Xem mẫu

  1. THS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG THS. TRẦN HOÀNG LONG, THS. VÕ THỊ HẢI HIỀN CN. PHẠM THỊ TRÀ MY NGUY£N Lý THèNG K£ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018
  2. THS. NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG, THS. TRẦN HOÀNG LONG, THS. VÕ THỊ HẢI HIỀN, CN. PHẠM THỊ TRÀ MY BÀI GIẢNG NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2018 1
  3. 2
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA THỐNG KÊ HỌC........................................................................................ 3 1.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của thống kê học .................... 3 1.2. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của thống kê học .................................. 4 1.2.1. Khái niệm về thống kê học .......................................................................... 4 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học ..................................................... 5 1.3. Cơ sở phương pháp luận và lý luận của thống kê học ................................... 7 1.3.1. Cơ sở phương pháp luận của môn học ....................................................... 7 1.3.2. Cơ sở lý luận của môn học .......................................................................... 7 1.4. Các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê .......................................... 7 1.5. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê .............................................. 8 1.5.1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể .......................................................... 8 1.5.2. Tiêu thức thống kê ..................................................................................... 10 1.5.3. Chỉ tiêu thống kê ....................................................................................... 11 1.5.4. Thang đo trong thống kê ........................................................................... 12 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1........................................................................ 14 Chương 2. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ ................................................................... 15 2.1. Khái niệm, ý nghĩa, yêu cầu của điều tra thống kê ...................................... 15 2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa .................................................................................... 15 2.1.2. Các yêu cầu cơ bản của điều tra thống kê ................................................ 16 2.2. Các hình thức của điều tra thống kê ............................................................. 17 2.2.1. Báo cáo thống kê định kỳ .......................................................................... 18 2.2.2. Điều tra chuyên môn ................................................................................. 18 2.3. Các loại điều tra thống kê............................................................................. 19 2.3.1. Theo tính chất liên tục, hệ thống của cuộc điều tra .................................. 19 2.3.2. Theo phạm vi tổng thể tiến hành điều tra ................................................. 20 2.4. Phương pháp thu thập thông tin trong điều tra thống kê ............................. 22 2.4.1. Phương pháp thu thập trực tiếp ................................................................ 22 2.4.2. Phương pháp thu thập gián tiếp................................................................ 22 2.5. Sai số trong điều tra thống kê....................................................................... 25 i
  5. 2.5.1. Sai số do đăng ký, ghi chép ....................................................................... 26 2.5.2. Sai số do tính chất đại biểu ....................................................................... 26 2.5.3. Biện pháp hạn chế sai số ........................................................................... 26 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ........................................................................ 28 Chương 3. TỔNG HỢP THỐNG KÊ.................................................................. 29 3.1. Khái niệm, ý nghĩa và yêu cầu của tổng hợp thống kê ................................ 29 3.1.1. Khái niệm tổng hợp thống kê .................................................................... 29 3.1.2. Ý nghĩa của tổng hợp thống kê .................................................................. 30 3.1.3. Yêu cầu của tổng hợp thống kê ................................................................. 30 3.2. Kế hoạch tổng hợp thống kê......................................................................... 31 3.2.1. Xác định mục đích tổng hợp thống kê ....................................................... 31 3.2.2. Xác định nội dung (tiêu thức) tổng hợp thống kê ...................................... 31 3.2.3. Kiểm tra tài liệu đưa vào tổng hợp thống kê............................................. 31 3.2.4. Xác định phương pháp tổng hợp thống kê ................................................ 32 3.2.5. Tổ chức kỹ thuật tổng hợp thống kê .......................................................... 32 3.3. Phương pháp tổng hợp bằng phân tổ thống kê ............................................. 32 3.3.1. Khái niệm, ý nghĩa phân tổ thống kê, nhiệm vụ phân tổ thống kê ............ 32 3.3.2. Tiêu thức phân tổ và xác định số lượng tổ ................................................ 35 3.3.3. Chỉ tiêu giải thích ...................................................................................... 38 3.3.4. Dãy số phân phối ....................................................................................... 39 3.4. Các chỉ tiêu tổng hợp thống kê ..................................................................... 40 3.4.1. Chỉ tiêu số tuyệt đối thống kê .................................................................... 40 3.4.2. Chỉ tiêu số tương đối thống kê .................................................................. 41 3.4.3. Chỉ tiêu số bình quân thống kê .................................................................. 44 3.5. Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức......................................... 53 3.5.1. Khái niệm, ý nghĩa của chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên tiêu thức ............ 53 3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ biến thiên của tiêu thức..................................... 54 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ........................................................................ 59 Chương 4. PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN THỐNG KÊ ...................................... 60 4.1. Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích, dự đoán thống kê..................... 60 4.1.1. Khái niệm................................................................................................... 60 4.1.2. Ý nghĩa ....................................................................................................... 60 4.1.3. Nhiệm vụ .................................................................................................... 60 ii
  6. 4.1.4. Yêu cầu ...................................................................................................... 62 4.2. Nội dung chủ yếu của phân tích và dự đoán thống kê ................................. 63 4.3. Các phương pháp phân tích chủ yếu trong phân tích thống kê .................... 63 4.3.1. Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian ......................... 63 4.3.2. Phương pháp hồi quy và tương quan ........................................................ 80 4.3.3. Phương pháp chỉ số................................................................................... 86 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4........................................................................ 95 Chương 5. ĐIỀU TRA CHỌN MẪU.................................................................. 96 5.1. Khái niệm và ý nghĩa của điều tra chọn mẫu ............................................... 96 5.1.1. Khái niệm chọn mẫu.................................................................................. 96 5.1.2. Ý nghĩa điều tra chọn mẫu ........................................................................ 96 5.2. Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên ..................................................................... 97 5.2.1. Những vấn đề lý luận trong điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên ..................... 97 5.2.2. Các phương pháp tổ chức điều tra chọn mẫu thường dùng trong thống kê102 5.2.3. Điều tra chọn mẫu nhỏ và điều tra chọn mẫu thời điểm ........................ 106 5.3. Điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên ............................................................. 107 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5...................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 110 iii
  7. iv
  8. LỜI MỞ ĐẦU Môn Nguyên lý thống kê là môn học cở sở không thế thiếu được trong hầu hết các ngành đào tạo thuộc khối kinh tế - xã hội. Trong thực tế các hiện tượng kinh tế - xã hội thường tồn tại rất phức tạp trên phạm vi rộng và luôn biến động. Để có thế hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội và đề ra biện pháp quản lý phù hợp, đạt hiệu quả cao, chúng ta cần phải nắm được bản chất, quy luật vận động của chúng. Để thực hiện điều này, cần thiết phải nghiên cứu thống kê. Nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và học tập những lý luận cơ bản, tạo điều kiện cho các em dễ dàng tiếp cận các môn học tiếp theo về thống kê của sinh viên kế toán và các ngành kinh tế khác của Trường Đại học Lâm Nghiệp, nhóm giảng viên bộ môn Tài chính kế toán tổ chức biên soạn bài giảng Nguyên lý thống kê. Bài giảng Nguyên lý thống kê tập thể tác giả Bộ môn Tài chính kế toán, biên soạn bao gồm: - Cử nhân Phạm Thị Trà My biên soạn chương 1, chương 2; - Thạc sĩ Trần Hoàng Long biên soạn chương 3; - Thạc sĩ Võ Thị Hải Hiền biên soạn chương 4; - Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương biên soạn chương 5. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã cố gắng kết hợp cơ sở lý luận gắn liền với thực tiễn để đảm bảo tính thời sự và khoa học. Tuy nhiên, không tránh khỏi những hạn chế còn gặp phải. Do vậy, tập thể tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để lần xuất bản tới Bài giảng được hoàn thiện hơn. Nhóm tác giả 1
  9. 2
  10. Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA THỐNG KÊ HỌC 1.1. Tổng quan quá trình hình thành và phát triển của thống kê học Thống kê học ra đời, phát triển từ nhu cầu thực tiễn của xã hội và là một trong những môn khoa học xã hội lịch sử lâu dài nhất. Đó là một quá trình phát triển không ngừng từ đơn giản đến phức tạp, được đúc rút dần thành lý luận và ngày nay đã trở thành một môn khoa học độc lập. Trong lịch sử, những ý tưởng và phương pháp thống kê phát triển cũng với sự phát triển nhu cầu xã hội về thu thập và sử dụng thông tin cho các mục đích khác nhau. Ngay từ thời cổ đại, con người đã biết chú ý tới việc đăng ký, ghi chép và tính toán số người trong bộ tộc, số súc vật, số người có thể huy động phục vụ các cuộc chiến tranh giữa các bộ tộc, số người được tham gia ăn chia phân phối của cải thu được. Mặc dù việc ghi chép còn rất giản đơn với phạm vi hẹp, nhưng đó chính là những cơ sở thực tiễn ban đầu của thống kê học. Trong xã hội phong kiến, hầu hết các quốc gia ở châu Á, châu Âu đều tổ chức việc đăng ký, kê khai về số dân, về ruộng đất, tài sản với phạm vi rộng hơn, có tính chất thống kê rõ hơn. Tuy nhiên, các đăng ký này còn mang tính tự phát, thiếu khoa học. Thống kê đã có một bước phát triển quan trọng, nhưng vẫn chưa thực sụ hình thành một môn khoa học độc lập. Sự ra đời phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu lý luận cũng như phương pháp thu thập, tính toán và phân tích về mặt lượng các hiện tượng kinh tế - xã hội. Năm 1660, nhà kinh tế học người Đức H. Conhring (1606 - 1681) đã giảng về phương pháp nghiên cứu hiện tượng xã hội dựa vào các số liệu điều tra cụ thể. Năm 1682, William Petty (1623 - 1687) nhà kinh tế học người Anh đã xuất bản cuốn: “Số học chính trị”. Đây là tác phẩm có tính phân tích thống kê đầu tiên, trong đó tác giả nghiên cứu các hiện tượng xã hội bằng cách tổng hợp và so sánh các con số. Kar Mark đã gọi William Petty là người sáng lập ra môn thống kê học. Năm 1750, giáo sư người Đức G.Achenwall (1710 - 1772) lần đầu dùng danh từ “Statistick” để chỉ phương pháp nghiên cứu nói trên và quan niệm đó là môn học so sánh các nước khác nhau về mọi mặt qua các số liệu thu thập được. 3
  11. Những thành tựu của khoa học tự nhiên trong thế kỉ XVIII, đặc biệt sự ra đời của lý thuyết xác suất và thống kê toán đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thống kê học. Kể từ đó, thống kê có sự phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện, gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà toán học - thống kê học nổi tiếng, như: M. V. Lomonoxop (Nga, 1711 - 1765); A. Quetelet (Bỉ, 1796 - 1874); Laplace (Pháp, 1749 - 1827); I-Fisher W. M. Pearsons, W. Far (Anh, 1807 - 1883). Kể từ khi ra đời, thống kê ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Thông qua việc phát hiện, phản ánh những quy luật về lượng của hiện tượng, các con số thống kê giúp cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá các chương trình, kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Ngày nay, thống kê được coi là một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp các thông tin thống kê trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời phục vụ các cơ quan nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, các con số thống kê cũng là những cơ sở quan trọng nhất để đánh giá tình hình thực hiện các kế hoạch, chiến lược và các chính sách đó. Trên giác độ quản lý vi mô, thống kê không những có vai trò đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, mà còn phải xây dựng, cung cấp các phương pháp phân tích đánh giá về mặt lượng các hoạt động kinh tế - xã hội của các tổ chức, đơn vị. 1.2. Khái niệm và đối tượng nghiên cứu của thống kê học 1.2.1. Khái niệm về thống kê học Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện nhất định. Thống kê không phải là khoa học nghiên cứu một phương pháp nào đó mà là khoa học nghiên cứu hệ thống các phương pháp được sử dụng để thu thập, xử lý và phân tích các con số. Những phương pháp này giúp chúng ta tìm ra những ý nghĩa thực tiễn ẩn đằng sau những con số đó, làm cơ sở cho việc ra các quyết định. Các con số mà thống kê học nghiên cứu không chỉ đơn thuần là các con số số học đơn giản mà là các con số được gắn với những hiện tượng kinh tế xã hội cụ thể thông qua việc phân tích các con số để tìm hiểu bản chất và tính quy luật của các hiện tượng đó. 4
  12. Để có thể tìm hiểu được bản chất và tính quy luật của hiện tượng kinh tế xã hội nếu chúng ra chỉ nghiên cứu một số ít các hiện tượng thì rất khó để chúng ta có thể hiểu ra được bản chất và tính quy luật của hiện tượng. Một hiện tượng cá biệt, trong quá trình vận động và phát triển chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong đó có cả nhân tố tất nhiên và nhân tố ngẫu nhiên nên dưới sự tác động của nhiều yếu tố làm cho các hiện tượng cá biệt rất khác nhau. Do đó, nếu chỉ nghiên cứu trên một số ít hiện tượng thì rất khó có thể rút ra bản chất chung của hiện tượng. Vì vậy, thống kê học đòi hỏi nghiên cứu những hiện tượng số lớn. Các hiện tượng kinh tế xã hội luôn luôn biến động theo thời gian và không gian. Vì vậy, cùng một hiện tượng kinh tế xã hội nhưng được đặt ở những thời gian và không gian khác nhau thì hiện tượng đó cũng có những biểu hiện khác nhau. Ví dụ: Giá gạo của tháng này so với tháng trước có sự khác nhau, giá gạo tại Hà Nội có thể khác so với tỉnh khác. Vì vậy, thống kê học nghiên cứu những hiện tượng xã hội trong những điều kiện thời gian và không gian cụ thể. 1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thống kê học cho thấy: Thống kê học là một môn khoa học xã hội. Tuy nhiên, khác với các môn khoa học xã hội khác, thống kê học không trực tiếp nghiên cứu mặt chất của hiện tượng, mà nó chỉ phản ánh bản chất tính quy luật của hiện tượng thông qua các con số, các biểu hiện về lượng của hiện tượng. Điều này đó nghĩa là thống kê học sử dụng các con số về quy mô, kết cấu, quan hệ tỷ lệ, quan hệ so sánh, trình độ phát triển, trình độ phổ biến của hiện tượng để phản ánh, biểu thị bản chất, tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Như vậy, các con số thống kê không phải chung chung, trừu tượng, mà bao giờ cũng chứa đựng một nội dung kinh tế, chính trị, xã hội nhất định, giúp ta nhận thức được bản chất và quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Theo quan điểm của triết học, chất và lượng là hai mặt không thể tách rời của mọi sự vật, hiện tượng, giữa chúng luôn tồn tại mối liên hệ biện chứng với nhau. Trong mối quan hệ đó, sự thay đổi về lượng quyết định sự biến đổi về chất. Quy luật lượng - chất của triết học đã chỉ rõ: Mỗi lượng cụ thể đều gắn với một chất nhất định, khi lượng thay đổi và tích lũy đến một chừng mực thì chất thay đổi theo. Vì vậy, nghiên cứu mặt lượng của hiện tượng sẽ giúp cho việc nhận thức bản chất của hiện tượng. Có thể đánh giá thành tích sản xuất của 5
  13. doanh nghiệp qua các con số thống kê về tổng số sản phẩm làm ra, giá trị sản xuất đạt được, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất, giá thành đơn vị sản phẩm, năng suất lao động và thu nhập của người công nhân. Tuy nhiên, để có thể phản ánh được bản chất và tính quy luật phát triển của hiện tượng, các con số thống kê phải được tập hợp, thu thập trên một số lớn các hiện tượng cá biệt. Thống kê học coi tổng thể các hiện tượng cá biệt như một thể hoàn chỉnh và lấy đó làm đối tượng nghiên cứu. Mặt lượng của hiện tượng cá biệt thường chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có cả những yếu tố tất yếu và ngẫu nhiên. Mức độ và chiều hướng tác động của từng yếu tố này trên mỗi hiện tượng cá biệt rất khác nhau. Nếu chỉ thu thập số liệu trên một số ít hiện tượng thì khó có thể rút ra bản chất chung của hiện tượng, mà nhiều khi người ta chỉ tìm thấy những yếu tố ngẫu nhiên, không bản chất. Ngược lại, khi nghiên cứu trên một số lớn các hiện tượng cá biệt, các yếu tố ngẫu nhiên sẽ bù trừ, triệt tiêu nhau và khi đó bản chất, quy luật phát triển của hiện tượng mới được bộc lộ rõ. Hiện tượng số lớn trong thống kê được hiểu là một tập hợp hiện tượng cá biệt đủ để bù trừ, triệt tiêu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Giữa hiện tượng số lớn (tổng thể) và các hiện tượng cá biệt (đơn vị tổng thể) luôn tồn tại mối quan hệ biện chứng. Muốn nghiên cứu tổng thể, phải dựa trên cơ sở nghiên cứu từng đơn vị tổng thể. Mặt khác, trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, luôn nảy sinh những hiện tượng cá biệt mới, những điển hình tiên tiến hoặc lạc hậu. Sự nghiên cứu các hiện tượng cá biệt này sẽ giúp cho sự nhận thức bản chất của hiện tượng đầy đủ, toàn diện sâu sắc hơn. Vì vậy, trong thống kê, người ta thường kết hợp nghiên cứu hiện tượng số lớn với nghiên cứu hiện tượng cá biệt. Đối tượng nghiên cứu của thống kê học bao giờ cũng tồn tại trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Trong điều kiện lịch sử khác nhau, các đặc điểm về chất và biểu hiện về lượng của hiện tượng cũng khác nhau, nhất là với các hiện tượng kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, trình độ hiện đại hóa, một trong những yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của công nhân, lại rất khác nhau giữa doanh nghiệp. Ngay trong cùng một đơn vị, cũng lại có thể khác nhau giữa các giai đoạn, các thời kỳ. Thậm chí, giữa các bộ phận trong cùng một đơn vị, nhiều khi cũng tồn tại những khác biệt đáng kể. Vì vậy, các con số về năng suất lao động của người công nhân trong từng doanh nghiệp, từng thời kỳ khác nhau cũng có ý 6
  14. nghĩa khác nhau. Như vậy, khi sử dụng các số liệu thống kê phải luôn gắn nó trong điều kiện thời gian, địa điểm cụ thể của hiện tượng mà số liệu phản ánh. Từ các phân tích trên, có thể rút ra kết luận: Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng số lớn, trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. 1.3. Cơ sở phương pháp luận và lý luận của thống kê học 1.3.1. Cơ sở phương pháp luận của môn học Cơ sở phương pháp luận của Thống kê học chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thống kê luôn biểu hiện mặt lượng của hiện tượng kinh tế xã hội, thông qua mặt lượng nói lên mặt chất. Thống kê lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở lý luận, điều đó được thể hiện trên các phương diện sau: - Phải phân tích và đánh giá quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong trạng thái động; - Xem xét các mặt, các hoạt động, các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong mối quan hệ biện chứng, quan hệ nhân quả; - Xây dựng các phương pháp đo lường, các chỉ tiêu và các công thức tính toán mang tính hệ thống, logic. 1.3.2. Cơ sở lý luận của môn học Cơ sở lý luận của môn học là các học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác Lênin và kinh tế thị trường. Các môn khoa học này trang bị cho các nhà thống kê hiểu nội dung kinh tế của các chỉ tiêu thống kê một cách sâu sắc. Ngoài ra, thống kê còn là công cụ phục vụ công tác quản lý. Vì vậy, phải lấy đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở lý luận. 1.4. Các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê Quá trình nghiên cứu thống kê trải qua 3 giai đoạn có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau: Giai đoạn trước làm tiền đề cho giai đoạn sau. Kết quả và chất lượng dữ liệu thống kê đạt được ở giai đoạn trước là cơ sở đảm bảo cho kết quả và chất lượng ở giai đoạn sau. Giai đoạn ghi chép và thu thập tài liệu thống kê bao gồm số liệu và thông tin tình hình về hiện tượng kinh tế xã hội cần nghiên cứu. Phương pháp sử dụng thu thập tài liệu thống kê trong giai đoạn này là phương pháp điều tra thống kê - phương pháp quan sát số lớn. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn điều tra thống kê. 7
  15. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn tổng hợp trình bày kết quả điều tra thu thập được. Tổng hợp tài liệu điều tra là thực hiện kiểm tra trài liệu điều tra, phân loại, sắp xếp tài liệu điều tra thành các tổ, nhóm theo yêu cầu mục đích, phân tích. Phương pháp cơ bản sử dụng tổng hợp tài liệu điều tra là phương pháp phân tổ thống kê. Giai đoạn phân tích và dự báo thống kê. Nhiệm vụ của giai đoạn này là tính toán các chỉ tiêu cần thiết, thực hiện phân tích, đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận về kết quả, thành tựu, tồn tại cũng như nguyên nhân tác động về phát triển sản xuất - dịch vụ, phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời nêu lên được những giải pháp, biện pháp cần thiết phát huy thành tích, khắc phục tồn tại và dự báo phát triển tương lai. Phương pháp và chỉ tiêu phân tích mức độ khối lượng kết quả tuyệt đối, bình quân, so sánh, mức độ tốc độ phát triển, tăng trưởng, chỉ số phát triển, xu hướng phát triển, dự báo phát triển. 1.5. Một số khái niệm thường dùng trong thống kê 1.5.1. Tổng thể thống kê và đơn vị tổng thể 1.5.1.1. Khái niệm Tổng thể thống kê là một tập hợp những đơn vị, hoặc phần tử cấu thành hiện tượng, cần được quan sát và phân tích. Các đơn vị, phần tử cấu thành nên tổng thể được gọi là các đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể là xuất phát điểm của việc nghiên cứu, bởi vì mặt lượng của đơn vị tổng thể là các dữ liệu mà người nghiên cứu cần thu thập. Như vậy, muốn xác định được một tổng thể thống kê, ta cần xác định được tất cả các đơn vị cấu thành nó. Hay thực chất của việc xác định tổng thể thống kê là việc xác định các đơn vị tổng thể. Tổng thể thống kê là một khái niệm quan trọng của thống kê học. Xác định tổng thể nhằm đưa ra giới hạn về phạm vi nghiên cứu cho người nghiên cứu. Qua đó cho biết chúng ta phải thu thập tài liệu từ những đơn vị nào và ở đâu. Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, thì tổng thể thống kê sẽ là tổng thể các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội, mỗi doanh nghiệp là một đơn vị tổng thể. 1.5.1.2. Phân loại tổng thể thống kê Căn cứ vào sự nhận biết các đơn vị trong tổng thể, có thể chia thành hai loại: tổng thể bộc lộ và tổng thể tiềm ẩn. 8
  16. Tổng thể bộc lộ là tổng thể mà ranh giới rõ ràng, các đơn vị của tổng thể được xác biểu hiện một cách rõ ràng, dễ xác định. Ví dụ như: Số nhân khẩu của địa phương, số xe máy được cấp đăng ký trong một tháng tại một thành phố hay tổng thể các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Ngược lại, một số tổng thể mà các đơn vị của nó không được nhận biết một cách trực tiếp, ranh giới của tổng thể không rõ ràng được gọi là tổng thể tiềm ẩn. Chẳng hạn, tổng thể những người ưa dùng một loại sản phẩm nào đó, hoặc tổng thể những người mê tín dị đoan, những người yêu thích bóng đá… đều là tổng thể tiềm ẩn. Việc phân chia này có liên quan trực tiếp đến việc xác định tổng thể. Thông thường, việc xác định các đơn vị của một tổng thể bộc lộ không gặp nhiều khó khăn do chúng được định nghĩa rõ ràng, có ranh giới xác định với các đơn vị khác. Trong khi đó, việc tìm được đầy đủ, chính xác các đơn vị của một tổng thể tiểm ẩn lại gặp nhiều khó khăn hơn do không có sự phân biệt rạch ròi, chuẩn xác giữa chúng với các đơn vị không thuộc tổng thể. Vì vậy, việc nhầm lẫn, bỏ sót các đơn vị trong tổng thể dễ xảy ra. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, có thể chia làm hai loại tổng thể: tổng thể đồng chất và tổng thể không đồng chất. Tổng thể đồng chất bao gồm những đơn vị có cùng chung những đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Tổng thể không đồng chất bao gồm những đơn vị khác nhau về loại hình, khác nhau về những đặc điểm chủ yếu có liên quan đến mục đích nghiên cứu. Sự phân chia này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định tính đại diện của các con số thống kê tính được. Các con số này chỉ có ý nghĩa, đảm bảo tính đại diện khi được tính ra từ một tổng thể đồng chất. Nếu chúng được tính ra từ một tổng thể không đồng chất thì ý nghĩa, tính đại diện của chúng cho tổng thể giảm đi rất nhiều, thậm chí không sử dụng được. Ví dụ: Khi nghiên cứu về thu nhập, ta thường sử dụng chỉ tiêu thống kê là “thu nhập trung bình”. Tuy nhiên, thu nhập trung bình chỉ có ý nghĩa và cũng đảm bảo tính đại diện cao khi được tính ra từ một tổng thể chỉ bao gồm những người có cùng chung những điều kiện làm việc, tính chất công việc, như những người nông dân, những thương nhân. Nếu trộn cả nông dân và thương nhân lại với nhau thì ý nghĩa tính đại diện của “Thu nhập trung bình” đã giảm đi rất nhiều. 9
  17. Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu, người ta còn phân biệt tổng thể chung bao gồm tất cả các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu, tổng thể bộ phận chỉ chứa đựng một phần của tổng thể chung. Trong thực tế nghiên cứu thống kê, nhiều khi ranh giới của tổng thể còn có chỗ mập mờ, khó xác định chính xác, người ta phải quy ước một số loại đơn vị nào đó được đưa vào tổng thể, một số khác không được tính là đơn vị tổng thể. 1.5.2. Tiêu thức thống kê 1.5.2.1. Khái niệm Tiêu thức thống kê là một khái niệm chỉ đặc điểm của các đơn vị tổng thể được chọn ra để nghiên cứu. Trong nghiên cứu thống kê, tiêu thức thống kê còn được gọi là các biến. Ví dụ: Khi nghiên cứu đặc điểm của sinh viên một trường, cần phải thu thập thông tin về các biến: năm học, giới tính, ngành học. Biểu hiện của những biến này đối với mỗi sinh viên là khác nhau. Một sinh viên có thể là sinh viên năm thứ hai, là nam giới, học ngành kế toán, trong khi đó, sinh viên khác lại là sinh viên năm thứ nhất, là nữ giới, học ngành tài chính. Tiêu thức giúp xác định rõ từng đơn vị tổng thể, nhờ đó ta có thể phân biệt đơn vị này với đơn vị khác. 1.5.2.2. Các loại tiêu thức thống kê - Tiêu thức thực thể: Là loại tiêu thức phản ánh đặc điểm về nội dung của đơn vị tổng thể. Tùy theo cách biểu hiện mà có hai loại: + Tiêu thức thuộc tính: Là tiêu thức mà các biểu hiện của nó được dùng để phản ánh các thuộc tính của đơn vị tổng thể và không có các biểu hiện trực tiếp bằng con số. Ví dụ: tiêu thức giới tính, nghề nghiệp, dân tộc, thành phần kinh tế. Tiêu thức thuộc tính có hai loại: Thứ nhất, tiêu thức thuộc tính có biểu hiện trực tiếp chẳng hạn giới tính có hai biểu hiện: nam và nữ, các biểu hiện này được dùng để chỉ rõ người này là nam giới, còn người kia là nữ giới; Thứ hai, tiêu thức thuộc tính có biểu hiện gián tiếp, chẳng hạn như tiêu thức mức sống có biểu hiện gián tiếp qua thu nhập, diện tích nhà ở (nếu ở thành phố) các biểu hiện gián tiếp của tiêu thức thuộc tính gọi là tiêu chí thống kê; + Tiêu thức số lượng là tiêu thức phản ánh các đặc điểm về lượng của đơn vị tổng thể và có các biểu hiện trực tiếp bằng con số, mỗi con số này được gọi là một lượng biến. Ví dụ: số nhân khẩu trong gia đình, tiền lương tháng của người lao động, năng suất lao động. Các lượng biến là cơ sở để thực hiện các phép tính thống kê như: cộng, trừ, nhân, chia, trung bình, tỷ lệ. Có hai loại lượng biến: 10
  18. lượng biến rời rạc (biểu hiện bằng số nguyên) và lượng biến liên tục (biểu hiện bằng cả số nguyên và số thập phân). Trong trường hợp, tiêu thức (cả thuộc tính và số lượng) chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể được gọi là tiêu thức thay phiên. Ví dụ: Tiêu thức giới tính chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau là nam và nữ. Loại tiêu thức này có đặc điểm quan trọng là nếu một đơn vị tổng thế nào đó đã nhận biểu hiện này thì không nhận biểu hiện kia. - Tiêu thức thời gian: Là tiêu thức phản ánh hiện tượng nghiên cứu theo sự xuất hiện của nó ở thời gian nào đó. Ví dụ: Có dữ liệu về số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo quý trong năm năm qua thì “quý” là tiêu thức thời gian. - Tiêu thức không gian: Là loại tiêu thức phản ánh phạm vi lãnh thổ bao trùm và sự xuất hiện theo địa điểm của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: Tiêu thức “tỉnh/thành phố” trong dữ liệu phản ánh giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam theo tỉnh/thành. 1.5.3. Chỉ tiêu thống kê 1.5.3.1. Khái niệm Chỉ tiêu thống kê phản ánh mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể. Ví dụ: Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt gần 126,09 tỷ USD; tăng 20,3% tương ứng tăng gần 21,31 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016 (chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu). 1.5.3.2. Phân loại chỉ tiêu thống kê Căn cứ theo các tiêu thức khác nhau để phân loại chỉ tiêu thống kê có thể được phân loại thành các loại sau: - Theo hình thức biểu hiện, chia thành hai loại: + Chỉ tiêu hiện vật: Là chỉ tiêu có biểu hiện bằng đơn vị tự nhiên hoặc đơn vị đo lường quy ước. Ví dụ: số dân đơn vị người, sản lượng sản phẩm sản xuất đơn vị mét, tấn; + Chỉ tiêu giá trị: Là chỉ tiêu biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ như đồng Việt Nam, đô la Mỹ. Ví dụ: GDP, giá trị sản xuất công nghiệp (đơn vị đồng Việt Nam), FDI (đơn vị đô la Mỹ). - Theo tính chất biểu hiện, chia thành hai loại: 11
  19. + Chỉ tiêu tuyệt đối: Là chỉ tiêu biểu hiện quy mô khối lượng hiện tượng. Ví dụ: số học sinh lớp 60KT0; sản lượng vải sản xuất tháng 6 năm 2017 của nhà máy dệt X là 1 triệu mét là chỉ tiêu phản ánh khối lượng của hiện tượng; + Chỉ tiêu tương đối: Phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng. Ví dụ: Tốc độ phát triển doanh thu của doanh nghiệp A năm 2016 so với năm 2015 là 110%. - Theo đặc điểm về thời gian, chia thành hai loại: + Chỉ tiêu thời kỳ: Phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu trong một thời kỳ nhất định, phụ thuộc vào độ dài thời kỳ nghiên cứu. Khi là chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể cộng với nhau để tính chỉ tiêu trong thời kỳ dài hơn. Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp A quý 1/2016 là 1,3 tỷ đồng; quý 2/2016 là 1 tỷ đồng; quý 3/2016 là 0,7 tỷ đồng; quý 4/2016 là 1,2 tỷ đồng. Vậy có thể tính chỉ tiêu doanh thu doanh nghiệp A cả năm là 4,2 tỷ đồng. + Chỉ tiêu thời điểm: Phản ánh mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu tại một thời điểm nhất định, không phụ thuộc vào độ dài thời kỳ nghiên cứu. Thông thường chỉ tiêu này phản ánh nguồn như lao động, vốn, không thể cộng với nhau để tính chỉ tiêu trong thời kỳ dài hơn. Ví dụ: Không thể cộng số học sinh trong 1 lớp học tại hai thời điểm khác nhau để thành số học sinh trong cả lớp. - Theo nội dung phản ánh, chia thành hai loại: + Chỉ tiêu khối lượng: Phản ánh quy mô khối lượng hiện tượng nghiên cứu theo thời gian và địa điểm cụ thể; + Chỉ tiêu chất lượng: Biểu hiện trình độ phổ biến và mối quan hệ so sánh trong tổng thể. Chỉ tiêu chất lượng có thể là số tương đối, số bình quân chứ không biểu hiện bằng số tuyệt đối. 1.5.4. Thang đo trong thống kê - Thang đo định danh: Thang đo định danh là đánh số các biểu hiện cùng loại của tiêu thức, thường dùng với các tiêu thức thuộc tính mà các biểu hiện của nó là một hệ thống các loại khác nhau không theo một trật tự xác định nào như: giới tính, khu vực địa lý, nghề nghiệp, tôn giáo. Ví dụ: Với tiêu thức giới tính chỉ có hai loại nam và nữ và không có trật tự nào giữa hai loại này. Vì vậy, có thể đánh số các biểu hiện nam là 1 và nữ là 2 hoặc ngược lại. 12
  20. Đặc điểm của loại thang đo này là các con số không có quan hệ hơn kém, không thực hiện được tất cả các phép tính, chỉ dùng để mã hóa và đếm tần số xuất hiện của từng biểu hiện. - Thang đo thứ bậc: Thang đo thứ bậc là thang đo định danh nhưng giữa các biểu hiện của tiêu thức có quan hệ hơn kém. Thang đo thứ bậc thường dùng để đo các tiêu thức thuộc tính mà các biểu hiện có quan hệ thứ tự như đo thái độ đối với hành vi nào đó (hoàn toàn đồng ý, đồng ý, chưa quyết định, hoàn toàn không đồng ý) hoặc thứ tự chất lượng sản phẩm, huân chương, bậc thợ. Ví dụ: Trình độ thành thạo của người công nhân được chia theo bậc thợ 1, 2, 3, 4. Chất lượng sản phẩm được chia thành sản phẩm loại I, II, III. Huân chương có hạng nhất, hạng nhì, hạng ba. Sau đó gán lần lượt các số 1, 2, 3 cho mỗi biểu hiện. Những con số này thể hiện trật tự hơn kém của các biểu hiện của tiêu thức. Tuy nhiên, không nhất thiết theo trật tự logic của toán học. Thang đo thứ bậc có đặc điểm là sự chênh lệch giữa các biểu hiện của tiêu thức không nhất thiết phải bằng nhau và chưa biết được khoảng cách giữa các số thứ tự đó gần hay xa bao nhiêu. Vì vậy, không thực hiện được các phép tính cộng trừ nhân chia mà chỉ nói lên đặc trưng chung của tổng thể một cách tương đối căn cứ trên sự giải thích “lớn hơn” hay “nhỏ hơn” mà thôi. - Thang đo khoảng: Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có các khoảng cách đều nhau nhưng không có điểm gốc là 0. Ví dụ như nhiệt độ không khí. Nếu ở thang đo thứ bậc, ta chỉ có thể so sánh sự hơn kém về chất giữa các đơn vị theo một tiêu thức nào đó, thì thang đo khoảng, nhờ có tiêu chuẩn đo được quy định chính xác, ta có thể đánh giá được mức độ hơn kém cụ thể về mặt lượng. Do vậy, thang đo này luôn có đơn vị đo và được sử dụng cho các tiêu thức số lượng. Từ đó, ta có thể thực hiện các phép tính cộng, trừ, tính được các đặc trưng thống kê như trung bình, phương sai. Thang đo có hạn chế là không có điểm 0 gốc thực tế, mà chỉ những điểm xác định các khoảng theo trật tự nào đó, nếu điểm 0 thì đó chỉ là quy ước. Ví dụ: Nhiệt độ không khí đo theo độ C. - Thang đo tỷ lệ: Là thang đo khoảng với một điểm gốc 0 tuyệt đối (một trị số thật) được coi như là điểm xuất phát của độ dài đo lường trên thang đo. Do có điểm gốc 0, nên có thể giúp so sánh được tỷ lệ giữa các trị số đo. Ví dụ: các đơn vị đo lường vật lý thông thường (kg, mét), thu thập, số lao động. 13
nguon tai.lieu . vn