Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI BỘ MÔN KHÍ TƯỢNG KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Dành cho Cao học Thủy văn) Phan Văn Tân tanpv@vnu.edu.vn
  2. Giới thiệu môn học (7) |  Tài liệu tham khảo: 1.  James E. Burt, Edward Aguado. 2003. Understanding Weather & Climate, 3 edition, Prentice Hall, 592 p. 2.  IPCC: Climate Change 2007 - The Physical Science Basis. Cambridge University Press., 996 p. 3.  Will Steffen, Regina Angelina Sanderson, Peter D. Tyson, Jill Jäger. 2005. Global change and the Earth system, Springer, 332 p. 4.  Dennis L. Hartmann, 1994: Global Physical Climatology. Academic Press, Inc., 330p. 5.  Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1993: Khí hậu Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 6.  Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, 2004: Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội
  3. Mở đầu |  Những câu hỏi thường gặp {  Khí hậu là gì? {  Khí hậu khác với thời tiết như thế nào? {  Khí hậu và thời tiết có liên hệ gì với nhau không” {  Cái gì chi phối khí hậu? {  Khí hậu có biến đổi không? {  Có thể dự báo được khí hậu không? {  Tại sao hạn hán thường xảy ra ở miền Trung {  Tại sao mùa đông miền Bắc thường hay có rét đậm, rét hại? {  …
  4. Mở đầu |  Căn nguyên của vấn đề Tr¸i ®Êt hÊp thô n¨ng l­îng bøc x¹ mÆt trêi, nãng lªn vµ ph¸t x¹ vµo kh«ng gian MÆt trêi ph¸t x¹ n¨ng l­îng bøc x¹ xuèng tr¸i ®©t Năng lượng đến = Năng lượng đi S (1 − α )π R 2 = 4π R 2σ T 4 T ≈ −18o C
  5. Mở đầu |  Tính toán từ phương trình cân bằng trên đây: T ~ -18oC |  Thực tế quan trắc được: T ~ +15oC |  è Chênh lệch ~33oC |  Tại sao? {  Chưa tính đến cấu trúc thẳng đứng của khí quyển và vai trò của khí quyển {  Chưa tính đến vai trò của các dòng năng lượng khác {  Chưa tính đến sự vận chuyển năng lượng {  … |  Cần phải làm rõ !!!
  6. Mở đầu |  Những nhân tố quyết định khí hậu Trái đất {  Sự biến đổi bức xạ đến từ mặt trời (do biến đổi quĩ đạo của Trái đất hoặc của lượng bức xạ mặt trời) {  Sự biến đổi tỷ lệ bức xạ mặt trời bị phản xạ (albedo; do thay đổi độ phủ mây, các hạt phân tử trong khí quyển hoặc thực vật) {  Sự biến đổi bức xạ sóng dài từ Trái đất trở lại vũ trụ (do biến đổi hàm lượng khí nhà kính) {  Sự phản ứng lại của hệ thống khí hậu, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, với những biến đổi trên thông qua tính đa dạng của các cơ chế hồi tiếp
  7. Mở đầu |  Khái niệm về tác động bức xạ |  Biến đổi khí hậu |  Dao động khí hậu (biến động khí hậu - Variability) |  Cực trị thời tiết {  Thời tiết nguy hiểm {  Thời tiết hiếm {  Thời tiết cực đoan |  Cực trị khí hậu – Cực đoan khí hậu
  8. Mở đầu
  9. Chương 1. Giới thiệu về hệ thống khí hậu toàn cầu
  10. Khái niệm về thời tiết và khí hậu (1) |  Thời tiết là trạng thái tức thời của khí quyển ở một địa điểm cụ thể, được đặc trưng bởi các đại lượng đo được, như nhiệt độ, độ ẩm, gió, lượng mưa,… hoặc các hiện tượng quan trắc được, như sương mù, dông, mưa, nắng, … |  Ví dụ: {  “Hôm qua mưa rất to ở Hà Nội” {  “Ngày mai trời sẽ trở rét, ở các vùng núi phía bắc nhiệt độ có thể xuống dưới 5oC” {  …
  11. Khái niệm về thời tiết và khí hậu (2) |  Khí hậu là sự tổng hợp của thời tiết, được đặc trưng bởi các giá trị trung bình thống kê và các cực trị đo được hoặc quan trắc được của các yếu tố và hiện tượng thời tiết trong một khoảng thời gian đủ dài, thường là hàng chục năm |  Ví dụ: {  “Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với miền Bắc có mùa đông lạnh” {  “Một đặc điểm quan trọng của khí hậu khu vực Hà Nội là sự tương phản sâu sắc về nhiệt độ giữa mùa nóng và mùa lạnh: về mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29,0 độ C, cao nhất có thể lên tới trên 42,0 độ C, trong khi nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 16,6 độ C, thấp nhất có thể xuống tới dưới 3,0 độ C”
  12. Khái niệm về thời tiết và khí hậu (3) |  Ta có thể nói thời tiết tại một thời điểm (ví dụ, bây giờ trời đang mưa), của một ngày (ví dụ, hôm qua sương mù dày đặc), của tuần, thậm chí của một hoặc vài năm (ví dụ, thời tiết năm nay có nhiều sự kiện bất thường hơn năm ngoái), |  Nhưng ta không thể nói khí hậu của một ngày, một tháng hoặc một năm nào đó. Chẳng hạn, có thể nói thời tiết năm 2010 nhưng không thể nói khí hậu năm 2010! |  Thời tiết biến đổi liên tục từ nơi này đến nơi khác, từ thời điểm này đến thời điểm khác |  Khí hậu có tính ổn định tương đối |  Qui mô không gian, thời gian và các dạng thời tiết, khí hậu
  13. Các thành phần của hệ thống khí hậu (1) |  Hệ thống khí hậu: {  Là một hệ rất phức tạp bao gồm năm thành phần chính là khí quyển, thủy quyển, băng quyển, bề mặt đất và sinh quyển, và sự tương tác giữa chúng {  Các thành phần của hệ thống khí hậu liên kết với nhau thông qua các dòng khối lượng, dòng năng lượng và động lượng, tạo nên một thể thống nhất rộng lớn {  Hệ thống khí hậu tiến hóa theo thời gian dưới tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài |  Các nhân tố bên trong: thành phần khí quyển, tính chất ổn định, hoàn lưu khí quyển, điều kiện địa lý, v.v. |  Các nhân tố bên ngoài: bức xạ mặt trời, tính chất hình cầu của Trái đất, chuyển động của Trái đất, sự tồn tại của lục địa và đại dương, cũng như những tác động do con người làm thay đổi các thành phần khí quyển, biến đổi sử dụng đất
  14. Các thành phần của hệ thống khí hậu (2) Sơ đồ minh họa hệ thống khí hậu: A, H (O), B, C, L
  15. Các thành phần của hệ thống khí hậu (2) 1) Khí quyển |  Là thành phần quan trọng nhất của hệ thống khí hậu. |  Khối lượng KQ khoảng 5,14 × 1018 kg, nhỏ hơn so với khối lượng của đại dương (1,39 × 1021 kg) và khối lượng của Trái đất thuần (5,98 × 1024 kg). |  Thành phần chủ yếu: Nitơ (N2, chiếm 78,1%), Ôxy (O2, chiếm 20,9%) và Acgon (Ar, chiếm 0,93%). |  Khoảng dưới 1% khối lượng khí quyển là các chất khí có vai trò quan trọng đối với sự hấp thụ và phát xạ năng lượng bức xạ: {  Hơi nước (khoảng 3,3 × 10-3 tổng khối lượng khí quyển), điôxit cacbon (CO2 – khoảng 5,3× 10-7), ôzôn (O3 – khoảng 6,42 × 10-7) và các chất khí khác như mêtan (CH4), oxit nitơ (N2O), v.v. |  Khoảng 99% khối lượng khí quyển nằm trong lớp vài chục km tính từ bề mặt, nên quan trọng nhất đối với khí hậu là lớp khí quyển tầng thấp
  16. Các thành phần của hệ thống khí hậu (3) Cấu trúc của khí quyển
  17. Các thành phần của hệ thống khí hậu (4.1) Cấu trúc nhiệt của KQ: |  Nhiệt độ giảm theo độ cao trong tầng đối lưu |  Nhiệt độ tăng theo độ cao trong tầng bình lưu |  Nhiệt độ tăng theo độ cao trong tầng nhiệt quyển
  18. Các thành phần của hệ thống khí hậu (4.2) Thành phần khí quyển Ø  Most of the air is N2 and O2 Ø  How much H2O is there?
  19. Các thành phần của hệ thống khí hậu (4.3) |  Hầu hết hơi nước trong KQ nằm ở vài km dưới cùng |  Giảm theo vĩ độ: Ở xích đạo lớn hơn khoảng 10 lần so với các vùng cực |  Phân bố độ ẩm trong khí quyển
  20. Các thành phần của hệ thống khí hậu (5) 2) Thủy quyển và đại dương thế giới: {  Bao gồm nước trong các đại dương, các tảng băng trên biển và lục địa, nước trong đất, trong các sông suối và nước trong khí quyển. {  Tổng lượng nước của Trái đất vào khoảng 1,35×109 km3, trong đó khoảng 97% là nước biển. {  Đại dương thế giới: |  Bao phủ khoảng 71% bề mặt Trái đất |  Độ sâu trung bình 3729 m. |  Có khả năng dự trữ và giải phóng nhiệt vô cùng lớn, trên các qui mô thời gian từ mùa đến hàng thế kỷ. |  Đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển năng lượng. |  Là kho dự trữ nước để cung cấp hơi nước cho khí quyển |  Đóng vai trò trong việc xác định thành phần khí quyển: {  Trao đổi khí và các hạt bụi qua mặt đất phân cách {  Phân huỷ CO2 trong khí quyển và tạo ra O2, {  Tham gia vào các chu trình hoá học quan trọng khác làm điều hoà môi trường bề mặt Trái đất
nguon tai.lieu . vn