Xem mẫu

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH GIÁ TRONG MÔN TOÁN Ở CÁC LỚP 4, 5 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC NGUYỄN THỊ ANH THƯ, MAI THỊ HOÀI DUNG TRẦN THỊ HẢI LÝ, HOÀNG THỊ NGÀ Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Hiện nay, việc đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa cấp Tiểu học kéo theo sự đổi mới về phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học cũng như đổi mới đánh giá trong giáo dục tiểu học. Trong đó, đánh giá được xem là một khâu phản ánh rõ nét chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học. Việc chuyển đổi từ dạy học cung cấp kiến thức kĩ năng sang dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học đòi hỏi đánh giá phải hướng đến xác nhận học sinh đã đạt đến những yêu cầu cần đạt nào của phẩm chất, năng lực. Bài viết này trên cơ sở tìm hiểu một số vấn đề về đánh giá trong giáo dục tiểu học, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá trong môn Toán ở các lớp 4, 5 theo định hướng phát triển năng lực người học. Từ khóa: Đánh giá, học sinh tiểu học, năng lực, môn Toán. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, với những khó khăn, thách thức, để bảo đảm phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tương lai nền tảng văn hóa vững chắc và năng lực thích ứng cao trước mọi biến động của thiên nhiên và xã hội. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu, trong đó có những vấn đề về đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới các cấp học, bậc học trong đó có đổi mới ở bậc Tiểu học. Đổi mới nội dung giáo dục Tiểu học theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học đòi hỏi sự đồng hành với đổi mới đánh giá học sinh. Ở Tiểu học, các thử nghiệm về đổi mới kiểm tra, đánh giá đã được triển khai thông qua các Thông tư số 5737 (Thông tư đánh giá học sinh theo mô hình trường học mới Việt Nam), Thông tư 30, Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học. Trong đó tập trung chủ yếu ở việc chuyển từ đánh giá học sinh thông qua học lực và hạnh kiểm sang đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh, chuyển từ đánh giá thường xuyên bằng điểm số sang đánh giá bằng nhận xét, đặc biệt chú ý đến đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh. Đánh giá trong dạy học nói chung và trong môn Toán ở tiểu học nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Toán. Đây vừa là khâu mở đầu vừa là khâu kết thúc của một quá trình dạy học để bắt đầu một quá trình dạy học mới cao hơn, đồng thời nó cũng có tác động điều tiết trở lại quá trình đào tạo. Các tư tưởng đổi mới đánh giá học sinh tiểu học là rất tốt, tiếp cận với xu thế chung của thế giới. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, giáo viên vẫn còn khá nhiều lúng túng trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật đánh giá thường xuyên, định kì để đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh. Đặc biệt, gần đây nhất là việc áp dụng văn bản hợp nhất 03 trong đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì giáo viên còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận và việc triển khai đánh giá chưa mang lại hiệu quả cao. Bài viết này, nhằm đề xuất một số biện pháp hướng giáo viên tới việc phản ánh, nhận định rõ nét về năng lực toán học của học sinh các lớp 4, 5. 127
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học Trong dạy học, đánh giá là một khâu quan trọng, là một phần của hoạt động giảng dạy. Đánh giá trong dạy học được định nghĩa: “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập” [1]. Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Theo Leen pil, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa [6]. Theo Nguyễn Công Khanh thì “đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản phẩm đầu ra…nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó” [7]. Vậy, bản chất của đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là đánh giá khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống, vì sự tiến bộ của người học so với chính họ và đánh giá theo năng lực học sinh đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện chính là: phải có sản phẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đạt được một chuẩn nào đó theo yêu cầu. Trong chương trình môn Toán cấp Tiểu học đã xác định 5 thành tố của năng lực toán học có thể hình thành và phát triển cho học sinh, đó là năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán với các yêu cầu cần đạt theo cấp học cụ thể hóa trong văn bản chương trình [4]. Việc đánh giá năng lực toán học của học sinh thể hiện ở chỗ, căn cứ trên những thông tin thu nhận được từ phía người học, giáo viên đối chiếu với các yêu cầu cần đạt cụ thể của các năng lực toán học ở học sinh. Từ đó có những xác nhận, phản ánh về năng lực toán học ở mỗi em. 2.2. Các hình thức và phương pháp đánh giá trong giáo dục tiểu học 2.2.1. Hình thức đánh giá ở cấp Tiểu học 2.2.1.1. Đánh giá thường xuyên Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và hoạt động giáo dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thức đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. 2.2.1.2. Đánh giá định kì Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục một giai đoạn học tập, rèn luyện (vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II, cuối năm học) để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của HS so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Đồng thời cung cấp những chứng cứ để lập kế hoạch dạy học tiếp theo. 128
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 2.2.1.3. Tổng hợp đánh giá Tổng hợp đánh giá là sự kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét. Vào cuối học kì I và cuối năm học, giáo viên tổng hợp đánh giá quá trình học tập, đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập của học sinh, đánh giá theo các mức sau: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành. Vào cuối học kì I và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất. Tổng hợp theo các mức sau: Tốt; Đạt; Cần cố gắng. 2.2.2. Phương pháp đánh giá 2.2.2.1. Khái niệm Phương pháp đánh giá là cách thức tương tác giữa người đánh giá và người được đành giá để thu thập thông tin đồng thời để giáo viên phản ánh, nhận định (trực tiếp hoặc gián tiếp) về hiện trạng năng lực, phẩm chất của học sinh, từ đó có những điều chỉnh cho hoạt động dạy và học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã xác định. 2.2.2.2. Các phương pháp đánh giá thường dùng trong môn Toán ở tiểu học a) Phương pháp quan sát Quan sát là phương pháp đánh giá, trong đó giáo viên sử dụng tri giác (trực tiếp hoặc gián tiếp) để thu nhận các thông tin phản hồi về các đặc điểm, tính chất, trạng thái. của các đối tượng cần đánh giá, làm cơ sở vững chắc cho việc đưa ra những nhận định về kết quả học tập, năng lực, phẩm chất của học sinh. Phương pháp này thường sử dụng để quan sát tinh thần, ý thức, thái độ, hành vi, các hoạt động và các sản phẩm của học sinh. b) Phương pháp đàm thoại Đàm thoại là phương pháp đánh giá, trong đó giáo viên sử dụng các câu hỏi trực tiếp (hỏi- đáp) để thu nhận các thông tin phản hồi về các khả năng lĩnh hội, vận dụng kiến thức của học sinh và về cả phẩm chất cần đạt được ở học sinh, làm cơ sở vũng chắc cho việc đưa ra những nhận định về năng lực, phẩm chất theo mục tiêu dạy học đã đề ra. c) Đánh giá thông qua sản phẩm của học sinh Kết quả hoạt động học tập toán của học sinh được thể hiện trên các sản phẩm được hoàn thiện như: phiếu học tập, vở bài tập, bảng con, câu trả lời của học sinh.... Thông qua đó, giáo viên thu nhận được những thông tin phản hồi về năng lực phẩm chất của các em. d) Đánh giá thông qua tham khảo ý kiến từ nhiều đối tượng khác nhau Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tổ chức giảng dạy, đồng thời là người đưa ra những nhận xét cho cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Muốn vậy cần thực hiện việcthu thập thông tin thông qua tham khảo ý kiến từ nhiều phía, cụ thể: từ giáo viên bộ môn, học sinh khác, từ phụ huynh học sinh về quá trình học tập của học sinh có những biểu hiện như thế nào; những biểu hiện nổi trội hay hạn chế trong môn học; sự cố gắng của học sinh trong môn học đó. 2.3. Một số biện pháp 2.3.1. Biện pháp 1: Tác động đến nhận thức của giáo viên về đổi mới đánh giá trong giáo dục tiểu học a) Giải thích Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học – những người đặt những viên gạch đầu 129
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 tiên cho sự nghiệp giáo dục, là yếu tố tiên quyết đến chất lượng của nền giáo dục. Chính vì vậy, người giáo viên cần có những hiểu biết sâu sắc về đánh giá và những định hướng mới trong đánh giá, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của đánh giá trong hoạt động dạy học. Từ đó định hướng cho việc sử dụng các kĩ thuật, phương pháp đánh giá phù hợp nhằm đánh giá một cách toàn diện học sinh và định hướng cho việc phát triển kiến thức, kĩ năng cho học sinh hướng tới việc phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. b) Cách tiến hành - Tác động đến nhận thức, hiểu biết của giáo viên thông qua việc tổ chức hội nghị, hội thảo hay các buổi tập huấn, học tập về đánh giá học sinh tiểu, đặc biệt là giúp giáo viên nhận thức được những vấn đề cốt lỗi của đánh giá ( mục tiêu, nội dung, phương pháp, yêu cầu và cách tiến hành đánh giá). - Tổ chức các buổi giao lưu, sinh hoạt chuyên môn nhằm chia sẻ kinh nghiệm, bày tỏ những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình đánh giá học sinh để định hướng cho việc thực hiện quá trình đánh giá trong hoạt động dạy học. 2.3.2. Biện pháp 2: Kết hợp linh hoạt các phương pháp đánh giá: quan sát, đàm thoại, sản phẩm học tập của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau a) Giải thích Việc sử dụng phối kết hợp các phương pháp đánh giá trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh sẽ giúp giáo viên thu được một lượng thông tin phản hồi, hỗ trợ cho việc đánh giá học sinh một cách toàn diện. Bên cạnh đó, việc tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau, giúp cho các em có thông tin phản hồi tốt, biết cách điều chỉnh hoạt động nhận thức của mình đồng thời đảm bảo tính khách quan trong đánh giá. b) Cách tiến hành Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ học tập hay bài tập (theo hình thức cá nhận hoặc nhóm). Các nhiệm vụ cần được thiết kế theo hướng có tính vận dụng cao và mang tính liên hệ thực tế. Đối với các nhiệm vụ theo nhóm cần phát huy sự phối hợp, hợp tác giữa các thành viên để hoàn thành được nhiệm vụ. Bước 2: Giáo viên tiến hành quan sát Khi giáo viên đưa ra một nhiệm vụ hay một bài tập, kĩ thuật quan sát sẽ được sử dụng xuyên suốt trong quá trình học sinh tham gia hoàn thành nhiệm vụ. Đầu tiên, giáo viên quan sát xem thái độ học sinh tiếp nhận nhiệm vụ như thế nào (hào hứng hay miễng cưỡng); quan sát quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ, học sinh vận dụng kiến thức để giải quyết nhiệm vụ như thế nào; quan sát cách trình bày, hợp tác của các em (thực hiện nhiệm vụ theo nhóm). Từ đó có cái nhìn tổng quát không chỉ về kiến thức mà còn thái độ và năng lực. Bước 3: Giáo viên tiến hành đàm thoại Trong quá trình giáo viên quan sát học sinh làm bài, khi nhận thấy học sinh gặp khó khăn, giáo viên có thể dùng các câu hỏi gợi mở giúp học sinh dần tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập. Sau khi học sinh đã thực hiện xong nhiệm vụ, giáo viên có thể sử dụng một số câu hỏi để yêu cầu học sinh trình bày, giải thích cách làm của mình. Các câu hỏi giáo viên sử dụng cần hướng đến việc cách thức, lí do mà học sinh thực hiện nhiệm vụ theo cách đó. Từ đó, giáo viên thu được thông tin về mức độ hiểu và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh 130
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 để thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 4: Tổ chức đánh giá Dựa trên sản phẩm học tập của học sinh, giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá và tham gia đánh giá bài làm của bạn. Cuối cùng,, giáo viên đóng vai trò là người cố vấn, trọng tài, giúp các em khẳng định lại những kết quả đạt được của mình. Những nhận xét được đưa ra cần đảm bảo tính khách quan và động viên khích lệ học sinh, quán triệt nguyên tắc vì sự tiến bộ của học sinh. c) Ví dụ: Khi học bài Nhân với số có hai chữ số ( Toán 4, trang 69), có bài tập 1 như sau: Đặt tính rồi tính: a, 86 × 53 b, 33 × 44 c, 157 × 24 d, 1122 × 19 Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1 theo hình thức cá nhân vào vở. - Giáo viên cho học sinh đọc đề bài toán sau đó: + Đưa ra câu hỏi: “Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?” + Học sinh trả lời: “Bài tập yêu cầu đặt tính rồi tính.” - Yêu cầu học sinh làm bài vào vở. - Sau khi nêu nhiệm vụ, giáo viên tiến hành quan sát quá trình học sinh thực hiện bài tập. Quan sát khả năng vận dụng kiến thức vừa được học (cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số), kĩ thuật đặt tính cũng như kết quả của phép tính. - Trong quá trình quan sát, giáo viên thấy một học sinh làm vào vở như sau (xem hình): - Đối với bài của em học sinh trên, giáo viên yêu cầu em đó trình bày lại cách thực hiện phép tính nhân của mình trong câu a). Học sinh sẽ trình bày cách làm của mình. - Trong tình huống này, cần hướng đến việc học sinh nhận ra chỗ sai của mình, giáo viên có thể sử dụng việc đàm thoại, gợi mở để học sinh nhận ra điểm sai: + “Trong phép tính ở câu a), 258 còn được gọi là gì?” (258 là tích riêng thứ nhất). + “Thế còn 430 được gọi là gì?” (430 là tích riêng thứ hai). + “Cách đặt tích riêng thứ hai như vậy đã đúng chưa?” (Chưa đúng). + “Vậy cần đặt tính tích riêng thứ hai như thế nào cho đúng?” (tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột so với tích riêng thứ nhất). + Em hãy trình bày lại bài làm của mình. Như vậy, việc đánh giá được giáo viên sử dụng một cách phối kết hợp các kĩ thuật đánh giá nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan đối với học sinh, hướng tới việc phát triển năng lực của học sinh. 2.3.3. Biện pháp 3: Thường xuyên tham khảo ý kiến giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh a) Giải thích Mục đích của biện pháp này nhằm đưa ra kết quả đánh giá chính xác và hiệu quả nhất kết 131
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 quả học tập môn Toán của học sinh. Việc đánh giá dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các đối tượng trên có ý nghĩa giúp nâng cao hiệu quả của việc đánh giá và cung cấp cho giáo viên chủ nhiệm thông tin một cách toàn diện hơn về kiến thức, ý thức và thái độ của học sinh trong quá trình học tập. b) Cách tiến hành - Đối với tham khảo ý kiến đánh giá từ giáo viên bộ môn: Trên cơ sở những nhận định ban đầu về kết quả học tập của học sinh trong môn Toán, giáo viên chủ nhiệm trao đổi ý kiến trực tiếp với giáo viên bộ môn để nhận ý kiến phản hồi. Kết hợp những thông tin vừa nhận được để thu được để đưa ra nhận định chính xác nhất. - Đối với tham khảo ý kiến đánh giá từ phụ huynh học sinh: Thiết kế sổ liên lạc hoặc phiếu đánh giá giành cho phụ huynh học sinh. Giáo viên thường xuyên gửi sổ liên lạc/phiếu đánh giá để phụ huynh đóng góp, ghi những nhận xét, đánh giá về kết quả học tập của con em mình. Giáo viên còn có thể trao đổi ý kiến trực tiếp với phụ huynh thông qua gọi điện thoại, email,… hay trao đổi vào những giờ nghỉ. Thu nhận những đánh giá của phụ huynh kết hợp với những đánh giá thu được để đưa ra đánh giá khách quan, toàn diện hơn. 2.3.4. Biện pháp 4: Tăng cường kĩ năng xây dựng ma trận đề kiểm tra định kì a) Giải thích Xây dựng ma trận đề là một bước quan trọng trong quy trình ra đề kiểm tra định kì nhằm đánh giá năng lực học sinh trong một thời điểm học tập nhất định cụ thể là giữa kì và cuối kì. Ma trận đề là một bảng mô tả chi tiết các nội dung, các chuẩn cần đánh giá. Khi xây dựng được ma trận đề một cách rõ ràng và cụ thể sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng đề thi. b) Cách thực hiện Khi xây dựng ma trận đề, lập bảng 2 chiều, gồm có: + Ma trận nội dung: Mỗi ô nêu nội dung, kiến thức, kĩ năng và cần đánh giá; Hình thức các câu hỏi; số lượng câu hỏi; số điểm dành cho các câu hỏi. + Ma trận câu hỏi: Mỗi ô nêu hình thức của các câu hỏi; số thứ tự của câu hỏi trong đề; số điểm dành cho các câu hỏi và mức độ của các câu hỏi. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên ra đề có thể xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao để phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Ở tiểu học, có thể phân chia như sau: Mức 1 và mức 2 chiếm khoảng 60%; Mức 3 và mức 4 chiếm 40%. Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và tổng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức. và có thể phân chia: 30% trắc nghiệm - 70% tự luận hoặc 40% trắc nghiệm - 60% tự luận. Khi đã xây dựng được ma trận đề, tiến hành xây dựng đề và đáp án đảm bảo nguyên tắc: loại câu hỏi, số câu hỏi và nội dung câu hỏi do ma trận đề quy định. Thời lượng làm bài kiểm tra khoảng 30-40 phút (theo thời gian của 1 tiết học theo từng lớp). 2.3.5. Biện pháp 5: Kết hợp nhiều hình thức xây dựng câu hỏi khi ra đề kiểm tra định kì a) Giải thích Nhằm thu thập thông tin “liên hệ ngược ngoài” để nắm được năng lực và trình độ cụ thể 132
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 của học sinh một cách đầy đủ, chính xác, sự tiến bộ hay sa sút của học sinh sau một quá trình dạy học ngoài việc thường xuyên đưa ra nhận xét, còn có việc đánh giá định kì. Để đem lại hiệu quả tốt nhất trong đánh giá định kì, cần đầu tư xây dựng bộ câu hỏi tốt bằng cách phối hợp nhiều hình thức hỏi, chủ yếu bao gồm hai hình thức xây dựng câu hỏi chính. + Nhóm câu hỏi trắc nghiệm khách quan dưới dạng nhiều lựa chọn hoặc đúng/sai hoặc điền khuyết hoặc ghép nối. + Nhóm câu hỏi trình bày dưới dạng tự luận. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức câu hỏi trên thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau, hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra có câu hỏi trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận; làm phần câu hỏi trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần câu hỏi tự luận. b) Cách thực hiện - Những câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức hoặc kĩ năng thì nên sử dụng loại hình trắc nghiệm khách quan - Những câu hỏi cần thể hiện sự trình bày diễn đạt hoặc giải thích của học sinh thì nên ra dưới dạng tự luận - Phân loại mức độ câu hỏi theo số lượng các thao tác của học sinh khi làm một bài tập, chẳng hạn bài chỉ yêu cầu học sinh thực hiện một thao tác thì xếp ở mức 1, bài yêu cầu nhiều thao tác hơn thì xếp ở mức cao hơn 2, hoặc 3… - Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra. Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có thể tự đánh giá được bài làm của mình. 3. KẾT LUẬN Việc nâng cao chất lượng dạy học của đội ngũ giáo viên trong nhà trường tiểu học hiện nay là công việc cần thiết, cấp bách trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Chính vì thế, người giáo viên phải không ngừng học hỏi, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng triển khai áp dụng các thông tư về đánh giá học sinh tiểu học trong môn Toán ở các lớp 4, 5 ở một số trường Tiểu học hiện nay, trong điều kiện hạn hẹp về thời gian và khả năng, chúng tôi đề xuất 5 biện pháp như trên với hi vọng có thể giúp giáo viên nâng cao hiệu quả của việc đánh giá trong quá trình dạy học môn Toán. Các biện pháp đưa ra có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tính cần thiết và khả thi cao. Và nếu như giáo viên các trường Tiểu học có thể thực hiện được đồng bộ các biện pháp này thì sẽ nâng cao chất lượng đánh giá trong dạy học môn Toán nói riêng và trong giáo dục cấp Tiểu học nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Patrick Griffin, Assessment, The University of Melbourne, Australia. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (ngày 22 tháng 09 năm 2016). Thông tư 22/2016/TT-BGTĐT. 133
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 [5] Đỗ Đức Thái. Dạy học phát triển năng lực môn Toán Tiểu học. [6] Leen pil (2011). Tài liệu tập huấn: Mô đun đào tạo giáo viên “Kiểm tra, đánh giá Dạy học tích cực”. [7] Nguyễn Công Khanh (2012). Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo cách tiếp cận năng lực. Hội thảo quốc gia về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông. 134
nguon tai.lieu . vn