Xem mẫu

  1. Cảnh quan Australia
  2. a. Đới rừng xích đạo ẩm thường xanh. - Phân bố: Phần lớn đảo New Guinea, qđ Bismark, qđ Gilbert, lên tới 900 m trên sườn núi. - Sinh thái: Ẩm ướt, đất núi lửa phổ biến - Đặc điểm:Có cấu trúc tương tự đới này ở ĐNA nhưng về thành phần loài đã có nét độc đáo riêng. Bên cạnh các loài có nguồn gốc từ Á-Âu thì Đồng thời cũng có nhiều loài chung với lđ Úc. + Thực vật: Gồm hệ thực vật Ấn – Mã lai cùng với hệ thực vật Australia. Các loài thực vật chình gồm họ sung vả, họ dâu tằm, họ dừa thuộc hệ thực vật Ấn – Mã lai. Các loài đại diện cho hệ thực vật Australia có podocarpshọ tùng bách và các loài thông Araucaria, và sồi miền nam (Nothofagus) lá rộng. Loài bản địa có cây phi lao, cây bánh mì, cây dứa dại, cây lá cỏ ong gỗ. Có nhiều loài gỗ quí, có giá trị kinh tế cao. + Giới động vật: Đặc điểm nổi bật, dễ nhận thấy là hệ đông vật đảo New Guinea rất hiếm các loài có vú. Tuy nhiên, lại có khá nhiều loài chung với lđ Úc, điển hình như một số loài có túi, loài chim đất và một số loài động vật cổ b. Đới rừng nhệt đới ẩm thường xanh. - Phân bố: Đồng bằng duyên hải và sườn phía đông của Trường Sơn Úc, từ phía bắc bđ Arnhem xuống 27°VN. - Sinh thái: Khí hậu nhiệt đới ẩm có mưa và độ ẩm không khí cao quanh năm. - Đặc điểm: Rừng mọc rậm rạp, có từ 3 – 5 tầng, cũng có nhiều dây leo và phụ sinh. Về thành phần loài khá phong phú. Gồm các loài từ Á – Âu xuống và các loài phương Nam, như: Các loài thuộc họ đậu,họ dừa, họ long não, họ Ficus, họ tre nứa, các loài phong lan và dây leo. Càng xuống phía nam, thành phần loài càng nghèo, đồng thời, các loài bạch đàn càng chiếm ưu thế. c. Đới rừng cận nhiệt thường xanh. - Phân bố: Sườn phía đông của nam Trường Sơn Úc, từ 27°VN xuống đến phía bắc đảo Tasmania và phía bắc của qđ New Zealand. - Sinh thái: Khí hậu cận nhiệt ẩm, điều hòa.
  3. - Đặc điểm: + Rừng có sinh khối rất lớn, rừng mọc rậm, đỉnh rừng cao, tuy nhiên ít tầng tán do khá nghèo về loài. Thực vật ở đây phổ biến loài bạch đàn khổng lồ (chỉ phân bố ở lục địa, và đảo Tasmania, không có ở đảo New Zealand) và các loài thuộc hệ thực vật Nam Cực như thông Phương Nam, dẻ Phương Nam. Ngoài ra còn có dương xỉ ong gỗ, cây cỏ ong gỗ hết sức độc đáo. + Động vật: Một số loài của đới rừng nhiệt đới ẩm vẫn xâm nhập tới đây như: Koala, Kangaroo cây, sóc bay, cáo mỏ vịt, vẹt, chim Lyre… thì ở đây xuất hiện ong một số loài, điển hình như: Chó sói túi (còn gọi là Hổ Tasmania, trước đây phân bố ở cả trên lục địa về sau chỉ còn ở đảo Tasmania và hiện nay thì chỉ còn trong di ảnh mà thôi!), lang túi (còn gọi là quỉ Tasmania, hiện nay chủ yếu phân bố ở đảo Tasmania). Ở đảo Bắc New Zealand có chim Kiwi (Kích thước to bằng con gà, cánh tiêu giản, ong không phải là ong vũ cũng chẳng ong ong mao, là loài ăn đêm, có thị giác kém nhưng thing giác tốt hơn cả chó), vẹt đất hình cú, vẹt ăn thịt Nector và cả loài chim Moa khổng lồ đã bị tuyệt chủng. Trình bày phân bố và đặc điểm của đới cảnh quan rừng thưa, savan, savan cây bụi và thảo nguyên, thảo nguyên cây bụi của lục địa Australia. * Đới rừng gió mùa, rừng thưa, savan, savan cây bụi và thảo nguyên, thảo nguyên cây bụi. - Phân bố thành một dãi liên tục, trãi dài từ cao nguyên Kimberley đến phía nam bđ Arnhem, phía nam bđ York, đồng bằng Carpentaria, sườn phía tây dãy Trường Sơn Úc, cao nguyên trước núi và cao nguyên giữa núi, phía đông đồng bằng Murray – Đarling, một phần đb Nulabor. - Sinh thái: Nằm trên 3 đới khí hậu: Cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới. - Đặc điểm: + Về cấu trúc : Phân hóa thành các đới phụ chạy song song và theo thứ tự từ phía ngoài vào nội địa: Rừng thưa, savan, savan cây bụi gai. + Về thành phần loài: Mặc dù phân bố trên ba đới khí hậu nhưng nhìn chung chúng có thành phần loài tương tự nhau. * Về thực vật: Cây bạch đàn và keo đóng vai trò chủ đạo. Với 600 loài bạch đàn, 280
  4. loài keo, từ loài có kích thước lớn đến loài cây bụi, thấp bé, hai nhóm cây này có mặt khắp đới. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện khí hậu ở từng nơi mà phân bố các loài thích hợp Rất độc đáo ở chổ các loài cây này thay nhau nở hoa và kết trái quanh năm, đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho nhiều loài động vật ở đây. Tuy nhiên, về thực vật ít nhiều có sự khác nhau về loài giữa các bộ phận, do đặc điểm khí hậu, vị trí và yếu tố lịch sử. Cụ thể, ở bộ phận phía tây bắc, trên cao nguyên Kimberley và khu vực phía tây nói chung phổ biến các loài Baobab, cây hình chai. Còn ở phía bắc, thuộc đb Carpentaria phổ biến loài phi lao… Trình bày phân bố và đặc điểm của đới cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc của lục địa Australia. - Phân bố: Bao gồm 5 hoang mạc: Hm Cát lớn, hm Gibson, hm Victoria, hm Tanami, hm Simpson và các vùng phụ cận, như miền đông và miền nam đb Trung Tâm, miền Tây đb Murray – Đarling, một phần đb Nullarbor. - Sinh thái: Xtb < 300 mm/ năm, độ ẩm rất thấp, khô nóng về mùa hè. Tuy nhiên có nhiều suối tự phun. - Đặc điểm: Phân hóa thành hai kiểu: + Mulga Ssrub: - Phân bố: Phía tây và phía đông của đới. - Sinh thái: Xtb = 150 – 300 mm/ năm. - Thực vật: Cây bụi gai, điển hình là keo gai, thân khẳng khiu, cao từ 2 - 4 m + Kiểu cỏ chông: - Phân bố: Ở trung tâm, chiếm ½ S của đới. - Sinh thái: Xtb < 150 mm/ năm, độ ẩm không khí rất thấp, < 35%. - Đặc điểm: Do quá khô hạn nên chỉ có cỏ cứng, cỏ gai mới tồn tại được. Cỏ mọc không liên tục mà thành từng cum, nhỏ, lác đác. + giới động vật của đới rừng thưa, savan, savan cây bụi, haong mạc và bán hoang mạc: Đây là lãnh thổ tập trung nhiều loài động vật với sinh khối lớn của lục địa.
  5. - Phong phú nhất là động vật ăn cỏ, gặm nhấm, bò sát, chim chóc. Tuy nhiên, nhóm động vật ăn thịt bản địa lại khá nghèo. - Một số loài động vật chính: * Nhóm động vật ngoại lai ở lục địa Australia và các đảo phụ cận. - Có một số loài động thực vật đã bị tuyệt chủng ngay sau khi con người bắt đầu định cư (như loài Moa khổng lồ), số khác bị xóa sổ vì người Âu tới định cư (như hổ Tasmania). - Đồng thời có nhiều loài được đưa từ nơi khác đến. Điều kì lạ là đại bộ phận chúng thích nghi tốt và sinh sôi nảy nở mạnh mẽ đến mức đe dọa đến môi trường và hệ sinh thái bản địa. Có thể đơn cử một số loài sau đây: Trâu nước, lạc đà, nghựa, dê, lợn rừng, thỏ, chuột, chồn, cáo, chó, mèo, cóc…Điều đặc biệt là tất cả bọn chúng đã đi vào tự nhiên và phát triển thành loài hoang dã trên quê hương mới. Nhiều khi những ông chủ một thời của chúng lại phải vắt óc để tìm cách loại bỏ bớt chúng. Dingo, chúng là hậu duệ của chó nhà, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, di cư sang Australia 5.000 năm trước. Giống như chó sói nhưng nhỏ hơn, sống quanh quẩn nơi bìa rừng hoặc triền núi thấp chứ không ở rừng rậm như chó sói, chó hoang dingo cực kỳ khôn ngoan và hung dữ. Cũng có một số con tỏ ra thân thiện với con người, nhưng cuộc sống hoang dã đã dạy cho chúng bản năng cảnh giác và chiến đấu để sinh tồn. Dingo sống thành từng bầy 20-30 con, biết phối hợp với nhau để săn mồi. Ở nhiều vùng, chúng là nỗi ám ảnh của người dân địa phương, vì gia súc, gia cầm, kể cả trẻ em, đều có thể trở thành đối tượng săn bắt của chúng.
nguon tai.lieu . vn