the First Fleet) cập bến sau đã trở thành ngày Quốc khánh của Úc. Vùng đất Van Diemen (hiện nay là Tasmania) có người đến sống vào năm 1803, và trở thành thuộc địa riêng biệt vào 1825. Phần còn lại của lục địa, ngày nay là Tây Úc, được chính thức tuyên bố chủ quyền bởi Vương quốc Anh vàp năm 1829. Theo sau sự mở rộng định cư của người Anh, các thuộc đia riêng biệt được lập ra từ các phần của New South Wales: Nam Úc vào 1836, Victoria vào 1851 và Queensland vào 1859. Lãnh thổ phía Bắc được thành lập, như là một phần của thuộc địa Nam Úc, vào năm 1863. Trong thời kì 1855-1890, 6 thuộc địa hoàng gia lần lượt trở thành các thuộc địa tự trị, tức tự quản lí công việc của chính mình. Luật pháp Anh được kế tục sử dụng vào thời điểm nhận quyền tự trị, và sau đó thay đổi bởi cơ quan lập pháp từng vùng. Chính phủ Anh vẫn giữ quyền điều khiển một số vấn đề, đặc biệt là ngoại vụ, phòng thủ, tàu thuyền quốc tế. Mặc dù có nền kinh tế dựa đáng kể vào nông thôn, Úc nhanh chóng đô thị hoá, tập trung nhất là quanh các thành phố Melbourne và
  6. Sydney. Vào những năm 1880 "Marvellous Melbourne" là thành phố lớn thứ hai trong Đế quốc Anh. Úc cũng giành được danh hiệu "thiên đường của người lao động" và là một nơi thí nghiệm cho cải cách xã hội, với kì bỏ phiếu kín đầu tiên và chính phủ đảng Lao Động đầu tiên trên thế giới. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1901, liên bang các thuộc địa được hoàn tất sau giai đoạn 10 năm thai nghén, và Liên bang Úc ra đời với tư cách là lãnh thổ của Đế quốc Anh. Lãnh thổ thủ đô Úc được tách khỏi New South Wales vào 1911, hình thành một nơi trung lập cho thủ đô mới của liên bang, Canberra (thủ đô lúc đầu là Melbourne). Mặc dù Úc đã trở nên độc lập về nhiều phương diện, chính phủ Anh vẫn giữ một số quyền lực cho đến khi Quy chế Westminster 1931 được Úc phê chuẩn vào năm 1942, và một số quyền lực trên lí thuyết của nghị viện Anh trên từng tiểu bang chưa hoàn toàn chấm dứt cho đến khi thông qua Đạo luật Úc năm 1986. Hiến pháp nguyên thuỷ cho phép chính quyền liên bang đề ra luật liên hệ đến bất cứ dân tộc nào, trừ thổ dân. Năm 1967, cuộc trưng cầu dân ý được hơn 90% người đi bầu ủng hộ việc cho phép chính quyền liên bang thông qua luật bảo vệ thổ dân và tính họ vào cuộc điều tra dân số. Úc có 6 tiểu bang và một vài vùng lãnh thổ. Các tiểu bang là New South Wales, Queensland, Nam Úc, Tasmania, Victoria và Tây Úc. Hai vùng lãnh thổ chính là Lãnh địa Bắc (Northern Territory) và Lãnh địa Thủ đô Úc (Australian Capital Territory hay ACT). Lãnh địa ACT cũng kết hợp với một vùng lãnh thổ riêng biệt nằm trong New South Wales gọi là Lãnh địa vịnh Jervis (Jervis Bay Territory) đóng vai trò là căn cứ hải quân và cảng biển cho thủ đô. Úc cũng có một số vùng lãnh thổ bên ngoài có cư dân sinh sống (đảo Norfolk, đảo Christmas, quần đảo Cocos và Keeling) và một số vùng lãnh thổ rộng lớn bên ngoài và không có người sinh sống: Quần đảo Biển San Hô (Coral Sea Islands Territory), quần đảo Heard và McDonald và Lãnh địa Nam cực thuộc Úc. Lãnh địa Thủ đô Úc được thành lập tại vị trí được chọn làm thành phố thủ đô
  7. Canberra trong vùng đất có tên Thung lũng sông Molongo. Việc thành lập Canberra là giải pháp thoả hiệp giữa 2 thành phố lớn nhất, Melbourne và Sydney, khi chọn thủ đô. Cái tên 'Canberra' được lấy từ tiếng thổ dân Ngunnawal, có nghĩa là "nơi gặp mặt". Diện tích :7.680.850 km2 Dân số : 20.406.800 người New Zealand (Hán-Việt: Tân Tây Lan; các kiểu phát âm tiếng Việt: Niu Di-lân, Niu Di-lơn, Niu Di-lan, Niu Di-len) là một quốc gia bao gồm hai đảo chính (tên là đảo Bắc và đảo Nam) và nhiều đảo nhỏ hơn trên vùng tây nam Thái Bình Dương. New Zealand cũng được gọi Aotearoa theo tiếng Māori, tức là "Vùng đất Mây trắng Dài". New Zealand nổi tiếng do vị trí địa lý, cách Úc vào khoảng 2.000 kilômét (1.250 dặm) về phía bắc qua biển Tasman. Các nước gần nhất về phía bắc là New Caledonia, Fiji và Tonga. Dân New Zealand phần nhiều là Pakeha và người Maori là dân thiểu số lớn nhất. Những người gốc Polynesia (Đa Đảo) và châu Á nhưng không có gốc Maori cũng là người thiểu số quan trọng, nhất là ở những thành phố của nước này.
  8. Elizabeth II là Nữ hoàng New Zealand và được đại diện bởi Toàn quyền. Chức vị Toàn quyền là một chức vị lễ nghi chứ không tham dự vào chính trị. Theo cách nói của người dân đây thì Nữ hoàng "reigns but does not rule", tức là Nữ-hoàng "ở ngôi chứ không trực trị" cho nên hoàng gia Anh không tham chính. Thủ tướng cầm quyền chính trị và đứng đầu Chính phủ trong Nghị viện New Zealand, được dân cử theo kiểu dân chủ. Vương quốc New Zealand của Nữ hoàng cũng bao gồm quần đảo Cook và Niue – hai vùng đó được quyền tự trị đầy đủ – Tokelau và Lãnh thổ Ross tại châu Nam Cực. Diện tích Tổng số : 268,680 km² Hình ảnh đáng nhớ nhất.
  9. a
nguon tai.lieu . vn