Xem mẫu

  1. Chương 1 Những kiến thức cơ sở về trắc địa
  2. 1.1. Định nghĩa Trắc địa là khoa học về Trái đất mà nội dung cơ  bản của nó là thông qua các phép đo đạc nhằm xác  định vị trí tương đối của các đối tượng trên bề mặt  đất và biểu diễn chúng trên các loại bản đồ, bản  vẽ.
  3. Ra đời từ ngày đầu rất xa xưa, thuật ngữ “trắc  địa” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “geodaisia”  có nghĩa là “sự phân chia đất đai”.  Cùng với sự phát triển không ngừng của nền sản  xuất xã hội, ngày càng đề cập nhiều vấn đề  rộng và sâu Hiện nay, trắc địa đã trở thành một khoa học  hoàn chỉnh, ngày càng được mở rộng về nội  dung và hoàn thiện về lý luận.
  4. Một cách tổng quát, trắc địa được chia làm 2 loại: Trắc địa địa hình và Trắc địa cao cấp.  Trắc địa địa hình (Plane surveying)     ­ Tiến hành trên khu vực nhỏ     ­ Bề mặt Trái đất được coi là mặt phẳng     ­ Các yếu tố hình học: đường, hướng được coi  là thẳng.     ­ Các đường dây dọi tại các điểm bất kỳ được  coi là song song với nhau     ­ Góc giữa 2 hướng bất kỳ được coi là góc  phẳng.
  5.  Trắc địa cao cấp (Geodetic surveying)  Tiến hành trên khu vực rộng.  Các yếu tố hình học đo được trên bề mặt Trái đất  phải được hiệu chỉnh độ cong của Trái đất.  Nội dung chính của trắc địa cao cấp:   ­ Nghiên cứu hình dạng và kích thước Trái đất,   ­ Nghiên cứu sự biến động vỏ trái đất,    ­ Xây dựng mạng lưới khống chế mặt bằng và  độ cao có độ chính xác cao trên toàn bộ lãnh thổ  quốc gia.
  6. Mặt  khác,  trắc  địa  cũng  được  chia  làm  nhiều  chuyên  ngành khác nhau tuỳ thuộc vào đối tượng phục vụ:  Trắc địa công trình (Engineering surveying),      Trắc địa mỏ (Mine surveying),   Đo đạc địa chính (Cadastral surveying) v.v…
  7. Với khả năng thu tập, hiển thị và lưu trũ các dữ liệu,  thông tin trên bề mặt Trái đất và trong lòng đất, trắc  địa tham gia phục vụ trên nhiều lĩnh vực, nhiều  ngành trong nền kinh tế quốc dân   ­ Giao thông  ­ Thủy lợi  ­ Xây dựng công nghiệp, dân dụng  ­ Nông­lâm nghiệp  ­ Thăm dò địa chất  ­ Khai thác mỏ,   ­ Bảo vệ môi trường v.v...   ­ Quốc phòng
  8. Trắc địa đóng vai trò quan trọng ngay từ giai đoạn  tìm kiếm thăm dò địa chất.  ­  Đồng  thời  với  nhiệm  vụ  xây  dựng  mạng  lưới  khống  chế  cơ  sở,  khống  chế  đo  vẽ  và  thành  lập  bản đồ địa hình. ­ Trắc địa bố trí các công trình thăm dò địa chất từ  thiết kế ra thực địa.  ­ Đo nối để xác định vị trí các công trình thăm dò. ­ Đo vẽ biểu thị vị trí các công trình thăm dò và kết  quả thăm dò trên các loại bản đồ, bản vẽ.
  9. Những kiến thức về thông tin địa hình và khả năng  hiển  thị  dữ  liệu  cho  phép  trắc  địa  tham  gia  tổng  hợp và xử lý các kết quả thăm dò địa chất  ­ Xây dựng các loại tài liệu mô tả các yếu tố thế  nằm của khoáng sản ­  Làm  cơ  sở  cho  việc  xây  dựng  các  luận  chứng  kinh tế ­ kỹ thuật ­ Thiết kế và điều khiển khai thác khoáng sản hợp  lý.
  10. Trong  quá  trình  xây  dựng,  nhiệm  vụ  chủ  yếu  của  trắc  địa  là  bố  trí  các  yếu  tố  hình  học  của  các  công  trình từ thiết kế ra thực địa.  Theo dõi quá trình thi công các công trình (trên mặt  đất và trong lòng đất) theo đúng yêu cầu thiết kế.  Một số công trình mỏ đặc trưng, phải thi công với  độ chính xác cao như đào giếng, đào lò đối hướng,  lắp  đặt  hệ  thống  tháp  giếng  và  trục  nâng  v.v..  đòi  hỏi phải sử dụng các phương pháp trắc địa đặc biệt  đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
  11. Trong  giai  đoạn  khai  thác  khoáng  sản,  trắc  địa  thường xuyên đo vẽ cập nhật, bổ sung và biểu thị  trên  các  bản  đồ,  bản  vẽ  thực  trạng  tiến  độ  khai  thác của từng gương lò, từng công trường theo chu  kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
  12. Cùng với việc giải quyết hàng loạt nhiệm vụ hình  học trong quá trình khai thác Trắc  địa  nghiên  cứu  quá  trình  dịch  chuyển  đất  đá  và mặt đất. Chọn các phương pháp thích hợp bảo  vệ  các  công  trình  mỏ,  công  trình  công  nghiệp  và  dân dụng tránh  ảnh hưởng phá hoại của quá trình  khai thác.
  13. Sau khi kết thúc mỏ, nội dung công tác trắc địa là  đo, vẽ, thành lập bản đồ kết thúc mỏ, tiếp tục theo  dõi,  xác  định  quy  luật  dịch  chuyển  và  tính  chất  biến  dạng  của  bãi  thải  và  các  dạng  bề  mặt  địa  hình  mỏ;  đánh  giá  tiềm  năng  các  quá  trình  ngoại  sinh;  tham  gia  xây  dựng  các  luận  chứng  đánh  giá  khả năng khôi phục chức năng kinh tế của đất mỏ.
  14. Xuất phát từ yêu cầu thường xuyên đo vẽ cập  nhật, bổ sung trong suốt quá trình từ thăm dò, xây  dự         ng, khai thác và kết thúc mỏ, tạo cho trắc địa cơ  hộ        i theo dõi sâu sát quá trình biến động các yếu  tố môi trường khu mỏ do ảnh hưởng của quá  trình khai thác, các hiện tượng địa chất môi trường  như trượt lở, xói mòn, trôi lấp v.v… 
  15. Các tài liệu, bản đồ, bản vẽ trắc địa là cơ sở thông  tin cho nội dung quan trắc (monitoring) môi           trường,  đánh giá tác động môi trường  và dự báo          các biến động, suy thoái môi trường; góp phần xây  dựng các dự án khai thác hợp lý tài nguyên khoáng  sản, làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của quá trình  khai thác mỏ đối với môi trường.
  16. 1.2.Tóm tắt lịch sử phát triển ngành trắc địa Từ cổ xưa, con người đã biết sử dụng kiến thức trắc  địa vào đời sống.          Gầ n 3000 năm Tr.C.N, thời cổ Ai Cập, hàng năm nước          sông Nil dâng cao xoá bỏ ranh giới ruộng nương ở hai  bên bờ sông. Khi nước rút, con người phải dùng  những kiến thức sơ đẳng về hình học để đo đạc phân  chia lại đất đai.  
  17. Loài người  vẫn còn  lưu  giữ  được:  Tấm  bản đồ mỏ vàng Turino (Italia) được thành  lậ         p từ thời Hoàng đế Ramzes, khoảng năm 1300 trước          công nguyên, đánh d ấu sự đóng góp đầu tiên của khoa  học trắc địa trong khai thác mỏ.   Vào khoảng năm 2200 trước công nguyên, người  Trung Quốc đã vẽ bản đồ trên những tấm đá mài  nhẵn, chứng tỏ con người cổ xưa đã có khái niệm về  sử dụng bản đồ địa hình.
  18. Người Hy Lạp  đầu tiên nghiên cứu hình thể trái  đất và cho rằng nó có dạng hình cầu.                  Thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, nhà thiên văn học  Eratosten đã đo độ dài kinh tuyến trái đất và vẽ bản  đồ thế giới đầu tiên có sử dụng lưới chiếu chia độ. Thế kỷ thì 16, nhà toán học Mecator tìm ra phương  pháp chiếu để vẽ bản đồ.     
  19.  Thế kỷ thì 18, Dalamber đã đo độ dài kinh tuyến đi qua  Paris và đặt ra đơn vị đo chiều dài là mét.             1m =  1:40.000.000 chi          ều dài kinh tuyến đi qua Paris.          Thế kỷ thứ 19, nhà bác học Gauss đã đề ra phương  pháp số bình phương nhỏ nhất ­ nguyên lý cơ bản của  các phép tính toán và xử lý số liệu trắc địa.   1940, giáo sư Crasopski đã xác định kích thước Trái  đất với các số liệu tin cậy hiện đang được sử dụng ở  nhiều nước trên thế giới
  20. Trong cuộc sống của người Việt cổ, các kiến thức  trắc địa được áp dụng rất sớm          ước âu Lạc xây thành Cổ Loa, một công trình    Nhà n kiế        n trúc phức tạp chứng tỏ người Việt cổ lúc bấy giờ  đã có một kiến thức khá về trắc địa  Năm 1467, vua Lê Thánh Tôn đã cho người đi khảo  sát núi sông   Năm 1469, đã vẽ  bản đồ toàn bộ lãnh thổ nước ta­ bản đồ nước Đại Việt thời Hồng  Đức 
nguon tai.lieu . vn