Xem mẫu

  1. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam Danh bạ các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam BỘ CÔNG NGHIỆP CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM DANH BẠ CÁC NGUỒN NỚC KHOÁNG VÀ NƯỚC NÓNG VIỆT NAM Võ Công Nghiệp (chủ biên) Phạm Văn Bảy, Ngô Ngọc Cát, Phan Ngọc Cừ
  2. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam Cao Thế Dũng, Đỗ Tiến Hùng, Nguyễn Kim Ngọc, Châu Văn Quỳnh, Vũ Ngọc Trân HÀ NỘI – 1998
  3. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam Cuốn sách này là tập danh bạ các nguồn nớc khoáng và nớc nóng (NKNN) Việt Nam, đợc biên soạn trên cơ sở các tài liệu thực tế tích luỹ đợc qua quá trình điều tra nghiên cứu NKNN từ đầu thế kỷ đến nay. Sách gồm 2 phần. Phần I. "Đánh giá tổng quan về tài nguyên NKNN Việt Nam" trình bày ngắn gọn các vấn đề chung: khái niệm về NKNN, chỉ tiêu định danh và tiêu chuẩn NKNN, lịch sử nghiên cứu NKNN, phân loại NKNN, triển vọng và hiện trạng khai thác NKNN, phơng hớng điều tra nghiên cứu khai thác sử dụng, quản lí và bảo vệ NKNN ở Việt Nam. Phần II. "Danh bạ các nguồn NKNN Việt Nam" là nội dung chính của sách. Từ tổng số khoảng 400 nguồn đợc thống kê trên toàn lãnh thổ các tác giả chọn ra 287 nguồn đã đợc khảo sát từ sơ bộ đến tỉ mỉ, có số liệu phân tích lý - hoá của nớc để đa vào danh bạ. Mỗi nguồn đợc mô tả theo trình tự: tên gọi, vị trí địa lý và hành chính, dạng xuất lộ, lịch sử nghiên cứu, tính chất lý - hoá, kiểu hoá học của nớc, xếp loại nguồn nớc, tình trạng sử dụng. Các nguồn đợc đa lên bản đồ và các bảng tổng hợp theo loại, theo tỉnh, theo thứ tự chữ cái. Cuối sách có tóm tắt bằng tiếng Anh và các phụ lục cần thiết. Sách cần cho các chuyên gia và các tổ chức địa chất, y tế, du lịch, công đoàn, năng lợng, công nghiệp thực phẩm, hoá chất; các công ty, doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khai thác sử dụng NKNN. Số trang: 308, 7 bản đồ, nhiều biểu bảng, 62 văn liệu tham khảo. BAN BIÊN TẬP: Vũ Khúc (trởng ban) Võ Công Ngiệp, Bùi Đức Thắng
  4. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam Các từ viết tắt dùng trong sách NK - nước khoáng NN - nước nóng NKNN - nước khoáng và nước nóng ĐCTV - địa chất thủy văn ĐCCT - địa chất công trình Sở KHCNMT - Sở Khoa học công nghệ và môi trường Các cơ quan, đơn vị điều tra NKNN nêu trong sách (kèm theo tên viết tắt) - Các Đoàn Địa chất 204, 206, 207, 20A, 20B, 20Đ, 20E, 20G, 500 thuộc Li ên đoàn Bản đồ địa chất (BĐĐC) (trước năm 1975 là Cục Bản đồ địa chất) - Các đoàn ĐCTV 54, 37, 47, 2F, 68, 58 thuộc Liên đoàn 2 ĐCTV, Tổng cục Địa chất (từ năm 1997 được đổi tên thành Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Bắc, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam) - Các đoàn ĐCTV 701, 703, 704, 705, 707, 708 thu ộc Liên đoàn ĐCTV miền Nam (từ năm 1997 được đổi tên thành Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Trung) - Các đoàn ĐCTV 801, 802, 803, 804, 500N thuộc Liên đoàn 8 ĐCTV (từ năm 1997 được đổi tên thành Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT miền Nam)
  5. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam - Các đoàn 36C, 36K thuộc Liên đoàn Địa chất 36 Tổng cục Địa chất (từ năm 1975 chuyển sang Tổng cục Dầu khí) - Viện Khoa học Việt Nam (KHVN) - Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (KHTN CNQG). Các đơn vị phân tích nước khoáng được nêu trong sách - Viện Pasteur Sài Gòn (SG) (từ năm 1975 là Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh - TP HCM) - Viện Pasteur Hà Nội (HN) - Viện Pasteur Nha Trang (NT) - Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương (VSDT) - Trường Đại học Dược khoa Hà Nội (ĐHDK HN) - Trường Đại học Mỏ - địa chất (ĐH MĐC) - Phòng Thí nghiệm dầu khí (PTN dầu khí) - Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (YHLĐVSMT) - Trung tâm khu vực 3 Tổng cục Tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng (QUATEST) - Phân viện Dầu khí phía Nam - Sở Địa chất Tiệp Khắc (Sở ĐC Tiệp Khắc)
  6. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam - Công ty KRTA New Zealand.
  7. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam Lời nói đầu Nước ta có nguồn tài nguyên nước khoáng và nước nóng (NKNN) phong phú và đa dạng. Đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu với quy mô và mức độ khác nhau, song tiếc rằng những kết quả nghiên cứu mới được công bố rải rác trong từng bài báo riêng lẻ, còn phần lớn vẫn nằm trong lưu trữ dưới dạng các báo cáo lập bản đồ, tìm kiếm - thăm dò, khảo sát sơ bộ hoặc những báo cáo tổng kết đề tài khoa học, luận án phó tiến sĩ v.v... nên ít người biết đến để khai thác sử dụng. Ngày nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng NKNN vào các mục đích khác nhau, trước hết là để đóng chai, chữa bệnh, điều dưỡng, phục vụ du lịch, ngày càng to lớn. Nhiều công ty, xí nghiệp NK đã ra đời và đang cần những nguồn tài liệu đáng tin cậy để chọn đối tượng đầu tư khai thác phù hợp với yêu cầu và có lợi nhất. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần có những tài liệu cơ bản về NKNN để phục vụ công tác quy hoạch phát triển và quản lý nguồn tài nguyên quý này. Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam với sự cộng tác của Hội Chất lượng NK tổ chức biên soạn và xuất bản quyển danh bạ "Các nguồn nước khoáng và nước nóng Việt Nam" với nội dung chủ yếu là đăng ký, mô tả các nguồn NKNN đã được nghiên cứu đến thời điểm hiện tại (1998), đã có ít nhiều tài liệu làm căn cứ khẳng định đó là NKNN theo chỉ tiêu định danh và tiêu chuẩn phân loại NKNN đang áp dụng ở nước ta... Tuy nhiên để giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về tài nguyên NKNN trong toàn quốc, quyển sách cũng dành một phần nhỏ trình bày khái quát một số vấn đề chung như: khái niệm về NKNN, chỉ tiêu định danh và tiêu chuẩn phân loại NKNN, lịch sử nghiên cứu, đặc điểm phân bố, hiện trạng và triển vọng sử dụng NKNN ở Việt Nam... Với tính chất của một ấn phẩm phổ cập, quyển sách không bàn đến những vấn đề quá
  8. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam chuyên sâu trên lĩnh vực khoa học về NKNN như phân nhóm, phân vùng NKNN, cấu tạo kiến tạo địa chất, nguồn gốc và điều kiện hình thành các nguồn NKNN Sách được biên soạn trên cơ sở các nguồn tài liệu sẵn có, thu thập từ các báo cáo lập bản đồ địa chất, ĐCTV, điều tra nước dưới đất và NKNN của các đơn vị địa chất, ĐCTV thuộc Tổng cục Địa chất, Tổng cục Dầu khí (cũ), các công ty, xí nghiệp khai thác NK, các viện điều dưỡng suối khoáng... thông qua các công trình khoa học mang tính tổng hợp mà rường cột là các công trình sau đây: 1. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước 44-04-01-04 "Nước khoáng CHXHCN Việt Nam" (Cao Thế Dũng chủ biên). Tổng cục Mỏ và địa chất, 1985. 2. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước 44-04 -04 "Đánh giá tài nguyên địa nhiệt làm cơ sở thiết kế khai thác sử dụng thử nghiệm vào mục đích năng lượng" (Võ Công Nghiệp chủ biên). Tổng cục Mỏ và địa chất, 1987. 3. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước 87-58-268 "Nghiên cứu chuyển giao công nghệ khai thác và sử dụng tổng hợp nước khoáng Việt Nam phục vụ kinh tế - dân sinh" (Ngô Ngọc Cát chủ biên).Tổng Công đoàn Việt Nam, 1994. 4. Báo cáo kết quả nghiên cứu nước khoáng miền Bắc Việt Nam (Châu Văn Quỳnh chủ biên). Liên đoàn 2 ĐCTV, 1976. 5. Báo cáo "Hiện trạng trữ lượng, khai thác và sử dụng nước khoáng " (Phan Ngọc Cừ biên soạn), trong loạt báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KT 01-14, Văn phòng Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản, 1993. 6. Công trình chuyên khảo "Les sources thermominérales du Viet Nam méridional" của H. Fontaine đăng trong "Việt Nam địa chất khảo lục" số 4, 1957. Ngoài ra cũng sử dụng nhiều tài liệu lưu trữ hoặc đã công bố được nêu trong danh mục "Văn liệu tham khảo" ở cuối sách.
  9. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam Công trình được thực hiện tại Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Bắc, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam. Tập thể tác giả gồm những cán bộ khoa học đã trải qua nhiều năm làm công tác điều tra nghiên cứu và quản lý tài nguyên NKNN: PTS Võ Công Nghiệp (chủ biên), PTS Cao Thế Dũng, PTS Châu Văn Quỳnh, PTS Đỗ Tiến Hùng, PGS PTS Ngô Ngọc Cát, PGS PTS Nguyễn Kim Ngọc, KS Phạm Văn Bảy, PGS PTS Phan Ngọc Cừ, KS Vũ Ngọc Trân). Do thời gian và kinh phí hạn hẹp, các tác giả không có điều kiện tổ chức việc phổ tra thực địa lấy mẫu bổ sung, phân tích kiểm tra. Điều đó đã gây ra những hạn chế như số liệu về tính chất lý - hoá của nguồn nước không đầy đủ (nhất là thành phần khí, vi nguyên tố, độ phóng xạ), có khi rất khác biệt nhau giữa các nguồn tài liệu; ngay đến tên gọi, vị trí của một số nguồn nước cũng chưa thật chính xác. Để giảm bớt những hạn chế đó, các tác giả đã cố gắng sàng lọc, chọn ra những số liệu, thông tin đáng tin cậy hơn để đưa vào danh bạ. Những nguồn nào tài liệu còn quá nghèo nàn hoặc còn nghi ngờ thì tạm loại ra, chờ điều tra thêm, sau này sẽ bổ sung. Do vậy số lượng nguồn được đưa vào danh bạ ít hơn so với số liệu thống kê trong nhiều văn bản trước đây. Dù sao chắc chắn quyển sách cũng còn nhiều khiếm khuyết, mong bạn đọc góp ý để trong tương lai chúng ta có một tập danh bạ đầy đủ, hoàn thiện hơn. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn: - Lãnh đạo Cục cùng các phòng quản lý Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam và Ban thường trực Hội Chất lượng nước khoáng Việt Nam đã thường xuyên chỉ đạo, giúp đỡ trong quá trình biên soạn danh bạ. - Các Liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Bắc, miền Trung, miền Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan, cũng như cá nhân các bạn đồng nghiệp đã sẵn sàng cung cấp tài liệu để biên soạn danh bạ.
  10. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam - Đặc biệt các tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Chỉ đạo quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường đã tài trợ cho việc biên soạn công trình.
  11. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam Mục lục # Tựa đề Danh bạ các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam 1 Các từ viết tắt dùng trong sách 2 Lời nói đầu 3 Chương I: Khái niệm về nước khoáng_nước nóng và các chỉ tiêu dịnh danh, 4 tiêu chuẩn phân loại nước khoáng_nước nóng Chương II: Điểm qua lịch sử nghiên cứu nước khoáng và nước nóng Việt 5 Nam Chương III: Các loại nước khoáng_nước nóng ở Việt Nam 6 Chương IV: Triển vọng và hiện trạng khai thác sử dụng nước khoáng_ nước 7 nóng ở nước ta Chương V: Phương hướng điều tra nghiên cứu, khai thác, sử dụng, quản lý và 8 bảo vệ tài nguyên nước khoáng_nước nóng
  12. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam Những điều giải thích chung về cách trình bày danh bạ 9 10 Mô tả các nguồn nước khoáng và nước nóng Việt Nam 11 Nguồn Pác Ma 12 Nguồn Tả Pao Hổ (dưới) 13 Nguồn Sin Chải (Tả Pao Hổ trên) 14 Nguồn Vó (Vàng Pó, Thẩm Bú) 15 Nguồn Bản Hon 16 Nguồn Bản Trang (Mường Lay) 17 Nguồn Nậm Cải (Tà Phìn) 18 Nguồn Tà Pa 19 Nguồn Bản Sáng
  13. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam 20 Nguồn Bản Mã (Bản Mu, Bản Mua) 21 Nguồn Nà Nghịu 22 Nguồn Pà Sa Lào 23 Nguồn Pom Lót (Nà Ten) 24 Nguồn Pác Vạt 25 Nguồn Mường Luân 26 Nguồn Nà Khoang 27 Nguồn Bản Chả 28 Nguồn Huổi Hay 29 Nguồn Mường Ten 1 30 Nguồn Mường Ten 2
  14. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam 31 Nguồn Mường Ten 3 32 Nguồn Huổi Khuông 1 33 Nguồn Huổi Khuông 2 34 Nguồn Na Há 35 Nguồn Mường Lới 1 36 Nguồn Mường Lới 2 37 Nguồn Bản Dẹt 38 Nguồn Cô Vai (Khua Vai) 39 Nguồn Bản ít 40 Nguồn ít Ong 41 Nguồn ít Lưới
  15. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam 42 Nguồn Bản Cứp (Nậm ún) 43 Nguồn Mường Pìa 44 Nguồn Long Say (Cô Tòng) 45 Nguồn Bản Cát 46 Nguồn Bản Huổi 47 Nguồn Bản Cang 48 Nguồn Bản Cống 49 Nguồn Nậm Cang 50 Nguồn Bản Mòng 51 Nguồn Chiềng Đông 52 Nguồn Nà Lều
  16. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam 53 Nguồn Bản Vàn (Bản Vân) 54 Nguồn Cao Đa 55 Nguồn Pê Ngoài 56 Nguông Pê Trong 57 Nguồn Bản Mòn 58 Nguồn Nước Chiều 1 59 Nguồn Nước Chiều 2 60 Nguồn Bản Pèo 61 Nguồn Bản Bó 62 Nguồn Phu Mao 63 Nguồn Lũng Pô
  17. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam 64 Nguồn Bản Mạc 65 Nguồn Nà Ban 66 Nguồn Phênh Phát 67 Nguồn Nà ún 68 Nguồn Bản Xa 69 Nguồn Nậm Sổ 70 Nguồn Bản Khì 71 Nguòn Bản San 72 Nguồn Nậm Có 73 Nguồn Tú Lệ 74 Nguồn Gia Hội (Chiềng Ban)
  18. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam 75 Nguồn Bản Cải (Bản Bon, Cò Cọi) 76 Nguồn Bản Tú 77 Nguồn Rừng Si 78 Nguồn Bản Vệ 79 Nguồn Phù Nham 80 Nguồn Bản Hốc 81 Nguồn Cốc Báng 82 Nguồn Trạm Tấu 1 83 Nguồn Trạm Tấu 2 84 Nguồn Trạm Tấu 3 85 Nguồn Khe Mảng
  19. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam 86 Nguồn Oa Cải 87 Nguồn Trấn Yên 88 Nguòn Phù Lao (Lỗ khoan 101b) 89 Nguồn Xóm Rạch 90 Nguồn Vĩnh Đồng 91 Nguồn Khảng Khảy 92 Nguòn Mớ Đá (Đầm Thị, Kim Bôi) 93 Nguồn Xóm Chiềng 94 Làng Sào 95 Nguồn Suối ấm 96 Nguồn Quý Hoà
  20. Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam 97 Nguồn Nà Sun 98 Nguồn Hoàng Su Phì 99 Nguồn Bó Đướt (Bo Đát) 100 Nguồn Quảng Ngần 101 Nguồn Pắc Ban 102 Nguồn Bản Rừng 103 Nguồn Bình Ca 104 Nguồn Mỹ Lâm (Nhân Gia) 105 Nguồn Nà Rụa 106 Nguồn La Hiên (Lỗ khoan 407) 107 Nguồn Xuân Tình
nguon tai.lieu . vn